LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm ph
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ THỊ THƯ
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận
động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu
Trang 42.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TRUNG TÂM VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 32
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG 38
2.3 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT 61
3.1 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ CHO NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 62
Trang 53.2 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC, NĂNG LỰC CHO TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG VÀ GIA ĐÌNH TRẺ63
3.3 GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG 65
3.4 GIẢI PHÁT VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM66
Trang 6DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG TRẺ KTVĐ CHIA THEO GIỚI TÍNH 35
BẢNG 2.2: SỐ LƯỢNG TRẺ KTVĐ CHIA THEO NHÓM TUỔI 36 BẢNG 2.3: NHU CẦU CỦA TRẺ KTVĐ CHIA THEO GIỚI TÍNH 36 BẢNG 2.4: LĨNH VỰC CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA GIA ĐÌNH 37
BẢNG 2.5: MỨC SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ KTVĐ37 BẢNG 2.6: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP Ở TRẺ KTVĐ 46
BẢNG 2.7: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG49
BẢNG 2.8: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CTXH ĐỐI VỚI TRẺ KTVĐ 51
BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CTXH 54
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1: NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NHÓM 39 BIỂU ĐỒ 2.2: HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NHÓM 40
BIỂU ĐỒ 2.3: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ 41
BIỂU ĐỒ 2.4: HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ
BIỂU ĐỒ 2.10: YẾU TỐ NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN CTXH 53
BIỂU ĐỒ 2.11: YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT 56
BIỂU ĐỒ 2.12: YẾU TỐ NHẬN THỨC CỦA GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG57
BIỂU ĐỒ 2.13: YẾU TỐ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGUỒN LỰC KHÁC
58
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là niềm tự hào, hy vọng của mỗi gia đình, là tương lai của đấtnước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc Trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con ngườiđược đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị trí hàngđầu Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của xã hội, trẻ em ngàycàng được chăm sóc tốt hơn Bên cạnh những mặt đạt được của quá trình pháttriển xã hội Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, trẻ em viphạm pháp luật, trẻ em lao động sớm, đặt biệt là trẻ em khuyết tật ngày càngnhiều Mỗi người sinh ra đều có đầy đủ bộ phận của con người, được sốngtrong tình yêu thương của mọi người được đến lớp đi học, chơi đùa với bạn
bè là điều hạnh phúc nhất Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào sinh ra cũngđược may mắn như vậy Vì một số lý do nào đó các em phải mang trên mìnhnhững khiếm khuyết của cơ thể Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bịtổn thương nhất Nguyên nhân do các em vẫn chưa phát triển để có đủ nănglực về kiến thức, suy nghĩ và hành vi Trong đó, trẻ em khuyết tật chính làmột trong những đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với đờisống cũng như các nhu cầu cơ bản cơ bản của các em
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1triệu em chiếm 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi Qua một số khảo sát về đờisống vật chất và tinh thần ở trẻ em Việt Nam cho thấy: đa số trẻ khuyết tậtcòn chịu nhiều thiệt thòi, hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong gia đìnhnghèo, tình trạng vật chất thiếu thốn, khó khăn, lại thêm mặc cảm về tậtnguyền… nên hoạt động vui chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khókhăn Mặt khác tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: trẻ
Trang 9khuyết tật rất khó học văn hóa càng không thể có khả năng học chung với trẻbình thường – đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt có ảnh hưởng xấuđến giáo dục đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng [20]
Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố HồChí Minh, là một trong những trung tâm trực thuộc Bộ Lao động Thươngbinh và xã hội Hiện Trung tâm đang chăm sóc, phục hồi chức năng cho 150trẻ em nghèo khuyết tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn Trẻ khuyết tật tạiTrung tâm đa số là khuyết tật nặng, với các dạng khuyết tật: khuyết tật vậnđộng, bại não, down, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, đa khuyết tật…
Hiện nay, việc giải quyết vấn đề cho người khuyết tật ở Việt Nam nóichung, trẻ em khuyết tật nói riêng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhân đạothuần túy mà còn là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, không chỉ đòi hỏi sự quantâm của nhà nước mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội và của mọi ngườidân Đặc biệt đối với công tác xã hội, vấn đề hỗ trợ, giúp đỡ trẻ tự vượt quanhững khó khăn trong cuộc sống bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặcthù là rất quan trọng
Từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Công tác xã hội nhóm đối
với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ của mình
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề trẻ em khuyết tật là một vấn đề mang tính xã hội và được tất cảcác quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm hướng tới một cuộc sống côngbằng, bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, rút ngắn khoảng cách giữa nhữngngười khuyết tật và những người bình thường, giúp những trẻ em khuyết tậtvươn lên trong cuộc sống, có một cơ hội mới cho các em
Trang 10Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vềcông tác xã hội với trẻ em khuyết tật, những đề tài, bài viết và nhiều chươngtrình, dự án có liên quan đến an sinh xã hội cho trẻ em khuyết tật.
Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào các camkết quốc tế và khu vực về vấn đề người khuyết tật Tháng 10/2007 việt Nam
ký công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật; đồng thờicam kết thực hiện khuôn khổ hành động Biwako “ hướng tới một xã hội hòanhập, không vật cảng và vì quyền của người khuyết tật” của khu vực Châu Á– Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2003- 2012) với 7 lĩnhvực ưu tiên và một lĩnh vực của riêng Việt Nam là “ nâng cao nhận thức xãhội với các vấn đề của người tàn tật” Để thực hiện các cam kết quốc tế vàkhu vực, Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách vềngười khuyết tật, triển khai các chương trình, các dự án trợ giúp người khuyếttật [25]
Các công trình nghiên cứu gần đây “mở rộng cộng đồng cho trẻ khuyếttật” (Viện khoa học giáo dục tổ chức cứu trợ và phát triển Mỹ 2002) “xâydựng mô hình giáo dục trẻ có tật” (Trịnh Đức Duy), “ phân tích tình hình trẻkhuyết tật ở Việt Nam” ( Bộ LĐTB&XH và UNICEF VN), nghiên cứu đặcđiểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở HàTây của tác giả Lê Văn Hải – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2009
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻkhuyết tật sống tại cộng đồng nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, ChiêmHóa, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Hà Thị Bích Hường Luận văn mô tả thựctrạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở địa phương Phântích những điểm thuận lợi và hạn chế mà trẻ khuyết tật và gia đình đã trải quatrong khi tìm cách tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đưa ra cácgiải pháp cần thiết để trẻ khuyết tật tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc
Trang 11sức khỏe phù hợp với dạng khiếm khuyết của bản thân Chỉ rõ vai trò củangười làm công tác xã hội trong việc giúp trẻ khuyết tật tiếp cận được cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe
Nghiên cứu về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ tại Đà Nẵng – Kiến thức –Thái độ - Hành vi, TNS thực hiện cho UNICEF 2009 Nghiên cứu chỉ ranguyên nhân dẫn tới tình trạng và dạng khuyết tật của trẻ chính là yếu tố chủchốt bên trong vấn đề bao trùm của việc định nghĩa sự khuyết tật Cấu trúc giađình, giới tính, và điều kiện kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việchình thành nên kiến thức, thái độ và hành vi, và từ đó la những ảnh hưởngtích cực hoặc tiêu cực đối với trẻ khuyết tật [24]
Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầucủa họ đối với các dịch vụ xã hội của tác giả Đỗ Hạnh Nga - Khoa Công tác
xã hội Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TP.HCM Kết quả khảo sát chothấy phụ huynh còn thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con,thiếu những nhân viên xã hội hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoánđánh giá khuyết tật của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch
vụ xã hội Từ đó đề xuất xây dựng một số công việc mà nhân viên xã hội cầnthực hiện để hỗ trợ gia đình người khuyết tật
Những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt Nam, đăngtrên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013)
6471 Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật(TKT) đến trường và những rào cản TKT học có chất lượng trong các cơ sởgiáo dục phổ thông ở Việt Nam
Những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXHđối với trẻ khuyết tật như: đề tài ‘‘Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xãHồng Quản, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ của tác giả Trần Ngọc Hải.Mục tiêu quan trọng mà đề tài này hướng đến đó là sự giúp đỡ của các ban
Trang 12ngành chức năng nhằm giúp trẻ khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng để từ
đó họ có cuộc sống tốt hơn Qua đó nhằm nâng cao khả năng và cơ hội tiếpcận các nguồn lực cho trẻ khuyết tật Đề tài ‘‘Công tác xã hội với trẻ emkhuyết tật vận động trường hợp tại làng Hữu Nghị Việt Nam’’ của tác giảNguyễn Thị Huyền Trang
Nhìn chung, những chương trình đề tài về trẻ khuyết tật chủ yếu tìm hiểu
về nguyên nhân khuyết tật, thực trạng chăm sóc sức khỏe, giáo dục, y tế màchưa có đề tài nào về công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động.Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý cũng như nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
Vì vậy với đề tài này tôi không chỉ muốn tìm hiểu về thực trạng đời sống,thực trạng công tác xã hội nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hộinhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm mà muốn góp phần tìm ramột số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xã hội nhóm đối vớitrẻ khuyết tật vận động
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của công tác xã hội nhómđối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng vàtrợ giúp trẻ tàn tật, Tp Hồ Chí Minh Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phầnnâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻkhuyết tật
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác xã hội nhóm, thực trạng côngtác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật cũng như các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồichức năng và trợ giúp trẻ tàn tật
Trang 13Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu các thực trạng, các yếu tốảnh hưởng nói trên để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữacông tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâmphục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: công tác xã hội nhóm trong đề tài sẽ được
nghiên cứu trên 4 hoạt động chính sau: hoạt động giáo dục nhóm, hoạt độnggiải trí nhóm, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm, hoạt động phụchồi chức năng nhóm
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên 45 trẻ em
khuyết tật vận động và 35 cán bộ làm việc với trẻ em
Phạm vi về thời gian: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng
về sức khỏe, nhu cầu của trẻ khuyết tật, thực trạng của công tác xã hội nhómđối với trẻ tại Trung tâm rút ra được những lý luận và đưa ra những đề xuất
về biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tậttại Trung tâm
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan nhưdịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật, hệ thống chính sáchdành cho trẻ khuyết tật
Trang 145.2 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật
chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đãđược công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục
vụ cho quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để:Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như:Nhập môn CTXH, Công tác xã hội nhóm, Lý thuyết CTXH…
Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn
đề CTXH đối với trẻ khuyết tật như: đề tài ‘‘Công tác xã hội với trẻ emkhuyết tật tại xã Hồng Quản, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ’’, đề tài
‘‘Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động trường hợp tại làng HữuNghị Việt Nam,
Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách
an sinh, giáo dục đối với trẻ khuyết tật và các loại hình can thiệp nhóm, đểgiúp trẻ khuyết tật
* Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi
đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viêntiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, ngườiđược hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vàophiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên
Với phương pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 45 hộ gia đình cócon khuyết tật vận động gửi tại Trung Tâm để tìm hiểu, thu thập thông tinchung về thực trạng đời sống của trẻ khuyết tật như điều kiện về nhà ở, kinh
tế gia đình, các nhu cầu của trẻ khuyết tật…, tìm hiểu về thực trạng hoạt độngcông tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm
Trang 15* Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin
xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người điphỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thuthập thông tin chuyên sâu về thực trạng đời sống của trẻ khuyết tật vận động,thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trungtâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố Hồ Chí Minh cũngnhư các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với trẻkhuyết tật tại Trung tâm Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình có trẻkhuyết tật vận động gửi tại Trung tâm và 5 cán bộ làm việc trực tiếp với trẻ
* Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên
cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thậpcác thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổsung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việcquan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sátkhông gian sinh hoạt, khả năng giao tiếp, thể trạng của trẻ khuyết tật Cũngthông qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thông tinchính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu Cụ thể đề tài tập trungquan sát các hoạt động công tác xã hội nhóm hoặc các hoạt động mang tínhchất công tác xã hội Quan sát về môi trường, không sinh hoạt của trẻ khuyếttật Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượngkhảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem trẻ gặp phải những vấn đềkhó khăn nào về sức khỏe, tâm lý, khả năng giao tiếp…
* Phương pháp phân tích toán học: phân tích số liệu, sử dụng phần
mềm SPSS 20.0
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Trang 16Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phúthêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về trẻ khuyết tật nóiriêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực trẻkhuyết tật vận động, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe chotrẻ khuyết tật vận động
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể vềthực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồichức năng và trợ giúp trẻ tàn tật; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệuquả hơn nữa công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật
Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành khác nóichung hiểu biết thêm về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ củacông tác xã hội đối với trẻ khuyết tật
7 Cơ cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻkhuyết tật vận động
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vậnđộng từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật tạithành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm đối vớitrẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúptrẻ tàn tật tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 17Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI
VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
1.1.1.Một số khái niệm
* Khái niệm khuyết tật
Có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về khuyết tật xuấtphát từ sự đa dạng về khuyết tật, sự phức tạp về mức độ khuyết tật, công cụ
đo lường và đánh giá, cũng như sự khác biệt văn hóa, xã hội của mỗi quốcgia, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về khuyết tật
Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF, Theo Tổ chức Y tế Thế giớiđịnh nghĩa khuyết tật như sau: khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạngkhiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cựctrong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về tình trạng sức khỏe) vớicác yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố
cá nhân khác ) [7,tr.26]
* Khái niệm trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, sai lệch về chứcnăng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, hoạtđộng xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông Sự thiếu hụt vềcấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độkhác nhau Các nhóm trẻ khuyết tật gồm trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ khókhăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác [20]
* Khái niệm trẻ em khuyết tật vận động
Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau,gây ra sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển,sinh hoạt và học tập… Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng: Trẻ khuyết
Trang 18tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt,khoèo, liệt chân tay và trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vậnđộng não bộ… [8]
Theo bài giảng tập huấn giáo viên dạy trẻ khuyết tật của Phạm VănHiệu Những trẻ khuyết tật vận động thường không sử dụng được chân taynhư trẻ bình thường, khi có những cử động như lắc người, chuyển dịch chậmchạp hoặc gặp khó khăn đi lại, nằm, ngồi, ăn uống, cầm nắm các đồ vật, trẻgặp khó khăn khi phối hợp các thao tác vận động
Người bị khuyết tật vận động được phân thành hai dạng như sau:
Người bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vận động
Khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ralàm khoèo chân, liệt chân, tay,… nhưng não bộ vẫn bình thường [24]
Các biểu hiện thường thấycủa trẻ bị khuyết tật vận động đó là: Trẻ nhỏ
có thể không bú được vì không thực hiện được động tác mút; khi bế đầu trẻưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy khóc,không chịu chơi Trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từchỗ này sang chỗ khác; ít chịu vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình,không tự chăm sóc mình được Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chihoặc toàn thân; trẻ bị mềm nhẽo một hay nhiều nhóm cơ hoặc toàn thân, trẻ bịtrật khớp háng; trẻ có bàn chân nghịch (một hay hai chân)… [4, tr.27]
1.1.2 Biểu hiện tâm lý và nhu cầu của trẻ khuyết tật
* Biểu hiện tâm lý của trẻ khuyết tật vận động
Tâm lý khá đông trẻ khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thânmình so với những người bình thường khác
Dễ bị kích động, khó kiểm soát phản ứng do bị phân biệt đối xử vàthiếu tôn trọng
Gặp khó khăn trong giao tiếp với môi trường xung quanh Họ dễ cảmthông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được quan tâm, giúp đỡ
Trang 19Do những khiếm khuyết về chức năng và cơ thể nên cảm thấy tự ti.Luôn cho rằng số phận mình không may mắn, là gánh nặng cho người thân,gia đình Do đó, họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.
Trong mối quan hệ tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng,
họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng, hay tự ái Nếu sống trong những giađình khó khăn, người khuyết tật có cảm giác mình bị bỏ rơi
Một số có ý chí, nghị lực cao, những người khuyết tật về vận độngnhưng trí tuệ phát triển bình thường hoặc thậm chí rất tốt Họ thường cố gắnghọc tập, tìm kiếm việc làm để không phụ thuộc vào người khác [4, tr.27]
Với trẻ khuyết tật các em đang ở lứa tuổi mà tâm lý chưa ổn định, chưa
có sự hoàn thiện về nhân cách, dễ bị tổn thương do vậy mà các em rất cần sựđộng viên an ủi, chăm sóc, bảo vệ từ phía cộng đồng và xã hội
* Nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
“Người khuyết tật trước hết là con người”, do đó, họ cũng có nhữngnhu cầu như mọi cá nhân khác trong xã hội
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A.Maslow, con người có 5 loại nhucầu cơ bản được sắp xếp theo bậc thang từ thấp đến cao
Các nhu cầu có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.Trước tiên ngườikhuyết tật cần được đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp Sau đó mới tìm đến
sự đáp ứng các nhu cầu ở bậc cao hơn Các nhu cầu không tồn tại độc lập màluôn nằm trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, cácnhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao
Nhu cầu trước hết của trẻ em khuyết tật là nhu cầu về vật chất phục vụcho việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ … nói chung để đảm bảo sứckhoẻ cho các em và cao hơn nữa là các em có điều kiện chữa trị bệnh tật
Trang 20Nhu cầu có một tổ ấm gia đình là chỗ dựa về cả vật chất và tinh thầncho các em, để các em vượt qua được bệnh tật cũng như những khó khăntrong cuộc sống Gia đình tạo tinh thần cho các em vượt qua khó khăn, thôithúc nghị lực của các em chiến đấu với bệnh tật và vươn lên trong cuộc sống.
