Trong đề tài nói trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tượng ở Việt Nam trong đó có người cao tuổi, đồng thời
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN CHÂU
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 121.1 Khái niệm, đặc điểm người cao tuổi 121.2 Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 161.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 321.4 Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 35Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 402.1 Khái quát đặc điểm trung tâm và khách thể nghiên cứu 402.2 Thực trạng thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 462.3.Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Vĩnh Long 552.4 Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 62 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 703.1 Các biện pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội 703.2 Biện pháp tăng cường công tác vận động hỗ trợ nguồn lực 72 3.3 Biện pháp duy trì và mở rộng nhiều hình thức của hoạt động hỗ trợ xã hội 73 KẾT LUẬN 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số đối tượng năm 2013 tại Trung tâm 45
Bảng 2.2 Số đối tượng năm 2016 tại Trung tâm 46
Bảng 2.3 Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm 47
Bảng 2.4 Đặc điểm của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm 48
Bảng 2.5: Đánh giá của người cao tuổi về các dịch vụ y tế ở Trung tâm 50
Bảng 2.6 Các nội dung mà nhân viên công tác xã hội thực hiện trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho người cao tuổi 51
Bảng 2.7: Tỷ lệ người cao tuổi phân chia theo độ tuổi 52
Bảng 2.8 Cá tiêu chí trong cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng với người cao tuổi 53
Bảng 2.9 Phân nhóm nguyên nhân người cao tuổi quan tâm 59
nhưng chưa chính thức đăng ký vào Trung tâm 59
Bảng 3.1 Một ngày chăm sóc của Ba tại trung tâm 65
BIỂU Biểu 2.1 Mức độ quan tâm của gia đình đến người cao tuổi theo 57
đánh giá của bản thân người cao tuổi 57
HÌNH VẼ Hình 1.1 Thang nhu cầu của Maslows 26
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long 43
Hình 3.1 Tiến trình can thiệp cá nhân 62
Trang 4MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa với tốc độ nhanh trong thời gian tới Tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,9% tổng dân số, với hơn 10 triệu người Việt Nam có 10 % dân số là người cao tuổi Trong đó, khoảng 10.000 cụ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc Tính
đến tháng 8-2016, tỉnh Vĩnh Long có hơn 99.300 người cao tuổi Làm sao để
phát huy được truyền thống hiếu nghĩa, kính lão đắc thọ là điều trân quý mà
mỗi người đều phải luôn nhớ và khắc ghi Các nhà chuyên môn đều có cùng
nhận định là mọi cố gắng loại bỏ đối xử khác biệt và kỳ thị với người già là công việc khó khăn và cần thời gian lâu dài, nhưng phải bắt tay vào việc ngay Nếu trì hoãn, thì một thế hệ người cao tuổi khác sẽ rơi vào tình trạng không ý thức được nhu cầu của mình, không tiếp nhận, tìm kiếm được giúp
đỡ và sẽ không sống đời sống có ích như họ mong muốn Một trong những
định hướng của Nhà nước hiện nay là đa dạng hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi, phát triển các trung tâm tư nhân, trong đó kết hợp cả chăm sóc theo hình thức dịch vụ có thu phí và cả chăm sóc đối tượng khó khăn dựa vào nguồn xã hội hóa
Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc người cao tuổi và coi đây là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như:
Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”,
quy định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật
và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc… giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”
Trang 5Nước ta được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia tăng nhanh Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở hiện có, hệ thống dịch vụ sức khỏe, giao thông, đi lại… cho người cao tuổi cũng như quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chăm sóc người cao tuổi và đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao tuổi…chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường thêm khó khăn và có nhiều biến động không thể lường trước
Từ đó tạo ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và người cao tuổi Để thích ứng với già hóa dân số, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số già là một thách thức rất lớn đối với các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách khi Việt Nam đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các dịch vụ, chính sách của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa Vậy an sinh xã hội sẽ làm gì
và làm như thế nào trước vấn đề đó? Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể Ở Việt Nam dịch vụ công tác xã hội được xem là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững Với vai trò của công tác xã hội trong hệ thống an sinh, thiết nghĩ dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ mang lại những ý nghĩa nhân văn sâu sắc Hiện nay trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện đang nuôi dưỡng 90 người khuyết tật ( thần kinh, vận động), 45 trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, 2 trẻ vị thành niên, 2 đối tường thuộc diện bảo
vệ khẩn cấp và trong đó có 31 người cao tuổi Các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp đang được bắt đầu áp dụng tại Trung tâm và cũng còn nhiều bất cập
Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại trung tâm công tác xã hội Tỉnh Vĩnh Long và quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam chúng tôi chọn đề tài : “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trang 62.1 Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi ở nước ngoài
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn
số trẻ em dưới 14 tuổi Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22% Hơn một nửa dân số tuổi 80 trở lên sống ở những nước đang phát triển,
dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050 Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến gần
810 triệu người Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người Có sự khác biệt lớn giữa các vùng Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22% Đến năm
2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25%
ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu
Âu Tại Hoa Kỳ, phần lớn người cao tuổi đều muốn sống độc lập đến chừng nào có thể, trong khi nhiều người chỉ yêu cầu các dịch vụ tối thiểu để đảm bảo sự độc lập của mình thì những người nhiều tuổi hơn khác lại phụ thuộc vào những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho phép họ tồn tại trong cộng đồng Những dịch vụ này trợ giúp việc chăm sóc cá nhân, cung cấp thuốc, các hoạt động thường ngày và các hoạt động duy trì sức khỏe
2.2 Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam
- Theo tác giả Bùi Thế Cường trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005,
Trang 7nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi
- Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi được tiến hành, có thể kể đến công trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế người cao tuổi – HelpAge International (HAI)đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
và một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên Nghiên cứu trình bày những thông tin về hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân biệt của họ Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ
Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu Người cao tuổi do Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ chủ biên Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống người cao tuổi tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 người cao tuổi, các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương
Trong cuốn " Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam" một công trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình
và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009 Đây là tập hợp nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng
Trang 8và thành phố Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán bộ địa phương và cộng đồng
- Trong Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam (2009) cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y
tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện
tự thân của người cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế Ví dụ như: Tỷ lệ người cao tuổi sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam - 14,2% dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày
Về tình trạng kinh tế, thu nhập của người cao tuổi còn rất thấp, hầu như không
có nguồn tiết kiệm tích lũy từ lúc còn trẻ khỏe hơn Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn và miền núi
Gần đây nhất năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án
“Tăng cường các quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Kết quả Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên,Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, TiềnGiang và TP Hồ Chí Minh) Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và
Trang 9được chăm sóc cũng như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch
vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam
Trong giai đoạn những năm 2000-2005, khi công tác xã hội chính thức được đưa vào giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học ở nước ta với tư cách là một chuyên ngành độc lập cũng chính là thời điểm bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi tại Việt Nam Tuy nhiên những đề tài về CTXH với người cao tuổi trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về mặt lý thuyết để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về CTXH
Kể từ năm 2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH, ở nước ta đã có thêm nhiều nghiên cứu mới dưới dạng các đề tài, các bài báo khoa học về lĩnh vực CTXH nói chung, trong đó có các nghiên cứu về dịch vụ CTXH, tiêu biểu là:
Đề tài “Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng kế
hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” được thực hiện năm 2011 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện
Khoa học Lao động Xã hội do Đặng Kim Chung chủ trì Trong đề tài nói trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tượng ở Việt Nam trong đó có người cao tuổi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Trong những năm gần đây tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với người cao tuổi tại các địa bàn cụ thể Một số công trình
tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với người
cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Man
