1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên

97 618 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Thực tiễn công tác tại Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâmthần kinh tinh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao độngThương binh và Xã hội Tỉnh Thái Nguyên với chức

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THANH HÀ

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐINH ĐỨC HỢI

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả sốliệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kì một công trình nào khác

Tác giả

Bùi Thanh Hà

Trang 3

Tiến sỹ Đinh Đức Hợi – Đại học sư phạm Thái Nguyên người đã trực tiếptận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn từ chọn vấn đề nghiên cứu, xâydựng đề cương, chia sẻ thông tin, truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghiên cứukhoa học.

Ths Bác sỹ Dương Xuân Hưng – Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng vàPhục hồi chức năng Tâm thần kinh Thái Nguyên, người đã đóng góp nhiều ýtưởng cho nghiên cứu; Tập thể Phòng Nghiệp vụ Công tác xã hội nơi tôi côngtác và tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong việc vậndụng lý thuyết vào thực tiễn

Tôi xin gửi tới những Người thân của mình lòng biết ơn, những lời độngviên chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất trong những năm qua

Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn học viên Cao học Chương trìnhLiên kết Công tác xã hội Philippin khóa I (2014-2016) và những người bạnthân thiết của tôi luôn động viên giúp đỡ những lúc khó khăn và chia sẻnhững niềm vui trong cuộc sống /

Tác giả

Bùi Thanh Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 8

1.1 Các khái niệm cơ bản 81.2 Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần 151.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần 201.4 Cơ sở pháp lý của Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần 21

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIẾN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN 24

2.1 Khái quát về Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Tâm thần kinhtỉnh Thái Nguyên 242.2 Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm điềudưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên 262.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với ngườitâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnhThái Nguyên 392.4 Nhu cầu của người tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chứcnăng tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên 47

Chương 3 NHŨNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN 71

3.1 Những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhân thức cộng đồng 723.2 Nhóm biện pháp nâng cao năng lực 733.3 Nhóm biện pháp đối mới nội dung và phương pháp thực hiện công tác xãhội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm 743.4 Nhóm biện pháp về xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội nhómđối với người tâm thần 75

KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu người tâm thần quản lý tại cơ sở qua các năm 29

Bảng 2.2: Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác cho đối tượng người tâm thần tại Trung tâm ĐD và PHCN Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên 30

Bảng 2.3: Số lượng bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng qua các năm 36

Bảng 2.4: Tổng hợp số tiền mặt qua hoạt huy động nguồn lực ngoài ngân sách qua các năm 38

Bảng 2.5: Tình hình điều trị bệnh tâm thần trước khi vào trung tâm 39

Bảng 2.6: Đặc điểm người bệnh tâm thần đang quản lý tại cơ sở 40

Bảng 2.7: Nơi cư trú của người tâm thần trước khi vào cơ sở 41

Bảng 2.8: Trình độ học vấn, văn hóa trước khi bị bệnh 41

Bảng 2.9: Tình trạng việc làm của người tâm thần trước khi bị bệnh 42

Bảng 2.10: Mức sống, thu nhập của người tâm thần 42

trước khi vào cơ sở 42

Bảng 2.11: Tình hình dân tộc và tôn giáo của người tâm thần 42

đang quản lý tại cơ sở 42

Bảng 2.12: Tình hình gia đình, thân nhân người tâm thần 43

đang quản lý tại sơ sở 43

Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBVC 44

Bảng 2.13: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp 44

Bảng 2.14: Các chế độ phụ cấp đặc thù của CB làm công tác ĐD 44

và PHCN cho người tâm thần 44

Bảng 2.15: Tổng hợp người tâm thần theo nhóm bệnh nhân quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng 51

Bảng 2.16: Danh sách bệnh nhân trị liệu tâm lý nhóm đợt 1/2016 61

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hình vẽ 63

Hinh 2.2: Cắt gián tranh 64

Hình 2.3: Bảng hỏi 65

Hình 2.4: Viết thư 66

Hình 2.5: Bài thu hoạch cuối kỳ sinh hoạt tâm lý nhóm 67

Hình 2.6: Thơ 68

Hình 2.7: Hình ảnh sinh hoạt nhóm tâm lý trị liệu 69

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong dòng chảy phát triển không ngừng của xã hội cùng với mục tiêu:

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, bên cạnh những thành

tựu mang tính tích cực làm cho xã hội thịnh vượng hơn thì song hành cùngvới nó là tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro Ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mớicùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và sự thay đổi tư duy của các cấplãnh đạo trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội mà những đối tượng yếu thế ngày càngđược quan tâm và thụ hướng nhiều các dịch vụ thông qua các hoạt động củanghề công tác xã hội

Công tác xã hội đã góp phần vào lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe tâm thầngiúp cho những bệnh nhân tâm thần phục hồi và được sống trong môi trườngchăm sóc phù hợp, Công tác xã hội đã góp nhiều nỗ lực nhằm đem lại nhữngthay đổi nhận thức của xã hội trong việc chăm sóc những người bị bệnh tâmthần Việc thực hành Công tác xã hội với người tâm thần rất đa dạng vàphong phú Đi từ các hoạt động như phòng ngừa, như giáo dục cộng đồng vềbệnh tâm thần, cách hỗ trợ và tránh kỳ thị, phân biệt, đối xử, các hoạt động hỗtrợ trực tiếp về mặt tinh thần, xã hội, kết nối các nguồn trợ giúp, hỗ trợ, huấnluyện cho thân nhân người bệnh cách quản lý, chăm sóc đến các hoạt độngphục hồi chức năng , tái hòa nhập cộng đồng và quá trình tham gia vào cácchính sách, chương trình hỗ trợ người tâm thần và gia đình họ

Thực tiễn công tác tại Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâmthần kinh tinh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao độngThương binh và Xã hội Tỉnh Thái Nguyên với chức năng nhiệm vụ: Tiếpnhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và Phục hồi chức năng cho đối tượng làbệnh nhân tâm thần mãn tính đã được điều trị tại các bệnh viện chuyên khoatâm thần các tuyến từ địa phương đến Trung ương nhưng chưa thuyên giảm

Trang 8

Là người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người tâm thần và gia đình họ,hiểu rõ những khó khăn vất vả trong việc quản lý, trợ giúp người tâm thần của

đội ngũ cán bộ,viên chức tại đây, nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Công

tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng

và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên”.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu báo cáo

về chính sách Bảo trợ xã hội và An sinh xã hội cả về mặt lý luận và thực tiễn.Trong đó có nghiên cứu vấn đề về Công tác xã hội với Chăm sóc sức khỏetâm thần Rối loạn tâm thần là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại các nước trênthế giới Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có khoảng

450 triệu người bị bệnh tâm thần hoặc lệch lạc trong vấn đề tâm lý và thái độ

cư xử Trung bình trên thế giới mỗi năm có 800.000 người tự sát, 86% số này

ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, phân nửa nằm ở độ tuổi 15-44.Nguyên nhân chính là do căn bệnh Rối loạn tâm thần, chứng bệnh có khảnăng phục hồi Liên quan đến chủ đề về Người tâm thần có công trình của cáctác giả Macionic (1987), ALan Walker (1989), Jonathan Kenneth Burns(2008) và một số tác giả khác

Macionic (1987) đi vào phân tích các định nghĩa về Bệnh tâm thần, các

mô hình lý thuyết của rối lọan tâm thần cũng như các mô hình chăm sóc bệnhnhân tâm thần, theo đó các bệnh nhân tâm thần thường phải gánh chịu những

kỳ thị cũng như cái nhìn gán ghép của xã hội Bệnh tâm thần không chỉ bắtnguồn từ những nguyên nhân sinh học mà còn có nguồn gốc từ yếu tố văn

hóa, xã hội và ảnh hưởng từ những người được xem là có quyền “gán nhãn”

cho người tâm thần

ALan Walker (1989) cũng phân tích vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần

Trang 9

chế của nước Anh cuối thập kỷ 80 với việc cắt giảm chi phí cho lính vựcchăm sóc công mà chuyển hẳn vai trò cho nhóm tư nhân và dựa vào cộngđồng, từ đây dẫn tới số bệnh nhân trong các bệnh viện giảm xuống rõ rệt Tuynhiên lại dẫn đến tình trạng tăng đột biến số lượng bệnh nhân ở lĩnh vực tư

và các cơ sở cộng đồng, trong khi yếu tố nguồn lực chưa được chuẩn bị kỹdẫn tới những khó khăn và cách thực thi chính sách kiểu nửa vời [14]

Jonathan Kenneth Burns (2008) cho rằng khuyết tật tâm thần và chăm sócsức khỏe tâm thần đang bị bỏ qua đáng ngạc nhiên trong tranh luận toàn cầu

về bình đẳng y tế Điều này đồng nghĩa với các vấn đề bất bình đẳng trongchăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần, các biến đổi ảnh hưởng đến bấtbình đẳng bao gồm chủng tộc, dân tộc, giới tính, vùng miền, nghề nghiệp, thunhập [18]

