Nhiều tài liệu liên quan đến đề tài như: các Đề cương tuyên truyền về tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương; các Báo cáo sơ kết,tổng kết Cuộc vận động “Học tập và là
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ TRANG NHUNG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HUYỆN CHƠN THÀNH,
1.1 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
1.2 Thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
trong giáo dục đạo đức và sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ ĐẢNG
VIÊN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC: THỰC
2.1 Một số nhân tố tác động tới vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn
2.2 Những thành tựu và nguyên nhân của vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện
2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện
2.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán
bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước……… 58
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thếgiới Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và một trong những nội dung quan trọngđược Người quan tâm, đó là vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ đảngviên
Đạo đức ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người và tồn tại, phát triển cùngvới sự xuất hiện của loài người Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thể hiện vaitrò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của xã hội nói chung và sự phát triểncon người nói riêng Việc giáo dục đạo đức cho mỗi người, nhất là cho cán bộ đảngviên luôn được xã hội, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm
Chúng ta muốn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng giàumạnh, thì chúng ta cần có những con người cách mạng và người cách mạng đó phải
có đức, có tài, trong đó đức là gốc, như Bác đã dạy “Cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân” [33, tr.252-253]
Cán bộ đảng viên là những người trực tiếp thay mặt Đảng và Nhà nước quantâm, giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân, liênquan đến lợi ích quốc gia, dân tộc Muốn thực hiện được mục đích cao đẹp và nặng
nề này thì cán bộ đảng viên phải là người có phẩm chất, đạo đức tốt Nhận thấy tầmquan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức, nhất là đạo đức cho cán bộ đảng viên;xác định tầm quan trọng của đạo đức theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhtrong thời kỳ đổi mới, năm 2006 Đảng ta đã chính thức phát động cuộc vận động họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 06-CT/TW ngày07/11/2006), đến năm 2011 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011
“Về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vàđến nay tiếp tục thực hiện bằng Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chínhtrị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Tại Hội nghị lần thứ 12 (khóa XI) Đảng ta đã đánh giá: Bên cạnh kết quả đạtđược, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí cónhững yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm
Trang 4giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là tháchthức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ Hội nghị đã chỉ rõmột trong những vấn đề cấp bách đó là: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ caocấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau
về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạytheo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vônguyên tắc
Vì vậy, Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, đang chủđộng hội nhập quốc tế Chính vì vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ đảng viên làphải luôn nâng cao chất lượng về năng lực, vững vàng về chính trị, đạo đức, lối sống
là việc cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Huyện Chơn Thành trong những năm qua cùng với sự hội nhập, phát triểncủa cả nước, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện đã gặt hái được nhiều thànhtựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng Song, thực tếcho thấy tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên vẫncòn diễn biến Việc nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HồChí Minh và vận dụng để giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên cần được đẩy mạnh
và thường xuyên hơn
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh về đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện ChơnThành, tỉnh Bình Phước là rất cần thiết, để góp phần cùng huyện Chơn Thành hòa
Trang 5nhập theo trào lưu phát triển chung của đất nước theo đúng chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay
Với đề tài tâm đắc nhất này, học viên muốn nêu lên một cách khái quát nhất,nhưng đầy đủ nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Từ đó, tìm hiểu, đánh giá thựctrạng và những nhân tố tác động trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức cách mạng trong học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng của độingũ cán bộ đảng viên tại huyện Chơn Thành Phân tích nguyên nhân, hạn chế và đề
ra một số giải pháp chủ yếu giúp cho cán bộ đảng viên của Đảng bộ huyện ChơnThành nâng cao hơn nữa ý thức tự rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng HồChí Minh, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh Hoàn thànhthật tốt nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay
Và thông qua luận văn, học viên muốn bày tỏ lòng kính yêu vô hạn của mìnhđến lãnh tụ Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng ngời về đạo đức của Đảng và dân tộcViệt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, một di sản tinh thần vô giá mà Bác đã đểlại cho chúng ta Việc nghiên cứu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáodục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từrất sớm Trong Đại hội VII của Đảng (năm 1991), Đại hội IX (năm 2001), khi Đảng
ta đưa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào văn kiện Đại hội thì việc nghiên cứu, giáodục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn dân quan tâm họctập, giáo dục và triển khai sâu rộng Có rất nhiều tác giả, tác phẩm, tài liệu, nội dungnghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh, liên quan đến đạo đức và giáo dụcđạo đức nói chung và cụ thể là giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên Nhiều tácphẩm, tác giả, đề tài tiêu biểu liên quan đến vấn đề này là: các tài liệu học tập ở cácTrường đại học, cao đẳng, Trường chính trị; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị củaĐảng
Các tác phẩm, bài viết của một số tác giả trong và ngoài nước như: các giáotrình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh dùng trong các Trường cao đẳng, đại học, sau đạihọc, các Trường chính trị: giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trungương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh (biên soạn và phát hành năm 2003) giảng dạy trong các trườnghọc chuyên ngành, đào tạo sau đại học; giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (do Bộ giáodục và đào tạo biên soạn và phát hành năm 2004) giảng dạy trong các trường cao
Trang 6đẳng, đại học; giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (do Bộ giáo dục và đào tạo tái bản cósửa chữa, bổ sung năm 2011) dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối khôngchuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài viết “Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng” - PGS.TS.Phạm Ngọc Anh - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Tạp chí Báo cáo viêntháng 5/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương
Ban Tuyên giáo Trung ương với cuốn sách 117 chuyện kể về tấm gương đạođức Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia - 2007) Ngoài ra, còn có các tài liệu khác
do Ban Tuyên giáo Trung ương ấn hành hàng năm phục vụ cho việc đẩy mạnh “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chủ đề từng năm
Nhiều tài liệu liên quan đến đề tài như: các Đề cương tuyên truyền về tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương; các Báo cáo sơ kết,tổng kết Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” củaTỉnh ủy Bình Phước và Huyện ủy Chơn Thành v.v…
Bên cạnh đó, còn có sách “Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay,thực trạng và giải pháp” Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 do PGS, TS NguyễnThế Kiệt chủ biên; “Người cán bộ, đảng viên” Nxb Thanh niên, 2010 do TS TrầnĐình Thêm biên soạn; “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân trong thời
kỳ mới” Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, 2014 do Nguyễn Thế Trung - Ban Dân vậnTrung ương chủ biên…
Ngoài ra, còn có các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị như: Chỉ thị số 06-CT/TW,ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về “Tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chínhtrị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV, khóa XI
về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; văn kiện Đại hội Đảng bộhuyện Chơn Thành lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Đề tài về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho các đối tượng khác nhau ở nước ta có thể nói là rất phong phú và
đó là cơ sở cho nhiều nhà khoa học nghiên cứu Tuy nhiên, việc nghiên cứu về giáo
Trang 7dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành thì cho đến nay vẫnchưa có luận văn nào đề cập nghiên cứu.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vào luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong
giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong
giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước từ năm
2005 đến nay
4 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành,tỉnh Bình Phước, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếunhăm nâng cao hiệu quả của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việcgiáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước hiện
nay
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ ChíMinh về đạo đức
+ Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng vận dụng tư tưởng HồChí Minh về đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyệnChơn Thành, tỉnh Bình Phước hiện nay
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, giáodục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu: phân tích tổng hợp, lịch sử - logic, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa,
-6 Đóng góp mới của luận văn
Trang 8- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lí luận trong việc vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyệnChơn Thành, tỉnh Bình Phước
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng caohiệu quả của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức chocán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là tài liệu tham khảo nghiên cứu và vận dụng trong việc nâng caohiệu quả của việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
và vận dụng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ đảng viên ở địa phương
- Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị vànhững người quan tâm đến vấn đề này Đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo
để giảng dạy tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Chơn Thành
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn có phần nộidung được chia thành 02 chương với 06 tiết
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VẬN DỤNG
Trang 9TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC.
