Do đó, việc phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể, tự giác sáng tạo của đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt l
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN PHI HÙNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN ĐÌNH HÒA
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa họccủa TS Nguyễn Đình Hòa Tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trìnhkhoa học này
Người làm luận văn
Nguyễn Phi Hùng
Trang 4M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA 12
1.1 Một số khái niệm cơ bản: cán bộ, sửa đổi lối làm việc 12
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc 15
1.3 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc 33
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 42
2.1 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân của nó 42
2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh 58
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình, Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn xác định, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựphát triển kinh tế - xã hội Trong đó, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bạicủa sự nghiệp cách mạng Do đó, việc phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể,
tự giác sáng tạo của đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thời kỳ mà đấtnước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, với những thời cơ, vận hội lớnđan xen cùng những thách thức, nguy cơ rất nghiệt ngã, như “tình trạng suythoái về chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội chủ nghĩa cá nhân và tệ quanliêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ranghiêm trọng”[22, tr.65]; “Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu tráchnhiệm ở một số bộ phận công chức, nhất là ở cơ quan trực tiếp giải quyếtcông việc của dân và doanh nghiệp, chậm được khắc phục” [22, tr.64]; tìnhtrạng: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt, yếukém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong gương mẫu, vừakhông đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ”[22, tr.66];… Đó là những biểu hiệntheo chiều hướng tiêu cực mà Đại hội X (năm 2006) Đảng ta đã chỉ ra Tuynhiên, những biểu hiện đó hiện nay không hề giảm mà đến Đại hội XII (2016)Đảng ta vẫn còn nhấn mạnh: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn cònnghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp… Tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên chưa bị đẩy lùi”[227, tr.185] Thêm vào đó là những biểu hiện xarời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của cácthế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện “âm mưu diễn biến hòa bình”; “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp cả trong Đảng,
Trang 6trong hệ thống chính trị và cả trong xã hội;… đã tác động không nhỏ đến
niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ Trước thực tế đó, việc “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” [27, tr.202], trong đó có sửa đổi lối làm việc của cán bộ theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm rất quan trọng và rất cầnthiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơbản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng và nhân dân ta; đểđảm bảo Đảng ta là – Đảng lãnh đạo, cầm quyền – thực sự trong sạch, vữngmạnh, nâng cao được năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và bản lĩnh cầm quyềncủa Đảng, làm cho Đảng ta thực sự là lực lượng tiên phong, kết tinh và thểhiện tinh hoa của dân tộc, ngang tầm nhiệm vụ cũng như xứng đáng với lòngtin của nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh “là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn vềkinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu
và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớncủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cảnước”[8, tr.1], các ngành, các cấp và nhân dân Thành phố, mà đi đầu là lựclượng cán bộ của Thành phố phải phát huy truyền thống cách mạng vẻvang, đã nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, năng động sáng tạo, chủ động nắm bắtthời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, giành những thắng lợi to lớn, toàndiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo,xây dựng Ðảng, an ninh quốc phòng, duy trì tốc độ phát triển hợp lý Muốnvậy, trước hết cán bộ Thành phố cần phải sửa đổi lối làm việc để có thểnâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Thành phố, thật sự trởthành động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển nhanh và bềnvững của Thành phố, xứng đáng là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục
và đào tạo của đất nước Trước yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng
Trang 7Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ và sự vận dụng tư tưởng
đó ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành triết học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Sau khóa họp thứ 24 của Tổ chức khoa học, văn hóa và giáo dục củaLiên hiệp quốc (UNESCO) quyết định tôn vinh Hồ Chí Minh danh hiệu caoquý: “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất” năm 1990,đặc biệt từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản ViệtNam (tháng 6 - 1991) khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hànhđộng”[27, tr.127] thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khaisâu rộng trên nhiều lĩnh vực, với nhiều tác phẩm, công trình, đề tài khoa họcnghiên cứu công phu theo nhiều hướng khác nhau được công bố Trong phạm
vi những nội dung có liên quan đến đề tài luận văn, có thể khái quát thành cáchướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, tác phong của cán bộ nói chung Có các công trình tiêu biểu đã công bố như:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, đề tài KX-02-08 thuộc chương trình
khoa học và công nghệ cấp Nhà nước – Tư tưởng Hồ Chí Minh (KX-02) doPGS, PTS Nguyễn Văn Truy (chủ nhiệm), Hà Nội, 1994 Trong công trìnhnày, các tác giả đã phân tích khá sâu về nguồn gốc, đặc điểm và nội dung tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh;
Cuốn sách “Từ Các Mác đến Hồ Chí Minh một dòng chảy văn hóa”
của tác giả Trần Đình Huỳnh (chủ biên), Nxb Hà Nội, 2003 Cuốn sách đãtập hợp các bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều bình diện, hệthống theo trình tự thời gian, sự phát triển tư tưởng qua hoạt động thực tiễnthành dòng chảy xuyên suốt từ Marx đến Hồ Chí Minh Tiêu biểu trong số đó
Trang 8có nội dung “Sửa đổi lối làm việc” Trong nội dung này, các tác giả đã phân tích khá sâu về mục đích, yêu cầu của “Sửa đổi lối làm việc”;
Công trình “Triết học văn hóa trong đạo đức Hồ Chí Minh” của GS,
TS Hồ Sỹ Vịnh, Nxb Dân Trí, 2014 Trong công trình này, tác giả đã nghiêncứu, phân tích các bài nói, bài viết, thơ, văn chính luận của Hồ Chí Minh, từ
đó tác giả đã rút ra nhiều bài học về đạo đức và lối sống của Người là gươngsáng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;
Cuốn sách “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh – một số vấn đề cơ bản”
do PGS,TS Trần Văn Phòng và PGS, TS Hoàng Anh biên soạn, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2015 Cuốn sách phân tích khái quát những nội dung về
tư tưởng triết học Hồ Chí Minh như cơ sở hình thành, thế giới quan, phépbiện chứng duy vật trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh; sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn, mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, vấn đề Nhà nước và con người trong tư tưởng triết học Hồ ChíMinh; phong cách tư duy Hồ Chí Minh; và giá trị vận dụng của tư tưởng HồChí Minh thời đại ngày nay;
Cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ” của giáo sư Vũ Khiêu, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015 Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tíchkhá sâu những nội dung: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nội dung cơ bảncủa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những vấn đề học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta ngày nay Từ
đó, tác giả đã rút ra những bài học nhằm góp phần nâng cao nhận thức củacán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về giá trị to lớn của tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo ra những chuyển biến trong ý thức tudưỡng, rèn luyện và hành động theo tấm gương đạo đức của Người;
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” (mã số KX.02.01) thuộc chương