Từ những tài liệu đã tiếp cận có thể thấy vấn đề An sinh xã hội của ngườitâm thần là một chủ đề có lịch sử khá mới, nhưng đã tạo ra những diễn biếnkhá sôi nổi trong các cuộc tranh luận Công tác xã hội nhóm với Người tâmthần là chủ đề hứa hẹn sẽ mở ra những sự quan tâm tiếp theo của những người

có liên quan đến lĩnh vực này

2.2 Một số nghiên cứu tại Việt nam

Đối với chủ đề về Người tâm thần các bài viết tác giả tiếp cận đa số là cácbài báo, tham luận, hội thảo, đề án 1215 do Bộ Lao động Thương binh và Xãhội trình và được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 22/7/2011 Đề án này đềcập đến Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho bệnh tâm thần và ngườirối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, đây chính là sự đổi mới trong tư duyngười làm trong lĩnh vực về Sức khỏe tâm thần và người làm nghề Công tác

xã hội

Tại Việt Nam theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xãhội và ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) số người mắc bệnh về tâm

Trang 10

thần ở nước ta rất lớn, ước tính chiếm 10% dân số tương đương gần 10 triệungười Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình

và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở Việt Namđang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố, đô thị lớn Trongkhi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồichức năng cho người tâm thần rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.Hiện tại có khoảng 6.000 đối tượng tâm thần nặng đang được chăm sóc, phụchồi chức năng trong 17 Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng cho ngườitâm thần tại 15 tỉnh, thành phố và một số cơ sở Bảo trợ xã hội, đáp ứng được3% đối tượng có nhu cầu Các phương pháp hỗ trợ đối với hầu hết người rốiloạn tâm thần chỉ mới được điều trị bằng liệu pháp Hóa dược Liệu pháp tâm

lý, liệu pháp xã hội cũng đã được áp dụng nhưng hiệu quả còn hạn chế Chính

vì vậy đưa các phương pháp khoa học vào thực tiễn với những cách tiếp cậnmới trong lĩnh vực này là rất quan trọng Trong đó, tác giả tập trung vào việcđưa các phương pháp kỹ năng Công tác xã hội nhóm vào thực tiễn công việcđiều dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần ở cơ sở, góp phần làmsáng tỏ, rõ nét thêm các lý thuyết công tác xã hội trong thực tiễn chăm sóc,trợ giúp người tâm thần

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu Lý luận và Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với ngườitâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thầnkinh tinh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp cho côngtác xã hội nhóm đối với người tâm thần đạt kết quả tốt

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của Công tác xã hội nhóm đối với người tâmthần

Trang 11

- Nghiên cứu thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từthực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinhThái Nguyên.

- Đề xuất một số biện pháp giúp cho công tác xã hội nhóm đối với ngườitâm thần đạt kết quả tốt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần

- Khách thể: Bệnh nhân, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến người tâmthần

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từthực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnhThái Nguyên

Địa điểm: Khảo sát, và thực tiễn tổ chức thực hiện tại Trung tâm (Xóm

Ao Sen- Xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Với nền tảng là Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vậndụng các học thuyết về nhu cầu, thuyết lãnh đạo, thuyết hệ thống tổng quát,thuyết động năng tâm lý, thuyết thực nghiệm của Lê Nin Phân tích quá trìnhtương tác (Balen), đo lường xã hội học (Jacob Moreno) Thuyết học tập xã hội(Tarle) Vận dụng và kết hợp các lý thuyết trong thực hành công tác xã hộinhóm với người tâm thần

5.2 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp định lượng (bảng hỏi): Là phương pháp thường được dùng

trong điều tra xã hội học thực nghiệm phương pháp có thể thu thập được một

Trang 12

lượng thông tin lớn mang tính đại chúng trong quá trình điều tra và thu thậpthông tin Tác giả đã tiến hành chọn 200 mẫu, người tâm thần tại đơn vị côngtác nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời sống cũng như nhữngkhó khăn bệnh nhân tâm thần gặp phải và những mong muốn của họ, qua đó

so sánh được sự thay đổi trong đời sống hàng ngày và những khó khăn, trởngại của bệnh nhân tâm thần khi nhận được sự bảo trợ của nhà nước

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin trực

tiếp, và gián tiếp thông qua các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm và giántiếp qua các nguồn tài liệu sẵn có, hoặc nguồn tài liệu đã có từ trước khinghiên cứu Tác giả đã thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưsách, báo mạng internet, tạp chí liên quan đến công tác chăm sóc và điều trịcho người tâm thần

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Mục đích sử dụng phương pháp này để

xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là hiểu sâu bản chấtnguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu Những nguồn lực được sử dụng đểgiúp đỡ người tâm thần , những hoạt động tổ chức để người tâm thần tham gia

có hiệu quả chưa? Chính sách pháp luật đã được người tâm thần tiếp cận haychưa? Và tiếp cận như thế nào ? Công tác xã hội nhóm được lồng ghép nhưthế nào trong quá trình trợ giúp người tâm thần và việc thực hiện các chươngtrình, chính sách đã đồng bộ hay chưa ?

+ Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin

thực nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về cácquá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và mục đíchcủa cuộc nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả trú trọng quansát cách ứng xử, những hành động, hành vi của bệnh nhân và những thay đổihàng ngày của người bệnh để có cái nhìn khách quan, sinh động về vấn đềnghiên cứu

Trang 13

+ Và tác giả còn sử dụng hoặc kết hợp một số phương pháp khác như:

Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp so sánh, Phương pháp thảoluận nhóm

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

* Ý nghĩa lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ trở thành

tài liệu hữu ích đối với nghiên cứu và đào tạo nghề công tác xã hội, trong đócông tác xã hội nhóm đối với người tâm thần thực tiễn đang được quản lý,chăm sóc tại các cơ sở Bảo trợ xã hội ở Việt Nam và các mô hình chăm sócsức khỏe tâm thần khác tại cộng đồng

* Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu nghiên cứu và áp dụng thực tiễn tại đơn vị

trong thời gian tới Kỳ vọng là mô hình điển hình để các tổ chức có hoạt độngtương đương học tập, trao đổi kinh nghiệm, đưa vào áp dụng thực tiễn

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và một số phụ lục Đề tài

có phần nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người

tâm thần

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ

thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinhThái Nguyên

Chương 3: Các biện pháp bảo đảm thực hiện công tác xã hội nhóm đối

với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năngTâm thần kinh tinh Thái Nguyên

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về công tác xã hội

Theo từ điển công tác xã hội (1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xãhội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xãhội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an ninh cao nhất chocon người” [12]

Theo quan điểm của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xãhội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phụchồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp

để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân [8]

Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mangtính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghềchuyên nghiệp, độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếutrong đời sống xã hội

Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể nhận thấy:

- Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ

giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu

và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội vềchính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồnggiải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

1.1.2 Khái niệm về công tác xã hội nhóm

Trong từ điển công tác xã hội của Barker ( 1995, tr.85), công tác xã hộinhóm được định nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp côngtác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn

Trang 15

đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ranhằm đạt được những mục tiêu cụ thể Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mụctiêu công tác xã hội nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tìnhcảm mà còn là trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội và lao động, thayđổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hộithành các nguồn lực hiệu quả Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quátrình công tác xã hội nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi vềtrị liệu” [8 tr.85]

Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa công tác xã hội nhóm và trịliệu tâm lý nhóm ở việc “ phát triển các kỹ năng xã hội vào lao động , thayđổi định hướng giá trị và làm chuyển biến hành vi chống lại xã hội” Để kiểmchứng cho những khác biệt trên, chúng ta tìm hiểu khái niệm về trị liệu tâm

lý, trong đó bao gồm cả trị liệu tâm lý nhóm Từ điển công tác xã hội củaBarker (1995) nêu: “Trị liệu tâm lý là một hoạt động tương tác đặc biệt vàchính thức giữa một nhân viên xã hội hay các chuyên môn về sức khỏe tâmthần khác với thân chủ cá nhân, hai người, gia đình hay nhóm) ở đó hệ trị liệuđược thiết lập để giải quyết những biều hiện của rối nhiễu tâm thần căngthẳng tâm lý xã hội, các vấn đề quan hệ và những khó khăn gặp phải trongmôi trường xã hội” Như vậy có thể thấy sự khác biệt lớn trong trị liệu tâm lýnhóm và công tác xã hội nhóm là ở những hoạt động mang tính chuyên sâuhơn và thường được các nhà tâm lý hay tâm thần học sử dụng trong quá trình

hỗ trợ, trị liệu thân chủ có những tổn thương sức khỏe tâm thần và rối nhiễutâm trí nghiêm trọng hơn

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998) đưa ra khái niệm trị liệu nhóm mô

tả rõ nét hơn thân chủ và yêu cầu của cán bộ chuyên môn trong trị liệu nhóm.Theo bà “ Trị liệu nhóm nhằm trị liệu cá nhân, các bệnh nhân tâm thần, nhữngngười bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu Mối tương tác giữa bệnh nhân được

Trang 16

sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thứcchuyên sâu về tâm lý, tâm lý trị liệu và tâm thần học” [10 tr.54].