1.1 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Đại hội lần thứ VII (năm 1991) đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí
Minh và đến Đại hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng, một lần nữa Đảng ta xác định
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và pháttriển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại ” [68, tr.11] Có thể thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ 4nguồn gốc, nguồn gốc từ tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; của các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; từ tinh hoa văn hóa nhân loại và từphẩm chất cá nhân của Người Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quanđiểm lý luận toàn diện và sâu sắc Song hành cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dântộc Việt Nam; tất cả những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh đều liênquan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam và tư tưởng của Người vẫn mãi là ngọn đènsoi đường cho cách mạng Việt Nam, là tài sản vô giá của Đảng và Nhân dân ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận hợp thành, một phương
diện cốt lõi, cơ bản của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Toàn bộ tư tưởng Hồ ChíMinh về cách mạng Việt Nam, như: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp; về độc lập dân tộc gắn với CNXH; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoànkết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng nhà nước thật sự của dân,
do dân, vì dân , đều toát lên một tinh thần nhân văn, nhân đạo, cao cả; đều xuất phát
từ con người, nhân dân, dân tộc; đều hướng đến giải phóng giai cấp, dân tộc, giảiphóng con người, nghĩa là đều bao chứa phương diện đạo đức
Cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc Việt Nam, được hìnhthành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh còn là sự kế thừa, đổi mới và phát triển tư tưởng đạo đức phương Đông,phương Tây, những tinh hoa văn hóa, đạo đức nhân loại Trong số những giá trị tưtưởng đạo đức nhân loại, những tư tưởng, những tấm gương đạo đức của các nhà
Trang 10sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, chủ nghĩaMác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất và chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới cóthể thật sự soi đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, giảiphóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng là kết tinh những nỗ lực của một nhâncách vĩ đại Ngay từ khi còn trẻ, Người đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, tựtin, giàu lòng nhân ái, sớm có chí cứu nước, giải phóng đồng bào Những phẩm chất
đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của Người Nhờ vậy, giữathực tiễn sinh động, phong phú và phức tạp; giữa nhiều học thuyết, quan điểm khácbiệt nhau; Hồ Chí Minh, với năng lực, tình cảm và bản lĩnh đặc biệt của mình đãphân tích, khái quát, đánh giá và quyết chọn những giá trị của tư tưởng nhân loại đểhình thành tư tưởng và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh là một hệ thống những quan điểm, quan niệm hoàn chỉnh về đạo đức và xâydựng đạo đức Dưới đây là những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Người
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội
và trong mỗi bản thân con người Với chức năng nhận thức và giáo dục, giúp conngười kế thừa tri thức đạo đức, từ đó điều chỉnh hành vi, mối quan hệ giữa người vớingười, cá nhân với tập thể, và phát triển dần thành thói quen, truyền thống, tậpquán đạo đức tốt đẹp Sự phát triển tiến bộ của xã hội không thể thiếu vai trò của đạođức Đặc biệt, đối với người cách mạng, người cán bộ đảng viên, đạo đức cách mạng
là điều không thể thiếu được Hồ Chí Minh ví đạo đức như gốc của cây, nguồn củasông Sông phải có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đượcnhân dân Bởi lẽ, muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho nhân loại, đó là côngviệc to tát, mà tự mình không có đạo đức, thì không thể làm được Người còn nói,làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài,gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc trau dồi đạo đức cách mạng cho cán bộđảng viên Người nhấn mạnh rằng, mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ cóthấm nhuần đạo đức cách mạng hay không Đạo đức có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệpbiến đổi xã hội cũ thành xã hội mới Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian
Trang 11khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi và thành côngcũng vẫn giữ vững được tinh thần chịu đựng gian khổ, không kèn cựa về mặt hưởngthụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, hủ hóa Bởi vậy, ngay từ
tác phẩm Đường cách mệnh, Người đã nêu ra 23 điều về tư cách một người cách
mạng, thực hiện 3 mối quan hệ cơ bản: Đối với mình, đối với người, đối với việc.Trong suốt những năm 40, 50, 60 của thế kỷ thứ XIX, Người luôn có những bài viếtngắn gọn, súc tích về vai trò của đạo đức cách mạng, về sự cần thiết tu dưỡng đạođức cách mạng Cho đến lúc đi xa Người vẫn không quên căn dặn, Đảng ta là mộtĐảng cầm quyền, mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Đảngcần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng
Một là, trung với nước, hiếu với dân:
Trung, hiếu là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống củadân tộc Việt Nam và của phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và pháttriển trong điều kiện mới “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” được Hồ Chí Minh vậndụng thành nội dung mới, phù hợp với hoàn cảnh mới “Trung với nước, hiếu vớidân” Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời.Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [34,tr.320-321] Theo Người, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước là nướccủa dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ làđầy tớ của dân chứ không phải là “Quan cách mạng”
Trung với nước là yêu nước, yêu CNXH, tuyệt đối trung thành với sự nghiệpdựng nước và giữ nước, với sự phát triển đi lên của đất nước, có trách nhiệm bảo vệ
và làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cáchmạng
Hiếu với dân là thương dân, tin dân, quý dân, lấy dân làm gốc, ra sức phục
vụ, chăm lo cho nhân dân hết lòng, hết sức Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minhyêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiệndân sinh, nâng cao dân trí
Trang 12Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất, chuẩn mực nền tảng của đạo đứccách mạng, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, phải “Tuyệt đối trung thành với Đảng, với
nhân dân”, phải “Tận trung với nước, tận hiếu với dân” [31, tr.32]
Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư:
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là chuẩn mực đạo đức trung tâm,điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, là nền tảng củađời sống mới
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm,chính, nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để phụng sựquyền lợi cho chúng Ngày nay, chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính là để cho cán
bộ đảng viên thực hiện và làm gương cho nhân dân Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩmchất “Trung với nước, hiếu với dân”
Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của conngười, như trời có bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), đất có bốn phương (Đông, Tây,Nam, Bắc) và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm
Cần: Cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, cónăng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh, không ỷ lại, lười biếng, dựa dẫm
Kiệm: Là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm tiềncủa…) không hoang phí của bản thân và đặc biệt quan trọng nhất là không hoang phícủa nước, của dân, không phô trương hình thức
Cần, kiệm: Là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong côngtác
Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tham lam tiền tài, địa vị, danh vọng; làluôn tôn trọng của công và của dân; là không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc củanước, của nhân
Chính: Chính trực, thẳng thắn, đứng đắn, không tà, thật thà đối với mình, vớingười và đối với việc Đối với mình - không tự cao, tự đại, phải khiêm tốn học hỏi,phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém; đối với người -không nịnh người trên, khinh kẻ dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chânthành, khiêm tốn, đoàn kết; đối với việc - thì để việc công lên trên, lên trước việc tư,việc nhà Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, việc thiện nhỏ mấy cũngnên làm, việc ác nhỏ mấy cũng nên tránh
Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ
Trang 13Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện Tuy nhiên, là cán bộ đảng viên phải thực hànhtrước tiên để làm kiểu mẫu cho dân
Chí công, vô tư: Là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc
gì cũng nghĩ đến nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết; chỉ biết vìĐảng, vì dân tộc, phải biết “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Chí công, vô tư lànêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân Đây là chuẩn mực của ngườilãnh đạo
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư.Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư Ngược lại, nếu đã có chí công,một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,chính
Ba là, gương mẫu, nói đi đôi với làm:
Hồ Chí Minh coi việc nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bậc nhấttrong xây dựng một nền đạo đức mới Bản thân Hồ Chí Minh là tấm guơng trongsáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chấtcủa tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạođức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểuhiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “Vác mặt làm quan cách mạng”, nói màkhông làm, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Chính phủ truớc nhân dân
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm, có như vậy công việcmới có hiệu quả thực sự cho bản thân mình và cho người khác Còn nếu như nóinhiều, làm ít, nói mà không làm thì chẳng có tác dụng gì
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phuơngĐông Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt Sự làm gương của thế hệ đitrước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên là rất quan trọng Người yêucầu, trong gia đình thì cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em,ông bà làm gương cho con cháu; ở trường học, thầy cô giáo làm gương cho học sinh;trong tổ chức, tập thể là tấm gương cho lãnh đạo, còn lãnh đạo làm gương cho cán
bộ, nhân viên cấp dưới, đảng viên phải làm gương trước quần chúng; đối với xã hội,người này là tấm gương để người kia noi theo, thế hệ đi trước là tấm gương cho thế
hệ con cháu noi theo Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên
Trang 14trán chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho ngườikhác bắt chước” [31,tr.37]
1.1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
Một là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Đã là con người thì ai cũng có những ưu điểm và những khuyết điểm, mỗingười đều có một vài hạn chế, ai cũng có tính thiện - ác ở trong mình, không ai hoàn
mĩ Quan trọng là chúng ta có dám tự nhận và sửa chữa hay không? Một nền đạo đứcmới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.Đạo đức không phải tự nhiên mà có, phải do rèn luyện mà nên Đạo đức cách mạnggắn liền với cống hiến, dấn thân cho cách mạng, đạo đức trong hành động vì độc lập
tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Chỉ có trong hành động, đạo đức cáchmạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình Hồ Chí Minh đưa ra một lời khuyên rất
dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rènluyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càngsáng, vàng càng luyện càng trong” [9, tr293]
Hai là, nêu gương đạo đức:
Tấm gương đạo đức của Bác là tấm gương sáng ngời để cho tất cả mọingười, các thế hệ người Việt Nam mãi noi theo Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nói chungthì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sốngcòn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [1, tr.263] Với ý nghĩa đó,
Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lýluận cách mạng tiền phong, mà còn bằng chính bất cứ một lĩnh vực nào khác, trongviệc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng
“Đạo làm gương” Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dụclẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chứccách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [12, tr.558] Để làm được nhưthế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũitrong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong họctập để mọi người học tập, noi theo
Ba là, xây đi đôi với chống
Trong đời sống thường ngày, hiện tượng người tốt - xấu, đúng - sai, có đạođức - vô đạo đức vẫn song hành tồn tại cùng nhau, đan xen nhau, biểu hiện thông quahành vi của mỗi người Cho nên, cùng với việc xây dựng đạo đức, bồi dưỡng những
Trang 15phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu
xa, sai với yêu cầu của đạo đức mới Xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống,chống nhằm mục đích xây Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hànhbằng cách giáo dục, giáo dục từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội.Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hoá sát hợp với các tầng lớp, đốitượng Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giaicấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phảikhơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và
về đạo đức, lối sống
1.2 Thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức và sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đản viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
1.2.1 Thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Để làm rõ thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức tronggiáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, cần
xác định khái niệm cán bộ đảng viên.
