1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh bình phước (tóm tắt)

26 596 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 293,87 KB

Nội dung

Từ những đặc điểm trên, với kiến thức được trang bị từ khoá đào tạo cao học ngành CTXH và trải nghiệm thực tế nhiều năm công tác trong lĩnh vực nuôi dưỡng chăm sóc NCT tôi đã chọn đề tài

Trang 1

1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIẾT XUÂN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Trang 2

2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS LÊ THỊ HOÀI THU

Phản biện 1: Phản biện 2:

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ,ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

CTXH là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững Nghề CTXH có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội thông qua việc hỗ trợ các đối tượng tự giải quyết vấn đề gặp phải, góp phần đảm bảo công tác ASXH và phát triển bền vững

Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp rất có hiệu quả trong việc trợ giúp các đối tượng có vấn đề xã hội, tuy nhiên hiện nay

ở nước ta phương pháp này còn rất hạn chế Người già thường ngại giao tiếp vì thế sử dụng phương pháp CTXH nhóm để trước tiên họ giao tiếp với nhau, tăng cường kỹ năng giao tiếp

Từ những đặc điểm trên, với kiến thức được trang bị từ khoá đào tạo cao học ngành CTXH và trải nghiệm thực tế nhiều năm công tác trong lĩnh vực nuôi dưỡng chăm sóc NCT tôi đã chọn đề tài:

“Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Bình Phước”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

NCT được gia đình và xã hội tôn trọng và có đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gần đây cho thấy NCT vẫn thuộc nhóm

Trang 4

2

dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất Việc xây dựng hệ thống số

dữ liệu, số liệu có tính đại diện quốc gia hết sức quan trọng đối với những nghiên cứu sâu tình hình đời sống vật chất, tinh thần

và sức khỏe của NCT để từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách thích hợp với quá trình già hóa dân số và cải thiện cuộc sống cho NCT Các nghiên cứu về CTXH đối với NCT còn chưa phổ biến, nhất là CTXH nhóm đối với NCT, nhất là trong giai đoạn Việt Nam sắp bước vào thời kỳ dân số già, vì vậy việc trợ giúp xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

a) Hệ thống hóa lý thuyết được áp dụng cho phương pháp CTXH nhóm đối với NCT, tìm hiểu cứu các chính sách của Nhà nước đối với NCT ở Việt Nam

c) Đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT từ thực tiễn Trung tâm BTXH tinh Bình Phước

d) Áp dụng thử nghiệm phương pháp CTXH nhóm vào hỗ trợ NCT trung tâm

Trang 5

3

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội nhóm với người cao tuổi

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu

Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công

bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục

vụ cho quá trình nghiên cứu

Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Lý thuyết CTXH, CTXH nhóm, CTXH với NCT…

Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với NCT

Trang 6

4

Đọc và phân tích các tài liệu như: Luật người cao tuổi, các đề án

Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với NCT

- Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn, …để thu thập các thông tin từ

thực tế XH nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng NCT đang được nuôi dưỡng trong trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước

- Phương pháp phỏng vấn sâu (Ban giám đốc, cán bộ trực tiếp chăm sóc, NCT, thân nhân người cao tuổi)

Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn

đối với các vấn đề liên quan

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa về lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm khía cạnh lý luận của CTXH nhóm với NCT bởi đây là một nội dung mới chưa có nhiều công trình nghiên cứu

6.2 Ý nghĩa về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở cho việc phát triển dịch vụ CTXH nhóm cho NCT, đổi mới cách thức phục hồi chức năng cho NCT, cung cấp dịch vụ, đổi mới tổ chức hoạt động đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu của đề án 32 về phát triển nghề CTXH tại Việt Nam

Trang 7

5

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, phụ lục, luận văn có các chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người cao

tuổi

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối nhóm với người cao tuổi

từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công

tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi nói chung và trong Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Phước nói riêng

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1 Khái quát chung người cao tuổi

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi

Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội

Dưới góc nhìn của công tác xã hội, NCT là người bước vào thời

kỳ có “Những thay đổi về tâm, sinh lý, lao động-thu nhập, quan hệ xã

hội và sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống" [7, tr.8]

Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về NCT Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong

Luật NCT ngày 23/11/2009 thì: “ Người cao tuổi là công dân Việt

Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [5, tr.3]

Vòng đời cá thể:

Trang 8

6

Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi người lớn 30 tuổi là tuổi chuyển tiếp Tuổi trung niên, tuổi 50 là chuyển tiếp

Tuổi 60 trở đi là người cao tuổi

Trên 60 tuổi là tuổi già cao tuổi

Vòng đời gia đình:

18-21 tuổi: giữa các gia đình, người lớn và trẻ em không bị ràng buộc 22-27 tuổi: đôi vợ chồng mới (gắn bó các gia đình qua hôn nhân) 28-39 tuổi: gia đình có trẻ nhỏ

34-49 tuổi: gia đình có vị thành niên

50-60 tuổi: con cái trưởng thành và hoạt động

Trên 60 tuổi: gia đình và tuổi già

1.1.2 Đặc điêm tâm sinh lý người cao tuổi

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của NCT, cho thấy tuổi già có những biểu hiện tâm lý liên quan đến quá trình lão hóa

- Sự chậm chạp về tâm lý vận động

- Về tư duy:

- Về tri giác:

1.1.3.Nhu cầu của người cao tuổi

Nhu cầu về dưỡng chất ở NCT

Nhu cầu giải trí

1.2 Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội nhóm

Trong đời sống của mình, mỗi cá nhân không thể tách mình khỏi các hoạt động xã hội Những hoạt động mà cá nhân tham gia rất đa dạng,

đó có thể là các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động học tập, hoạt động kinh tế, chính trị Sự phân công lao động buộc cá nhân muốn thực hiện nhiệm vụ của mình phải hợp tác với các cá nhân khác

Trang 9

7

Như vậy công tác xã hội nhóm là: CTXH nhóm là một

phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng XH và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm

1.2.2 Phương pháp công tác xã hội nhóm với người cao tuổi

- Đặc điểm của phương pháp công tác xã hội nhóm đối với NCT

- Tiến trình CTXH nhóm đối với NCT gồm 4 bước trong tiến trình

CTXH nhóm

Bước 1: Thành lập nhóm

Nhân viên CTXH phải tìm hiểu cơ sở trước khi lập nhóm Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng, được mọi người hiểu và cùng chia sẻ, nếu không sự hợp tác hai bên (nhân viên xã hội và nhóm viên)

và sự tham gia sẽ bị giới hạn, thỏa thuận để đạt mục tiêu trong một thời hạn nhất định

Bước 2 : Khảo sát nhóm

Qui định của cơ sở XH: Ở giai đoạn này (giai đoạn dài nhất) nhân viên CTXH vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sức quan tâm đến tiến trình (các mối tương tác giữa nhóm viên) để các nhóm viên được hưởng tối đa bầu không khí và các mối quan hệ thuận lợi

Bước 3: Duy trì nhóm

Đây là bước chính trong CTXH nhóm, bước đưa đến những thay đổi Nhân viên XH chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình, quan tâm đến việc chia sẻ thông tin, cảm xúc giữa các thành viên với nhau Đặc điểm của bước này là sự bộc lộ, mong mỏi được sự phản hồi Các nhóm viên trao đổi thông tin về cá nhân, về công việc, tìm hiểu hành vi và ý nghĩa hành vi của nhau

Trang 10

8

Bước 4: Bước giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu xã hội

Kết quả: Việc vận dụng công tác xã hội nhóm đem lại hiệu quả

như thế nào và có những khó khăn gì trong hỗ trợ NCT sẽ thể hiện ở

thực trạng CTXH nhóm ở chương 2 của nghiên cứu này

1.2.3 Nguyên tắc công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi

- Chấp nhận đối tượng

Thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên XH tạo được lòng

tin từ đối tượng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là

nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ

- Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề

- Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng

Việc đối tượng tự đưa ra quyết định của cá nhân giúp cho họ có

trách nhiệm với lựa chọn của mình, không lệ thuộc vào sự trợ giúp của

nhân viên XH

- Đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp

Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người

do hoàn cảnh khác nhau Mỗi người lại có những tính cách khác nhau

và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau

- Đảm bảo tính bí mật các thông tin về trường hợp của đối tượng

Giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản không

chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như:

ngành luật, tài chính, y tế…

Việc đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng sẽ giúp cho đối tượng

tin tưởng vào nhân viên XH, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác Bên

cạnh đó việc đảm bảo bí mật của đối tượng còn là yêu cầu mang tính

nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp

- Tự ý thức về bản thân

Trang 11

9

Việc ý thức được yếu tố này giúp cho nhân viên xã hội trung thực trong công việc, trung thực với khả năng của bản thân

- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp

Nguyên tắc này giúp cho nhân viên xã hội đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi đối tượng

1.2.4 Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu chuyên môn của nhân viên công tác xã hội khi thực hiện công tác xã hội nhóm trong trợ giúp người cao tuổi