Như vậy, dù được định nghĩa trên phương diện nào thì:

- Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ

và trị liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ.hoạt động này hướng tới các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhómtrong hệ thống cung cấp dịch vụ Công tác xã hội nhóm được xem như sựđịnh hướng, một phương pháp can thiệp của công tác xã hội, trong đó cácthành viên chia sẻ những mối quan tâm, giải quyết những vấn đề chung thôngqua các cuộc họp nhóm, các hoạt động của nhóm nhằm đạt được mục tiêu cụthể Công tác xã hội nhóm không chỉ cho các cá nhân mà còn tạo nên môitrường để họ trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội, thay đổi định hướnggiá trị, làm chuyển biến những hành vi không mong muốn

1.1.3 Khái niệm về người tâm thần

* Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng Cứ trong 100 ngườidân thì có 1 người mắc bệnh này Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khácnhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần

và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân

Các triệu chứng chính của bệnh là hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn khảnăng suy nghĩ, mất đi ý muốn làm việc, giảm sự biểu lộ tình cảm và cách ly

xã hội Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời.Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vàituần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm

Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những ngườikhác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi

Trang 17

* Rối loạn trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứngnhưng hay gặp nhất là sự buồn bã một cách sâu sắc Ngưòi bệnh luôn cảmthấy mệt mỏi , mất hy vọng Không có gì có thể làm cho người bệnh thích thúđược Ngưòi bệnh cảm thấy thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u

ám Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, khó ngủ, bồn chồn, dễ tức giận,cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, gặp khó khăn khimuốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó

và thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử

* Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn trong đó cảm xúc của bệnhnhân thường thay đổi từ giai đoạn trầm cảm sang hưng cảm hoặc ngược lại.Tuy nhiên cũng có những giai đoạn khí sắc bình thường nhưng nếu cứ để tiếptục không điều trị thì chẳng bao lâu tình trạng cảm xúc này sẽ chuyển từ cựcnày sang cực đối nghịch

Các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm giống như đã mô tả trong phầnrối loạn trầm cảm Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm bao gồm vui vẻquá mức, hoang tưởng tự cao, cảm giác mình là vô địch, tăng hoạt động, cónhững hành vi bao hàm nguy cơ cao (thí dụ như lái xe không cẩn thận, tiêuxài hoang phí…), không kiểm soát được nhịp độ suy nghĩ hay nói chuyện,ngủ ít và dễ nổi cơn giận dữ bất ngờ

Trang 18

nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường Sựsuy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở ngườigià bình thường Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn Họthường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, khônghiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trongsách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày.Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xả hội chung quanh,thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh.Cuối cùng người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm, không nóiđược tên địa danh nơi họ đang sống, nếu đi ra khỏi nhà thì thường hay đi langthang và không tìm được đường về, đêm khó ngủ, không thể nói chuyện mạchlạc với người chung quanh, quên tên và không nhận ra con cái, không thể tựlàm những việc cơ bản hằng ngày như tắm rửa, ăn uống, làm vệ sinh cá nhân.

* Chứng chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần là một loại rối loạn tâm thần được thể hiện dưới dạngrối loạn ăn uống Bệnh có đặc điểm là bệnh nhân từ chối duy trì một trọnglượng cơ thể bình thường tối thiểu, rất sợ tăng cân và có nhận thức sai lầm vềtrọng lượng hay hình dáng cơ thể bản thân

Bệnh này dường như xuất hiện nhiều hơn ở các quốc gia công nghiệp hoá

và tỷ lệ bệnh thường rất cao trong những nghề nghiệp cần đến sự thon mảnhnhư nghề người mẫu, diễn viên múa

Thưòng gặp các triệu chứng sau: bệnh nhân từ chối duy trì trọng lượng cơthể bình thường tối thiểu so với tuổi và chiều cao, rất sợ tăng cân (dù đang ởtình trạng trọng lượng cơ thể rất thấp), nhận thức sai lầm về hình dạng haytrọng lượng cơ thể mình (thí dụ luôn cảm thấy mập, cảm thấy cơ thể bị biếndạng hay phủ nhận sự quá gầy ốm của mình ) và các rối loạn cơ thể kèm theo

sự giảm cân quá mức có thể xuất hiện như suy kiệt (teo các bắp cơ, không còn

Trang 19

lớp mỡ duới da, dễ bị lạnh ), tim mạch ( nhịp tim chậm, huyết áp thấp) , tiêuhoá (cảm giác đầy bụng, táo bón, đau bụng), nội tiết (mất kinh nguyệt), hệxương (loãng xương), tóc khô và dễ gãy, da khô và màu vàng, thiếu máu…

* Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đây là một loại rối loạn lo âu có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưngthường bắt đầu trong thời kỳ thơ ấu Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộcsống gia đình, xã hội và công việc hay vấn đề học tập của bệnh nhân

Ám ảnh là các ý nghĩ xuất hiện ngoài ý muốn, lập đi lập lại và xâm chiếmtoàn bộ suy nghĩ của bệnh nhân và điều này làm cho họ luôn cảm thấy lo âuhoặc bực bội Thí dụ như bệnh nhân có thể có ý nghĩ là tất cả các vi sinh vật,bụi trong không khí có thể gây bệnh cho họ do đó họ rất sợ hãi và lo lắng khiphải đi ra khỏi nhà hoặc là bệnh nhân luôn nghi ngờ không biết mình đã đóngcác cửa sổ và khoá các cửa cái chưa khi đi ra ngoài dù trước đó đã kiểm trarất cẩn thận

Xung động là nhu cầu thúc giục cần phải làm một điều gì đó, thườngnhằm mục đích giảm sự lo âu do ám ảnh gây ra Hành vi xung động thường

có tính chất lập đi lập lại, luôn tuân theo một thứ tự nào đó và thường là hành

vi có ý thức Sau đây là một số thí dụ về các hành vi xung động thường gặp

như: Rửa tay, tắm hay giặt đồ liên tục do sợ dơ hay nhiễm vi trùng Dần dần

toàn bộ thời gian của họ chỉ dành cho việc rửa tay, tắm, giặt đồ, thậm chí tay

họ có thể có biểu hiện bong da do tiếp xúc với nước quá lâu và thườngxuyên Lập đi lập lại tên người thân nhiều lần trong ngày để giúp người thân

họ tránh được tai hoạ Đã ra khỏi nhà nhưng vẫn phải quay về nhiều lần

để kiểm tra xem có đóng và khoá cửa kỹ hay chưa hoặc khi đi bộ trên đườngluôn chú ý tránh né không dẫm lên các vết nứt trên đường

Dù là ám ảnh hay xung động cũng đều có nét chung là bệnh nhân hiểu rất

rõ những điều đó là vô lý và thái quá, họ cũng rất muốn chống lại nhưng cuối

Trang 20

cùng lại không thể làm khác đi được Họ luôn cảm thấy xấu hổ và muốn giấutất cả mọi người chung quanh về các triệu chứng trên cho đến khi bệnh quánặng ai cũng nhận thấy và khuyên họ đi điều trị

* Rối loạn ám sợ

Ám sợ đưọc định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do mộtđối tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra Đối tượng gây sợ có thể là một convật cụ thể như nhện, rắn, côn trùng… hoặc là một hoàn cảnh xã hội như trongthang máy,khi đi máy bay hay trong xe bus, khi phải nói chuyện trước đámđông… Bệnh này gây ra hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và cácmối quan hệ xã hội (do bệnh nhân sợ hãi và tránh né các hoàn cảnh có thể gây

ra phản ứng sợ hãi như không dám đi máy bay hay xe bus , không dám bướcvào thang máy…)

Các đặc điểm của ám sợ là bất thình lình cảm thấy một nỗi sợ hãi, khiếpđảm khi đang ở trong một tình huống thực sự vô hại; hoàn toàn nhận thứcrằng nỗi sợ hãi này là quá mức và vô lý; phản ứng sợ xuất hiện hoàn toàn tựđộng, không thể kiểm soát được và xâm chiếm toàn bộ con người bệnh nhân

và kèm theo sự sợ hãi cực độ là các phản ứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, thởhụt hơi hoặc cảm giác nghẹt thở, run rẩy, toát mồ hôi , buồn nôn, cảm giáckhó chịu trong bụng, chóng mặt… và bệnh nhân chỉ có một mong muốn duynhất là thoát khỏi tình huống này Sau khi thoát khỏi đối tượng hay tìnhhuống gây sợ bệnh nhân sẽ tìm cách tránh né chúng Khi sự tránh né này gâyảnh hưởng đến hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ xã hội thì bệnh nhâncần phải được khám tâm thần và điều trị