Trang 9trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.02, do Đại tướng Võ NguyênGiáp (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 2015 Trong công trình này, các tácgiả đã trình bày một cách có căn cứ khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận
cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ
và có những đóng góp mới về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng HồChí Minh Đặc biệt các tác giả đã phân tích một cách hệ thống những luậnđiểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng nhân văn, đạo đức,văn hoá Hồ Chí Minh;
Cuốn sách “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ” của Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Nxb.Thanh niên Cuốn sách đã phân tích làm rõ nguồn gốc và sự khácbiệt cơ bản giữa đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Nêu lênnhững chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, trong đó có đạo đứccủa người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đápứng nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam
Thứ hai, các công trình nghiên cứu sự vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức, tác phong của cán bộ ở phạm vi một đối tượng, một địa phương,một ngành, tiêu biểu có các công trình: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vàogiáo dục đạo đức cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” củaThS.Phạm Tấn Xuân Tước, PGS, TS Huỳnh Thị Gấm, Nxb Lý luận chínhtrị, 2008 Trong công trình này, các tác giả đã đề cập đến tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên ở thành phố Hồ ChíMinh Chỉ rõ thực trạng đạo đức của sinh viên trong các trường ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay Nêu lên sự cần thiết phải giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên, để đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa tàinăng và đạo đức trong họ trước sự chuyển mình của đất nước;
Trong cuốn sách: “Văn hóa Hồ Chí Minh” của các tác giả Nguyễn Hữu
Đảng, Lê Ngọc Y, Trần Thị Hồng Thúy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Trang 102014, gồm một số bài viết được chọn lọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhữngbài viết này vẫn còn nguyên giá trị thời sự và tính thiết thực trong công tácquản lý, xây dựng đất nước và cuộc sống đời thường hiện nay Ngoài ra, cuốnsách còn tập hợp những bài nghiên cứu về sự nghiệp văn hóa, về tư tưởng đạođức cán bộ của Hồ Chí Minh đã được xuất bản trong những năm qua của cácchính trị gia và học giả nổi tiếng trong nước như Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Vũ Khiêu…;
Cuốn sách: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn” của Thượng tướng, PGS, TS Tô Lâm, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2015 Trong cuốn sách này, tác giả nêu bật sự cần thiết phảinghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; phân tích,làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nướcđối với Công an nhân dân; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công an nhândân; sự cần thiết phải giữ vững bản chất giai cấp, quét sạch chủ nghĩa cá nhântrong Công an nhân dân; về tăng cường sự đoàn kết, phối hợp, hiệp đồngchiến đấu giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, các cấp, các ngành
và dựa vào nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội;
Công trình: “Hồ Chí Minh - sáng tạo, đổi mới” của PGS.TS Bùi Đình
Phong, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015 Sợi chỉ đỏ xuyên suốtcủa công trình là trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tác giả khẳng định rằng HồChí Minh đã có sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó vào hoàn cảnhViệt Nam, một nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhânchiếm tỷ lệ nhỏ, khoa học kỹ thuật kém phát triển Nhiều bài viết của tác giả
ở các chương đã toát lên tinh thần “dân là gốc, là chủ, là nền tảng của cáchmạng” Trở lại những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh như: “sao cho đượclòng dân”, “chân lý là cái gì có lợi cho dân”, “Chính phủ là công bộc của
Trang 11dân”, “lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”, “không sợ thiếuchỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”, v.v tácgiả đã phân tích khá sâu sắc từ những điều căn bản nhất trong di sản Hồ ChíMinh đến thực tiễn cuộc sống hôm nay Cách phân tích của tác giả toát lên disản Hồ Chí Minh là sinh khí của một học thuyết, vì tư tưởng của Người đangtrả lời đúng nhiều câu hỏi của cuộc sống đặt ra và luôn hướng tới tương lai.Tác giả dành một chương viết về Hồ Chí Minh - người khởi xướng sự nghiệpđổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với khẳngđịnh: “Tìm về Hồ Chí Minh - cội nguồn của đổi mới hôm nay” Đặc biệt tácgiả đã phân tích những tư tưởng sáng tạo và đổi mới của Hồ Chí Minh, trongsáng tạo có đổi mới, trong đổi mới có sáng tạo, mà sáng tạo, đổi mới lớn nhất
là khắc sâu quan điểm “có dân là có tất cả, mất lòng tin của dân là mất tất cả”;
Công trình “Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong giai đoạn hiện nay” do TS Nguyễn Duy Hùng
(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, đã tổng kết thực tiễn, phântích làm rõ những căn cứ, cơ sở lý luận của công tác xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường nói riêng Trên cơ sởkhảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phường thuộc địa bàn Thủ đô
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng từ năm 2000 đếnnay, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như đề xuất một số giảipháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị ở loại hìnhphường phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới;
Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá - Luận cứ và giải pháp”,
do TS Lê Phương Thảo (chủ biên), Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2005.Công trình này là tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu khoa học
Trang 12xã hội về chủ đề xây dựng đội ngũ cán bộ người các dân tộc thiểu số ở nước
ta hiện nay Các bài viết đã giới thiệu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng độingũ cán bộ dân tộc thiểu số cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng độingũ này Phân tích thực trạng, những bất cập của đội ngũ cán bộ dân tộcthiểu số trên các địa bàn khác nhau của nước ta trong giai đoạn hiện nay, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ các dântộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá;
Công trình “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên”, do GS,TS Lê Hữu Nghĩa
(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 Trên cơ sở xác định tầmquan trọng chiến lược của Tây Nguyên và vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộchủ chốt cấp huyện là người các dân tộc thiểu số của khu vực Tây Nguyên
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtcấp huyện của các tỉnh Tây Nguyên, các tác giả đã chỉ ra những bất cập củađội ngũ cán bộ này và kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần xây dựngđội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Trong cuốn sách: “Phong cách Bác Hồ đến cơ sở” của Hồng Khanh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, là tập hợp những lời kể của các đồng chínhiều năm được sống và làm việc cùng Bác, mà Nhà báo Hồng Khanh đã ghilại những câu chuyện Hồ Cí Minh đi thăm cơ sở, từ trên mặt trận, ra cánhđồng, vào xưởng máy, dự lớp học đến vui đón Tết Mỗi câu chuyện đều thểhiện phong cách giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế của Người Lối sống, tácphong quần chúng của Hồ Chí Minh luôn là chuẩn mực nhân cách con ngườicách mạng nhưng lại không xa lạ với mỗi con người bình thường, mà bất cứ
ai, đặc biệt là từng cán bộ cũng có thể soi mình, học tập, noi theo
Trang 13Nhìn chung, tất cả các ấn phẩm, các công trình, bài viết nêu trên đã đềcập sâu sắc đến các góc độ khác nhau của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,tác phong làm việc của cán bộ Vì vậy, đây thực sự là những tư liệu quantrọng, có giá trị để tác giả làm cơ sở đi sâu tìm hiểu, làm rõ tư tưởng Hồ ChíMinh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ Kế thừa những thành quả của cáccông trình nghiên cứu trên, trong luận văn này tác giả trình bày một cách có
hệ thống nguồn gốc, nội dung và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về sửađổi lối làm việc của cán bộ, góp phần làm sáng tỏ sự vận dụng tư tưởng củaNgười trong việc sửa đổi lối làm việc của cán bộ, mà cụ thể là cán bộ ở thànhphố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làmviệc của cán bộ và sự vận dụng tư tưởng đó của cán bộ ở thành phố Hồ ChíMinh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết những nhiệm
vụ sau:
Một là, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc; Hai là, phân tích thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
sửa đổi lối làm việc của cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh;
Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về
sửa đổi lối làm việc của cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là tư tưởng Hồ Chí
Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ và việc vận dụng tư tưởng đó của cán
bộ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trang 14Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ, chủ yếu qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và sự
vận dụng tư tưởng đó ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, tácgiả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp nghiên cứu chuyênngành kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phântích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, diễn dịch và quy nạp, lôgích và lịch sử,thống kê, khảo sát, hệ thống hóa, khái quá hóa để nghiên cứu đề tài luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn đã hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa
đổi lối làm việc của cán bộ, đồng thời phân tích làm rõ những nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ
Về thực tiễn, luận văn góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của học
viên về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ ởViệt Nam nói chung, cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giaiđoạn hiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo chocông tác giảng dạy, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận để cán
bộ ở thành phố Hồ Chí Minh tham khảo nhằm thực hiện tốt cuộc vận động:
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết
Trang 15Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ:
Nội dung và ý nghĩa
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc
của cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Trang 16Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC CỦA CÁN
BỘ: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA 1.1 Một số khái niệm cơ bản: cán bộ, sửa đổi lối làm việc
1.1.1 Khái niệm cán bộ
Trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý (chủ biên), thuật
ngữ “cán bộ” được giải thích là “người làm việc cơ quan nhà nước; người cóchức vụ trong cơ quan nhà nước, phân biệt với nhân viên”[79, tr.102]
Luật Cán bộ - Công chức giải thích: “Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làcấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[68, tr 2]
Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm “cán bộ” thường dùng để chỉ
“những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoànthành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công”[35, tr.14] Hoặc
“Những người lãnh đạo, quản lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học haycông chức, viên chức làm việc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nướchoặc các nguồn khác được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt
và phân công sau khi tốt nghiệp”[35, tr.15] Theo TS Nguyễn Văn Tài thìcán bộ là “những người được lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng theo những tiêuchuẩn chức danh quy định, được giao trọng trách lãnh đạo, quản lý hoặc đảmnhiệm những công tác chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chủ yếu trong hệthống tổ chức xã hội nhất định”[70, tr.33]
Có nhiều cách hiểu về khái niệm cán bộ nhưng tựu trung lại, có hai
Trang 17cách hiểu cơ bản:
Một là, cán bộ là những người trong biên chế nhà nước, làm việc trong
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanhnghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ trung ương đến cơ sở
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay tổ
chức, cách hiểu này để phân biệt với những người không có chức vụ
Theo chúng tôi, khái niệm cán bộ thường được dùng để chỉ nhữngngười đứng đầu hoặc người làm công tác chuyên môn trong một tổ chức lãnhđạo, quản lý xã hội có chức năng tổ chức, phối hợp hành động của các thànhviên trong một nhóm, một tập đoàn người nhằm đạt đến một mục tiêu nhấtđịnh đã được đề ra
Người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản là:
Thứ nhất, cán bộ là người được sự ủy thác của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức khác trong hệ thống chính trị - xã hội, lấy danh nghĩa của Đảng, Nhànước và các tổ chức đó để hoạt động
Thứ hai, Cán bộ là người giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó
trong hệ thống chính trị nói chung
Thứ ba, người làm cán bộ phải thông qua bầu cử, tuyển chọn, bổ
nhiệm, đề bạt hay phân công khi mới ra trường
Thứ tư, người cán bộ được hưởng lương và các chính sách đãi ngộ căn
cứ vào nội dung và chất lượng hoạt động của họ
Cán bộ là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện và gắn liền với sự phát triểncủa xã hội loài người Trình độ tổ chức của xã hội dẫn đến sự xuất hiện củacán bộ, qui định và đòi hỏi người cán bộ phải đáp ứng những yêu cầu của nó.Cán bộ là chủ thể hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển xã hội đồng thờigiữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành các tổ chức xã hội thực hiện nhữngmục tiêu đó Bởi lẽ, trong xã hội có giai cấp, cán bộ luôn bị chi phối bởi một
Trang 18lập trường tư tưởng, một mục tiêu giai cấp nhất định, không có cán bộ nàođứng ngoài giai cấp, hành động ngoài mục tiêu của giai cấp cầm quyền.
Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ là vấn đề liên quan tới vận mệnh củaĐảng, của đất nước, của chế độ, là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng V.I.Lênin đã chỉ rõ "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giànhđược quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mìnhnhững lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có khả năng tổ chức vàlãnh đạo phong trào”[37, tr.473] Chủ tịch Hồ Chí Minh coi "Cán bộ là cáigốc của mọi công việc”[55, tr.487], muôn việc thành công hay thất bại đều docán bộ tốt hay kém”[55, tr.487] Trong quá trình lãnh đạo cách mạng ViệtNam, để phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của mình vào trong quần chúng, giáodục giác ngộ động viên và tập hợp đông đảo quần chúng cách mạng thành lựclượng hùng hậu, thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của mình, Đảng taphải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và của cả hệ thống chính trị.Xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đápứng được yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, từng thời kỳluôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay
1.1.2 Sửa đổi lối làm việc
Về khái niệm sửa đổi lối làm việc Thuật ngữ “sửa đổi” trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Vĩnh Tịnh biên soạn đã định nghĩa: “Sửa đổi là thay đổi khác đi”[73, tr.816] Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý
(chủ biên) thì định nghĩa: “Sửa đổi là sửa chữa, thêm bớt cho phù hợp với yêucầu mới”[80, tr.874]
Thuật ngữ “Lối” trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Vĩnh Tịnh biên soạn
đã định nghĩa “Lối là cách thức”[73, tr.1406] Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên) định nghĩa “Lối là thói, cách thức”[80,
Trang 19tr.954] GS,TS Huỳnh Khái Vinh, trong cuốn Những vấn đề thời sự văn hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1998, giải thích: “Lối
là phương thức, kiểu cách, cách thức và lề lối”[68, tr.192] Cách giải thích ýnghĩa của từ “lối” như vậy, theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với sắc thái ýnghĩa của nó trong một số ngữ cảnh mà Các Mác, Ph.Ăngghen và Hồ Chí
Minh đã sử dụng Ví dụ: trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Các Mác, Ph.
Ăngghen viết, “… giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người
và người một quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo
múc”, “không tình không nghĩa”[49, tr.600] “Lối” ở đây là cách thức, kiểu
cách trong ứng xử, trong quan hệ giữa người và người Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh, từ “lối” cũng có nghĩa là cách thức, lề lối
(làm việc)
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Vĩnh Tịnh biên soạn, thuật ngữ “làm việc” được giải thích là “hành động cho có kết quả”[73, tr.510] Còn trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên) lại định nghĩa khái niệm làm việc là “Hoạt động nhằm đạt một hiệu quả nào đó”[80, tr.874].
Từ các định nghĩa về các khái niệm làm việc, sửa đổi, lối như trên, chúng tôi có thể quan niệm: Sửa đổi lối làm việc là thay đổi cách thức làm việc cho phù hợp với yêu cầu của thời đại để đạt hiệu quả cao.