Nhu cầu được vui chơi vui chơi, giải trí, học tập Cũng như bao trẻ emkhác, trẻ em khuyết tật cũng có nhu cầu được vui chơi tham gia các hoạt độnggiải trí và tham gia vào hoạt động học tập, đây là những nhu cầu cho thấy các
em đang cố gắng nổ lực để hoàn thiện và vươn lên trong cuộc sống của mình
Nhu cầu được tôn trọng, đây là nhu cầu mà trẻ em khuyết tật luôn đòihỏi việc thực hiện nhu cầu này ở người lớn, ở bạn bè cùng trang lứa và trướchết là ở những người cha người mẹ Sự tôn trọng, sự thừa nhận của mọi người
sẽ làm tăng sự tự tin, tăng nghị lực của trẻ
Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao của người khuyết tật
ít có cơ hội thực hiện hoá (ví dụ: người khuyết tật gặp khó khăn trong việchọc tập, tìm kiếm việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội…) Người khuyết tật rấtcần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội để họ có thêm cơhội đáp ứng các nhu cầu, để họ có cuộc sống bình thường, để được phát triển
và hòa nhập
1.2 Lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
1.2.1 Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Trên thế giới công tác xã hội đã được khẳng định là một ngành khoahọc độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận, phương phápnghiên cứu riêng Sự khẳng định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm khi côngtác xã hội đã hướng tới sự giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống,góp phần làm ổn định tiến bộ xã hội Sự hình thành và phát triển của công tác
xã hội là một yếu tố khách quan, vừa thể hiện nhu cầu thiết yếu của nó trong
Trang 21xã hội hiện đại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế chínhtrị và văn hóa xã hội Vì vậy, trong quá trình vận động với tư cách là mộtkhoa học và một hoạt động thực tiễn, ở những thời điểm khác nhau có nhữngquan điểm khác nhau về công tác xã hội Hiện nay, công tác xã hội có sự pháttriển rộng khắp trên thế giới, với những xuất phát điểm, điều kiện lịch sử cụthể, nền tảng văn hóa, mục đích và bản chất độ xã hội có những sự khác biệtnhất định, do dó xuất hiện nhiều quan điểm, trường phái khác nhau về côngtác xã hội thì hầu hết mọi người đều công nhận định nghĩa của Hiệp hội nhânviên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montreal,Canada (IFSW) [22].
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhómhoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xãhội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề
ra Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trongmối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằmgiúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lýthuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vàonhững điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và công bằng
xã hội là nguyên tắc căn bản của nghề [7, tr.10]
Hiện nay, trước những nhu cầu và yêu cầu của đời sống hiện tại, IFSW
đã đưa ra đề xuất cần tạo một khái niệm chung mang tính toàn cầu về côngtác xã hội dựa trên các tiêu chí về thúc đẩy sự phát triển xã hội và cố kết xãhội; trợ giúp các cá nhân tạo nên sự thay đổi về điều kiện sống để phát triểnbền vững; là hệ thống lý luận chung dựa trên tri thức bản địa; mọi hoạt độngcủa công tác xã hội dựa trên vấn đề nhân quyền, trách nhiệm xã hội và côngbằng xã hội ( IFSW 2013) [19]
Trang 22Qua những định nghĩa trên chúng ta nhận thấy công tác xã hội là mộtnghề chuyên hỗ trợ giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bịđẩy ra ngoài xã hội Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành độngnhằm giảm thiểu: những rào cản trong xã hội; sự bất công vá sự bất bình và
sự bất bình đẳng trong xã hội
* Khái niệm công tác xã hội nhóm (CTXHN)
CTXHN là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chứcnăng xã hội, của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phóvới các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là : ứng dụng những kiến thức kỹ năng liênquan đến tâm lý nhóm ( hoặc năng động nhóm); nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn
đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lậpbởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng)thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đốiphó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằmgiải quyết các vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu [26]
Theo từ điển CTXH của Barker (1995), CTXHN được định nghĩa là
“một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viênchia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên vàtham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụthể Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của CTXHN không chỉ là trịliệu những vấn đề tâm lý, tình cảm mà còn trao đổi thông tin, phát triển các
kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyểnbiến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả Các kỹ thuậtcan thiệp đều được đưa vào quá trình CTXHN nhưng không hạn chế kiểmsoát những trao đổi về trị liệu” [11, tr.35]
Như vậy, CTXH nhóm được coi là một phương pháp can thiệp củaCTXH, là một tiến trình trợ giúp mà các thành viên trong nhóm được tạo cơhội và môi trường để tham gia vào các hoạt động chung, có sự chia sẻ, tương
Trang 23tác lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm và giải quyết được vấn đềcủa từng cá nhân trong nhóm Trong đó, nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò làchất xúc tác, hướng dẫn, tổ chức sinh hoạt nhóm để chính các thành viêntrong nhóm có sự tương tác lẫn nhau và dùng mối quan hệ đó làm công cụchính để nhận diện và giải quyết vấn đề của từng cá nhân hoặc của nhóm.
* Công tác xã hội đối nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
Trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên công tác
xã hội thì trẻ khuyết tật là một nhóm cần được sự quan tâm, trợ giúp đặt biệt.việc trợ giúp cùa nhân viên công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật được coi làmột lĩnh vực chuyên sâu của người làm công tác xã hội, lĩnh vực này đượcgọi là “ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật” Việc hỗ trợ, giúp đỡ đối với trẻkhuyết tật không chỉ có sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội mà còn làcông việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên gia tâm lý.Tuy nhiên sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội không đi sâu vào bảnthân trẻ khuyết tật hay tìm kiếm nguyên nhân gây khuyết tật, cũng như cácphương pháp, biện pháp giáo dục và trị liệu cụ thể mà nhấn mạnh đến việc tácđộng vào hệ thống chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật như: như gia đình củatrẻ khuyết tật, nhà trường, đoàn thể, cộng đồng mà họ sinh sống cũng như cácchính sách của nhà nước dành cho họ Do vậy, công tác xã hội với trẻ khuyếttật có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác xã hội chung
Từ định nghĩa về công tác xã hội như trên thì có thể hiểu: công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động là việc nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ nhằm giúp các trẻ em đó vượt qua khó khăn trở ngại của mình để vươn lên hòa nhập cuộc sống Đồng thời huy động các nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để giúp đỡ các em một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, tham gia vào các hoạt động xã hội trên nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.