* Rối loạn lo âu lan toả

Đặc điểm của rối loạn này là bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu và căngthẳng quá mức hoặc không thực tế về mọi vấn đề của cuộc sống thí dụ họluôn sợ hết tiền dù họ vẫn còn nhiều tiền trong ngân hàng hoặc họ thường lo

Trang 21

sợ mình hoặc ngưòi thân sắp bị bệnh, bị tai nạn hay gặp chuyện không maymặc dù không có dấu hiệu gì đáng để lo lắng về việc đó Họ luôn cảm thấybồn chồn, bất an, căng thẳng, run, nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý,khó ngủ…

* Rối loạn tâm thần do rượu hay ma túy

Là hậu quả của việc lạm dụng rượu hay chất gây nghiện và ngày nay đang

là vấn đề nổi bậc và khó giải quyết của hầu hết các nước trên thế giới bất kểgiàu nghèo Những người nghiện rượu hay chất gây nghiện là những ngườikhông thể kiểm soát việc sử dụng các chất này, họ cần phải dùng liện tục mỗingày với liều lượng ngày càng tăng Họ cũng cố gắng tự bỏ nhiều lần nhưng ítkhi thành công Nếu không có các chất này thì họ sẽ không thể làm việc bìnhthường và sẽ xuất hiện các triệu chứng rất khó chịu như là đổ mồ hôi, mạchnhanh, run tay, mất ngủ, ói mửa, kích động, lo âu, co giật …

Từ những khái niệm về các loại bệnh tâm thần thường gặp trên Tác giảđưa ra khái niệm về người tâm thần như sau:

- Người tâm thần là người bị mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần,

trí tuệ, rối loạn các hành vi và các kỹ năng sống

Người tâm thần (Đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chứcnăng tại trung tâm) là đối tượng bệnh nhân tâm thần mãn tính, đã được chữatrị tại các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, các tuyến bệnh viện từ Trungương đến địa phương từ 3-5 năm nhưng chưa khỏi bệnh

1.2 Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần

* Khái niệm

Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần là các hoạt động của nhóm

đánh giá về nhu cầu xã hội, dùng các phương pháp, kỹ năng trợ giúp ngườitâm thần phục hồi về sức khỏe tâm thần, giảm thiểu các rối loạn hành vi và

Trang 22

phục hồi các kỹ năng sống để họ có điều kiện ổn định bệnh tật tái hòa nhậpcộng đồng

* Nội dung

Đây là các hoạt động mà nhân viên công tác xã hội sử dụng tiến trình sinhhoạt nhóm, nhằm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau, tạo ra sự thay đổi vềthái độ, hành vi, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và thỏa mãn nhu cầucủa các thành viên trong nhóm Ở đây nhân viên công tác xã hội đóng vai tròđiều phối, định hướng cho các hoạt động của nhóm

Từ bản chất của công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần, để tránh sựxáo trộn trong việc đưa lý thuyết vào thực tiễn hoạt động theo chức năngnhiệm vụ cụ thể của đơn vị và nâng cao hiệu quả chất lượng khi áp dụng cáchoạt động của Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần Tác giả đưa racác nội dung chính như sau:

+ Tư vấn, tham vấn phát triển kỹ năng giao tiếp

+ Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng phát triển giáo dục nhóm

+ Chăm sóc y tế và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế phát triển giáo dục nhóm.+ Phục hồi chức năng và dạy nghề phát triển lao động trị liệu và tâm lýtrị liệu

+ Hỗ trợ pháp lý, kết nối, huy động nguồn lực và phát triển kỹ nănggiao tiếp

Thứ nhất, về phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm (Trong tư vấn,tham vấn

và Hỗ trợ pháp lý, kết nối, huy động nguồn lực): Thực chất hoạt động này

giúp cho người bệnh lắng nghe, quan sát và bắt chước và nhận thức được tốt,tiếp thu học tập tốt Để có phát triển được kỹ năng này thì cần cho người tâmthần hình thành và phát triển kỹ năng lắng nghe và chú ý là chủ yếu vì các kỹnăng này người bệnh phải huy động hoạt động của não bộ và hệ thần kinh để

có thể tập trung chú ý đồng thời điều phối tư thế làm sao cho phù hợp

Trang 23

Hình thức thực hiện của hoạt động này là người bệnh phải luyện tập thựchành nhiều lần có thể đưa cho bệnh nhân nhiều bài tập liên quan đến các kỹnăng về giao tiếp sau đó xem mức độ chú ý của bệnh nhân, biệu hiện cảm xúccủa họ thông qua hoạt động giao tiếp thể hiện như thế nào.

Về cơ bản là ở người bình thường cũng rất cần đến phát triển kỹ năng giaotiếp nhóm Ở người tâm thần có sự trở ngại về chức năng này, họ thu mình,sống cô đơn, thờ ơ và lạnh nhạt với môi trường xung quanh nên phải phát triển

kỹ năng giao tiếp nhóm để đánh thức tiềm thức của họ Phát triển kỹ năng giaotiếp nhóm là dùng các biện pháp và phương pháp luyện tập để giúp người bệnhhồi phục các năng lực hoạt động nên rất cần năng lực chú ý tốt

- Cộng đồng nhận thức đúng đắn về bệnh tâm thần, hiểu rõ tác dụng củalao động với người bệnh tâm thần sẽ tích cực rủ họ tham gia, hướng dẫn họcác hoạt động phục hồi chức năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

- Gia đình và bệnh nhân được tham vấn (cùng đưa ra các vấn đề và cùngthảo luận để tìm cách thực hiện) cặn kẽ về các vấn đề)

Kỹ năng giao tiếp nhóm phải thực hiện thường xuyên, liên tục hàng ngày,

ở các hoạt động của người tâm thần

Thứ hai, về giáo dục nhóm(Trong quản lý,chăm sóc nuôi dưỡng; Chăm sóc y tế và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế): Để giúp người tâm thần tự vươn lên

trong cuộc sống, tham gia và hòa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xãhội thì việc xã hội tạo điều kiện tối đa để họ có cơ hội tiếp cận các hoạt độnggiáo dục là rất quan trọng Tuy nhiên, mỗi một bệnh nhân có những nhu cầumong muốn, mức độ nhận thức và biểu hiện bệnh khác nhau nên làm thế nào

để tiếp cận các hoạt động giáo dục một cách phù hợp nhất với họ Vai trò làngười trợ giúp và cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân tâm thần thì nhân viêncông tác xã hội cần phải nắm được các phương thức hoạt động giáo dục chongười bệnh tâm thần

Trang 24

Hoạt động giáo dục nhóm đối với bệnh nhân tâm thần là cung cấp cáckiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân, các kỹ năng xã hội… để giúp

họ hiểu và tự tin, tự mình nhìn nhận vấn đề và phân tích, tìm kiếm nguồn lựcgiải quyết vấn đề, hoạt động giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu, hoặclồng ghép vào các tiến trình trợ giúp Không chỉ quan tâm đến cá nhân ngườibệnh mà nhân viên công tác xã hội còn cung cấp thông tin, hướng dẫn cụ thể,tham vấn cho gia đình người bệnh tâm thần những cách chăm sóc, ứng xử phùhợp, những dấu hiệu bệnh tật… Để họ có thể phối hợp chăm sóc người bệnhtốt hơn

Thứ ba, về lao động trị liệu(Trong Phục hồi chức năng và dạy nghề):

Hoạt động lao động trị liệu là hình thức phục hồi chức năng giúp người bệnhphục hồi những thói quen cũng như khả năng lao động và hướng nghề để họ

có thể làm công việc gần như trước khi mắc bệnh, để họ có thể có được đờisống tự lập, có được tâm lý tự tin và tự khẳng định bản thân

- Thông qua lao động, người bệnh phát huy các năng lực tâm thần củamình (suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, so sánh, cải tiến… để hoạt động có kếtquả tốt hơn)

- Lao động choán hết thời gian rảnh rỗi để người bệnh đỡ suy nghĩ lanman, làm khuây đi các cảm giác khó chịu do bệnh tật

- Lao động làm người bệnh gắn với tập thể, với xã hội, tạo ra thói quen và

Trang 25

các nước phát triển cũng có các hình thức lao động trị liệu tại cộng đồng (thudung người bệnh vào các cơ sở sản xuất, tạo việc làm có thu nhập).

