Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng mối quan

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 52 - 57)

hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, được tổng kết, đúc rút từ sự phân tích toàn bộ lịch sử nhân loại và thực tiễn xã hội thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, kế thừa một cách có hệ thống những giá trị tư tưởng và thành tựu khoa học quan trọng nhất của loài người. Nó cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa học và cách mạng, chỉ ra những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng chứa đựng những giá trị to lớn và có sức sống bền vững. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng hết sức khoa học, cách mạng và đúng đắn, trong đó có tư tưởng về việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính thống nhất vật chất của thế giới, về quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định giới tự nhiên là một thân thể khác -

“thân thể vô cơ của con người”. Giới tự nhiên thể hiện trong tư tưởng và tình cảm của Người không phải là đối tượng để con người chinh phục theo kiểu bóc lột, “tước đoạt” và khai thác đến cùng kiệt, mà là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của con người, là nơi cung cấp năng lượng cũng như nguồn cảm hứng, là đối tượng thưởng ngoạn, là người bạn tâm tình.

Đây là tư tưởng của một vĩ nhân mang đậm triết lý phương Đông, đề cao nhân

sinh quan “con người hòa hợp với tự nhiên”. Điều này thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh có bản sắc riêng, mang phong cách, cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sự xuất hiện con người là kết quả sự tiến hóa của giới tự nhiên trong nhiều triệu năm. Từ những cỏ cây, động vật đầu tiên đến những loài động vật có xương sống và đến con người, đó là quá trình tiến hóa, phát triển mang tính khách quan và tất yếu. Quá trình khách quan đó được Ăngghen phân tích rất sâu sắc trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, cho thấy con người là tiếp nối của tự nhiên. Tuy con người ngày nay đã bỏ xa giới động vật trong quá trình tiến hóa, nhưng như thế không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học để không còn một sự liên hệ nào với tổ tiên của mình. Ngược lại, yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học luôn là một mặt trong bản chất con người, nó làm cho con người hình thành và hoạt động như một thực thể sinh học - xã hội, chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên, gắn bó hữu cơ như một bộ phận của tự nhiên.

Trong “Bản thảo kinh tế triết học” 1844, C.Mác viết: “Giới tự nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại.

Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên [52, tr.135].

Vậy mà trên thực tế, do nhu cầu trước mắt của sự mưu sinh, con người đã làm trái với những nguyên tắc của mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội. Phá vỡ những liên hệ tất yếu, khách quan đảm bảo sự tồn tại của hệ thống, điều đó cũng có nghĩa là con người đang phá vỡ cơ sở của sự tồn tại

người, và cũng không ai khác ngoài chính con người phải gánh chịu hậu quả.

Điều này đã được Ph.Ăng ghen cảnh báo: “Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi khi chúng ta đạt được một thắng lợi là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”

[50, tr.654]. Sự cảnh báo ấy hoàn toàn đúng với nhiều hiện tượng mà nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã gây ra. Chúng ta cần lưu ý rằng, không phải chỉ có con người mới tác động vào tự nhiên mà tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ trở lại đối với con người. Sự tác động ấy không lường trước được và có thể phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên mà con người đã đạt được.

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là những cơ sở để nhận thức vị trí của con người trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. Nắm bắt được cội nguồn sâu xa của mối quan hệ ấy, con người cần phải tìm ra những phương cách thích hợp cần thiết để duy trì mối quan hệ hài hòa thống nhất giữa con người và giới tự nhiên. Đó là nguyên tắc sống còn buộc con người phải tuân theo để duy trì sự tồn tại của mình. Cần xuất phát từ quan điểm hệ thống, quan điểm toàn diện để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Cần khắc phục những sai lầm trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội đã tàn phá tự nhiên, làm giới tự nhiên “quá tải”, mất khả năng tự phục hồi của nó. Xã hội cần chú trọng thực hiện chức năng tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá trình sản xuất để khép kín chu trình sinh học của giới tự nhiên.

Chỉ có như vậy con người, xã hội mới thực sự hòa nhập vào những mắt khâu liên hoàn của chu trình trao đổi chất, từ đó tạo điều kiện và khả năng duy trì, bảo vệ, cải thiện môi trường sống của mình. Con người phải có trách nhiệm thiết lập lại sự thống nhất mà chính họ đã phá vỡ để tạo lập sự hài hòa thực sự giữa con người, xã hội và tự nhiên, chỉ có như vậy mới có thể giải quyết được những vấn đề môi trường bức xúc đang đặt ra hiện nay.