Trang 241.2.2 Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
Lý thuyết là “công cụ” tư duy khoa học khi thực hiện các hoạt độngkhoa học nhất định Trong hệ thống lý thuyết có rất nhiều lý thuyết khácnhau Mỗi lý thuyết đều có những ưu nhược điểm nhất định và được các nhàkhoa học, nhà nghiên cứu ứng dụng một cách linh hoạt vào đề tài của mình
Trong đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm hục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả sẽ vận dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết về quyền con người.
* Lý thuyết nhu cầu
Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu, nhu cầu về vậtchất và nhu cầu về tinh thần Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng,phong phú và phát triển Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quanhoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí
xã hội của họ
Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơbản cần cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… để phát triển conngười cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn,được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định Xét chocùng sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứngngày càng cao nhu cầu của con người Việc đáp ứng các nhu cầu con ngườichính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động
Trang 25yếu, cao hơn Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiếntới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn [1, tr.17].
Theo đó, ông chia nhu cầu của con người thành 5 thang bặc từ thấp đếncao đó là: nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó,nhu cầu được tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu hoàn thiện
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu tác giả tìmhiểu nhu cầu của trẻ khuyết tật theo năm bậc thang về nhu cầu Từ đó xem xétcác nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo
ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau haytheo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow
Dựa theo thang nhu cầu của Maslow thì tác giả nhận thấy hiện nay trẻkhuyết tật vận động đang có những nhu cầu như sau:
- Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặt biệt để tồn tại vàphát triển
- Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất
- Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Cần được yêu thương và hòa nhập cộng đồng
- Cần được hòa nhập vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi
- Cần được tôn trong, đánh giá, khuyến khích và động viên
- Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần
* Lý thuyết về quyền con người
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứađựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con ngườitrong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện hoạt động CTXH.[11,tr.167]
Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền conngười đã được pháp luật quốc tế bảo vệ NVCTXH cần dựa trên hệ thống
Trang 26quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những môhình phát triển xã hội Cách tiếp cận này luôn đưa ra đối tượng tác động cụthể, đó chính là con người với quyền cơ bản của mình.
Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền con người cóbàn đến tầm quan trọng của nhà nước và chính phủ trong mối quan hệ tươngquan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ Cách tiếp cận theoquyền lôi kéo sự chú ý của nhà nước về mặt chăm lo đời sống của nhữngngười dân dễ bị tổn thương kể cả những người dân không thể tự mình đứnglên đòi quyền lợi cho mình
Cũng giống như cách tiếp cận khác, tiếp cận quyền con người nhằmhướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn
đề và tiềm năng của họ Theo cách này, cách tiếp cận dựa trên quyền có đềcập đến những vấn đề luôn được coi là trọng yếu đối với sự phát triển, như làthực phẩm, nước, nhà ở, y tế Vì vậy, quyền con người vượt lên trên ý niệm
về nhu cầu cơ bản mà chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn về con người, vềkhía cạnh công dân, chính trị, xã hội, kinh tế và vai trò văn hóa Đồng thời,nhắc đến quyền con người là nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm, trong khi đócách tiếp cận theo nhu cầu sẽ không đề cập đến
Tiếp cận quyền con người là cách tiếp cận mang tính nhân văn Coi trọngcon người với những quyền mà họ được hưởng, đó là quan điểm hướng tới giátrị nhân văn cao đẹp về con người Với cách tiếp cận này, đối tượng dù đang gặpphải vấn đề khó khăn cũng được tôn trọng như là một con người với đầy đủ cácgiá trị Tiếp cận dựa trên quyền con người là trung tâm, tập trung vào nhu cầu vàtiềm năng của họ để đi tới giải quyết vấn đề Tiếp cận dựa trên quyền con ngườigiúp NVCTXH hướng đến các giải pháp mang tính bền vững
Và như vậy theo thuyết này thì trẻ khuyết tật cần phải có quyền đượcchăm sóc về thể chất, về tinh thần, có quyền được phát triển, tham gia cáchoạt động xã hội
Trang 271.2.3 Mục đích và chức năng của công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
1.2.3.1 Mục đích của công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
Nhằm đánh giá nhu cầu, khả năng, hành vi qua việc trẻ tự đánh giá,người thân hoặc người chăm sóc của trẻ khuyết tật để từ đó tạo thành nhữngnhóm trẻ khuyết tật vận động có cùng nhu cầu, khả năng, hành vi thì lậpthành nhóm để lên kế hoạch hoạt động trợ giúp phù hợp
Nhằm duy trì hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của chínhtrẻ hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội
Thay đổi thái độ suy nghĩ tiêu cực của trẻ khuyết tật bởi trẻ khuyết tật
có tâm lý tự ti và mặc cảm về bản thân do đó thiếu tự tin để vượt qua nhữngrào cản hòa nhập với cộng đồng
Tạo hoạt động vui chơi giải trí giúp trẻ có được sự thoải mái, rèn luyệnsức khỏe để vượt qua những đau đớn của bản thân và phát triển nhân cách
1.2.3.2 Chức năng của công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
Phát hiện sớm: Thông qua tiếp xúc với đối tượng, nắm bắt thông tin,nhân viên công tác xã hội có thể phát hiện sớm được khuyết tật, đưa ra hướng
tư vấn, trị liệu tâm lý kịp thời để đối tượng tự phục hồi chức năng [6, tr.46]
Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật: Nhân viêncông tác xã hội đánh giá tình hình của người khuyết tật bao gồm cả chính bảnthân và các mối quan hệ gia đình Trong một số trường hợp, người làm côngtác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho người khuyết tật Nhânviên công tác xã hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộngđồng thông qua các phương pháp như tham vấn, liệu pháp tâm lý và giáo dục