Trong quan niệm trên, nói đến thay đổi cách thức làm việc, tức đồngthời cũng là nói đến thay đổi cung cách, quy trình làm việc Để kết quả làmviệc đạt hiệu quả cao, cán bộ cần phải thường xuyên thay đổi cung cách, quy
trình làm việc cũ, bằng cung cách quy trình làm việc mới cho phù hợp với yêu
cầu của thời đại, làm tròn sứ mệnh là người đầy tớ của nhân dân
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ
Trang 20được thể hiện trong nhiều tác phẩm: “Đường cách mệnh” (năm 1927), “Đời sống mới” (1947), “Tự phê bình và phê bình” (1955), “Đạo đức cách mạng” (1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969),
“Di chúc” (1969),… Tuy nhiên, có thể nói, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về sửa đổi lối làm việc của cán bộ thể hiện nổi bật nhất trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) Trong phạm vi luận văn này, khi bàn về nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ, chúng tôi chỉ phân
tích những nội dung cơ bản nhất trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Hồ Chí Minh viết vào tháng
10-1947 Tác phẩm được xác định như một văn kiện có ý nghĩa lý luận và thựctiễn sâu sắc, nhằm xây dựng và củng cố Đảng thành một đảng Mác - Lêninchân chính, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đến thắng lợi
vẻ vang Ngay sau khi cách mạng thành công, nước Việt Nam dân chủ cộnghoà ra đời, trước những nhiệm vụ lớn của cách mạng và của đất nước, Người
đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
Về mục đích, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” nhằm nâng cao trình độ
lý luận, nâng cao tư tưởng và tình cảm cách mạng, nâng cao phẩm chất đạođức, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng, nâng cao năng lực lãnh
đạo nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của cách mạng Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán “chủ nghĩa cá nhân” vì đó là
một thứ “vi trùng rất độc” nó sinh ra các khuyết điểm nghiêm trọng như bệnhtham lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địaphương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thịkhông biết nhìn xa, trông rộng Đồng thời, Hồ Chí Minh vạch ra nguyên
nhân và phương hướng khắc phục Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” không
chỉ nhằm phê phán mà chủ yếu là cách mạng Bởi vì, cách mạng mới là động
Trang 21lực của lịch sử Đảng là lực lượng tiên phong, ưu tú nhất của xã hội, là đầu tàucủa lịch sử
Nghiên cứu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, chúng tôi nhận thấy, nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc của cán bộ thể hiện nổibật nhất có thể khái quát ở các nội dung chính sau:
1.2.1 Tích cực học tập nâng cao trình độ
Tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận, văn hóa, tri thức khoahọc,… của cán bộ đảng viên được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu trong việcsửa đối lối làm việc của cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạngViệt Nam Bởi V.I.Lê-nin đã từng dạy rằng, người cộng sản phải biết làmgiàu trí tuệ của mình bằng kho tàng tri thức của nhân loại Muốn nâng caotrình độ trí tuệ của Đảng, điều đòi hỏi đầu tiên là phải nâng cao trình độ trí tuệcủa bản thân đội ngũ cán bộ, đảng viên Cách mạng muốn thành công phải
có “những lực lượng tiền tiến, ưu tú nhất của xã hội chính là đầu tầu củađộng lực đó”[34, tr.139] Những lực lượng đó không ai khác chính là cán
bộ, đảng viên Do đó, cán bộ đảng viên phải là lực lượng tiêu biểu cho trítuệ của dân tộc và của thời đại; là lực lượng có giác ngộ lý tưởng cao đẹpđược vũ trang bằng một lý luận tiên tiến – chủ nghĩa Mác – Lênin Muốnthế cần thường xuyên nâng cao trình độ, trí tuệ cho bản thân
Trong kho tàng tri thức đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết đến sựcần thiết phải học tập và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin Bởi chủ nghĩa Mác -Lênin là thế giới quan và phương pháp luận cách mạng khoa học của giai cấp
vô sản và các lực lượng tiến bộ trong thời đại mới Đánh giá chủ nghĩa Mác Lênin trong số các học thuyết, các trào lưu tư tưởng về cách mạng đang lantruyền trên thế giới cũng như ở Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ
-XX, Hồ Chí Minh khẳng định: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ
Trang 22nghĩa Lênin Vậy, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là thế nào? Hồ Chí Minh đãgiải thích một cách dung dị, cô đọng và dễ hiểu là “học tập cái tinh thần xử trímọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”; là học tập phươngpháp, nắm vững lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không phải là họcmột cách máy móc, giáo điều Người luôn nhắc nhở chúng ta rằng “chủ nghĩaMác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinhthánh”[57, tr.247] Học chủ nghĩa Mác-Lênin để nắm bắt được quy luật vậnđộng và phát triển của xã hội, để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnhthực tế nước ta Học chủ nghĩa Mác-Lênin để trung thành, bảo vệ nó và khôngngừng nâng cao, hoàn thiện nó.
Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” – cuốn sách viết ra để huấn luyện lớp cán bộ đầu tiên của Đảng ta, Hồ Chí Minh đã coi lý luận là “trí
khôn” của Đảng, Người viết “không có lý luận lúng túng như nhắm mắt màđi” Không chỉ có thế, theo người, lý luận còn giúp đảng viên cán bộ biếtsống với đồng bào đồng chí sao cho có tình, có nghĩa Đã có lần người lưuý: Nếu thuộc bao nhiêu sách Mác – Lênin mà sống với nhau không có tình
có nghĩa thì cũng coi như không hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin Có thể thấy
Hồ Chí Minh coi lý luận là “trí khôn”, là “tâm hồn” và “tình cảm” của mọicán bộ đảng viên Chính vì vậy mà nó được coi là kim chỉ nam “chỉphương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” Nhưng thế nào là lýluận tiền tiến, lý luận cách mạng? Theo Người, lý luận không phải là một
mớ giáo điều, là dập khuôn máy móc, là lý thuyết suông mà “lý luận làđem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu,xem xét so sánh với thực tế Đó là lý luận chân chính”[34, tr.139-140] HồChí Minh cũng từng nhấn mạnh lý luận đúng là lý luận chỉ đạo hành động,
lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, là phải đem ra thực hành được
và phải đưa lại những bước tiến rõ ràng, chắc chắn cho cách mạng Theo
Trang 23Người, phải từ thực tế mà đúc rút kinh nghiệm, rồi phải từ kinh nghiệm màkết luận, đem kết luận đó chứng minh, thử nghiệm trong thực tế Đó là sựthống nhất biện chứng giữa lý luận và kinh nghiệm Với quan niệm nhưvậy sẽ khắc phục được cả bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa lẫn bệnh lý thuyếtsuông Người viết “có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắtsáng, một mắt mờ”, và, “lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý thuyếtsuông”
Hồ Chí Minh đã vạch rõ một trong những nhược điểm lớn của đội ngũcán bộ, đảng viên là sự yếu kém về trình độ lý luận Ở một bộ phận cán bộđảng viên nảy sinh tư tưởng chủ quan, tự mãn về trình độ lý luận của mình,không thấy rằng do yếu kém về lý luận nên trước nhiệm vụ cách mạng ngàycàng mới mẻ và phức tạp thì trong lãnh đạo, chỉ đạo tất sẽ không tránh khỏilúng túng, thậm chí là dẫn đến sai lầm Lười biếng học lý luận cũng có nghĩa
là thiếu trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ của người đảng viên
Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là điều cần thiết để nâng cao năng lực trítuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên Nhưng chưa đủ, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán
bộ, đảng viên phải học tập nghiên cứu “những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnhcủa Đoàn thể và Chính phủ”[57, tr.50], vì những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh
đó, rút cuộc, không chỉ là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnhViệt Nam mà còn là kết quả phản ánh khách quan hiện thực xã hội Việt Namtrong từng giai đoạn lịch sử cách mạng
Ngoài những nguồn tài liệu lý luận trên, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnhđến tầm quan trọng và sự cần thiết phải nghiên cứu, xem xét những “tài liệuthiết thực” khác, đó là “những kinh nghiệm do người học mang đến, kinhnghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại” Người đánh giá “nhữngkinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý…” [57,tr.49] Bởi lý luận không phải là một cái gì đó đối lập với kinh nghiệm, mà
Trang 24ngược lại, lý luận chẳng qua là “sự tổng kết những kinh nghiệm của loàingười, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trongquá trình lịch sử”[57, tr.499].
