trong xây dựng mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay
Lúc sinh thời, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gắn cuộc sống của mình với môi trường tự nhiên, tích cực bảo vệ môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên không những là nơi cung cấp những điều kiện sống và công tác mà với Người, thiên nhiên là bạn, là niềm cổ vũ, chia sẻ buồn vui. Người tìm thấy ở thiên nhiên một sự yên bình trong tâm hồn lúc thảnh thơi hay trong những giờ phút căng thẳng. Vì thế, thiên nhiên (sông, núi, trăng, sao, chim, hoa ...) thường xuất hiện trong thơ của Người ngay cả khi
“thân thể ở trong lao”, hay giữa núi rừng Việt Bắc, khi Người “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”... Bảo vệ môi trường trong tư tưởng của Người là bảo vệ nơi con người được sinh ra; điều kiện sinh sống tất yếu của con người; bảo vệ môi trường lãnh thổ, vùng đất, vùng biển, vùng trời, bảo vệ nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của con người. Tấm gương sống hòa hợp với môi trường và tư tưởng bảo vệ môi trường của chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân lấy đó làm tấm gương sáng để noi theo. Điều đó được thể hiện:
Thứ nhất, nhân dân đấu tranh phê phán, lên án hành vi tàn phá môi trường theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vấn đề về môi thời đại nào cũng luôn ảnh hưởng đến số đông cư dân nên cách giải quyết xưa nay vẫn là lên án, phê phán những hành vi tàn phá môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của con người.
Khi công nghệ hiện đại đặt mức độ tinh vi, ảnh hưởng kinh tế và nhất là khả năng tàn phá môi trường tự nhiên đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp để ngăn ngừa và đối phó với những tai họa về môi trường. Như Ph.Ăng ghen đã
khẳng định: Việc đối xử với môi trường tự nhiên là do chế độ xã hội quyết định. Chính vì vậy, khi đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án, phê phán những hành vi phá hoại môi trường tự nhiên trong các bài nói, bài viết, trong thư, điện trả lời phỏng vấn.
Tiếp nối tư tưởng của Người, hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta dựa trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn lên án, phê phán hành vi phá hoại môi trường. Bởi ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người, con người bị bệnh tật, ốm đau, chết ngày càng nhiều do ô nhiễm môi trường.
Hiện nay theo thống kê, Việt Nam có rất nhiều làng ung thư mà do phản ánh thì đại đa số nguyên nhân là nguồn nước bị ô nhiễm nặng: Làng Thống Nhất (Hà Nội), làng Yên Lão (Hà Nam), làng Phước Thiện (Quảng Ngãi, làng Mê Pu (Bình Thuận)… Chính vì vậy, xã hội lên án gay gắt những hành vi phá hoại môi trường tự nhiên làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và đời sống của nhân dân. Như vụ Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, hay mới đây nhất, vào tháng 4, 5/ 2016, cả nước xôn xao với vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung mà nguyên nhân cũng là do độc tố hóa học thải ra môi trường từ hoạt động sản xuất của Formosa. Những vụ việc ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây tổn thất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân xuất hiện ngày càng nhiều trong cả nước, đã và đang bị xã hội lên án, phê phán gay gắt, Chính phủ vào cuộc điều tra và xử lý nghiêm minh.
Trong công tác vận động quần chúng, Đảng và Nhà nước đã biểu dương những việc làm tốt đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; ngược lại, cũng có sự phê bình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm. Việt Nam kiên quyết xử lý những cá nhân, tập thể có những hành vi gây ô nhiễm môi trường và không có thái độ đúng mực trong
công tác bảo vệ môi trường như xả rác, xả chất thải bừa bãi ra đường, ra phố, xuống lòng sông… làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như hoạt động sản xuất của nhân dân.
Thứ hai, Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động hiện nay được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
Cây xanh giúp cải thiện môi trường tự nhiên. Chúng ta sẽ có môi trường xanh sạch, trong lành thông qua việc bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, ngăn chặn, khắc phục nạn cháy rừng, phá rừng. Thực tế, nạn chặt phá rừng, khai thác trái phép, buôn bán gỗ lậu ngày càng tinh vi đã để lại hậu quả nặng nề đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của con người… Để khắc phục tình trạng rừng bị thu hẹp, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân đã tích cực đẩy mạnh công tác trồng rừng, phát triển rừng sản xuất, làm giàu từ trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn, kiên quyết loại bỏ nạn tàn phá rừng.
Sinh thời, dù ở đâu, trong thời gian dài hay ngắn Người đều tự tay trồng những cây xanh làm tốt tươi những nơi mình đi qua. Người không chỉ tạo cho mình môi trường sống trong lành, hòa hợp thiên nhiên mà còn muốn tạo ra điều đó cho nhân dân Việt Nam, để lại lợi ích cho muôn đời.
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chân lý, thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam. Chân lý ấy chứa đựng truyền thống từ ngàn đời xưa, được Người tổng kết cho hôm nay và mãi về sau. Và, mùa xuân năm 1960, phong trào "Tết trồng cây" bắt đầu được Người phát động trong nhân dân, trở thành một phong tục tốt đẹp của nhân dân ta.