- Tùy theo môi trường sống mà lựa chọn hình thức lao động phù hợp vớingười tâm thần: Trồng trọt chăn nuôi, thủ công, lao động phổ thông

- Đối với người tâm thần mạn tính, cần hồi phục dần dần từng ít một, từcông việc đơn giản nhẹ nhàng không phức tạp như vệ sinh cá nhân, dọn dẹpgiường chiếu, chăm sóc sân vườn, tham gia một số công việc trong nhà đếnlao động sản xuất

- Tiến hành lao động trị liệu cần lưu ý một số điều sau đây: Lao động phải

có người giám sát, hướng dẫn, kèm cặp để đảm bảo sự trợ giúp và sự an toàncho người bệnh; Lao động phải bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phứctạp, hướng vào những công việc trước đây người bệnh đã từng làm hay có sởthích sở trường; Lao động tập thể là hình thức tốt nhất; Lao động cần đượcđánh giá và động viên khen thưởng thích hợp; Thời gian lao động tùy theonăng lực của người bệnh nhưng phải luôn động viên khuyến khích người bệnh

cố gắng

Thứ tư, về tâm lý trị liệu(Trong Phục hồi chức năng và dạy nghề): Chúng ta

có thể hiểu trị liệu tâm lý là sự điều trị các rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách

và tâm thần thông qua giao tiếp dùng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ với ngườibệnh Trong thực hành trị liệu tâm lý có thể bao gồm cả việc chữa trị các rối loạn

và giúp người bệnh cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

Khi bàn đến trị liệu tâm lý có một vấn đề chúng ta cần quan tâm là trị liệutâm lý thường bị nhầm với tư vấn Điều này gây khó khăn trong việc lựa chọnphương pháp can thiệp Tư vấn khác với trị liệu tâm lý ở chỗ tư vấn là mốiquan hệ và hoạt động mang tính chuyên môn mà trong đó nhà tư vấn giúp đốitượng hiểu và giải quyết việc điều chỉnh vấn đề, đưa ra lời khuyên, sự đánhgiá, hay chỉ dẫn đối tượng cách đánh giá và kiểm soát bản thân Trong công

Trang 26

tác tư vấn nhà tư vấn thường đưa ra các phương án để đối tượng lựa chọnphương án hợp lý cho việc quyết định, đánh giá một vấn đề gì đó.

Trị liệu tâm lý có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn ámảnh cưỡng bức, rối loạn nhân cách và một số rối loạn tâm thần khác Trị liệutâm lý thường được sử dụng kết hợp với điều trị thuốc đối với bệnh tâm thầnphân liệt và các rối loạn lưỡng cực Trong nhiều trường hợp, sự phối hợp trịliệu tâm lý với điều trị thuốc tỏ ra có hiệu quả Thuốc chống trầm cảm có thểnâng trạng thái cảm xúc, giúp người bệnh tham gia tích cực hơn vào quá trìnhtrị liệu và đưa đến kết quả tốt hơn

Mục đích của hoạt động tâm lý trị liệu là:

- Hồi phục các chức năng giao tiếp, tâm lý xã hội

- Khắc phục mặc cảm tự ti, hồi phục tâm lý tự tin, tự trọng

- Khắc phục tâm lý bị gạt bỏ ra bên lề xã hội, hồi phục tâm lý hòa nhậpcộng đồng

* Các phương pháp và kỹ năng

Nhân viên công tác xã hội dùng các kỹ năng, phương pháp phù hợp, đanxen, bổ sung lẫn nhau tạo hiệu quả hoàn thành mục tiêu chung Những kỹnăng cần phải có là: Kỹ năng làm việc với nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ nănglấy ý kiến, kỹ năng ra quyết định Đây là phương thức giúp các cá nhân xâydựng và hoàn thiện nhân cách, tăng cường khả năng thích nghi xã hội, tươngtác nhóm và năng lực ứng phó với các vấn đề xã hội một cách hiệu quả

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần

* Sự hiểu biết về tình trạng, đặc điểm của bệnh tâm thần của Thân nhânđối tượng còn hạn chế nên việc trợ giúp với người tâm thần chưa có hiệu quả Bản thân người tâm thần là đối tượng khuyết tật đặc thù ,mất năng lực hành vi

Trang 27

dân sự, chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của xã hội và cộng đồng, khó khăn trongviệc tự phục hồi, vươn lên trong cuộc sống

* Chế độ chính sách đối với nghề công tác xã hội phần nào còn hạn hẹp,chưa phát huy được sức mạnh của những người làm nghề này Chất lượng độingũ nhân viên công tác xã hội còn chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp chưacao, vị trí việc làm chưa sát với yêu cầu thực tế

* Sự hiểu biết, nhận thức chung của xã hội đối với công tác xã hội cònchưa rõ nét, đôi khi còn hiểu nhầm các phương pháp, kỹ năng sang các ngành,nghề khác hay chỉ cho rằng đó là sự phối hợp trong công việc

* Tư duy lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt tại các cơ sở Bảo trợ xã hộicòn hướng nghiêng và trú trọng về một số lĩnh vực chủ đạo khác: Y tế, tàichính, pháp luật trong việc trợ giúp người tâm thần

* Yếu tố phong tục tập quán có ảnh hưởng rất rõ rệt đối với nhóm ngườitâm thần là người dân tộc thiểu số.Nên nhân viên công tác xã hội cần am hiểu

về lĩnh vực này

* Yếu tố tài chính để thực hiện các hoạt động công tác xã hội nhóm đốivới người tâm thần còn hạn hẹp Vì vậy, để đáp ứng các nhu cầu cho họ làviệc hết sức khó khăn

1.4 Cơ sở pháp lý của Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần

Bảo trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước

ta, trong những năm qua đã có nhiều chính sách xã hội ra đời Cùng với đó làcác hoạt động của công tác xã hội nói chung và công tác xã hội nhóm đối vớingười tâm thần đã được triển khai tại các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập và dânlập Các cơ sở trên dựa vào các quy định của Nhà nước, các nguồn lực từngân sách, tổ chức, cá nhân mà phục vụ đối tượng theo các khía cạnh về nhucầu, đảm bảo cho con người được phát triển toàn diện, giảm thiểu gánh nặngcho xã hội

Trang 28

Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội là các đốitượng được trợ cấp thường xuyên (Trong đó có đối tượng người khuyết tậtđặc biệt nặng là người tâm thần mãn tính).

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm các đốitượng thuộc hộ nghèo (Trong đó có người mắc bệnh tâm thần)

Nghị định số 131/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chínhsách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội

Các quyết định của UBND Tỉnh về việc quy định chế độ sinh hoạt phí chocác đối tượng bảo trợ nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

và Trung tâm ĐD và PHCN TTK Thái Nguyên được điều chỉnh phù hợp vớimức sống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh qua các giai đoạn thời gian Trên cơ sởcác Nghị định chung của Chính Phủ

Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở Bảo trợ xã hội và kế hoạch chỉ tiêu đượcgiao hàng năm của các đơn vị do Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xãhội giao

Các quy định về thực hành nghề công tác xã hội Các tiêu chuẩn quy định

về chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đáp ứng với các nhân viên công tác

xã hội theo mã ngạch do Bộ nội vụ quy định

Và một số chính sách chế độ liên quan đến đối tượng bệnh nhân tâm thần(Người có công bị bệnh tâm thần, thân nhân người có công bị nhiễm chất độchóa học bị bệnh tâm thần, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị bệnh tâmthần, người cao tuổi bị bệnh tâm thần, trẻ em bị bệnh tâm thần ) được quy định

rõ ràng, chi tiết tại Luật người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành

Kết luận chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác xãhội, Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần Trình bày cụ thể khái niệm

Trang 29

về người tâm thần, Công tác xã hội, Công tác xã hội nhóm đối với người tâmthần Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượngnghiên cứu của đề tài.