Như vậy, để sửa đổi lối làm việc của cán bộ trước tiên mỗi cán bộ phảihọc tập nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ lý luận - một thứ lý luận vừakhoa học, vừa cách mạng như Hồ Chí Minh đã nói và đã làm Bởi lẽ cán bộ
“vì kém lý luận cho nên gặp mọi việc không biết xem xét rõ, cân nhắc chođúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ýmình nghĩ thế nào làm thế ấy kết quả thường thất bại”? Lý luận chỉ đạo chohoạt động Trên cơ sở lý luận đúng mà “đặt khẩu hiệu, đặt chương trình làmviệc, chương trình tranh đấu, tuyên truyền…” và xác định “cách tổ chức vàcách làm việc”
1.2.2 Sửa chữa khuyết điểm (phê bình), khắc phục bệnh quan liêu, chủ quan, hẹp hòi, ba hoa
Khi đề cập đến hiệu quả hoạt động của toàn Đảng, của bộ máy Nhànước, Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nỗ lực, tu dưỡng của từng cán bộ, đảngviên Bởi sự nỗ lực, tu dưỡng của từng cán bộ, đảng viên nó quyết định sựchuyển biến của toàn Đảng, của bộ máy Nhà nước Hồ Chí Minh đã nhiều lầnnói: “Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta Đảng lớn lên là do mỗi chúng ta lớnlên”[61, tr.463] Mỗi một cán bộ, đảng viên mạnh là làm cho bộ máy quản lý
và chi bộ mạnh, cơ quan và Đảng bộ mạnh, bộ máy Nhà nước và toàn Đảngmạnh Ngược lại mỗi khuyết điểm của từng cán bộ, đảng viên đều có ảnhhưởng xấu đến uy tín của Nhà nước và của Đảng Mỗi cán bộ, đảng viên làmtốt nhiệm vụ được giao là nghĩa vụ, trách nhiệm và vinh dự của người cán bộ,đảng viên Do vậy, sửa đổi lối làm việc của cán bộ, Hồ Chí Minh còn yêu cầu
tất cả mọi người phải thường xuyên sửa chữa khuyết điểm (phê bình), khắc phục bệnh quan liêu, chủ quan, hẹp hòi, ba hoa, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo,
Trang 25quản lý Cán bộ lãnh đạo, quản lý mắc những bệnh tật ấy, không hiểu đượcchính cái mạnh, cái yếu của mình, do vậy không thể hiểu được người khác,tựa “như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật củanhững cái mình trông Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắncác hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình Mình càng
ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”[24, tr.277-278] Đồngthời, “Đảng không phải là một cái gì trừu tượng Nó ở trong xã hội và baogồm những con người cụ thể, những đảng viên, cán bộ bằng xương, bằng thịt
Do vậy, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của Đảng trong từng giai đoạn đểthường xuyên chỉnh đốn Đảng Chỉnh đốn Đảng là tăng cường tự phê bình vàphê bình, coi đó như quy luật phát triển của Đảng Phải phê bình từ trênxuống dưới và tự dưới lên, đồng thời cần trân trọng lắng nghe những lời phêbình chỉ dẫn của những người ngoài Đảng”[34, tr.143-144]
Sửa chữa khuyết điểm (phê bình) theo Hồ Chí Minh đó là việc làm dân
chủ và nhân đạo “Bản chất của nó là xây dựng, là vươn tới sự hoàn thiện,hoàn mỹ, thúc đẩy sự tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân”[34,tr.149] Do đó, bản chất của sửa chữa khuyết điểm (phê bình) là hướng về cáitốt, cái đẹp Chính vì vậy mà quan điểm phê bình của Hồ Chí Minh khôngđồng nhất với phê phán và trừng trị Với Người, phê phán chỉ là sự mổ xẻ mộtbệnh mang ý nghĩa như là sự khởi nguyên của một quy trình để chữa lành conbệnh làm cho con người tồn tại, phát triển khỏe mạnh Mổ xẻ chỉ có thể có ýnghĩa khi nó đạt tới cái thiện và cái đẹp Còn Phê bình cốt là để phát huy ưuđiểm, sửa chữa khuyến điểm, để tư tưởng và hành động được đúng hơn, và tốthơn, để làm việc có hiệu quả hơn
Đi đôi với sửa chữa khuyết điểm (phê bình), theo Hồ Chí Minh, cán bộ
cần phải khắc phục bệnh quan liêu, bệnh chủ quan, loại bỏ thói ba hoa Quan
liêu, chủ quan là không đi sát với công việc thực tế, xa lánh, xem thường quần
Trang 26chúng, tất cả những công việc thường ngày được đánh giá, nhận xét trên sổsách, giấy tờ, thiếu sự kiểm tra thực tế dẫn đến kết quả là những người xấu,kém năng lực, phẩm chất có cơ hội tham ô, lãng phí “Tham ô, lãng phí vàbệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”, cho nên
“chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp nhưviệc đánh giặc trên mặt trận Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”[57,tr.490] Ngoài ra, cán bộ cần phải khiêm tốn học hỏi, đặc biệt là học hỏi quần
chúng Muốn vậy, cán bộ phải loại bỏ thói ba hoa Thói ba hoa biểu hiện nhiều vẻ: dài dòng, rỗng tuếch, thói “cầu kỳ, khô khan, lúng túng, báo cáo
lông bông, lụp chụp, cẩu thả, “sáo cũ”, nói không ai hiểu Thói ba hoa gắn vớibệnh chủ quan và hẹp hòi Đối với người cán bộ, khiêm tốn học hỏi quầnchúng không chỉ là vấn đề đạo đức mà phải xác định như là điều kiện cần và
đủ của người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo Bởi, lãnh đạo quần chúngđương nhiên là trách nhiệm của người lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì
phải “học hỏi quần chúng” Điều đó có nghĩa là “người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên thấu hiểu” Cũng có nghĩa là “một giây, một phút cũng
không thể giảm bớt mối liên hệ giữa người lãnh đạo và dân chúng”
1.2.3 Thực hành dân chủ, liên hệ mật thiết với quần chúng
Một trong những mục tiêu lớn của đổi mới là phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản ViệtNam mang bản chất giai cấp công nhân, giai cấp cách mạng nhất Với bảnchất cách mạng ấy, sức mạnh của giai cấp công nhân được thể hiện tập trung
và kết tinh trong sức mạnh của Đảng, tất yếu và tự nhiên bắt nguồn từ mốiliên hệ máu thịt giữa Đảng với dân Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại không
có mục đích nào khác ngoài phục vụ nhân dân, phấn đấu cho lợi ích và quyềnlàm chủ của nhân dân trong xã hội Nhân dân và dân tộc ủy thác cho Đảng
Trang 27trọng trách lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó là đảng cầmquyền thì Đảng phải làm hết sức mình để quyền lực thuộc về nhân dân, củanhân dân, mang lại những lợi ích chính đáng cho nhân dân, bảo đảm quyềndân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
Để thực hành dân chủ trong xã hội thì trước hết phải đảm bảo dân chủtrong Đảng Trong Đảng phải tiến hành dân chủ rộng rãi, “phải thực sự mởrộng dân chủ để đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình” Đảng đòi hỏi mỗiđảng viên phải nói và làm đúng đường lối, nghị quyết của Đảng Thực tế chothấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làmchủ của nhân dân chính là do sự thiếu dân chủ trong Đảng Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng,chống mọi biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, dân chủ hình thức, lợi dụng dânchủ để mưu cầu lợi ích cá nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạtĐảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung Tập trung khôngđối lập và tách rời dân chủ Tập trung dân chủ là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung; tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung Do đó, độc đoán, chuyênquyền là hoàn toàn xa lạ với nguyên tắc này Tập thể lãnh đạo bảo đảm choviệc thực thi dân chủ nhưng tập thể lãnh đạo không phải là dựa dẫm vào nhau,
mà là sử dụng trí tuệ tập thể Vì sao cần phải tập thể lãnh đạo? Chủ tịch HồChí Minh cho rằng, “Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinhnghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc một số mặtcủa một vấn đề Vì vậy cần phải có nhiều người Nhiều người thì nhiều kinhnghiệm, người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn
Trang 28đề đó Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề đó đượcthấy rõ khắp mọi mặt Mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới được giảiquyết chu đáo, khỏi sai lầm”[56, tr.505] Do vậy, “nếu lãnh đạo không tập thểthì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan Kết quả là hỏng việc”[56,tr.505] Tuy nhiên, tập thể lãnh đạo phải luôn đi đôi cùng cá nhân phụ trách,bởi, như Bác dạy: “việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kếhoạch định rõ ràng rồi thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ítngười phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành Như thế mới có chuyên trách,công việc mới chạy”[56, tr.505]