Như chúng ta biết, Cán bộ là cách gọi quen thuộc trong ngôn ngữ chính trị
của các nước XHCN theo mô hình Xô Viết, bắt đầu từ thời Lênin sau thắng lợi củaCách mạng Tháng Mười, khi Đảng Cộng sản đã cầm quyền và nước Nga Xô Viết đã
ra đời, thể chế quyền lực Nhà nước đã định hình và đi vào hoạt động
Ở Việt Nam, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (gọichung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Trang 16Cán bộ là những người có chức vụ, quyền hạn, có vai trò và cương vị nòngcốt trong một cơ quan, tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan,
tổ chức đó và các quan hệ trong lãnh đạo, điều hành, góp phần vào sự phát triển củađịa phương
Như vậy, khái niệm “Cán bộ” để phân biệt với “Quần chúng”, với nhữngngười dân bình thường trong xã hội hay những người làm việc ở các công sở nhànước, các cơ quan đoàn thể không giữ chức vụ
Đảng viên: Theo Điều 1 của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua
ngày 19/1/2011 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI “Đảng viên Đảng cộng sảnViệt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhânViệt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu chomục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân vànhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có laođộng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bómật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thốngnhất trong Đảng”
Đảng viên phải là những người có trách nhiệm, góp phần xây dựng đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiệnmọi đường lối, chủ trương, chính sách đó Đảng viên phải là người tiên phong gương
mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách Đảng viên dù ở cương vị nào
cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng, mỗi đảng viên đều làngười thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích cho dân hiểu những chínhsách của Đảng và Nhà nước, để dân tin và vui lòng thực hiện Mỗi cán bộ đảng viênđều phải nhận thức được rằng mình vào Đảng để làm đầy tớ cho dân, chứ không phảilàm quan cách mạng
Như vậy, trong luận văn này, học viên dùng cụm từ cán bộ đảng viên để chỉ
đảng viên và những người giữ một chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền trong việcthực hiện công việc nào đó (những người này có thể không là đảng viên)
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên phải có một đời tư trongsáng, phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống Điểm nổi bật ở Chủ tịch Hồ ChíMinh so với nhiều danh nhân khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đờicủa Người là tấm gương sáng về đạo đức Cùng với sự phát triển đất nước, sức mạnhcủa đạo đức đã lan toả, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trở thành
Trang 17giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ, các dân tộc ở trên đất nướcViệt Nam Nếu cán bộ không có một đời tư trong sáng thì sẽ không thuyết phục, vậnđộng được nhân dân trong các phong trào cách mạng Người cán bộ, ngoài việc phảihoàn thành tốt công việc chung của Đảng đã được phân công, còn phải là một thànhviên tốt của gia đình, là một người công dân tốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xãhội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi người chung quanh trong cùng bảnlàng, thôn xóm.
Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đề cập đến việc cán bộ đảng viên phải thườngxuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đốivới quần chúng, coi việc tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mậtthiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm chất, tư cách, đạo đức của đảngviên Người kêu gọi mọi cán bộ đảng viên phải hành động thiết thực để nhân dân tinĐảng và Đảng phải vững mạnh để phục vụ nhân dân
Để làm rõ thực chất của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứctrong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
cũng cần tìm hiểu khái quát về huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và về cán bộ
đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước hiện nay
Huyện Chơn Thành nằm ở phía Nam Tây Nguyên và Đông Bắc Sài Gòn, nơi
có hai tuyến quốc lộ 13 và 14 đi qua, đồng thời là điểm cuối tuyến đường Hồ ChíMinh, phía Tây của tỉnh Bình Phước, phía Bắc giáp huyện Hớn Quản, phía Nam giáphuyện Bến Cát, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), phía Đông giáp huyện Đồng Phú, thị
xã Đồng Xoài, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương)
Hiện nay, nay diện tích tự nhiên của huyện là 389,83 km² Chơn Thành làhuyện trung du, có 14 dân tộc anh em đang sinh sống, gồm 8 xã và 01 thị trấn vớihơn 75 nghìn nhân khẩu Có 4 tôn giáo chính (Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Caođài) và một số ít người theo các tôn giáo khác, với tổng số tín đồ khoảng 12.596người Các cư dân từ mọi miền đất nước tụ hội về Chơn Thành lập nghiệp, chungsống đoàn kết, tạo cho quê hương Chơn Thành với một diện mạo phong phú, đa dạng
về văn hóa - xã hội
Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là một vùng đất giàu truyền thốngcách mạng Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo, nhân dân ChơnThành đã một lòng một dạ sắt son theo Đảng Từ sau khi quê hương được giải
Trang 18phóng, Đảng bộ và nhân dân Chơn Thành lại tiếp tục bước vào công cuộc khôi phục
và phát triển đất nước, xây dựng quê hương Chơn Thành giàu mạnh, văn minh
Khi mới bắt đầu thành lập huyện (năm 2003), đội ngũ cán bộ đảng viên,công chức của huyện vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tỷ lệ cán
bộ có trình độ đại học thấp Sau nhiều nỗ lực, từ 909 cán bộ, công chức, viên chứcban đầu, đến năm 2013 đã nâng lên 1.626, trong đó có 564 người trình độ đại học trởlên, 291 cao đẳng, 562 trung cấp Về trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 956 người,trung cấp 321 người và cao cấp 80 người Trong đó, trình độ học vấn cán bộ chủchốt: 100% đại học; 70% trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị Đến năm
2014, toàn huyện có 54 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy với 1.681 đảng viên (năm
2003 chỉ có 38 chi, đảng bộ trực thuộc với 908 đảng viên) Từ năm 2004 đến 2014,huyện đã lựa chọn và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng 392 cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn,trong đó chuyên môn nghiệp vụ 242 người (đại học 80, trung cấp 162), cao cấp lýluận chính trị 34 người và phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở 2 lớp trung cấp lýluận chính trị cho 201 học viên tham gia
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng số đảng viên của toàn huyện là 1.864đảng viên, 57 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và 141 chi bộ trực thuộc cơ sở Kếtnạp được 16 đảng viên mới, chuyển đảng chính thức cho 27 đảng viên dự bị Cử 08cán bộ, công chức tham gia lớp bồi dưỡng chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính 1đồng chí tham gia lớp bổi dưỡng chức danh Trưởng ban Dân vận Huyện ủy 2 đồngchí học cao cấp lý luận chính trị 2 đồng chí học lớp trung cấp lý luận chính trị 1
đồng chí học lớp hoàn thiện bằng cao cấp lý luận chính trị Để làm tốt vai trò chủ
chốt trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện nhà, đội ngũ cán bộ đảng
viên huyện Chơn Thành cần được liên tục giáo dục đạo đức, trong đó nền tảng làgiáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Từ những sự xác định và khái quát trên, có thể thấy, thực chất của vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành bao gồm các nội dung và gắn liền với chúng là các chủ thể giáo dục sau:
Xuất phát từ việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh và qua thực tiễn, Đảng ta đã đút kết thành cơ sở lý luận - thực tiễn nhằm phốihợp giữa tự giác và uốn nắn cán bộ đảng viên học tập và làm theo tấm gương, tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh Thực chất của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức trong giáo dục đạo đức là:
Trang 19Giáo dục cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành biết giữ gìn đạo đức,nhân phẩm, lương tâm, danh dự là phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, coiđạo đức cách mạng là gốc; đức gắn với tài; trong đức có tài, trong tài có đức; tài càngcao, đức càng phải lớn Phải thật sự trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêmchính, chí công vô tư; nói đi đôi với làm; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; nêu gươngđạo đức; đấu tranh kiên quyết chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống Những chuẩn mực, những yêu cầu đạo đức này phải được thể hiện
ra trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ đảng viên, trong mỗi tổchức, cơ sở Đảng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chiến lược và cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà Chỉ có như vậy mới phục vụđược nhiệm vụ chính trị, mới đưa sự nghiệp CNH, HĐH đến thắng lợi Nâng cao trítuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn cách mạng ViệtNam nói chung, huyện Chơn Thành nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mớiđạt hiệu quả cao
Chủ thể của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho cán bộ
đảng viên huyện Chơn Thành trước hết là Đảng bộ huyện Chơn Thành với vai trò là
tổ chức cao nhất của huyện, có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện
ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chínhtrị, các trường học trên địa bàn huyện, các chi, Đảng bộ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể áp dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục như: Tuyên truyền,triển khai cho cán bộ đảng viên học tập chính trị, nghị quyết của Đảng; hướng dẫn tổchức sinh hoạt đảng và hoạt động tự phê bình và phê bình; thông qua hoạt động thựctiễn lãnh đạo, quản lý; thông qua các tấm gương tiêu biểu về đạo đức, qua học tậpcác chuyên đề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hàng năm… để giáo dục cho cán bộđảng viên thấm nhuần những giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống, những yêu cầucủa nhiệm vụ cách mạng và nhiệm vụ, chức trách của từng đối tượng Và để xâydựng các quan hệ xã hội tốt đẹp giữa các tổ chức và cá nhân, giữa cấp trên với cấpdưới, giữa cán bộ, công chức với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quầnchúng nhân dân
Ban Tuyên giáo Huyện ủy có nhiệm vụ ban hành kế hoạch, hướng dẫn, theo
dõi các ngành trong khối tuyên truyền, các ban ngành đoàn thể, đảng ủy các xã, thịtrấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tấm gương đạo đức theo chuyên đềhọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương người tốt việc tốt,
Trang 20Theo dõi, nắm bắt dư luận xã hội về tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, cán bộđảng viên, kịp thời báo cáo cấp trên có hướng chỉ đạo kịp thời, nhằm giáo dục đạođức, lối sống cho cán bộ đảng viên
Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, hàng năm xây dựng các chuyên đề kiểm tra,
giám sát các chi đảng bộ và cán bộ đảng viên, kịp thời phát hiện những hạn chế,khuyết điểm để có hướng xử lý, khắc phục và giáo dục
Ban Tổ chức Huyện ủy, theo dõi, nắm bắt số lượng cán bộ đảng viên, số
lượng các chi đảng bộ Rà soát tham mưu tham gia học tập, bồi dưỡng, tập huấn đểnâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nâng cao phẩmchất đạo đức (cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung hoặc hệ vừa làm vừa học, thạc sỹ,văn bằng 2, chuyên viên chính, chuyên viên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - anninh đối tượng 2, 3) Tham mưu để bổ sung hay đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộđảng viên thoái hóa, biến chất, không đủ phẩm chất đạo đức
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện
ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy mở các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đảng viên mới, các lớp cập nhật kiến thức, các lớp chuyên đềcủa các đoàn thể, các lớp kiến thức quốc phòng - an ninh (đối tượng 4, 5) Với mụcđích rèn luyện, giáo dục đạo đức cho cán bộ công chức, cán bộ đảng viên nâng caotrình độ, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục để cán bộ nói chung vàcán bộ đảng viên nói riêng nhận thức được rằng khi đứng vào hàng ngũ của đảng, làđảng viên thì cần làm gì, thái độ ra sao, đạo đức tác phong như thế nào? Tổ chứclồng ghép, tuyên truyền việc học tập và làm theo gương Bác vào các lớp bồi dưỡng
để mỗi học viên có cách nhìn nhận sâu sắc hơn về tấm gương của Bác, ra sức học tập
và noi theo bằng những hành động cụ thể, thiết thực
Để nâng cao nhận thức, đạo đức, trách nhiệm, ý thức và để xác định rõ trách
nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình Mỗi cán bộ đảng viên với tư cách là chủ thể
tự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho bản thân
cần chủ động rèn luyện, nâng cao đạo đức, lối sống, tác phong của một người cán bộ,một người lãnh đạo theo phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Theo nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho cán bộ đảng
viên huyện Chơn Thành là một quá trình lâu dài và liên tục với nhiều hình thức và
hành động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức Do đó, nội
Trang 21dung để giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên của Đảng bộhuyện Chơn Thành thời gian qua chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Vềvai trò của đạo đức, nội dung, phương pháp để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cáchmạng và các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng,… Rèn luyện để cán bộ đảngviên có tính tự giác, tự tu dưỡng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho bảnthân Bên cạnh đó phải khơi dậy tính chủ động tích cực, chính kiến Đồng thời phảigiáo dục để cán bộ đảng viên nâng cao hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các văn bảnpháp luật Giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng trung thànhvới Đảng, với Tổ quốc và nhân dân Giáo dục nâng cao phẩm chất cần, kiêm, liêm,chính, chí công, vô tư, lối sống trong sạch, lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chốngtham ô, lãng phí, quan liêu, sửa đổi lối làm việc Giáo dục tư tưởng tấm gương đạođức Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụnhân dân, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “Là đạo đức, là vănminh” Những nội dung trình bày này có thể khái quát việc giáo dục đạo đức cho cán
bộ đảng viên của huyện Chơn Thành ở một số hình thức chủ yếu sau:
Qua những lớp tập huấn, bồi dưỡng, các lớp học lý luận chính trị (tổ chức ở
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện) cán bộ công chức, cán bộ đảng viên được họctập những chuyên đề như:
Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới: Có 9 chuyên đề,
trong đó có 01 chuyên đề nói nhiều nhất về đảng viên, về đạo đức, đó là “Khôngngừng phấn đấu và rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu Người đảng viên Đảngcộng sản Việt Nam”, trong chuyên đề này sẽ giúp học viên nhận thức được vị trí, vaitrò, nhiệm vụ của người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và làm gì để xứng đángvới danh hiệu đảng viên
Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng: Có 05 chuyên đề, trong đó có 02 chuyên đề
nói đến đảng viên, về học tập, rèn luyện, giáo dục đạo đức, đó là chuyên đề “Học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua chuyên đề nàytrang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò của tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh đối với đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chuyên đề “Phấn đấu để trở thành đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam”, qua chuyên đề, cho học viên biết được định hướng động cơphấn đấu, rèn luyện về tư tưởng chính trị rõ ràng, đạo đức trong sáng, có thái độ tích
Trang 22cực trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay
Các lớp tập huấn cho đoàn viên, hội viên đều có lồng ghép 01 chuyên đề
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hoặc nói chuyện thời sự vềcác chuyên đề học tập và làm theo tấm gương Bác
Tổ chức tuyên truyền kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền kỷ niệm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng,
ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Tuyên truyền về việc học tập và làm theo
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền, giới thiệu những gươngđiển hình tiêu biểu học theo tấm gương đạo đức, chuẩn mực Hồ Chí Minh
Thông qua các phong trào, đặc biệt là phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ khi Bộ Chính trị tổ chức phát động tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toànĐảng, toàn dân từ ngày 3/2/2007
Khuyến khích tinh thần tự rèn luyện, tự giáo dục của mỗi cán bộ đảng viên
huyện Chơn Thành thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mỗi cán bộđảng viên và qua tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của mỗi người
1.2.2 Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức là nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cho người cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Xây dựng đạo đức cán bộ đảng viên, công chức, viên chức là công việc đượcĐảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem trọng ngay từ khi thành lập nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa Việc xây dựng và giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên là
cả một quá trình lâu dài, cùng với sự phát triển và hình thành đất nước Xuất phát từđạo lý của dân tộc và qua thực tiễn đã đút kết thành cơ sở lý luận - thực tiễn
Trong đội ngũ cán bộ đảng viên có những đảng viên không phải là cán bộ,không phải là công chức nhưng với tư cách là đảng viên thuộc một cơ sở Đảng nhấtđịnh, họ có vai trò là người lãnh đạo, tham gia lãnh đạo một lĩnh vực hoặc một địabàn nhất định Mà đã là lãnh đạo thì đều là công bộc của nhân dân Bởi vậy, như Chủtịch Hồ Chí Minh căn dặn, trong bầu trời không gì quý bằng dân; việc gì có lợi chodân dù nhỏ nhất cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh.Nói cách khác, họ đều cần được giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 23Đội ngũ cán bộ đảng viên là công chức, viên chức xuất thân từ nhân dân,được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách Nhà nước lại chủ yếu là donhân dân đóng thuế Cho nên, xét về mặt đạo lý và lương tâm con người, cán bộ,công chức, viên chức tất phải yêu dân, kính trọng dân, bảo vệ dân, vì dân phục vụ,Nhà nước ta hay bất cứ Nhà nước dân chủ nào trên thế giới đều có các quy định vềđạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, người làm công ăn lương của Nhà nước,theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc được xã hội thừa nhận Các tiêu chuẩn và nguyêntắc đó của Nhà nước ta là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khách quan, trungthực, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật; không ngừng học tập mở mangkiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phụng sự đất nước được tốtnhất và đem lại lợi ích cho dân được nhiều nhất Trong luật công vụ hay luật đạo đứccông chức của nhiều nước trên thế giới, người ta dựa vào các tiêu chuẩn, nguyên tắcnày để đào tạo, tuyển chọn, sàng lọc và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Nhànước nhằm đạt tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, chuyên nghiệp.