để giúp họ hiểu được nhu cầu của người khuyết tật, nâng cao kỹ năng chămsóc, phục hồi chức năng và tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng.[6, tr.46]
Trang 28Tư vấn, trị liệu tâm lý: trên cơ sở đánh giá, tiếp xúc với đối tượng,nhân viên công tác xã hội đưa ra các giải pháp để đối tượng tự giải quyếtcác vấn đề
Chuyển tuyến, kết nối dịch vụ: trẻ khuyết tật có nhiều nhu cầu cần trợgiúp khác nhau Cán bộ, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò kết nối,chuyển đối tượng tiếp cận các dịch vụ để trợ giúp người khuyết tật như: họcnghề, việc làm, trợ cấp xã hội, dịch vụ chỉnh hình và phục hồi chức năng, nhà
xã hội [6, tr.49]
Quản lý đối tượng: Nhân viên công tác xã hội lập các hồ sơ quản lý đốitượng, bao gồm các ghi chép lưu trữ về đánh giá nhu cầu, các trợ giúp, sự tiếntriển của đối tượng trong phục hồi chức năng [6, tr.49]
Hỗ trợ Người khuyết tật tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội:Nhân viên xã hội kết nối với chính quyền địa phương giải quyết các chínhsách trợ giúp người khuyết tật như: bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, …
Kiến nghị, vận động, tìm kiếm nguồn lực xây dựng môi trường học tậpvui chơi phù hợp với trẻ khuyết tật
1.2.4. Các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
1.2.4.1 Hoạt động giáo dục nhóm
Mục đích nhằm trang bị kiến thức kỹ năng cho trẻ khuyết tật vận động,dựa trên những nhóm trẻ có cùng khả năng, năng lực với nhau tạo thành mộtnhóm để có chung một chương trình hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ.Hoạt động giáo dục hướng đến hai kỹ năng:
- Kỹ năng sống
- Kỹ năng xã hội
- Nội dung của của hoạt động giáo dục là:
Trang 29- Pháp luật về người khuyết tật
- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vệ sinh cá nhân
- Kiến thức về tâm lý, về điều chỉnh cảm xúc bản thân
- Về nghị lực và tấm gương người khuyết tật điển hình vượt lên hoàncảnh khiếm khuyết
Hình thức tổ chức qua các buổi thảo luận nhóm, các hoạt động vui chơinhóm, tập huấn…
Ở hoạt động này, nhân viên xã hội có vai trò giúp các thành viên tronggia đình có sự hỗ trợ nhất định với trẻ khuyết tật để trẻ có thể sống độc lập
Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để họ phát huy được tiềm năng củamình ở mức cao nhất ngay tại gia đình và cộng đồng Muốn như vậy nhânviên xã hội luôn cần bàn bạc và thảo luận với các thành viên trong gia đình để
họ hiểu cùng hợp tác trong quá trình hỗ trợ
1.2.4.2. Hoạt động giải trí nhóm
Hoạt động giải trí nhóm là nhóm tập trung vào các loại hình vui chơigiải trí mục tiêu của nhóm giải trí là giúp các thành viên trong nhóm đáp ứngnhu cầu cá nhân Hoạt động này nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển nhâncách giúp trẻ gần gũi và tự tin thể hiện bản thân
Nội dung của hoạt động giải trí nhóm
- Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ
- Chọn hoạt động chơi
- Tổ chức các hoạt động vui chơi
- Phát triển các kỹ năng cho trẻ thông qua vui chơi
Hình thức tổ chức sinh hoạt nhóm, tổ chức các chương trình văn nghệ,xem các chương trình thiếu nhi, trẻ tập chơi sắm vai…
Trò chơi nhằm phát triển khả năng vận động, di chuyển và cử độngthân thể, trò chơi nhằm phát triển khả năng nhận thức, trò chơi phát triển giácquan: cảm giác sờ, khả năng nhìn, nghe hoặc ngửi [13]
Trang 30Ở hoạt động này, nhân viên xã hội là người tìm kiếm nguồn lực, tạomôi trường giao lưu, sinh hoạt và sân chơi cho các em Cung cấp các loại hìnhvui chơi giải trí phù hợp với thể trạng và khả năng của nhóm trẻ Tuỳ theo khảnăng vận động, nhận thức, nhu cầu, sự phát triển, hành vi và trí tuệ của trẻ màchọn cho trẻ trò chơi thích hợp.
1.2.4.3. Hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm
Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển vềtâm sinh lý cho trẻ Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn tìnhtrạng không hiểu được nhau Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình vàngười lớn cũng không hiểu trẻ cần gì nếu như không xây dựng được một mốiquan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả
KNGT là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lựcthể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp, trao đổi thông tin, tưtưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp Nói một cách khác, KNGT là toàn bộnhững thao tác cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cánhân hay với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giaotiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp [15, tr.21]
Nội dung của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm:
- Kỹ năng sử dụng lời nói
Hình thức tổ chức thông qua hoạt động xem tranh, tham gia dã ngoại,
kể chuyện, đóng kịch…
Trang 31Ở hoạt động này, nhân viên xã hội cần tổ chức các chương trình tậphuấn nâng cao năng lực cho trẻ khuyết tật và các thành viên trong gia đình cótrẻ khuyết tật Tư vấn, tham vấn cho giáo viên chuyên biệt, người chăm sóctrẻ hiểu về trẻ Và nhân viên xã hội cần tiếp cận gia đình làm trung tâm khi hỗtrợ trẻ khuyết tật Giúp gia đình nhận định tình trạng của thân chủ và bàn kếhoạch giải quyết nhu cầu thiết yếu.
1.2.4.4 Hoạt động phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáodục và kỹ thuật phục hồi chức năng, làm giảm tối đa các hoạt động của giảmchức năng và tàn tật Bảo đảm cho người khuyết tật hội nhập, tái hội nhập xãhội; có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội
- Kết hợp điều trị với Botulinum Toxin A ( BoNT - A)
Hình thức tổ chức thông qua các bài tập vận động, tâm vận động, tậpphối hợp tay – mắt, tập cơ khớp…
Nhân viên xã hội nhận định rõ tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân, triệuchứng và dự đoán về khuyết tật và mức độ khuyết tật Tìm hiểu vế quá trìnhsuy yếu và biểu hiện của tật
Tìm hiểu tâm trạng của thân chủ và gia đình, tạo cơ hội cho họ bày tỏnỗi niềm về những mối lo buồn gây lòng tin tưởng và bày tỏ sự thông cảmvới những khó khăn họ phải trải qua
Giúp gia đình tìm những dịch vụ y tế, xã hội, pháp luật… trong cộngđồng, nhận định những chuyển biến và tiến trình của thân chủ trong việc phục
Trang 32hồi chức năng Chỉ dẫn họ cách giải quyết những vấn đề khó khăn và nhậnđịnh được khi nào cần phải có thêm dịch vụ bên ngoài.