Coi trọng và thực hành dân chủ cũng là thể hiện sự coi trọng dân và vìdân của Đảng Vì nhờ có dân chủ nên đời sống chính trị trong Đảng lànhmạnh, trí tuệ của Đảng không ngừng được phát huy, mối quan hệ giữa Đảngvới dân ngày càng gắn bó và không ngừng được mở rộng Từ đó, uy tín củaĐảng trong dân ngày càng to lớn, sâu rộng Dân càng tin yêu Đảng càng tíchcực đóng góp những ý kiến tâm huyết để Đảng có những quyết sách đúngđắn Như vậy, dân chủ trong xã hội cũng sẽ phát triển Phát huy dân chủ trongĐảng, phát triển dân chủ trong xã hội sẽ làm cho người dân càng gần gũi vớiĐảng bởi họ thấy quyền làm chủ và lợi ích thiết thân của mình được bảo đảm,
từ đó mọi đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống
Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội trong điều kiện một đảng cầm quyềncũng nhằm phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động sáng tạo của các đoànthể nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt trong việc tham gia phản biện xãhội, quản lý nhà nước và vận động nhân dân thực hiện các đường lối chủtrương của Đảng, từ đó càng thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân
Thực tế thời gian qua, ở nơi này, nơi khác, nhân dân chưa hoàn toànđược thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình Không phải mọi việc đều là
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Một trong những nguyên nhân là
Trang 29do cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng chưa đạt kết quả như mongmuốn, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổchức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới Tham nhũngquan liêu là nguyên nhân chính làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng,làm suy yếu mối quan hệ giữa Đảng với dân Để thực sự phát huy dân chủtrong Đảng, phát triển dân chủ trong xã hội nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạocủa Đảng, phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhànước, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Bên cạnh đó, là đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay ở nước ta,Đảng cần đặc biệt quan tâm tới việc chăm lo đội ngũ cán bộ để đảm bảo sựphát triển liên tục của cách mạng và và sự bền vững của chế độ Muốn vậy,Đảng phải đổi mới quan niệm và phương pháp tiến hành công tác cán bộ theohướng thực sự dân chủ, kết hợp với tập trung thống nhất theo một quy trìnhchặt chẽ Song song đó, cần tăng cường việc lãnh đạo, kiểm tra cán bộ, đảngviên, kiên quyết xử lý những đảng viên, đặc biệt là đảng viên cán bộ có chức
có quyền đang bị sai phạm
Như vậy, thực hành dân chủ thực chất theo Hồ Chí Minh đó là nhândân phải là người tham vào quá trình ra quyết định, giám sát việc thực hiệnquyết định và tham gia tổng kết việc thực hiện quyết định để góp ý kiến, bổsung, điều chỉnh quyết định tiếp theo Đây là hướng tiếp cận đạt đến dân chủtrực tiếp, nó vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa thể hiện trách nhiệm caotrước quyền lực mà người lãnh đạo được chủ sở hữu quyền lực đó, tức là nhândân ủy thác Tất nhiên lãnh đạo cũng có quyết định thiếu sót, sai lầm Songlãnh đạo chính trị - xã hội thì cần phải hạn chế đến mức tối thiểu những sailầm có thể xảy ra bởi không bao giờ được phép coi những quyết định chính trị
- xã hội giống như các quyết định về khoa học công nghệ trong phòng thínghiệm Người ta quyết định thường chỉ “nhìn từ trên xuống” Nhưng người
Trang 30thi hành quyết định cũng lại chỉ “nhìn từ dưới lên” Cả hai đều có hạn chế Vìvậy, muốn giải quyết vấn đề đúng ắt phải hợp khinh nghiệm cả hai bên lại Do
đó, mà người cán bộ lãnh đạo phải giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúngnhân dân Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Việc dễ mấy không dân cũng chịu, việc khómấy có dân liệu cũng xong”[57, tr.127] và “tin dân, học dân, dựa vào nhândân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch”[57,
tr.129]
Bấy lâu nay việc chống tham nhũng, lãng phí của chúng ta chưa đạtyêu cầu là “nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự vào dân, chưa coi trọngviệc tiếp thu ý kiến phê bình của dân” Vậy nên chỉ khi nào chúng ta thấuhiểu và thực hiện triệt để tư tưởng dựa vào nhân dân của chủ tịch Hồ ChíMinh, chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra động lực mới, khắc phục được tình trạngyếu kém trong việc phòng chống tham nhũng, lãng phí Và phải hành độngtheo tinh thần: “…Đội ngũ các bộ, đảng viên phải thực sự tin, trọng dân, gầndân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân Giải quyết kịpthời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân
và khiếu nại, tố cáo của công dân”[27, tr.210] Dựa vào dân để chống tham
nhũng, lãng phí, thì một công việc rất quan trọng nữa là phải tiếp tục đẩymạnh việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở; chỉ có như vậymới phát huy được vai trò của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng,đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả
Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo liên hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân
là điều kiện quan trọng để nâng cao đạo đức cách mạng của Đảng Để làm tốtđiều này, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủtrong Đảng, “tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thầnchủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân”[27, tr.145] Song để thực hiệnnguyên tắc này, hiện nay chúng ta gặp không ít những thử thách, đó là sự tác
Trang 31động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập, giao lưu quốc tế; sự tác động tiêu cựccủa nền kinh tế thị trường; sự chống phá của kẻ thù … Nếu không vượt quanhững thách thức trên thì dẫn đến tình trạng phường hội, bè phái, vô chínhphủ trong các tổ chức Đảng và sẽ cắt đứt mối quan hệ bản chất giữa Đảng vớinhân dân Và nếu vậy, Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và tấm gương đạođức của Đảng hoàn toàn lu mờ Biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơnói trên là “trong Đảng phải thực hiện dân chủ rộng rãi, thường xuyên vànghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”[63, tr.510] đồng thời, thường xuyên tổ
chức cho quần chúng nhân dân đóng góp, phê bình các tổ chức và từng cán
bộ, đảng viên
1.2.4 Xây dựng Đảng, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Xây dựng Đảng, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trước hết làxây dựng đạo đức đối với người đảng viên của Đảng được thể hiện trongnhiều lĩnh vực khác nhau: Trong chính trị – tư tưởng, trong sinh hoạt lối sống,trong sinh hoạt Đảng
Trong chính trị – tư tưởng có thể khẳng định giá trị đạo đức đầu tiên
của người cán bộ, đảng viên của Đảng là thái độ đối với độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Phải nhận thức được rằng: độc lập dân tộc vàquá độ lên chủ nghĩa xã hội là qui luật phát triển khách quan của thời đại.Mục tiêu đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh Để có sựthống nhất nhận thức trong toàn Đảng, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải
có lòng trung thành vô hạn và lòng tin khoa học vào lý tưởng chiến đấu đượcxây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và phảilấy đó làm kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của mình Sự phát triểncủa thực tiễn cách mạng nước ta, yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải nắmvững học thuyết khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng
Trang 32Hồ Chí Minh, bởi có như vậy mới ngăn ngừa được sự thoái hóa về chính trị,
tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên và mới có cơ sở lý luận để khẳng địnhĐảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ đạo đức và năng lựclãnh đạo cách mạng Việt Nam Và để cái chuẩn mực đạo đức hàng đầu củaĐảng được thể hiện trong cuộc sống, trong hoạt động thực tiễn thì mỗi đảngviên của Đảng phải không ngừng học tập, tu dưỡng để mãi mãi trung thànhvới chủ nghĩa Mác- Lênin, giữ gìn nuôi dưỡng niềm tin vào giá trị của cácchân lý mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo trongthực tiễn cách mạng Việt Nam
Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam kể từngày thành lập, trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong khi lãnhđạo chính quyền, lúc hoạt động công khai cũng như khi tạm rút vào hoạt động
bí mật, đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chomọi hành động Đó là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi cách mạng.Bác Hồ kính yêu của Đảng của dân tộc ta, trước ngày vĩnh biệt chúng ta,15/07/1969 trả lời phỏng vấn cho phóng viên báo Nhân đạo Pháp, khi nói vềthắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam, Người nói: “Chúng tôi giành đượcnhững thắng lợi đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng cần phải nhấn mạnhrằng… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khíkhông gì thay thế nổi là chủ nghĩa Mác-Lênin”[63, tr.476]
Trong lối sống, sinh hoạt, đây là thước đo quan trọng để đánh giá phẩm
chất cách mạng của cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường dạycán bộ, đảng viên: Thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Hiện nay vẫn
có những người có chức, có quyền trong bộ máy của Đảng, nhà nước thamnhũng, lãng phí tiền bạc của cải của nhà nước, của đơn vị để làm giàu bấtchính cho gia đình mình và sống xa hoa, trụy lạc Để khắc phục tệ nạn đó, cầntriển khai đồng bộ các biện pháp sau: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức,
Trang 33lối sống cho cán bộ, đảng viên, tiến hành “thường xuyên và theo định kỳ,không làm qua loa, chiếu lệ, hình thức”chế độ tự phê bình và phê bình trongĐảng “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu làm trong sạch
đội ngũ đảng viên”[27, tr.140] có biện pháp hành chính hữu hiệu nhất để kiểm
tra toàn diện cán bộ, đảng viên, trước hết là những người có chức, có quyền.Đồng thời, cần phát động phong trào quần chúng nhân dân kiểm tra, kiểmsoát sinh hoạt, lối sống và thu nhập của cán bộ, đảng viên
1.2.5 Coi trọng công tác cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ trong
sự nghiệp cách mạng, bởi cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chínhphủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình dânchúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấycũng không lãnh đạo được nhân dân”[56, tr.252] Trong công tác cán bộ, cầnchú ý đến những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống củangười cán bộ Tiêu biểu các phẩm chất đó là:
Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu đối với toàn thể đội ngũ cán bộ của ta dù ở bất
kỳ cương vị nào Riêng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, yêu cầu đó phải làyêu cầu tiên quyết Bởi đội ngũ này đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặttrực tiếp với cuộc sống phức tạp và đầy cám dỗ Lòng trung thành tuyệt đốivới Tổ quốc, niềm tin vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội sẽ tạo nên bản lĩnhchính trị vững vàng giúp người cán bộ lãnh đạo luôn kiên định trước nhữngbiến động trái chiều và tận tâm với công việc, tự tin trong hành động Từ đó
mà thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Trang 34Nhà nước và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Đảng, chống chủ nghĩa cơ hội, bèphái, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác trong Đảng,trong cơ quan và trong địa bàn mà mình phụ trách Bản lĩnh chính trị vữngvàng sẽ tạo nền tảng vững chắc để người cán bộ xử lý một cách tỉnh táo cáctình huống phát sinh trong thực tiễn, từ đó mà tạo được lòng tin, uy tín, sự tínnhiệm đối với dân
Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh là yêu cầu chung đối với
toàn thể cán bộ Cán bộ, đặt biệt là cán bộ lãnh đạo phải là tấm gương sáng vềđạo đức, lối sống, không chỉ đối với đội ngũ cán bộ dưới quyền; mà còn đốivới nhân dân địa phương Có như vậy, họ mới tạo được uy tín, lòng tin, sự nểphục của mọi người xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết đạo đứccách mạng của người cán bộ: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư mà trảiqua bao biến động của thời đại vẫn giữ nguyên giá trị Những phẩm chất đạođức đó vẫn là yêu cầu đạo đức chuẩn mực của mọi cán bộ Đối với cán bộlãnh đạo, đạo đức cách mạng phải được thể hiện rõ nét trước hết là trong công
việc “Cần” không chỉ là cần cù, chịu khó hoàn thành công việc được giao mà
cao hơn nữa “cần” chính là ý thức luôn luôn phấn đấu để đạt được kết quả caonhất trong mọi nhiệm vụ kể cả khi gặp những điều kiện khó khăn phức tạp,đây chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công
việc “Kiệm” không có nghĩa là tiết kiệm chung chung, tiết kiệm cho cá nhân
mình, mà đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt “kiệm” phải là tiết kiệm thờigian, tiền bạc, công sức của nhân dân, của đất nước Việc gì có lợi cho dân thìphải hết sức làm, còn việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, luôn suy
nghĩ, cải tiến lề lối làm việc sao cho khoa học và hiệu quả nhất “Liêm” là
trong sạch, không tham nhũng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để mưu cầu lợi ích riêng, không sách nhiễu, đòi hỏi nhân dân và kiên quyếtđấu tranh chống tham nhũng “Liêm” còn thể hiện ở sự công khai, minh bạch
Trang 35trong công tác, trong việc làm đối với nhân dân “Chính” tức là ngay thẳng,
công tâm, làm theo kỷ cương, phép nước, theo đúng pháp luật “Chính” cònđược hiểu là làm việc một cách đúng đắn, khoa học, khách quan
1.2.6 Đổi mới phong cách lãnh đạo
Khi bàn về phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý,
Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương phápxem xét để hiểu cán bộ một cách thấu đáo, không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉxét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ”[56,tr.119]; phải nhìn nhận người cán bộ với con mắt động, phát triển, không nênđịnh kiến, “quyết không nên chấp nhặt”, nên nhớ rằng “một người cán bộ khitrước có sai lầm, không phải vì sai lầm mãi Cũng có cán bộ đến nay chưa bịsai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tươnglai của một người không phải luôn luôn giống nhau; xem xét cán bộ, khôngchỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ Không chỉ xem mộtviệc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ Có ngườilúc phong trào cách mạng cao, họ vào Đảng, họ làm việc rất hăng Nhưng lúcphong trào hơi khó khăn thì đâm ra hoang mang Do vậy, đối với cán bộ lãnhđạo, quản lý, muốn đổi mới phong cách lãnh đạo, trước hết cần phải hiểu kỹcán bộ, để thấy chỗ tốt chỗ xấu của họ, từ đó biết “khéo nâng chỗ tốt, khéosửa chữa chỗ xấu cho họ”[56, tr.120]; phải khéo dùng người Hồ Chí Minh đã
từng nói, vì cán bộ lãnh đạo, quản lý có những khuyết điểm bệnh cậy thế và khiêu ngạo, bệnh ưa người ta phỉnh nịnh mình, bệnh tư túng, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáo điều nên thường phạm vào “ba ham”:
“- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắcchắn hơn người ngoài
- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những ngườichính trực
Trang 36- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh nhữngngười tính tình không hợp với mình”[56, tr.279].