Bên cạnh đó Chương 1 cũng làm rõ các hoạt động Công tác xã hộinhóm đối với người tâm thần (Tư vấn, tham vấn; Quản lý, chăm sóc nuôidưỡng; Chăm sóc y tế và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế; Phục hồi chức năng

và dạy nghề; Hỗ trợ pháp lý, kết nối, huy động nguồn lực) Xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội nhóm đối với người tâmthần như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội, đặcđiểm người tâm thần, nhận thức của lãnh đạo đơn vị và vấn đề kinh phí.Ngoài ra luận văn cũng đưa ra các cơ sở pháp lý về Công tác xã hội nhómđối với người tâm thần

Qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ định hướng cho việc nghiên cứuthực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trungtâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên.Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại các cơ sở bảo trợ xã hội

và hướng tới nhân rộng các mô hình tại cộng đồng là một trong những hoạtđộng hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hành công tác xã hộivới mục đích nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vàphòng ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh tâm thần và công tác chăm sóc sứckhỏe tâm thần, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự xã hội góp phần vào sựphát triển không ngừng của xã hội

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIẾN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH

TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát về Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên

* Về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên ở trung tâm vùng Đông Bắc

Bắc bộ, có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, có các khu công nghiệp lớn, có

số lượng các trường đào tạo giáo dục chuyên nghiệp ở tốp đầu toàn quốc, cáckhu vực khai thác mỏ đa kim lớn nhất Đông Nam Á (Núi Pháo) thu hút vốnđầu tư nước ngoài ở tốp phát triển của cả nước, Điện tử Sam sung, Phát triểnkinh tế du lịch (Hồ Núi Cốc) Với dân số 1,2 triệu người, đời sống nhân dântại các khu dân cư ở mức trung bình, tỷ lệ người mắc các chứng bệnh liênquan đến tâm thần, thần kinh khoảng 10% dân số Trên địa bàn có một Bệnhviện về chuyên khoa tâm thần và một Trung tâm chuyên biệt nuôi dưỡng cácđối tượng tâm thần

Trung tâm ĐD và PHCN Tâm Thần Kinh tinh Thái Nguyên là cơ sở bảotrợ xã hội công lập, trực thuộc Sở Lao động TBXH Tỉnh Thái Nguyên Thànhlập 19/3/1990, qua hơn 25 năm phát triển đến nay quy mô năm 2016 là 200giường bệnh theo kế hoạch, đã quản lý, điều trị hơn 400 lượt bệnh nhân làcon, em các dân tộc trong tỉnh và 12 tỉnh thành lân cận Hiện tại đang thựchiện khả thi dự án nâng cấp lên 350 giường bệnh theo đề án của Chính phủ.Định hướng tầm nhìn 600 giường bệnh năm 2020

Trang 31

Từ khi thành lập Trung tâm năm 1990 đến nay, các lớp đối tượng được:Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và PHCN trải qua các giai đoạn thờigian được thụ hưởng các chế độ chính sách và môi trường sống cũng có phầntiến triển, nó phụ thuộc vào: Điều kiện kinh tế xã hội nói chung vì chi phíphần lớn là do ngân sách Nhà nước, tư duy lãnh đạo quản lý thay đổi phươngpháp (Gông cùm → quản lý mở , tay đổi phác đồ điều trị, đánh giá nhu cầuđối tượng từ các khía cạnh ) Từ khi xuất hiện ngành công tác xã hội, nghềcông tác xã hội Nhận thức của cán bộ thực thi công việc và người dân có sựchuyển biến và các phương pháp tiếp cận, đánh giá nhu cầu, để đối tượng thụhưởng có phần thay đổi theo xu hướng chung của xã hội

Sự phối kết hợp giữa các kỹ năng trong các chuyên môn, nghiệp vụ để tìm

ra những mặt tối ưu nhất, những phương pháp và hành động cụ thể giúp chođối tượng họ là những người khuyết tật, yếu thế trong xã hội được đáp ứng vềnhu cầu, vật chất và tinh thần, môi trường sống phù hợp, có ý nghĩa đảm bảocon người được phát triển toàn diện, góp phần cho sự thúc đẩy phát triển bềnvững, văn minh của xã hội nói chung

Trung tâm đang tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

1 Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho:người bệnh tâm thần mãn tính (Kể cả tự nguyện); thương bệnh binh mắc bệnhtâm thần, người khuyết tật bị nhiễm chất độc hóa học là con của người cócông bị mắc bệnh tâm thần

2 Tư vấn chăm sóc, công tác xã hội về lĩnh vực sức khỏe tâm thần

3 Khám chữa bệnh đa khoa theo quy định của pháp luật

Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm triển khai theo mô hìnhBao gồm: Ban giám đốc, 12 phòng, khoa chức năng, các tổ chức đoàn thể, với

105 cán bộ, công chức, viên chức Tổ chức theo 2 loại hình lao động đặc thùnghề: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Phục vụ đối tượng 24/24h tậptrung tại Trung tâm

Trang 32

* Về khách thể nghiên cứu: Người tâm thần là đối tượng của Trung tâm.

1 Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phận liệt, rối loạntâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưngchưa thuyên giảm, có hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội, gia đìnhthuộc diện hộ nghèo, không có khả năng quản lý và chăm sóc tại nhà

2 Các thương, bệnh binh, người có công và thân nhân người có công bịmắc bệnh tâm thần (thương, bệnh binh, người có công, đối tượng bị nhiễmchất độc hóa học, con liệt sĩ, con thương binh, những người tham gia lựclượng vũ trang bị rối loạn tâm thần gây mất trật tự an ninh- an toàn xã hội, giađình không có điều kiện chăm sóc quản lý)

3 Người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng tự nguyện đóng góp kinh phí đểđược chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng tại trung tâm

4 Một số trường hợp đặc biệt do Giám đốc Sở Lao động TBXH xem xét,quyết định

2.2 Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn các hoạt động tại đơn vị, thực trạngcông tác xã hội nhóm đối với người tâm thần thông qua các hoạt động cụ thểnhư sau:

1 Tư vấn, tham vấn phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm

2 Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng phát triển giáo dục nhóm

3 Chăm sóc y tế và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế phát triển giáo dục nhóm

4 Phục hồi chức năng và dạy nghề phát triển lao động trị liệu và tâm

Trang 33

* Về chế độ tiếp nhận đối tượng

Bệnh nhân được tiếp nhận vào Trung tâm phải đảm bảo đầy đủ về hồ sơ

và thủ tục theo điều 30, khoản 1 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày21/10/2013 của chính phủ Trung tâm tổ chức tiếp nhận khi có quyết định củaGiám đốc sở Lao động Thương binh và xã hội, quản lý hồ sơ hành chính,khám sức khỏe đầu vào theo quy định, lập hồ sơ bệnh án và chuyển giao khâuquản lý tập chung Đối với các bệnh nhân tự nguyện ( Kèm theo Quyết định

về việc ban hành định mức thu chi nuôi dưỡng ở phần Phụ lục), Trung tâm tổchức tiếp nhận như trên, có ký kết hợp đồng và các cam kết riêng với thânnhân đối tượng

* Tư vấn, tham vấn

- Tư vấn, tham vấn đối với người tân thần: Chủ yếu là đối với những đốitượng tâm thần nhẹ, rối nhiễu tân trí là bệnh nhân tự nguyện đóng góp kinhphí, có thời gian xin điều trị tại trung tâm ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng/lần), sauthời gian điều trị họ lại có thể tái hòa nhập cộng đồng sinh sống cùng gia đình

họ (đây là những đối tượng dùng chất kích thích, chơi game, phụ nữ sau sinh,sốc do vỡ nợ, nghiện rượu )

- Tư vấn, tham vấn đối với thân nhân người tâm thần

+ Tư vấn về cách quản lý, chăm sóc: Tại nhà cũng như tại đơn vị khi đếnthăm chăm nuôi

+ Tư vấn về chế độ chính sách: Liên quan tới người tâm thần được hưởngkhi ở địa phương hoặc đã trong thời gian quản lý tập chung, các vấn đề liênquan đến sức khỏe tâm thần (hộ nghèo, người tâm thần có công, người tâmthần đang hưởng hưu trí hoặc trợ cấp xã hội, gia đình chính sách )

Dự kiến Trung tâm sẽ mở những lớp ngắn ngày (từ 3 đến 5 buổi) để tưvấn, tham vấn đối với các nhóm thân nhân đối tượng về cách thức quản lý,chăm sóc, chăm nuôi, các chế độ được hưởng để nâng cao nhận thức và sự

Trang 34

liên kết của gia đình về người tâm thần, để nâng cao hiệu quả và chất lượngphục vụ, trợ giúp đối với người tâm thần tại cộng đồng, cũng như tại các cơ

sở quản lý tập chung

2.2.2 Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng phát triển giáo dục nhóm

* Về quản lý: Khi người tâm thần được tiếp nhận vào Trung tâm từ khám

sức khỏe và đánh giá sơ bộ đầu vào sẽ được chuyển về các khu vực, cáckhoa quản lý theo hướng mở, tuyệt đối không để bệnh nhân trốn Bệnh nhânđược phân loại định kỳ và quản lý theo các nhóm, khoa theo tình trạng bệnhtật và các đặc điểm khác (khoa kích động, khoa thuyên giảm nam, khoathuyên giảm nữ, khoa truyền nhiễm, khu vực cấp cứu, khoa phục hồi chứcnăng và dạy nghề ), tổ chức trực quản lý bệnh nhân 24h/24h, tạo môi tườngcảnh quan giữa các khu vực quản lý tập chung Xanh – Sạch – Đẹp, cán bộ

và đối tượng thân thiện, kỷ cương Có lịch cụ thể để bệnh nhân được thămgặp người nhà, tổ chức các hoạt động để bệnh nhân được tiếp súc với môitrường xã hội, và được giao lưu với các tấm lòng thiện nguyện tại Trung tâmqua các hoạt động cụ thể như lao động, vệ sinh cá nhân, văn hóa văn nghệ(Kèm theo Quy trình tiếp nhận, quản lý điều trị và PHCN cho bệnh nhân tâmthần ở phần Phụ lục)