Quan điểm trồng cây và những cây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bài học quý giá. Nhận thức được giá trị thiết thực và ý nghĩa cao đẹp từ vấn đề trồng cây bảo vệ môi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục duy trì và hưởng ứng phong trào trồng cây, gây rừng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn. Trong đó, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường, học viện, trong các tổ chức Đoàn Thanh niên đã tham gia phong trào trồng cây xanh, tuần lễ xanh, ngày, chủ nhật xanh tết trồng cây đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại... nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ngăn chặn lũ lụt, thiên tai, mang lại bầu không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho cuộc sống của con người. Đây chính là hành động thiết thực để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Thứ ba, nhân dân tích cực đẩy mạnh phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Việt Nam, một đất nước hay bị thiên tai và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới trên chặng đường phát triển tiếp theo. Các yếu tố như dân số đang gia tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh hơn và tốc độ phát triển kinh tế cao đang gây ra áp lực to lớn đối với môi trường tự nhiên, trong khi hiệu suất sử dụng năng lượng của các mô hình tăng trưởng kinh tế và công nghệ hiện nay còn thấp, dẫn đến tình trạng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng. Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng to lớn này đã cùng nhau đe dọa hủy hoại quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.
Để thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã tiến hành đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp để phát huy sức mạnh tổng hợp để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Sức mạnh tổng hợp để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường là sức mạnh đoàn kết của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; Sức mạnh của nền kinh tế, khoa học - công nghệ; Sức mạnh trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta phải kết hợp phát huy sức mạnh của Trung ương và địa phương; thực hiện chiến lược thủy lợi đồng bộ; xây dựng hệ thống những hồ chứa nước lớn theo nhu cầu canh tác của từng địa bàn. Đồng thời, kết hợp với các đập ngăn nước của các nhà máy thủy điện điều tiết nước canh tác theo thời vụ. Hiện đại hóa các trạm bơm ở từng vùng, từng địa phương, bê tông hóa hệ thống mương máng trên đồng ruộng. Về phòng chống bão lụt cần thực hiện tốt chiến lược hộ đê, củng cố, bảo vệ hệ thống đê điều vững chắc đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Làm tốt công tác phòng chống thiên tai bão lụt vừa là giải pháp phát triển kinh tế, làm giảm thiệt hại về người và của, vừa là giải pháp bảo vệ môi trường nâng cao đời sống nhân dân.
Về phòng chống sâu bệnh, thực hiện đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để diệt sâu bệnh ở từng loại cây trồng thích hợp. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng, đúng quy trình hướng dẫn, hạn chế tối đa dư lượng thuốc hóa học trên đồng ruộng, để bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tạo ra thực phẩm sạch, an toàn.
Thứ tư, hưởng ứng công tác vệ sinh phòng bệnh theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham mưu có hiệu quả của ngành y tế, cùng với những cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể cùng với các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của toàn dân, công tác vệ sinh phòng bệnh đã được triển khai sâu rộng thông qua các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư",
“Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Ba sạch, ba diệt”, phong trào “Ăn sạch, ở sạch”, “Sạch làng, sạch ngừ”… và nhiều chương trỡnh
vệ sinh quốc gia, vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh đã được thực hiện có hiệu quả. Nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh đã được thực hiện.
Những phong trào và chương trình quốc gia này đã tác động tích cực tới việc khống chế dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, góp phần làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 2/7 hàng năm là "Ngày vệ sinh yêu nước - Nâng cao sức khỏe nhân dân". Việc tổ chức ngày này nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động vệ sinh đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam. Đây cũng là hoạt động để tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác vệ sinh môi trường nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Hiện nay, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống của con người. Nhiều loại bệnh tật xuất hiện, sức khỏe con người ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Do đó việc giữ gìn vệ sinh theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi người cần nhận thức việc giữ gìn vệ sinh môi trường là để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình và cho xã hội.
Trong thời gian qua nhân dân Việt Nam rất tích cực và sôi nổi trong việc bảo vệ môi trường: kêu gọi giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, vệ sinh đường phố, thực hành tiết kiệm…Những hành động từ rất nhỏ của
nhân dân nhưng lại vô cùng ý nghĩa, cho thấy sự quan tâm, lo lắng cho môi trường tự nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng mối quan hệ thân thiện với tự nhiên theo tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chương 2
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nhiều nơi. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững không chỉ được coi là mục tiêu mà còn là điều kiện tồn tại của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cho Đảng, Nhà nước, các cấp hoạch định chiến lược phải kiên quyết tiến hành một loạt các biện pháp tổng hợp, đa dạng, đồng bộ và phải làm cho các biện pháp này đi vào cuộc sống giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương thực hiện ngay từ giữa thế kỉ XX.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là sự bổ sung, phát triển lý luận của Triết học Mác - Lênin về xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên. Đây là tư tưởng xuyên suốt quá trình lãnh đạo công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, tư tưởng của Người càng vẫn giữu nguyên giá trị trong phát triển đất nước.
Kế thừa di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, hoàn thiện quan điểm, chủ trương để phòng chống, đẩy lùi ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về: “Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hào hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Đây chính là sự thể hiện tập trung nhất sự kế thừa, vận dụng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Bên cạnh vấn đề đạo đức xã hội luôn được quan tâm sâu sắc thì những giá trị lợi ích của con người cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, lợi ích phải đi liền với ý thức trách nhiệm và cả ý thức đạo đức. Con người không chỉ đối xử với nhau theo chuẩn mực đạo đức mà đối xử với môi trường cũng cần có những chuẩn mực nhất định. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường chính là cơ sở, nền móng của những chuẩn mực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hay chính là vấn đề đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh về bảo vệ môi trường đã khuyến khích mọi tầng lớp trong nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, vì sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người và vì một môi trường xanh, sạch, đẹp cho hôm nay và cả mai sau.