Chính vì “ba ham” nên nảy sinh “ô dù” “che chắn” “phe cánh”, “trù
dập”, tóm lại là “yêu nên tốt, ghét nên xấu” “Như thế, cố nhiên là hỏng cảcông việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”[56, tr.279] Do đó,phải đổi mới phong cách lãnh đạo để có thể dùng cán bộ cho đúng
Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ cho đúng thì người cán bộ lãnhđạo cần “5 phải”:
Một là, “Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ
một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏrơi”
Hai là, “Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người
mình không ưa”
Ba là, “Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng
chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”
Bốn là “Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán
họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc Tức phải đổi mới phong cách lãnh đạo,
để làm cho cán bộ có tinh thần chủ động, dám phụ trách (làm chủ) trong côngviệc Tất nhiên cán bộ mỗi người có trình độ, năng lực khác nhau Song nếungười lãnh đạo biết dìu dắt, giúp đỡ, dạy bảo, cổ vũ, động viên thì cán bộ có
Trang 37thể cố gắng “vượt trội”, để hoàn thành tốt nhiệm vụ “Năng lực của ngườikhông phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do tậpluyện mà có Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to Lãnh đạo khôngkhéo tài to cũng hóa ra tài nhỏ”[56, tr.280] Vậy nên, người lãnh đạo là ngườibiết kiểm tra, uốn nắn, giúp đỡ cấp dưới chứ không phải là người bao biệnlàm thay Mặt khác người lãnh đạo phải biết tạo điều kiện cho cán bộ làm việcchứ không phải chỉ khoán trắng, ra lệnh, bất biết những khó khăn mà ngườicán bộ đang vấp phải.
Ngoài ra, đổi mới phong cách lãnh đạo là mạnh dạn cất nhắc cán bộ
“Cất nhắc cán bộ là xuất phát từ yêu cầu của công việc “Vì việc chọn người”,
“công việc tìm người” chứ không thể “vì người mà tìm việc”, vì lòng yêu ghétthân thích, vì nể nang, cánh vế, dòng tộc, đồng hương… làm như thế “nhấtđịnh không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế là có tội vớiĐảng, có tội với đồng bào”[56, tr.281]
1.3 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc
Sửa đổi lối làm việc của cán bộ là tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ cách mạng Đây làmột tư tưởng có tính lý luận, tính chiến đấu và tính thực tiễn sâu sắc Tư
tưởng Sửa đổi lối làm việc của cán bộ đã bao quát những vấn đề rộng lớn
trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên tắc, phương pháp, lề lối, cáchthức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ, đảng viên mà trung tâm làmối quan hệ giữa người với người Người cán bộ, đảng viên được coi như làkhâu trung tâm của các mối quan hệ ấy Đảng viên, cán bộ là những chiếc cầunối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Mọi việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém Sửa đổi lối làm việc của cán bộ là khắc phục khuyết
điểm, phát huy ưu điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sửa đổi cách lãnh đạo
Trang 38của Đảng để xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa Đảng, Nhà nước với nhândân theo nguyên tắc dân làm chủ Do vậy, sửa đổi lối làm việc của cán bộhiện nay là cán bộ cần:
Một là, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận
Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thứclớn, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cáchmạng là một trong những vấn đề trọng tâm, xuyên suốt thể hiện trong các Vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc và trong các Nghị quyết của Ban chấp hànhTrung ương các khoá Tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đi đến thành công,trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta đãxác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trongsạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”[26, tr.54] Trong đó,mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kếhoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận,kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn Phải coi việc học tập, nâng caotrình độ chuyên môn, trình độ lý luận là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi người cán
bộ, đảng viên Bởi việc thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn,trình độ lý luận là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm nâng cao trình độ trí tuệtrong Đảng Mỗi cán bộ, đảng viên phải nắm vững và vận dụng chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể; quán triệt quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng Đây là tiền đề cơ bản cho việc xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, thông về tư tưởng, cóphẩm chất, đạo đức tốt, góp phần nâng cao năng lực của Đảng đủ sức “đềkháng” với âm mưu diễn biến hóa bình của các thế lực thù địch chống phácách mạng; đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Để nhận thức một cách nghiêm túc, việc học tập đối với mỗi cán bộ, đảngviên không còn đơn thuần là học để “biết”, mà mục đích của học tập là học để
Trang 39“làm việc”; và coi việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lýluận là một quá trình xuyên suốt Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụnặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải chú trọng xây dựng Đảng vềchính trị, mà cụ thể: “Phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổimới Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toànĐảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủchốt các cấp, không dao động trong bất kỳ tình huống nào Giữ vững bản chấtgiai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên”[27, tr.199] Theo tinh thần đó, thì lòng trung thành với chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu lý tưởng cách mạng là thước đophẩm chất chính trị, bản chất cách mạng của mỗi người Đây cũng chính làcái để phân biệt giữa người đảng viên chân chính với người không chânchính
Hiện nay, chiến lược “diễn biến hòa bình” là nét đặc trưng của cuộcxâm lược phi vũ trang trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa
và đạo đức Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao tinh thần chiến đấu,tăng cường tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh không khoan nhượngvới mọi kẻ thù trên tất cả các mặt trận Tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảngviên phải thường xuyên giữ vai trò định hướng về chính trị, tư tưởng cho quầnchúng nhân dân; mỗi cán bộ, đảng viên là phải ra sức học tập, nâng cao trình
độ chuyên môn, trình độ lý luận Góp phần xây dựng và củng cố đội ngũ cán
bộ, đảng viên vững về chính trị, chuyên về nghiệp vụ, đủ sức thực hiện thắnglợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước ViệtNam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 40Hai là, nâng cao đạo đức cách mạng: loại bỏ bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa, tự cao tự đại, bệnh chủ quan, tham danh vọng, địa vị, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bệnh nể nang
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường dạy cán bộ, đảng viên: Thật sự cầnkiệm, liêm chính, chí công vô tư Hiện nay vẫn có những người có chức, cóquyền trong bộ máy của Đảng, nhà nước tham nhũng, lãng phí tiền bạc củacải của nhà nước, của đơn vị để làm giàu bất chính cho gia đình mình và sống
xa hoa, trụy lạc, hẹp hòi, ba hoa, tự cao tự đại, chủ quan, tham danh vọng, địa
vị, chủ nghĩa cá nhân, nể nang,… Để khắc phục tệ nạn đó, cần triển khai đồng
bộ các biện pháp sau: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho cán
bộ, đảng viên, tiến hành “thường xuyên và theo định kỳ, không làm qua loa,chiếu lệ, hình thức” chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng cần đẩy mạnhcuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, loại bỏ bệnh hẹp hòi, bệnh bahoa, tự cao tự đại, bệnh chủ quan, tham danh vọng, địa vị, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, bệnh nể nang,… làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên có
biện pháp hành chính hữu hiệu nhất để kiểm tra toàn diện cán bộ, đảng viên,trước hết là những người có chức, có quyền Đồng thời, cần phát động phongtrào quần chúng nhân dân kiểm tra, kiểm soát sinh hoạt, lối sống và thu nhậpcủa cán bộ, đảng viên
Ba là, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên đấu tranh phê bình và tự phê bình
Thời đại hiện nay, bên cạnh những thành tựu do khoa học kỹ thuật,công nghệ mang lại, thì những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh đã thật sự là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại Các nhân tố
đó là hành trang và sức mạnh tinh thần không thể thiếu để toàn Đảng và toàn