Tùy theo mức độ bệnh tật, giới tính, độ tuổi và các đặc điểm của ngườitâm thần mà hoạt động quản lý được thực hiện phân chia nhóm hoạt động cụthể, linh hoạt, thuận tiện cho việc chăm sóc và các hoạt động khác tập trungcho bệnh nhân đảm bảo được đáp ứng các nhu cầu cần thiết

Ví dụ:

Nhóm bệnh nhân kích động;

Nhóm bệnh nhân thuyên giảm nam;

Nhóm bệnh nhân thuyên giảm nữ;

Nhóm bệnh nhân truyền nhiễm (cách ly);

Trang 35

Nhóm bệnh nhân PHCN thông qua lao động liệu pháp;

Nhóm bệnh nhân là người cao tuổi;

Nhóm bệnh nhân mới vào trung tâm;

Nhóm bệnh nhân tự nguyện;

Nhóm bệnh nhân là người có công;

Nhóm bệnh nhân là trẻ em;

Nhóm bệnh nhân cấp cứu, điều dưỡng

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu người tâm thần quản lý tại cơ sở qua các năm

Nguồn: Tác giả Nghiên cứu tại Phòng Nghiệp vụ Công tác xã hội Trung

tâm ĐD và PHCN Tâm thần kinh Thái Nguyên

* Về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng:

Người tâm thần được quản lý tập trung ở đây được chăm sóc với chế độnuôi dưỡng, điều dưỡng theo chế độ nhà nước hiện hành

Công việc chăm sóc được tổ chức thực hiện theo lịch trình hàng ngày24/24h và có kế hoạch theo tuần, tháng- mùa, năm với các nhu cầu: ăn, ở,mặc, lao động liệu pháp, vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cáchoạt động về tinh thần Thực hiện chế độ ăn 03 bữa/ ngày ( Sáng- trưa-chiều) đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sống trong môi

Trang 36

trường trong lành, vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, trang phục sạch sẽ, sinhhoạt các hoạt động tập thể vui vẻ, đầm ấm

Bảng 2.2: Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác cho đối tượng người tâm thần tại Trung tâm ĐD

và PHCN Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên

Mức trợ cấp

Đơn vị tính: Ngàn đồng

I Trợ cấp tiền ăn hàng tháng

1

Người dưới 16 tuổi và người từ đủ 60 tuổi trở lên;

người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ

II Chi phục vụ sinh hoạt.

1 Tiền thuốc chữa bệnh thông thường.

Trang 37

7 Vệ sinh môi trường (Xử lý rác thải y tế, sinh hoạt,

Chi tiền thuốc phải mua thêm cho đối tượng bị nhiễm

HIV/AIDS ở Trung tâm

Chi tiền quần áo cho đối tượng lang thang cơ nhỡ thu

gom về Trung tâm nuôi dưỡng tạm thời

Hệ số 1,5 x 270.000đ/ngươi/tháng

405

5 Chi phí mai táng

a

Trường hợp đối tượng không còn thân nhân, Trung

tâm đứng ra tổ chức mai táng được chi mua Quan tài,

Vải liệm, thuê xe, khâm liệm, bia mộ, đồ lễ

Đối tượng quy định tại điểm a,b khoản này không

bao gồm các đối tượng đã hưởng lương hưu, trợ cấp

bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Nguồn: Tác giả thu thập từ Phụ biểu kèm theo quyết định số 20/2015/QĐ

– UBND ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

2.2.3 Chăm sóc y tế và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế phát triển giáo dục nhóm

Trang 38

* Về chăm sóc y tế: Người tâm thần được diều trị theo phác đồ được phê

duyệt của ngành y tế đối với bệnh nhân chuyên khoa về tâm thần và được cácbác sĩ, nhân viên ở đây điều trị các bệnh nhân thông thường, y học dự phòngphòng chống các bệnh theo mùa Từ công việc phân loại theo nhóm quản lývới từng người tâm thần cụ thể được lập bệnh án cá nhân theo dõi, điều trị cụthể theo thể bệnh, thể trạng luân chuyển giữa các nhóm theo thực trạng bệnhnhân Hàng ngày sử trí những bệnh thông thường điều trị kịp thời, xét nghiệmchuẩn đoán bệnh Khám sức khỏe tổng thể định kỳ cho bệnh nhân 6 tháng /lần, đánh giá sức khỏe toàn diện gồm: Khám lâm sàng, khám cận lâm sàng,xét nghiệm máu, chức năng gan, thận, kiểm tra thường xuyên công thức máu

để có hướng điều trị kịp thời Do bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng cácloại thuốc có tác dụng phụ cần thiết có hướng giải độc tố trong cơ thể ngườitâm thần ngoài phải sử dụng thường xuyên thuốc tâm thần kinh để ổn địnhbệnh thì họ cũng có phát sinh những bệnh tật khác như người bình thường, vìvậy việc điều trị bệnh nói chung ở đây là rất phức tạp và khó khăn đòi hỏi cán

bộ nhân viên ở đây phải nâng cao tinh thần “Lương y như từ mẫu”, “Coingười bệnh như người thân của mình”, “Tất cả vì cuộc sống của người tâmthần” Vận dụng các khoa học hiện đại, kỹ năng đối với nghề dặc thù, tíchlũy các kinh nghiệm để điều trị tốt nhất cho người bệnh

* Về việc hỗ trợ dịch vụ y tế:

Ngoài việc người tâm thần được điều trị bệnh tâm thần, thần kinh và cácbệnh thông thường tại chỗ Thì cũng có một số bệnh nhân họ mắc phải thêmcác căn bệnh nan y, mãn tính khác đòi hỏi phải có các cơ sở y tế chuyên khoađiều trị Vì vậy qua khám sàng lọc tại trung tâm, những đối tượng này đượcchuyển đi các bệnh viện chuyên khoa khác để điều trị (Như Bệnh viện Lao-Phổi, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh viện phụ sản ) Ngoài chế độ bảo hiểm

y tế thì sự hỗ trợ của thân nhân bệnh nhân và trung tâm cử cán bộ đi chăm nuôi

Trang 39

là rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa Người nhà bệnh nhân Cán bộ trung tâm - Bệnh viện chuyên khoa - Bảo hiểm y tế - Tổ chức các nhàthiện nguyện một cách tốt nhất để đảm bảo các chế độ, các dịch vụ y tế, đờisống vật chất và tinh thần của người tâm thần phải được đảm bảo tốt nhất để

-họ khỏi những bệnh nan y, mãn tính trở về tiếp tục điều trị bệnh tâm thần, thầnkinh tại trung tâm với mong muốn để ổn định tái hòa nhập cộng đồng

Đối với những trường hợp người tâm thần ở đây qua quá trình điều trị ổnđịnh bệnh tật có quyết định được tái hòa nhập cộng đồng thì họ được bác sĩ kêđơn theo liều điều trị ngoại trú, hướng dẫn cách lập sổ ngoại trú, lịch lĩnh vàquản lý thuốc, được tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc tại cộng đồng, có đườngdây liên lạc, tư vấn thường xuyên để hỗ trợ thân nhân họ trong cách quản lý,chăm sóc, điều trị và hướng nghề cho người tâm thần tại cộng đồng

2.2.4 Phục hồi chức năng và dạy nghề phát triển lao động trị liệu và tâm lý trị liệu

Trong quá trình người tâm thần được quản lý, điều trị, chăm sóc y tế Họthường xuyên được đánh giá và phân loại thành các nhóm để phục vụ choviệc phục hồi chức năng và dạy nghề

* Về phục hồi chức năng: Người tâm thần là dạng bệnh nhân đặc biệt, họ

bị suy giảm cả về thể chất và tâm thần, suy giảm về trí nhớ và lệch lạc trongtình cảm và các mối quan hệ xã hội Vì vậy hoạt động phục hồi chức năng ởđây là hoạt động giúp những người tâm thần được phục hồi về thể chất, tinhthần, tình cảm, các kỹ năng cá nhân và kỹ năng sống hòa nhập xã hội đúngvới chuẩn mực của con người bình thường nói chung, hòa nhập vào xã hộicon người không ngừng biến động và phát triển mà xã hội hướng tới, mỗi conngười sống trong xã hội đều được phát triển một cách toàn diện