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng XHCN, cho nên đạo đức cán bộ,đảng viên phải là đạo đức cách mạng của người cộng sản với nguyên tắc chỉ đạohành động của người có đạo đức cách mạng là: Lý luận gắn với thực tiễn; lời nói gắnvới việc làm; cách mạng gắn với khoa học công nghệ tiên tiến; lợi ích cá nhân gắnkết hài hòa với lợi ích xã hội và sẵn sàng biết chia sẻ, hy sinh, cống hiến cho dân tộc
và đất nước Muốn thực hiện được, người có đạo đức cách mạng phải được trang bị,thường xuyên cập nhật và nâng cao những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa,hành chính, pháp luật, quản lý, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,… phù hợp với quátrình CNH - HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế Vì vậy, có thể nói, nhữngcán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức cách mạng phải là những người có tinh thầnhọc tập không ngừng để nâng cao kiến thức, hiểu biết cho bản thân Chủ tịch Hồ ChíMinh từng căn dặn: Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nỗ lực, phấn đấu đểđạt đến yêu cầu “Vừa hồng, vừa chuyên”, tức là vừa có đức, vừa có tài, bởi theoNgười, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đứcthì sẽ trở thành người vô dụng
Xây dựng và nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nhất thiếtphải thường xuyên gắn với việc tự phê bình và phê bình để “Tẩy rửa” chủ nghĩa cánhân, vị kỷ và thói quen vun vén, thủ lợi còn len lõi trong một bộ phận cán bộ đảngviên Thực tế cho thấy, “Chủ nghĩa cá nhân” là nguyên nhân, gốc rễ của các tệ nạn,hiện tượng tiêu cực trong bộ máy công quyền và khiến cho không ít cán bộ, đảng
Trang 24viên sai lạc vào con đường hư hỏng, tội lỗi, bị kỷ luật, thậm chí bị vướng vào tù tội.
Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là một trongnhững nhân tố gây khó khăn, thiệt hại cho sự phát triển kinh tế - xã hội và làm chonhân dân giảm sút niềm tin vào Đảng, Nhà nước
Đạo đức cán bộ đảng viên có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng,hiệu quả, tiến độ thực thi chính sách, pháp luật nói chung và đặc biệt là đến quan hệhợp tác quốc tế Mức độ tin tưởng vào Nhà nước và việc thực hiện chính sách, phápluật của người dân như thế nào một phần phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của
họ về đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên Mỗi thái độ, lời nói, việc làm có lý, cótình của người cán bộ, đảng viên khi tiếp xúc, giải quyết công việc, nhu cầu củangười dân sẽ có tác dụng lôi kéo, khích lệ họ chấp hành chính sách, pháp luật Ngượclại, người dân sẽ thất vọng, phản ứng, thậm chí đối phó, bất hợp tác và gây khó khăn,phức tạp cho công tác quản lý Nhà nước Trong quan hệ quốc tế, chúng ta có được sựđánh giá tốt đẹp của người nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam trước hết là
do sự giao lưu, tiếp xúc của họ với những cán bộ đảng viên có đức, có tài Ngược lại,
sự kém đức, bất tài của một bộ phận cán bộ đảng viên có thể sẽ trở thành cơ hội chonhững kẻ xấu bên ngoài tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninhquốc gia
Đạo đức cán bộ đảng viên còn là điểm tựa, là bản lề cho việc xây dựng vănhóa gia đình, đạo đức xã hội và Nhà nước pháp quyền XHCN Vì mỗi con người làmột thành viên của gia đình và mỗi gia đình lại là tế bào của xã hội, cho nên một xãhội đạo đức phải bao gồm trong nó các cá nhân và gia đình đạo đức Một xã hội đạođức chính là một dân tộc, quốc gia đạo đức - dân tộc, quốc gia đó sẽ có sức mạnh vàphát triển bền vững Từ cách suy diễn như vậy mới thấy đạo đức cán bộ, đảng viên
có sự ảnh hưởng, tác động rất lớn đối với việc xây dựng gia đình văn hóa, xã hội đạođức và Nhà nước pháp quyền XHCN Từ sự trải nghiệm cuộc sống mà người tathường thấy, những cán bộ, đảng viên có đạo đức là những người có thể chất và tinhthần tốt, có gia đình văn hóa, có quan hệ xã hội và bạn bè tốt Trái lại, những cán bộ,công chức, viên chức kém đạo đức thì không những tâm trạng và đời sống gia đìnhcủa họ thường bất an, mà việc thực thi công vụ, nghiệp vụ và pháp luật của họ cũngthường có sự sai lệch, thiếu sót, thậm chí gây oan sai, thiệt hại cho người dân
Những kết quả bước đầu trong thực hiện NQTW 4 khóa XI về “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cho thấy khi Đảng ta giữ vững được bảnlĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
Trang 25CNXH; cán bộ, đảng viên của Đảng gương mẫu đi đầu thì niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng được giữ vững, củng cố và tăng cường; sức mạnh của cáchmạng nước ta vì thế mà được khơi nguồn, giữ gìn và phát huy cao nhất Thực tiễn ấykhẳng định việc xây dựng Đảng về đạo đức là giải pháp cơ bản quan trọng nhất đểcủng cố và tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết nhân dân và đoàn kết quốc tếtrực tiếp xây dựng sức mạnh nội sinh của cách mạng nước ta
Hiện nay, công tác xây dựng Đảng đứng trước khó khăn rất lớn ảnh hưởngtrực tiếp tới năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sức mạnh của Đảng… quyết định tớivai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với cách mạng, sự tồn vong của chế độ vàvận mệnh của dân tộc Do đó, Đại hội XII đưa việc thường xuyên giáo dục, rèn luyệnphẩm chất đạo đức thành một nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng Đảng làhoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xây dựng Đảng, đáp ứng nguyện vọng củacán bộ, đảng viên và nhân dân Xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng Đảng từ gốc,xây dựng sức mạnh nội sinh cho cách mạng nước ta Muốn vậy mỗi cán bộ, đảngviên phải tiếp tục gương mẫu đi đầu trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng,thực sự là tấm gương cho quần chúng làm theo Bên cạnh đó nhân dân cũng cần nhậnthức rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với công tác xây dựng Đảng Tham giaxây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng là nhândân đang góp phần xây dựng cuộc sống “Ấm no, tự do và hạnh phúc” của mình
Trong Điều 2 của Điều lệ Đảng cũng nhấn mạnh “Đảng viên phải khôngngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chấtchính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cánhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện khác Chấphành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không đượclàm” Điều đó cho thấy, cán bộ đảng viên phải học tập, rèn luyện thường xuyên vềmọi mặt và đặc biệt là phải nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và đạo đức củangười cán bộ đảng viên lãnh đạo lại càng quan trọng hơn
Đạo đức người cán bộ đảng viên rất quan trọng, việc vận dụng tư tưởng HồChí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức là nội dung cơ bản của giáo dục đạođức cho cán bộ đảng viên nói chung và đối với Đảng bộ huyện Chơn Thành cũng tựnhìn nhận rằng: Giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên của huyện Chơn Thành, tỉnhBình Phước nói riêng cũng là nội dung rất quan trọng, cấp bách Bởi vì việc xâydựng, giáo dục con người có đủ đức, đủ tài và biết phát huy nhân tố con người tronggiai đoạn hiện nay đối với đội ngũ cán bộ đảng viên là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết
Trang 26định, như Bác đã nói “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền khôngtốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ lànhững người đem chính sách của Chính phủ, các Đoàn thể thi hành trong nhân dân,nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [5, tr.54]
Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Chơn Thành luôn quan tâm chú trọngviệc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ đảng viên, cán bộ lãnh đạo, cụ thể là việcđưa đi đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ chủ chốt ở các lớp học chuyên về chính trị,
mà trọng tâm là giáo dục đạo đức (như: cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; cao học
về xây dựng Đảng, ) với mục đích cơ bản của giáo dục, bồi dưỡng là: Làm chongười cán bộ đảng viên của huyện Chơn Thành nêu gương sáng về đạo đức; cán bộđảng viên có thể đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấuđến Đảng và Nhà nước; làm cho cán bộ đảng viên có thể là động lực thúc đẩy sựphát triển của xã hội; giáo dục đạo đức có thể nâng cao trình độ, năng lực công tác vàđạo đức, lối sống cho chính bản thân đội ngũ cán bộ đảng viên; có thể giữ vữngphẩm chất chính trị của người cán bộ đảng viên