Cần xác định thêm mục tiêu trong CTXH với thân chủ và gia đình đểgiúp thân chủ tăng thêm chức năng tự túc sinh hoạt, giáo dục gia đình về việcchăm nuôi và phục hồi
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật
1.3.1 Đặc điểm của đối tượng
Hoạt động lao động: Trẻ khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn về
mặt hoạt động lao động, khó khăn trong việc đi lại Vì vậy trẻ sẽ có mặc cảm,
tự ti với bản thân và cô lập với mọi người xung quanh
Về sinh hoạt cá nhân: Cản trở là sự bất tiện đối với những cá nhân do
sự thiếu hụt, khiếm khuyết về cơ thể, điều đó làm hạn chế hoặc ngăn các cánhân thực hiện vai trò cá nhân của mình như những người bình thường Mọisinh hoạt cá nhân đều có sự giúp đỡ của người khác
Học tập: Khả năng tiếp thu tri thức của trẻ khuyết tật vận động cũng
gặp nhiều khó khăn Vì vậy trẻ cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợpvới đặc điểm khiếm khuyết của mình
1.3.2 Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
Phát triển nghề CTXH là một trong những giải pháp hiệu quả để giảiquyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội,góp phần bảo đảm an sinh xã hội Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóanghề CTXH thì việc phát huy năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên côngtác xã hội là yêu cầu hết sức cần thiết
Nhân viên CTXH đóng vai trò cung cấp cho TKT và gia đình trẻ nhiềuloại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết
Trang 33để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liênquan đến nhu cầu của trẻ.
Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng, họ là cầu nốigiữa đối tượng với các nguồn lực, dịch vụ hỗ trợ của xã hội và là người cótrách nhiệm kết nối các cơ quan, chính quyền với đối tượng để có được sựthống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng
Tuy nhiên NVCTXH của Trung tâm còn hạn chế về số lượng và chấtlượng, chưa được đào tạo bài bản về chuyên nghành CTXH nên chưa nắmbắt hết được tâm lý cũng như nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật vậnđộng, chưa thực sự có phương pháp làm việc chuyên nghiệp
1.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực khác
Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, các Vụ, phòng ban chuyên mônthuộc Bộ trong mọi mặt hoạt động của Trung tâm và chính quyền đoàn thểcủa địa phương
Đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động có tinh thần đoàn kết cao,
có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, yêu ngành, yêu nghề, cótâm huyết và tình thương đối với các cháu khuyết tật, có nhiều năm kinhnghiệm trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng và PHCN cho trẻ khuyết tật
Đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành giáo dục đặc biệt,nhiều giáo viên đã giảng dạy trẻ em khuyết tật lâu năm với những kinhnghiệm phong phú, am hiểu tâm sinh lý các cháu và có chương trình giáo ángiảng dạy phù hợp cho sự phát triển của các cháu khác nhau
Trung tâm đóng trên địa bàn thành phố nên có nhiều thuận lợi trongcông tác tiếp nhận và điều trị phục hồi chức năng cho trẻ gia đình, công tácvận động, tuyên truyền, hỗ trợ và phối hợp cùng gia đình chăm sóc, nuôidưỡng và điều trị trẻ đạt hiệu quả cao
Trang 34Cơ sở vật chất, phòng ốc sử dụng đã lâu và xuống cấp; trang thiết bị y
tế chuyên môn về phục hồi chức năng còn thiếu và chưa đáp ứng được yêucầu phục vụ trẻ khuyết tật
Đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác chuyên môn y tế còn thiếu vàkhó tuyển dụng do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn trong côngtác điều trị phục hồi chức năng
1.3.4 Nhận thức của gia đình và cộng đồng
Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra chính trong gia đình của trẻkhuyết tật, vẫn có sự phân biệt giữa những người con trong gia đình Nhữngthành viên trong gia đình thường coi thường người khuyết tật, coi ngườikhuyết tật là gánh nặng suốt đời, xem họ là người vô dụng nên hay lăn mạthậm chí có những gia đình do nhận thức kém còn đánh đập, xích trong nhà,không cho ăn uống vá bắt đi xin ăn
Tuy nhiên những gia đình có kiến thức hiểu biết thì họ rất tôn trọngquyền của người khuyết tật nên tạo điều kiện cơ hội công bằng cho trẻ khuyếttật được tham gia vào các sinh hoạt của gia đình và cộng đồng; đôi khi còn ưutiên hơn cho trẻ khuyết tật vì thấy chúng kém may mắn hơn những đứa trẻbình thường khác
Cộng đồng nhìn trẻ khuyết tật như những người đáng thương, sống dựavào người khác và ỷ lại sự giúp đỡ của người khác, không có cuộc sống bìnhthường, một số người lại cho rằng người bị khuyết tật như vậy là do số phận,hoặc là phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước hay ra đường mà gặpphải người khuyết tật là gặp phải vận đen Do đó, mọi người thường có thái
độ xa lánh hoặc không muốn tiếp xúc
1.4 Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật
1.4.1 Cơ sở pháp lý về trẻ khuyết tật và khuyết tật vận động
* Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền của Người khuyết tật
Trang 35Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký cam kết tham gia Công ước quốc tếcủa Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật Mục đích của Công ướcnày là nhằm bảo hộ và thúc đẩy các quyền của người khuyết tật; đảm bảongười khuyết tật được tiếp cận bình đẳng và thực hiện đầy đủ các quyền cơbản như các cá nhân không khuyết tật khác.