Trang 40

Thực tiễn Trung tâm tổ chức phục hồi chức năng cho đối tượng thông quaviệc đánh giá, sàng lọc, phân nhóm đối tượng có cùng một số đặc điểm chung

và tình trạng bệnh ở từng thời điểm

+ Nhóm phục hồi chức năng các hoạt động sinh hoạt cá nhân: 100%

người tâm thần quản lý tập trung tại cơ sở được hỗ trợ trong hoạt động này,thông qua chính việc sinh hoạt hàng ngày của họ từ các thói quen (Như đánhrăng, rửa mặt, tắm, ăn, sắp xếp vật dụng cá nhân, ngủ, nghỉ, uống thuốc, vệsinh cá nhân ) theo đúng giờ quy định phù hợp với nhịp sinh học của conngười Cán bộ y tế và nhân viên xã hội đảm nhận vai trò chính trong các hoạtđộng này đòi hỏi họ cũng phải có kỹ năng, kiên trì hướng dẫn, tận tình hỗ trợ,rèn luyện để người tâm thần phục hồi trí nhớ tự phục vụ bản thân Ngoại trừcác trường hợp cấp cứu hoặc điều trị tích cực phải có sự chăm sóc của hộ lýcấp I, còn lại cán bộ y tế và nhân viên xã hội chỉ trợ giúp cách làm, không làmviệc trực tiếp, tăng cường tính rèn luyện cho người tâm thần ở các hoạt độngsinh hoạt cá nhân

+ Nhóm phục hồi chức năng thông qua lao động liệu pháp: Sự phát triển

của con người hoàn thiện như hiện nay cũng là do hoạt động lao động mà có.Chính vì vậy đối với người tâm thần phục hồi chức năng thông qua các hoạtđộng lao động là hết sức quan trọng, người tâm thần được chia theo các nhóm

và tham gia vào lao động liệu pháp thông qua các hoạt động lao động có mức

độ phức tạp từ thấp đến cao với sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên phụchồi chức năng Lao động liệu pháp thông qua các công việc cụ thể như: Laođộng vệ sinh chung nơi ở và sinh hoạt, lao động thông qua việc trông trọt,chăn nuôi, phụ xây, làm đậu, gặt lúa tại cơ sở và đặc biệt trong một số nămgần đây đã đưa bệnh nhân ra lao động ngoài cộng đồng với sự kiểm soátnghiêm ngặt từ nhân viên phục hồi chức năng, giúp người bệnh được tiếp xúcvới môi trường xã hội, kết hợp rèn luyện các kỹ năng tiếp xúc xã hội như:

Ngày đăng: 21/09/2016, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ Xã hội (2010), Số liệu về bảo trợ xã hội và giảm nghèo gia đoạn 2006 – 2010 (lưu hành nội bộ), Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội.Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Www.molisa.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sốliệu về bảo trợ xã hội và giảm nghèo gia đoạn 2006 – 2010
Tác giả: Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ Xã hội
Nhà XB: Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội.Bộ Lao động
Năm: 2010
2. Lê Thị Dung (2011), Kỹ năng giao tiếp, Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp
Tác giả: Lê Thị Dung
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2011
3. Nguyễn Văn Hồi, TS.BS. Trần Tuấn (2012), Đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng hệthống chăm sóc sức khỏe tâm thần
Tác giả: Nguyễn Văn Hồi, TS.BS. Trần Tuấn
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
4. Tiêu Thị Minh Hường (2013). Dự thảo Giáo trình Tham vấn trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Giáo trình biên soạn với sự hỗ trợ của Đề án 1215 và Dự án Atlantic Philanthropies), Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Giáo trình Tham vấn trongchăm sóc sức khỏe tâm thần (Giáo trình biên soạn với sự hỗ trợ của Đề án1215 và Dự án Atlantic Philanthropies)
Tác giả: Tiêu Thị Minh Hường
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2013
5. Nguyễn Thị Thanh Hường (2013), Dự thảo Giáo trình Quản lý trường hợp trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Giáo trình Quản lý trườnghợp trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hường
Nhà XB: Nxb Laođộng – Xã hội
Năm: 2013
6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb Laođộng – Xã hội
Năm: 2009
7. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao dộng – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: NxbLao dộng – Xã hội
Năm: 2008
8. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Lê Trang, Nguyễn Thị Thái Lan (2009), Nhập môn Công tác xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Nhập môn Công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Lê Trang, Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2009
9. Bùi Thị Xuân Mai, Romeo Yap, Hoàng Huyền Trang (1996), Tài liệu Tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Tổ chức Quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình – Tổ chức Liên hợp quốc – Bộ Lao động thương binh – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệuTập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai, Romeo Yap, Hoàng Huyền Trang
Năm: 1996
11. Lại Thị Thúy (2001), Tâm bệnh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm bệnh học
Tác giả: Lại Thị Thúy
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Hà Thị Thư (2013), kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viên ngành công tác xã hội, Nxb từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viênngành công tác xã hội
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: Nxb từ điển bách khoa
Năm: 2013
13. Nguyễn Quang Uân (2010), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uân
Nhà XB: Nxb Đạihọc Sư phạm.Tài liệu nước ngoài
Năm: 2010
14. Alan Walker (1989), The New Politics of welfare, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The New Politics of welfare
Tác giả: Alan Walker
Năm: 1989
15. Coleman và Gressey (2000). Liên hiệp quốc gia về bệnh tâm thần, tr. 625 16. Conrad và Schneide 1992; MeKinlay và McKinlay 1977; Zola 1972- 1983 ( Xã hội học chương 19 Sức khỏe và y học, Tr 606) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên hiệp quốc gia về bệnh tâm thần," tr. 62516. Conrad và Schneide 1992; MeKinlay và McKinlay 1977; Zola 1972- 1983
Tác giả: Coleman và Gressey
Năm: 2000
17. Hepworth, dean et al (2006), Direct Social Work Practice Theory and Skills, (7 nd ed.) CA, USA: Brooks/Cole. Myers, David. 2005. Social Psychology. (8 nd ed.) New York: McGraw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Direct Social Work Practice Theory andSkills," (7nd ed.) CA, USA: Brooks/Cole. Myers, David. 2005. "SocialPsychology
Tác giả: Hepworth, dean et al
Năm: 2006
20. Mendoza, Thelma (1999), Social Work with Groups, Quezon City:Megabook Company Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Work with Groups
Tác giả: Mendoza, Thelma
Năm: 1999
21. Northen, Helen (1969), Social Work with Groups, NY: Columbia University Press (pp. 13 to 51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Work with Groups
Tác giả: Northen, Helen
Năm: 1969
22. Stempler, benj. Et al. (eds.) 1996. Social Groups Work Today and tomorrow. Moving from Theory to Advanced training and Practice. NY: The Haworth Press (pp. 1 to 17; pp. 87 to 99) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Groups Work Today andtomorrow. Moving from Theory to Advanced training and Practice
23. Sudel, Martin et al (1985), Individual change Through Small Groups.2 nd ed, NY: The Free Press, (pp. 5 to 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Individual change Through Small Groups
Tác giả: Sudel, Martin et al
Năm: 1985
10. Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương: Công tác xã hội cá nhân và nhóm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác cho đối tượng người tâm thần tại Trung tâm ĐD - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2 Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác cho đối tượng người tâm thần tại Trung tâm ĐD (Trang 35)
Bảng 2.7: Nơi cư trú của người tâm thần trước khi vào cơ sở - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.7 Nơi cư trú của người tâm thần trước khi vào cơ sở (Trang 46)
Bảng 2.9: Tình trạng việc làm của người tâm thần trước khi bị bệnh - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.9 Tình trạng việc làm của người tâm thần trước khi bị bệnh (Trang 47)
Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBVC Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Số lượng - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.12 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBVC Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Số lượng (Trang 49)
Bảng 2.15: Tổng hợp người tâm thần theo nhóm bệnh nhân quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.15 Tổng hợp người tâm thần theo nhóm bệnh nhân quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng (Trang 56)
Bảng 2.16: Danh sách bệnh nhân trị liệu tâm lý nhóm đợt 1/2016 STT Họ và tên Năm sinh Đang quản lý tại - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Bảng 2.16 Danh sách bệnh nhân trị liệu tâm lý nhóm đợt 1/2016 STT Họ và tên Năm sinh Đang quản lý tại (Trang 65)
Hình 2.1: Hình vẽ - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.1 Hình vẽ (Trang 68)
Hình 2.3: Bảng hỏi - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.3 Bảng hỏi (Trang 70)
Hình 2.4: Viết thư - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.4 Viết thư (Trang 71)
Hình 2.5: Bài thu hoạch cuối kỳ sinh hoạt tâm lý nhóm - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.5 Bài thu hoạch cuối kỳ sinh hoạt tâm lý nhóm (Trang 72)
Hình 2.6: Thơ - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.6 Thơ (Trang 73)
Hình 2.7: Hình ảnh sinh hoạt nhóm tâm lý trị liệu. - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên
Hình 2.7 Hình ảnh sinh hoạt nhóm tâm lý trị liệu (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w