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức góp phần đề kháng những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đối với người cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm Trong nền KTTT định hướng XHCN, để thựchiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” Nền KTTT định hướng XHCN có tác động rất lớn đến sự phát triển nhâncách của người cán bộ đảng viên, với những biểu hiện như: Tính quyết đoán, năngđộng, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mỗicán bộ, đảng viên rèn luyện, hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, lối sống Bên cạnhmặt tích cực, KTTT cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến nhân cách của đội ngũcán bộ đảng viên Sự phân hóa giàu - nghèo làm nảy sinh những mâu thuẫn trong xãhội, sinh ra tham nhũng, tội phạm, bạo lực, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạolý… Những tác động tiêu cực từ mặt trái của KTTT đến nay chưa có giải pháp khắcphục hiệu quả và có thể trở nên nghiêm trọng, nhất là tình trạng quan liêu, thamnhũng, hối lộ, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán bộ có chức, cóquyền Và điều này có thể thấy rõ nhất trong NQTW 4 (khóa XI): Một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản
lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
Trang 27Nguyên nhân khách quan là do tác động của mặt trái KTTT tới phát triểnnhân cách người cán bộ đảng viên, cho nên cán bộ đảng viên chưa có sự chuẩn bị tốt
về lập trường, tư tưởng Đồng thời, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạtđộng thúc đẩy “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phácách mạng nhằm làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng ta…
Nguyên nhân chủ quan là do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu
tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trướcĐảng, trước nhân dân Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình có nơimang tính hình thức và có nơi còn buông lỏng Việc kiểm tra, đánh giá, sử dụng, bốtrí cán bộ, đảng viên còn nể nang, cục bộ Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống còn hình thức; một số nơi có tình trạng cán bộ, đảng viêntốt không được bảo vệ, nêu gương; người vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sốngkhông bị lên án và xử lý nghiêm minh, kịp thời…
Từ những phân tích trên, ta xác định được nguyên nhân, hạn chế, Đảng bộhuyện Chơn Thành đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thông qua “Việchọc tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục đạođức, góp phần đề kháng những tác động tiêu cực từ mặt trái của KTTT, hội nhậpquốc tế đối với người cán bộ đảng viên của huyện Để phát huy những mặt tích cực,khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của KTTT tới nhân cách, đạo đức người cán
bộ, đảng viên huyện Chơn Thành hiện nay Mặt khác, đạo đức cán bộ nói chung vàcán bộ đảng viên nói riêng chịu ảnh hưởng của nền KTTT là từng bước hình thànhnhân cách tự chủ, tự lập trong mỗi con người, làm cho con người năng động hơn,sáng tạo hơn để bắt kịp nhịp sống hiện đại Chính vì vậy, Đảng bộ huyện ChơnThành xác định cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể, phù hợp để bồi dưỡng, giáodục đạo đức cho cán bộ đảng viên trên cơ sở thực hiện tốt một số nội dung chủ yếusau:
Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị trong cán bộ, đảng viên vềKTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay; thường xuyên tự phê bình và phê bìnhtrong cán bộ, đảng viên nhằm phát triển nhân cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên;mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức,lối sống; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtheo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị; cần xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức mà nhất là cán bộ đảng viên phải có đủ đức và tài; tạo điều kiện để ngườicán bộ đảng viên năng động, nhạy bén, sáng tạo, phát huy tính chủ động, tự giác
Trang 28trong lao động và trong lãnh đạo; tuyên truyền để cán bộ đảng viên thấy được vị trí,vai trò và tầm quan trọng của bản thân đội ngũ cán bộ đảng viên trong việc thực hiệnnhiệm vụ Để cán bộ đảng viên thấy được giá trị của mình “Là cái gốc của mọi côngviệc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Từ đó để cán
bộ đảng viên chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ để xứng đáng với vai trò và tráchnhiệm của mình
Mặt khác, giáo dục cho cán bộ đảng viên có được những phẩm chất đạo đứccủa Hồ Chí Minh: Tuyệt đối trung thành với cách mạng; hăng hái, thành thạo côngviệc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; cán bộ,công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu tráchnhiệm; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động
vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước; tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên đềphòng và khắc phục bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức góp phần tạo điều kiện cho người cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện hiện nay
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thếgiới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức Khi đánh giá vai trò củađạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồnnuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [5, tr 252 - 253].Người cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sựnghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh thìmới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnglàm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [5, tr 552 - 253].Đạo đức là cái gốc của người cách mạng - cán bộ đảng viên
Người nói: “Cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải
cứ viết lên trán chữ hai chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quýmến những người có tư cách đạo đức” “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóngcho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có cănbản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” [5, tr 552,253]
Trang 29Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời thực tế,
xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảngphải “Là đạo đức, là văn minh” Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng cộngsản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Dichúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đứccách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thậttrong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành củanhân dân” [12, tr 498] Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động,lấy hiệu quả thực tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bêncạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnhđạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nóisuông; thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sảnxuất” [10, tr.312]
Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Trong đó: Đức là gốc của tài; hồng làgốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực Tài là thể hiện cụ thể của đức tronghiệu quả hành động Năng lực là thể hiện cụ thể của phẩm chất đạo đức người cán bộđảng viên
Là người cán bộ đảng viên thì trước hết phải có đạo đức, đây là truyền thốngtinh hoa của dân tộc có từ ngàn đời, mà trước hết là ở phẩm chất đạo đức mà mỗi conngười Việt nam ta đều phải có; để phục vụ được cho nhân dân, chăm lo cho đất nướcthì trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên phải ngang tầmvới nhiệm vụ, công việc được giao Bằng tấm gương sống và hành động của mình,bằng phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực luôn được nuôi dưỡng, rèn luyện, tu bổthường xuyên mới mong đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là với nềnKTTT định hướng XHCN, CNH - HĐH đất nước và chủ động hội nhập sâu, rộngtrên trường quốc tế
Huyện Chơn Thành được xác định là huyện công nghiệp của tỉnh với hơn10.000 công nhân, các nhà đầu tư đến từ nhiều nước phát triển, trình độ quản lý,khoa học, công nghệ tiên tiến Vì vậy, đội ngũ cán bộ đảng viên của huyện phải cóđạo đức cách mạng, năng lực cao, có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể hoànthành nhiệm vụ được giao Cán bộ đảng viên phải có trình độ tiếp cận và sử dụng
Trang 30khoa học công nghệ hiện đại, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyênmôn của mình
Với nền KTTT, nhiều thành phần kinh tế đan xen, nhà đầu tư đến từ nhiềunước phát triển, công nhân đến từ nhiều vùng miền, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,…
sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến tư tưởng,đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó có cán bộ, đảng viên Vì vậy,người cán bộ đảng viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về tư tưởng đạo đức HồChí Minh, trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở kịp thời, làm việc khoa học,hiệu quả, vì dân, vì nước Mọi công việc, nhiệm vụ của mình đều là phục vụ nhândân Xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, có tính kế hoạch, kỷ luật cao, dámnghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Tuyệt đối không chấp nhận cách làm việctùy tiện, nặng về hành chính, quan liêu, thói cửa quyền, hách dịch của một bộ phậncán bộ đảng viên tồn tại khá lâu đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Chínhquyền, làm giảm hiệu quả công việc trong các cơ quan Nhà nước