Công ước đề cập đến các nguyên tắc cơ bản như sau:
Không phân biệt đối xử;
Tham gia đầy đủ, hiệu quả và hoà nhập vào xã hội;
Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phầncủa nhân loại và sự đa dạng của con người;
Bình đẳng trong các cơ hội;
Khả năng tiếp cận;
Bình đẳng giữa nam và nữ;
Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và quyền của trẻ
em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc cá nhân
* Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010
Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010 Luật Người khuyết tật Việt Nam gồm 10 chương, 53 điều và có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 Đây được coi như văn bản pháp lý quy định chitiết và khá toàn diện về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật
Theo đó, ngoài các quy định chung, Luật còn quy định cụ thể về xácnhận khuyết tật, gồm tiến trình, phương pháp, thủ tục và trách nhiệm của các
cơ quan tổ chức có liên quan
Nội dung chính của Luật chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực có liên quanđến người khuyết tật bao gồm: chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dạy nghề và việclàm; văn hóa, thể dục thể thao, giải trí và du lịch; nhà chung cư, công trìnhcông cộng; giao thông; công nghệ thông tin, truyền thông; và bảo trợ xã hội
Trang 36* Đề án trợ giúp Người khuyết tật của chính phủ giai đoạn 2006- 2010được phê duyệt tháng 10/2006 Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diệnđối với vấn đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề án và
có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan
* Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới 2015 Chính phủ đặt mục tiêu thựchiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015
1.4.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật
Nghề CTXH là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, giađình, cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triểnkhả năng của bản thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhànước, để họ tự vươn lên hòa nhập đời sống cộng đồng Trên thế giới, đặc biệt
là các nước phát triển họ công nhận CTXH là một nghề chuyên nghiệp Ngày25/3/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề CTXH giai đoạn 2010 –
2020 (gọi tắt là Quyết định 32)
Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ởViệt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng độingũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạtyêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụCTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.Ngay sau khi Đề án được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hànhcác văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH,chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH, Thông tư liên tịch hướng dẫnquản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg ;Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập…Như vậy Quyết định
Trang 3732 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyênnghiệp Đồng thời, cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức củacác cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH
Ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội vàCTXH được Chính phủ giao Bộ LĐ-TB-XH theo quy định của Chính phủ, BộLĐ-TB-XH có nhiệm vụ: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ,việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với người khuyết tật, bảotrợ xã hội, …Và như vậy, trẻ khuyết tật là một đối tượng của nghành CTXH,
họ được trợ giúp các dịch vụ xã hội từ NVCTXH cũng như được NVCTXHtrợ giúp trong việc bảo vệ quyền lợi; tham vấn tư vấn tâm lý, biện hộ cho họ,giúp họ đáp ứng được quyền lợi và những nhu cầu thiết yếu
Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2010 của BộLao động, Thương binh và Xã hội về việc Phê duyệt kế hoạch tổng thể thựchiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2015
Thông tư số 10/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2010 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình khung Giáo dục đại họcngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng
Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 10 năm 2004 của
Bộ Giáo dục và Đạo tạo về việc ban hành chương trình khung giáo dục đạihọc ngành CTXH trình độ đại học, cao đẳng
Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội
vụ về Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH
Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 11 năm 2010 của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cácngạch viên chức CTXH đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạchviên chức CTXH
Trang 38Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ Tàichính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn quản lý và sử dụngkinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hộigiai đoạn 2010-2020.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác
xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động, các khái niệm về trẻ khuyết tật,trẻ em khuyết tật vận động, về công tác xã hội nhóm, công tác xã hội nhómđối với trẻ khuyết tật vận động Những khái niệm này làm rõ về khách thểnghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Đồng thời, chương này cũngtrình bày các hoạt động công tác xã hội nhóm với trẻ khuyết tật vận động, cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tậtvận động, các cơ sở pháp lý về công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tậtvận động
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ định hướng cho việcnghiên cứu đề tài “ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thựctiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Tp.Hồ Chí Minh”
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát đặc điểm trung tâm và khách thể nghiên cứu
2.1.1.Khái quát đặc điểm trung tâm
Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật là đơn vị (thuộc
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đóng trên địa bàn quận 3 thành phố
Hồ Chí Minh Trung tâm được thành lập ngày 09/3/1978 theo Quyết định số86/TBXH của Bộ Thương binh và Xã hội từ việc tiếp nhận và hợp nhất hai cơ
sở là Trung tâm Y tế Xã hội Việt Nam (Terre des Hommes) và Nhà trẻCaritas lấy tên là Trung tâm phục hồi trẻ mồ côi suy dinh dưỡng qua 2 lầnthay đổi, chức năng và nhiệm vụ hoạt động vào năm 1996 và năm 2006 Trungtâm được đổi tên thành Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tậtngày nay
Trang 40Trung tâm chuyên điều trị phục hồi chức năng và trợ giúp cho trẻkhuyết tật, trẻ mồ côi nghèo Ngoài ra Trung tâm còn thực hiện việc đào tạo,bồi dưỡng và huấn luyện về điều trị phục hồi chức năng cho đội ngũ cán bộ,nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
* Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật là đơn vị sựnghiệp thực hiện điều trị phục hồi chức năng, trợ giúp trẻ tàn tật, trẻ mồ côinghèo; bồi dưỡng, huấn luyện về điều trị phục hồi chức năng
Điều trị phục hồi chức năng đối với trẻ tàn tật tại Trung tâm và tạicộng đồng;
Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến về phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa;
Trợ giúp về dạy nghề, tạo việc làm phù hợp đối với trẻ tàn tật, trẻ mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhậpcộng đồng;
Bồi dưỡng, huấn luyện về điều trị phục hồi chức năng cho cán bộ, nhânviên cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng;
Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng, điều trị phục hồi chứcnăng; vận động và tiếp nhận các chương trình, dự án viện trợ nhân đạo trongnước và quốc tế; tổ chức chuyển giao dự án địa phương, cơ sở thực hiện đảmbảo đúng mục tiêu, đối tượng, hiệu quả
Quản lý tổ chức, cán bộ viên chức, tài chính, tài sản của Trung tâmtheo quy định của pháp luật
* Đối tượng và phạm vi hoạt động
Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thực hiện theonhiệm vụ, chức năng đã được giao để tiếp nhận các đối tượng xã hội, đối