Không dừng lại ở việc chỉ ra mối quan hệ của con người với tự nhiên, Hồ Chí Minh đã có sự bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ này trong bối cảnh hiện nay. Theo Hồ Chí Minh, môi trường sinh thái là cái nôi cho sự sinh tồn của con người, là người bạn tri âm, tri kỷ, là nguồn cảm hứng vô tận trong cuộc sống của con người. Có thể dẫn ra nhiều tác phẩm ca ngợi tự nhiên, ca ngợi môi trường sống có giá trị nhân văn rất cao trong thơ ca Hồ Chí Minh, điều này có thể tìm thấy từ “Nhật ký trong tù” đến các bài thơ khác viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ẩn chứa bên trong những câu thơ ấy, từ tầng sâu của nguồn cảm hứng của Hồ Chí Minh toát lên một triết lý sâu sắc về quan hệ giữa con người và tự nhiên, về sự thân thiện, gắn bó của con người với tự nhiên, với môi trường tự nhiên mà mình đang sống.

Là một vị đứng đầu Nhà nước luôn bộn bề công việc cần giải quyết, nhưng mỗi khi mùa xuân đến, Người vẫn tự mình trồng rất nhiều cây xanh.

Những lúc rảnh rỗi, Người vẫn tự tay vun sới cho từng gốc cây. Quanh nhà, nơi ở của mình, Hồ Chí Minh đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp.

Không chỉ vậy, Người còn kêu gọi “người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân con người, làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ năm 1959, Người đã đề xướng phong trào trồng cây gây rừng. Nhiều nhà hoạt động chính trị - xã hội quốc tế, đặc biệt là tổ chức Hoà bình xanh đã đánh giá rất cao sáng kiến đậm chất nhân văn này của Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng. Theo Hồ Chí Minh, trồng cây là “việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”, trồng cây giúp bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, điều hoà khí hậu, cải tạo môi trường, tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo.

Điều cần nói ở đây là, vào những năm 60 của thế kỷ XX ở nước ta, vấn đề môi sinh chưa được đặt ra một cách cấp bách như hiện nay. Lúc đó, vấn đề

môi trường sinh thái của thế giới vẫn chưa thực sự được chú ý, mãi tới năm 1972, cộng đồng thế giới mới được biết tới báo cáo về “Giới hạn của sự tăng trưởng” của câu lạc bộ Rôma. Vậy mà, với tầm nhìn xa, trông rộng, với nhãn quan của một thiên tài và với tình cảm đặc biệt biệt dành cho môi sinh, Hồ Chí Minh đã thấy được nguy cơ, hậu quả việc tàn phá môi trường của con người và giá trị lớn lao của việc bảo vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên bằng những hành động thiết thực, đa dạng và phong phú. Trong cuộc gặp gỡ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Hồ Chí Minh đã nói: “Trồng cây gây rừng là rất quan trọng” [65, tr. 255], vì “nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán” [66, tr. 294].

Với Hồ Chí Minh, câu giải thích luôn đơn giản và dễ hiểu, nhưng sau đó là cả bài học vô cùng sâu sắc.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần cảnh báo việc khai thác và sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, làm như thế sẽ phá hoại môi sinh và tàn phá chính mình. Bởi vậy, Người kêu gọi: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Những năm kháng chiến chống Mỹ, ở Miền Bắc, Hồ Chí Minh vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh cho đất, giữ lấy môi sinh cho con người: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Yêu thiên nhiên nên đến thăm địa phương nào Người cũng khuyến kích, động viên mọi người trồng cây, vì cây cối không những đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khí hậu và sức khoẻ của nhân dân. Ngoài kêu gọi trồng cây, gây rừng bảo vệ môi sinh, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến nơi ăn, chốn ở của nhân dân, của bộ đội có hợp vệ sinh không, môi trường có trong sạch không. Mỗi khi đi thăm nơi nào, Người không chỉ hỏi thăm sức khoẻ, ăn uống có đầy đủ không, mà Người còn tận mắt kiểm tra xem khu vực vệ sinh thế nào, có đảm bảo sạch sẽ không.

Khảo sát lại những nơi sống và làm việc của Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy, những nơi Người chọn để ở, ngoài giá trị thiết thực về mặt quân sự, chính trị, còn thấy đó là nơi có tự nhiên thật đẹp, thật hữu tình. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đó đều là nơi có Thiên - Địa - Nhân phù hợp. Đây là tư tưởng rất biện chứng của phương Đông.

Giờ đây, qua những gì diễn ra trong bối cảnh mới của thế giới và Việt Nam, chúng ta cảm nhận và thấu hiểu sâu xa tầm nhìn của lãnh tụ - danh nhân văn hoá về tết trồng cây, về bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái. Suốt cuộc đời Hồ Chí Minh không chỉ lo cho dân có ăn, mặc, học hành, mà Người còn lo sâu xa hơn, toàn diện hơn, bền vững hơn là ăn thế nào, ở thế nào, sống làm sao cho mạnh khoẻ…, tức không chỉ quan tâm đến mức sống mà quan trọng hơn là chất lượng sống, là môi sinh có trong sạch, đảm bảo phát triển bền vững không. Nếu trước đây chúng ta chỉ chú ý ăn ngon, mặc đẹp, thì hiện nay phải tính tới ăn sạch, ở sạch, tức quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường sống.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là cơ sở để hoạch

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w