Mặt khác, người cán bộ đảng viên phải có lý tưởng và bản lĩnh chính trịvững vàng Đây là yếu tố quan trọng để người cán bộ đảng viên không bị tác động,ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực, cám dỗ từ mặt trái của cơ chế thị trường, từchiến lược “Diễn biến hòa bình”, từ những “Viên kẹo bọc đường” của các thế lựcchống phá, thù địch
Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán
bộ phù hợp với tình hình mới Phải lấy đào tạo trình độ chuyên môn, bồi dưỡng đạođức cán bộ làm trọng tâm Trong đào tạo, bồi dưỡng không chỉ chú ý đến bồi dưỡng
về chính trị mà phải đặc biệt chú ý đến chất lượng chuyên môn, phải có kế hoạch xâydựng một đội ngũ cán bộ đảng viên giỏi trên nhiều lĩnh vực, đồng thời có ý thứcchính trị cao, có phẩm chất đạo đức tốt; cần rà soát thực tế đội ngũ cán bộ công chứcmột cách cụ thể về năng lực, trình độ, phẩm chất, từ đó có sự phân loại để bồi dưỡng,quy hoạch hoặc thanh lọc
Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh trong toàn xã hội mà đòi hỏi trước tiên ở đội ngũ cán bộ đảng viên, công chứcNhà nước Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả NQTW 4 (khóa XI) về xây dựngĐảng đã tạo nên một không khí học tập khá sôi nổi trong các cấp, các ngành, trongmỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên Làm tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện cho cán
bộ trưởng thành trong thực tiễn Những môi trường, điều kiện làm việc khác nhau ở
cơ sở sẽ giúp cho cán bộ phát huy được năng lực sáng tạo, đồng thời, tránh được tình
Trang 31trạng xa rời thực tiễn, nhất là với những cán bộ sau đó công tác ở các cơ quan thammưu, hoạch định chính sách
Từ thực tiễn cho thấy, cán bộ công chức sai lầm về thẩm quyền trong bộ máyNhà nước là loại nguy hại nhất, sau đó đến việc dù có phẩm chất tốt, động cơ phục
vụ nhân dân trong sáng nhưng không nắm vững quy trình và thủ tục sẽ tạo ra mấtlòng tin từ dân, hiệu quả làm việc thấp
Bên cạnh đó, cần tạo động lực mạnh mẽ để đội ngũ cán bộ đảng viên, côngchức luôn có ý thức nâng cao đạo đức công vụ, kỹ năng nghề nghiệp và có chủtrương “Tam trọng” đối với đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức chuyên nghiệp,gồm: Trọng thị: có cách nhìn mới đối với công chức của ta, đặt họ đúng vị thế cầncó; Trọng đãi: khi họ đạt chuẩn, họ được hưởng đúng giá trị tinh thần và đãi ngộ vậtchất; Trọng dụng: Họ được đặt đúng chỗ để có thể cống hiến tối đa Đây là chínhsách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, là một trong những giảipháp quan trọng Đãi ngộ tốt thì không chỉ hấp dẫn được những cán bộ có trình độ,chuyên môn giỏi mà còn gìn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ đảng viên,ngăn ngừa được tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền, gây khó dễ cho ngườidân trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ Đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽkhuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân
Muốn được “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” thìkhông thể không có những cán bộ đảng viên, công chức chuyên nghiệp, tinh thông,
có đạo đức công vụ tốt trên tinh thần tận tâm phục vụ nhân dân Để có được điều đókhông phải một sớm, một chiều làm được ngay mà đòi hỏi sự bắt tay vào cuộc quyếtliệt của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Do đó, thực hiện Nghị quyết Đại hộiXII của Đảng, chúng ta cần phải tập trung sức mạnh và trí tuệ của toàn Đảng, toàndân trong việc giáo dục đạo đức Theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Kết luận chương 1
Qua một số vấn đề lí luận về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứctrong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh BìnhPhước Chúng ta nắm được những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức, về vai trò của đạo đức, về những chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng
và về những nguyên tắc xây dựng đạo đức trong tư tưởng của Người
Trước tình hình một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó cónhững đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
Trang 32nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danhlợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc Hội nghị lần thứ 12 (khóa XI) Đảng ta đã đánh giá thì đây chính là đạo đức, tư tưởngcủa người cán bộ đảng viên đã suy thoái, đạo đức Tư tưởng, đạo đức suy thoái chính
là căn nguyên của mọi biểu hiện suy thoái khác từ phai nhạt lý tưởng, sa vào chủnghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… gây mất đoàn kết nội bộ,giảm sút, thậm chí mất lòng tin của nhân dân, cán bộ đối với Đảng, Nhà nước, làmcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước gặp nhiều khó khăn hơn
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH, đang chủđộng hội nhập quốc tế thì yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ đảng viên là phải luôn nângcao về năng lực, vững vàng về chính trị, đạo đức, lối sống là việc cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay để thay mặt Đảng và Nhà nước quan tâm, giải quyết các vấn đề liênquan đến cuộc sống hằng ngày của người dân, liên quan đến lợi ích quốc gia, dântộc Vì vậy việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáodục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành,tỉnh Bình Phước là rất cần thiết và đây là cơ sở lí luận để áp dụng vào thực tiễn giáodục đạo đức cho cán bộ đảng viên trong giai đọan hiện nay
Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC:
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Một số nhân tố tác động tới vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Đẩy mạnh CNH – HĐH, phát triển KTTT định hướng XHCN, chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế là những chủ trương lớn mà Đảng và Nhân dân tađặt ra và ra sức thực hiện Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ngoài những mặt tíchcực, thì mặt trái của KTTT và hội nhập quốc tế vẫn luôn tác động đến lý tưởng, niềmtin, đạo đức của cán bộ đảng viên, nhân dân ta Làm cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống
Trang 33ích kỷ, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, coi nhẹ lý tưởng chính trị, đạo đức củacon người Điều đó có thể làm xói mòn bản lĩnh chính trị của người cán bộ đảngviên, nếu công tác chỉ đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng của chúng ta chưa sâu sát, kịpthời.
Nền KTTT định hướng XHCN đang vận động và phát triển phức tạp, mang
tính chất hai mặt, đem đến cho chúng ta những thời cơ và thách thức lớn Có thể kểđến 4 nguy cơ: Tụt hậu về kinh tế, tệ quan liêu tham nhũng, nguy cơ diễn biến hòabình và nguy cơ chệch hướng Nếu Đảng không quan tâm, không có biện pháp đấutranh thì các nguy cơ đó sẽ phát triển, đặc biệt là nguy cơ về tệ quan liêu, thamnhũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị,làm ảnh hưởng đến đạo đức của cán bộ, nhân dân nói chung và đến đạo đức của cán
bộ đảng viên nói riêng theo hai hướng:
Những tác động tích cực: KTTT đòi hỏi phải đề cao tinh thần trách nhiệm và
người cán bộ đảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức, mà phẩm chất đạo đức
ở đây: Là phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đối với công việc, đối với bản thân.Chuẩn mực đạo đức này phải có của người cán bộ đảng viên, tuy nhiên trong nềnKTTT thì chuẩn mực này phải được người cán bộ đảng viên thể hiện rõ ràng hơn, cụthể hơn Đó là ở trách nhiệm đối với công việc, hiệu quả công việc và lợi ích đem lại.Thể hiện là người có đức, có tài: Đức là gốc, nhưng có đức mà không có tài cũngkhông đủ năng lực điều hành công việc, không đáp ứng được nhu cầu công việc thìsớm hay muộn cũng bị KTTT đào thải
KTTT làm cho động cơ và hiệu quả quản lý gắn liền với nhau, thống nhấtvới nhau Động cơ tốt phải gắn liền với hiệu quả quản lý tốt sẽ được xã hội chấpnhận, nhưng nếu động cơ tốt mà hiệu quả quản lý không đạt kết quả cao cũng khôngđược xã hội chấp nhận Động cơ xấu sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý không tốt và sẽkhông được xã hội chấp nhận Động cơ trong sáng, hiệu quả thiết thực là một chuẩnmực đạo đức của người cán bộ đảng viên Trong bất kì hoàn cảnh nào thì chuẩn mựcđạo đức cũng là điều cần thiết, nhưng ở môi trường KTTT thì chuẩn mực đạo đức lạithể hiện rõ vai trò hơn nữa và cũng là môi trường thuận lợi để người cán bộ đảngviên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức một cách thiết thực hơn nữa Được giáo dục, được
tu dưỡng và rèn luyện đạo đức thì người cán bộ đảng viên mới có thể tồn tại và tiếnbộ
KTTT tạo điều kiện cho người cán bộ đảng viên tự giác, chủ động, tích cực,nhạy bén và sáng tạo hơn
Trang 34KTTT trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi có sự công bằng, trung thực.Thể hiện mối quan hệ đạo đức giữa người với người trong quan hệ công việc, giữalợi ích chung và lợi ích riêng, đặc biệt phải trên nền tảng của sự trung thực, côngbằng.