Người tạo khả năng

Thông qua lao động, các vấn đề của NCT: Tâm sinh lý, thu nhập, quan hệ… sẽ được giải quyết Thêm vào đó, khi huy động được NCT vào đội ngũ lao động, xã hội sẽ có thêm nguồn kinh nghiệm và trí thức quý giá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn

Người điều phối - kết nối dịch vụ

Việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ NCT: Câu lạc bộ văn thơ, cựu chiến binh, dưỡng sinh… sẽ giúp NCT đáp ứng các nhu cầu về quan

hệ xã hội cho NCT

Người giáo dục

Cung cấp những kiến thức, hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý, xã hội, những nhu cầu… của NCT để gia đình chăm sóc, hỗ trợ NCT tốt hơn

Người biện hộ

Khi làm việc với NCT, nhân viên CTXH cần đánh giá, phân tích

những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của NCT

Người tạo môi trường thuận lợi

Trang 12

10

Đó là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ở NCT Chính vì thế, trong tiến trình CTXH với NCT, nhân viên CTXH cần quan tâm đến việc huy động các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình thông qua cải thiện các mối quan hệ, thúc đẩy sự quan tâm của các cá nhân trong gia đình NCT … để NCT có thêm các nguồn lực hỗ trợ, có thêm các điều kiện thuận lợi để tự lực vươn lên, giải quyết triệt để các vấn đề của cá nhân và đạt được những giá trị xã hội như mong đợi của họ

Người đánh giá và giám sát

Nhân viên CTXH là người trực tiếp đánh giá, chẩn đoán những vấn đề của NCT trong cuộc sống hàng ngày Những vấn đề của NCT rất đa dạng: Có thể về sinh lý, tâm lý, lao động – thu nhập hay các vấn đề về quan hệ xã hội

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm

1.3.1 Chính sách, cơ chế về công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi

Bộ LĐ-TB&XH quản lý về mặt Nhà nước đối với Hội NCT

có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước Bộ Tài chính, UBND các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội NCT ở Trung ương, xã, phường và thị trấn Các Bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản pháp luật có liên quan đến chính sách đối với NCT cần tham khảo ý kiến của

1.3.2 Nhận thức xã hội về người cao tuổi, công tác xã hội, công tác

xã hội nhóm với người cao tuổi

Về mặt xã hội, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông thôn, mô hình gia đình nhiều thế hệ bắt

Trang 13

1.3.4 Điều kiện nguồn lực khác

Chăm sóc NCT là vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội, trong

đó y tế đóng vai trò quan trọng Thực tế, hệ thống CSSK hiện vẫn chưa bắt kịp với sự chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ

1.4 Cơ sở pháp lý liên quan đến người cao tuổi

Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một

số giường để điều trị người bệnh NCT NCT được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI

CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM

BẢO TRỢ XÃ HỘI BÌNH PHƯỚC 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Bình Phước; vấn đề người cao tuổi tại Bình Phước và trung tâm BTXH tỉnh Bình Phước

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và

Trang 14

12

Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia

2.1.2 Vấn đề người cao tuổi tại Bình Phước

Tỉnh Bình Phước là một trong những địa phương được đánh giá thực hiện tốt công tác chăm lo cho NCT Tổ chức hội của NCT là

“ngôi nhà chung” với nhiều hoạt động tích cực, góp phần làm cho các

cụ sống vui, khỏe, có ích cho gia đình và xã hội

NCT tham gia luyện tập thể thao: Với phương châm để NCT

“sống vui, sống khỏe, sống có ích”, việc chăm lo đời sống tinh thần cho NCT luôn được xem là yếu tố rất quan trọng Tổ chức hội NCT

từ cấp xã đến huyện và tỉnh hiện đã được củng cố và đi vào hoạt động hiệu quả Toàn tỉnh hiện có 522 câu lạc bộ, thu hút gần 7.000 hội viên NCT tham gia

NCT tham gia các phong trào: Trong những năm qua, việc

phát huy vai trò của NCT trong các hoạt động từ thôn, ấp đến xã được các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh NCT tham gia công tác như: bí thư chi bộ, trưởng ấp, khu phố, cán bộ mặt trận toàn tỉnh hiện có 781 người Đặc biệt là NCT tham gia phong trào khuyến học, khuyến tài, phong trào trồng cây nhớ ơn Bác Hồ Tiêu biểu trong phong trào này

là Hội NCT huyện Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài

Một là về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật và cơ chế chính sách đối với NCT:

Ngày đăng: 15/06/2017, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w