Ở Việt Nam ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên. Người coi việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn hàm chứa cả vấn đề đạo đức. Người đòi hỏi việc khai thác tự nhiên của thế hệ hiện tại phải đảm bảo là không ảnh hưởng đến nguồn sống của thế hệ sau. Hồ Chí Minh luôn thể hiện ở tình yêu đối với thiên nhiên, sống thân thiện, hài hòa với môi trường tự nhiên. Trong tư tưởng của Người, tự nhiên chính là là cội nguồn, là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất đối với nhân dân, là nguồn của cải vật chất quý giá nuôi sống họ, là “tấc đất, tấc vàng”, là “rừng vàng, biển bạc”… Đó cũng chính là cội nguồn của tình yêu đất nước, yêu lao động. Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải hiểu biết tự nhiên qua từng trạng thái biến đổi để chinh phục và cải tạo tự nhiên, phục vụ cho đời sống của mình. Trong thực tiễn lao động vất vả, con người đã
chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, từng bước cải thiện môi trường tự nhiên và sống cần kiệm. Từ chính tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường là nền tảng xây dựng ý thức đạo đức sinh thái.
Sau 30 năm đổi mới vừa qua, cùng với việc chấp nhận nền kinh tế thị trường, với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, những giá trị đạo đức nói chung, đạo đức sinh thái nói riêng đã đột ngột bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho môi trường. Sự kích thích mạnh mẽ của lợi ích tối đa trước mắt, kết hợp với những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã làm cho con người lao vào khai thác và tận dụng tự nhiên bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra và trên thực tế đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là, những giá trị của đạo đức sinh thái truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và vô cùng mới mẻ trong những điều kiện phát triển mới của đất nước và thời đại. Như vậy, cho đến nay, sự chuyển đổi các giá trị của đạo đức sinh thái mới chỉ theo hướng có lợi cho con người, vì lợi ích trước mắt của con người và xã hội. Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển bền vững, sự chuyển đổi này là không thể chấp nhận được và chắc chắn sẽ bị phủ định. Con người Việt Nam cần xây dựng một đạo đức sinh thái mới trên cơ sở phát huy những nét đẹp trong đạo đức sinh thái truyền thống dân tộc, đồng thời kết hợp với việc tiếp thu những giá trị sinh thái mới, sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Muốn làm được như vậy, chúng ta cần phải biết gắn kết đạo đức sinh thái với tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của con người Việt Nam đối với môi trường sống của mình. Đặc biệt trong điều kiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như hiện nay ở nước ta thì việc xây dựng đạo đức sinh thái theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng. Điều này cũng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện trong những năm qua.
Trước hết, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để
trường, hình thành đạo đức sinh thái. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thể hiện rừ quan điểm “lấy dõn làm gốc” của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Nổi bật là 2 chương trình trọng điểm: toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội. Việc huy động lực lượng cộng đồng bảo vệ môi trường và tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội là một trong những thành công chính của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường . Vì vậy, 2 giải pháp đầu tiên trong 8 giải pháp thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đảng, Nhà nước ta khẳng định: “1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường; 2.Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường”. Trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, quan điểm này của Đảng và Nhà nước tiếp tục được khẳng định và triển khai trong thực tiễn.
Nghị quyết 41/NQ-TW (ngày 15/11/2004) của Bộ Chính trị đã nêu cần xỏc định rừ trỏch nhiệm bảo vệ mụi trường của Nhà nước, cỏ nhõn, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường . Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường, các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 nhấn mạnh việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc quy định các nguyên tắc chung bảo vệ môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân (Khoản 2, Điều 4); đồng thời giao cho Chính phủ quy định
chính sách khuyến khích, hỗ trợ, hình thức khen thưởng thích hợp (Khoản 1, Điều 5) và các quy định cụ thể khác.
Bên cạnh đó, Nhà nước có những chính sách ưu đãi trong việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, hình thành đạo đức sinh thái trong cộng đồng người Việt bằng cách Nhà nước ta đang tích cực xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong bảo vệ môi trường .
Điều 117 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định các hoạt động:
xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải; trạm quan trắc môi trường; di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi trường sẽ được hỗ trợ ưu đãi về đất đai.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ môi trường được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường.
Chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớn được ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Ban hành Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Nghị định quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường . Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết các thủ tục mà các tổ chức, cá nhân phải tiến hành để nhận được các hỗ trợ, ưu đãi.
Để thúc đẩy và hỗ trợ cho công tác đầu tư bảo vệ môi trường, ngày 26/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trước
nguồn vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lên tới 500 tỷ đồng. Đây là một tổ chức đầu tiên ở cấp độ quốc gia thực hiện chức năng như một tổ chức tài chính hỗ trợ vốn cho các dự án môi trường trên toàn quốc. Đối tượng được hỗ trợ tài chính là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính chất quốc gia, liên ngành, liên vùng, v.v.. Tính đến quý III năm 2010, Quỹ đã cho 101 dự án bảo vệ môi trường vay vốn lãi suất ưu đãi với tổng số vốn trên 420 tỷ đồng. Tài trợ cho 99 dự án với số tiền hơn 17,5 tỷ đồng.
Hỗ trợ gần 600 triệu đồng cho hoạt động tuyên truyền và biến đổi khí hậu. Tiếp nhận ký quỹ khai thác khoáng sản cho 48 đơn vị với tổng số tiền gần 21 tỷ đồng.
Tổng số vốn điều lệ và tiền huy động đến cuối năm 2010 đạt được trên 900 tỷ đồng. Có thể nói, sau 7 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã phát huy, ngày càng mở rộng ảnh hưởng và trở thành “địa chỉ xanh” được nhiều nhà đầu tư môi trường quan tâm. Nguồn vốn của Quỹ đã hỗ trợ cho tất cả các thành phần kinh tế tại gần 45 tỉnh thành trong cả nước, góp phần vào việc cải thiện môi trường cho những khu vực nóng về môi trường.
Thiếu hiểu biết về môi trường chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ô nhiễm, suy thoái môi trường. Bởi khi con người thiếu hiểu biết, có nghĩa là con người ít kiến thức về môi trường, không thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nên không có động cơ để bảo vệ môi trường. Đồng thời thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến việc con người sẽ không biết cách bảo vệ môi trường, từ đó dẫn đến hậu quả con người xả thải gây ô nhiễm môi trường, mà không biết được hậu quả của nó và hơn thế nữa không đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, cải thiện môi trường. Mặt khác, xuất phát từ tình hình thực tiễn nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường của nhân dân chưa đầy đủ, sâu sắc, do vậy, mọi người cần phải có nhận thức đúng, để từ đó có hành động đúng trong bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc xây dựng ý thức sinh thái, bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
cần thiết trong điều kiện học tập và làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh hiện nay ở nước ta.
2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là tấm gương