Có thể nói, trên phương diện đạo đức cán bộ nói chung và đạo đức của cán
bộ đảng viên nói riêng đều chịu ảnh hưởng của nền KTTT KTTT tạo nên người cán
bộ đảng viên trong đời sống xã hội hiện nay có nhiều phẩm chất tốt, tích cực như đãtrình bày ở trên
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, thì KTTT cũng tạo cho cán bộ
đảng viên có thể phát sinh những mặt tiêu cực như:
KTTT thường lấy lợi ích kinh tế làm động lực phát triển Theo lẽ tự nhiên,những gì liên quan đến kinh tế thì thường sẽ có mặt trái Tham nhũng, hối lộ, làm ănphi pháp, bất chính cũng vì thế mà sinh ra Cán bộ đảng viên ở những vị trí chủ chốt,những vị trí liên quan đến kinh tế thì thường phạm phải Lợi nhuận kinh tế càng caothì mức độ phạm tội càng nghiêm trọng Một số cán bộ đảng viên trình độ chuyênmôn nghiệp vụ hạn chế, có những quyết định sai lầm, không phù hợp hoặc nhữngcán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, bất chấp pháp luật, lương tâm,đạo lý để làm giàu bất chính cũng phát sinh từ đây mà ra
KTTT là môi trường xã hội thuận lợi để kích thích tính tích cực của cá nhân,cũng kích thích ham muốn lợi ích cá nhân, làm nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cánhân Thực tiễn cho thấy, không ít cán bộ đảng viên đã bị chủ nghĩa cá nhân làm thahóa bản chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân
Thực hiện sự nghiệp đổi mới, cùng với sự tác động của mặt trái KTTT, hộinhập quốc tế, sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại cùng với những hạn chế,khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý kinh tế - xã hội trong thờigian qua đã làm cho đạo đức xã hội có mặt bị xuống cấp Chính vì vậy đã tác độngtiêu cực đến cán bộ đảng viên, làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênsuy thoái về phẩm chất đạo đức và lối sống Đạo đức suy thoái sẽ dẫn đến tư tưởngchính trị bị suy thoái, làm xói mòn bản lĩnh chính trị Vì vậy, việc nâng cao bản lĩnhchính trị không thể tách rời việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng với khắcphục chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quanliêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí
Trang 35Hiện tượng vi phạm quyền làm chủ ở nhân dân của các cơ quan công quyềncùng cán bộ trong hệ thống chính trị xảy ra ngày càng nhiều ở cấp cơ sở Một số chủtrương cũng như cách điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là ở các địaphương, cơ sở, không sát thực tế, chưa hợp lòng dân, thậm chí thiếu công tâm, vụlợi, trái pháp luật, nên thực hiện không có kết quả, có trường hợp còn bị nhân dânphản đối, khiếu kiện lên trên Những hiện tượng tiêu cực này làm cho quần chúngnhân dân bức xúc, oán thoán, mất lòng tin vào Đảng, chính quyền, làm xói mòn bảnchất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Đảng Đây cũng là điều kiện mà các thế lựcthù địch đang ra sức lợi dụng để tuyên truyền phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,bôi đen chế độ, gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Điều đáng lo ngại làhiện tượng tiêu cực ngày càng lây lan trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội,không chỉ của cá nhân mà của cả tập thể với những biểu hiện vừa tinh vi, vừa trắngtrợn và nguy cơ ngày càng nghiêm trọng Những hiện tượng suy thoái trong Đảng donhiều căn nguyên, nhưng chủ yếu là do sự yếu kém về tu dưỡng, rèn luyện của một
bộ phận cán bộ, đảng viên, để cho cái xấu xâm nhập, lấn át cái tốt, để cho chủ nghĩa
cá nhân chi phối con người mình
Người cán bộ đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccách mạng, giống như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Cán
bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nêu gương về đạo đức, kiên quyếtchống lãng phí, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực; Phải học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước,Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, quy định của BCH Trung ương về những điều đảngviên không được làm; phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phấn đấuvượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững để thực hiệnmục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Để thực hiện thànhcông sự nghiệp của cách mạng, đòi hỏi mỗi đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vữngvàng, kiên định lập trường chính trị, mỗi cán bộ đảng viên phải là tiên phong gươngmẫu trong mọi hành động
Các thế lực thù địch càng ra sức thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt, chúng tăng cường các hoạtđộng chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng vớinhân dân, nhằm mục đích làm suy yếu, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng,chuyển hoá chế độ chính trị nước ta theo quỹ đạo chính trị của chúng Bên cạnh đó,
Trang 36hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viêncủa “Một bộ phận không nhỏ” càng là vấn đề đặc biệt cần quan tâm hơn lúc nào hết
2.2 Những thành tựu và nguyên nhân của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo cho cán bộ đảng viên huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, cán bộ đảng viên và nhân dân ta đã sángsuốt, kế thừa, phát huy trí tuệ của dân tộc và thời đại, tiêu biểu là chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện của đấtnước Đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần - đạo đức của xã hộiphát triển đúng hướng Bước phát triển về tư duy lý luận của Đảng ta chính là việcxác định “Tiếp tục nâng cao việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh” Truyền thống đạo đức dân tộc và giá trị tấm gương tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm tàng vàbản lĩnh, cốt cách của dân tộc tiếp tục là cơ sở vững chắc để giáo dục đạo đức, nềntảng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Tại huyện Chơn Thành, trong nhiệm kỳ qua (2010 - 2015) đã đạt được một
số thành tựu trong thực hiện Nghị quyết Đảng bộ, đa số cán bộ đảng viên đều thểhiện được tính tiên phong, gương mẫu, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý đã nêu cao ýthức trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân Toàn Đảng bộ có sự chuyểnbiến rõ nét về chấp hành giờ giấc làm việc, nghiêm túc trong hội họp, học tập, sửađổi tác phong, lề lối làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn, tạo được sự chuyển biếnbước đầu trong việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tácphong công tác, sinh hoạt, ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộđảng viên trong toàn Đảng bộ
Ý thức phấn đấu cho ĐLDT và CNXH, tư tưởng đạo đức, tinh thần tráchnhiệm của cán bộ đảng viên được nâng lên một bước Đạo lý của dân tộc uống nướcnhớ nguồn, sống có tình có nghĩa được tiếp tục nhân rộng Những việc làm thiết thựchướng về cội nguồn, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân vănhoá, đền ơn đáp nghĩa những người có công với nước, giúp đỡ đồng bào nghèo, đồngbào bị thiên tai, hoạn nạn trở thành phong trào quần chúng rộng khắp
Nhiệm kỳ qua (2010 - 2015), chính sách đối với người có công, đối với hộnghèo, cận nghèo và giải quyết việc làm, bảo trợ xã hội luôn được Đảng bộ, chínhquyền huyện Chơn Thành quan tâm Việc chi trả trợ cấp, giải quyết các chính sáchcho các đối tượng đều thực hiện đúng, đủ Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng
Trang 37chính sách và người có công đạt 100% Công tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiệnsâu rộng, đạt hiệu quả cao Công nhận 336 lượt “Người công dân kiểu mẫu” chothương bệnh binh và 131 lượt “Gia đình cách mạng gương mẫu” Trao tặng 05 cănnhà tình nghĩa trị giá 200 triệu đồng.
Ngoài ra, Huyện cũng đã tập trung làm tốt công tác giảm nghèo Các chínhsách đối với người nghèo thực hiện đạt kết quả cao Tính đến thời điểm hiện nay(2015), Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện thực hiện 10 chương trình tín dụng, có5.881 đối tượng được vay với tổng số vốn là 135.2 tỷ đồng, trong đó có 2.824 hộnghèo và cận nghèo được hỗ trợ vay vốn với tổng số vốn là 52,7 tỷ đồng Bên cạnh
đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc được cấp thẻ Bảo hiểm y tếđạt 100% Đến cuối năm 2014, số hộ nghèo giảm 588/975 hộ (đạt tỷ lệ 100% chỉtiêu), ước thực hiện đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 1,5% Công tác giải quyếtviệc làm và đào tạo nghề được quan tâm tập trung thực hiện, đã giải quyết việc làmcho hơn 17.900 lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 3.424 lao động
Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các cấp, cácngành và toàn dân được nâng lên, thể hiện rõ qua các hoạt động như: Phong trào xâydựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa ngày càng được nhân rộng,phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều điều kiện đểphát triển thuận lợi Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từngbước được hình thành và ăn sâu vào tâm lý mỗi người Tính năng động và tính tíchcực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích.Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thứcmới, trung thành, dũng cảm, khiêm tốn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Đời sống văn hóa của nhân dân huyện Chơn Thành ngày càng phong phú,nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực vănhóa, đạo đức mới được hình thành Phong trào văn hóa - thể dục thể thao ngày càngphát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, công tácthông tin, tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xãhội luôn được đẩy mạnh làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng vàphổ biến pháp luật Đã triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án: “Quy hoạch vị trítuyên truyền cổ động chính trị và quảng cáo thương mại trên địa bàn huyện ChơnThành đến năm 2020”; “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến
Trang 38năm 2020”; Chương trình hành động về “Phát triển văn hoá, thể dục thể thao huyệnChơn Thành giai đoạn 2011 - 2015”
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triểnrộng khắp, có 93% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 50% khu dân cư danhhiệu khu dân cư văn hóa; số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao từ 18% vào năm
2010, tăng lên 21% vào năm 2014 Thiết chế văn hóa được quan tâm, đến nay có65/70 khu dân cư có văn phòng khu phố, ấp để sinh hoạt; 100% khu dân cư có tủsách pháp luật Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng pháttriển, tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 24%
Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiếtthực, phát huy được truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình, dòng họ, cộng đồng.Phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnhphúc, văn minh Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, cóđạo đức, nề nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận,anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau
Công tác xã hội hóa văn hóa, thể thao có những chuyển biến rõ rệt, thu hútnhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư Toàn huyện hiện có 09 sân bóng đáMini, 10 sân tennic; 100% khu dân cư có sân bóng chuyền và sân cầu lông Các hoạtđộng thông tin, cổ động, phát thanh - truyền hình được đẩy mạnh Cơ sở vật chấtthông tin - truyền thông, trang thiết bị kỹ thuật Đài Phát thanh - Truyền hình huyện
và Đài truyền thanh các xã, thị trấn được quan tâm đầu tư, cụm truyền thanh khôngdây đạt 100%
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển tích cực Duy trì vững chắckết quả đạt chuẩn Quốc gia về công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học -trung học cơ sở Năm 2013 được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi mức độ I (trong đó có 5/9 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ II) Năm 2014được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (vượt kế hoạchtrước 1 năm) Toàn huyện có 06 trường học đạt chuẩn Quốc gia Chất lượng giáo dụctoàn diện, học sinh giỏi tiếp tục được nâng cao, luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh Tỉ
lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đạt trên 42%, tỉ lệ học sinh lên lớp trên 94% Họcsinh trúng tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông hàng năm xếp thứ II và III toàntỉnh Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học cơ bản đủ về sốlượng, chất lượng được nâng lên Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn
là 100%, trong đó trên chuẩn 81,73%