Khánh Quỳnh Năm 2014 có đề tài “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
tại cộng đồng” (Nghiên cứu tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định) của tác giả Đồng Thị Minh Phúc trường Đại học Khoa học xã hội
Trang 10& nhân văn Đề tài nghiên cứu về thực trạng trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn, huyện Nam Trực, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khỏe, trợ giúp về đời sống vật chất, trợ giúp trong đời sống văn hóa, tinh thần; trợ giúp về tiếp cận các thông tin – chính sách xã hội
Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê Thị Mai Hương Trong
các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt động CTXH với người cao tuổi ở các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao tuổi; các vấn đề người cao tuổi
thường gặp phải; vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp người cao tuổi
Những liệt kê này cho thấy đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu công tác xã hội đối với người cao tuổi còn rất ít Những nghiên cứu trên chỉ mới tiếp cận ở khía cạnh chủ yếu như: y tế, pháp luật, tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe hoặc phân tích thực trạng cũng như các đặc điểm lao động và sắp xếp công việc trong gia đình của người lao động hay đánh giá hiệu quả chính sách của công tác xã hội Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn của tỉnh Vĩnh Long
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
- Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện nay
Trang 11- Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
- Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm
công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các dịch
vụ công tác xã hội, bao gồm: dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng; dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế; dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội; dịch vụ phục hồi chức năng…)
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: điều tra 33 NCT đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm, phỏng vấn 10 cán bộ tại trung tâm (gồm giám đốc, các phó giám đốc phụ trách, trưởng các bộ phận chuyên môn, nhân viên công tác xã hội, 05 người nhà NCT)
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng : từ những đánh giá thực trạng
về người cao tuổi, thực trạng của các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long, rút ra được lý luận
và đưa ra được đề xuất để nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trong các trung tâm công tác xã hội trong cả nước và trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi, hệ thống chính sách đối với người cao tuổi
Trang 125.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Lý thuyết CTXH, CTXH nhóm, CTXH với người cao tuổi…
+ Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn
đề CTXH đối với người cao tuổi
+ Đọc và phân tích các tài liệu như: Luật người cao tuổi, các đề án
+ Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với người cao tuổi
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
Tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát với 33 người cao tuổi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm để thu thập các thông tin về các đặc điểm của người cao tuổi, nhu cầu của người cao tuổi về dịch vụ CTXH và kết quả cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi của Trung tâm tỉnh
5.2.3.Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn, …để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng người cao tuổi đang được nuôi dưỡng trong trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
(Cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp chăm sóc, người cao tuổi, thân nhân
người cao tuổi)
Trang 13Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp Phương pháp này được
sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, nhu cầu, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối
với các vấn đề liên quan
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của người cao tuổi trong Trung tâm công tác xã hội Tỉnh Vĩnh Long Thuận lợi và khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách trợ giúp người cao tuổi tại Trung tâm, thực hiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
5.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Sử dụng phương pháp này qua nghiên cứu 1 trường hợp điển hình
được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm từ đó đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm Là câu chuyện có thật đã đang được Trung tâm cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết, phương pháp công tác xã hội vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp công tác xã hội vào việc đánh giá, phân tích và đưa ra phương pháp hỗ trợ thích hợp
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những chủ trương, chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp của Đảng và Nhà nước ta đối với người cao tuổi
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý, những nhà lãnh đạo, có thêm cái nhìn toàn diện, sâu sắc tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Luật pháp của Đảng và Nhà nước đến với người cao tuổi, gia đình người cao tuổi cũng như cộng đồng mà người cao tuổi đang
Trang 14sinh sống Giúp cho người cao tuổi nhận ra vấn đề và tiềm năng giải quyết vấn đề của mình Bên cạnh đó, hiểu rõ các chế độ trợ cấp đối với họ và các dịch vụ trợ giúp của công tác xã hội trong lĩnh vực này
Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành có liên quan hiểu biết thêm về các chế độ trợ cấp, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi và những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi
Bản thân sau khi nghiên cứu đề tài sẽ củng cố, mở rộng kiến thức về công tác
xã hội nói chung và các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nói
riêng, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn còn có 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long
Trang 15Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1 Khái niệm, đặc điểm người cao tuổi
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi
Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về Người cao tuổi Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong Luật người cao tuổi ngày 23/11/2009 thì người cao tuổi: “ là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [14, tr.3]
Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội
1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
1.1.2.1 Đặc điểm sinh lý
* Quá trình lão hóa [31]
- Diện mạo thay đổi như tóc, da, nếp nhăn…
- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai…
- Cơ quan cảm giác, nghe nhìn, khứu giác bắt đầu hoạt động kém hiệu quả
- Các cơ quan nội tạng: tim, phổi có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều đến vấn đề liên quan đến lão hóa
- Khả năng tình dục giảm: Do thay đổi nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao tuổi giảm đi rõ rệt Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ gặp khó khăn [18]
* Các bệnh thường gặp của người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh về xương khớp, hô hấp, răng miệng, tiêu hóa và dinh dưỡng, ung bướu, thần kinh, sức khỏe tâm thần
1.1.2.2 Đặc điểm tâm lý
Trang 16* Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, hội cựu chiến binh…Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
* Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp Đó là chuyển từ trạng thái lao động bận rộn với công việc, nặng nề sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới
* Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
- Sự cô đơn và mong được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại
- Cảm thấy bất lực và tủi thân nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu
tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh - Tử là quy luật của tự nhiên, dù sao người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết
1.1.2.3 Nhu cầu của người cao tuổi
Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ Tuy nhiên, cũng như ở những lứa tuổi khác thì NCT cũng có những nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng có nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu cần được chăm sóc, yêu mến;
Trang 17nhu cầu chăm sóc sức khỏe; nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội; nhu cầu
được học hỏi thêm và vui hưởng tuổi thọ quây quần bên con cháu
* Nhu cầu về dinh dưỡng ở người cao tuổi
Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng, ăn ít hơn Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể lại giảm nên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tim mạch, béo phì, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường Hiện tượng suy dinh dưỡng ở NCT còn gây ra căn bệnh có tên là Hypochlorhydria hay còn gọi là hiện tượng thiếu acid của
dạ dày, làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất kém hơn, nhất
là khi thiếu hụt vitamin B12 Khi về già, sức khỏe hệ thống miễn dịch suy giảm, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh viêm nhiễm virus, cơ bắp bị tổn thương và thay vào đó là việc tích mỡ nên cơ thể suy yếu, dễ bị mắc bệnh loãng, giòn và gãy xương, bởi vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở NCT là vô cùng quan trọng Nhu cầu protein đầu vào được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, trung bình tiêu thụ từ 0,8 - 1g protein/1kg trọng lượng hoặc xấp xỉ 70g/ngày cho người nặng 67kg Về chất xơ nên ăn tối thiểu 25g/ngày và tăng lên nếu mắc bệnh táo bón Để phòng ngừa bệnh loãng xương, giòn xương nên bổ sung canxi, vitamin D, K trong đó canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tỷ trọng và sức khỏe cho xương Nhu cầu tiêu thụ canxi ở nhóm trên 70 tuổi, bất kể giới tính là 1.200mg Nếu phụ nữ mãn kinh không sử dụng liệu pháp thay thế hormone thì bổ sung thêm nhiều canxi, ít nhất 1.500mg/ngày Ngoài ra, tăng cường thêm vitamin D vì nó giúp cho việc hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể được tốt Để bảo vệ xương cần bổ sung thêm vitamin K như trong rau bina, bông cải, xúp lơ, cà rốt và măng tây.Vitamin E,
C và caroten có tác dụng bảo vệ tế bào trước nguy cơ phá hủy của các gốc tự
do, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh tim mạch và ung thư.Crom là dưỡng chất rất cần thiết đối với nhóm NCT để ngăn ngừa bệnh đái tháo
Trang 18đường Acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 có tác dụng rất tốt làm giảm homocysteine, đây là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, thủ phạm gây phá hủy thành mạch, gây chứng xơ vữa động mạch, làm gia tăng bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) Ngoài ra, NCT cũng nên bổ sung thêm
3 khoáng chất quan trọng là kẽm, magiê và kali, trong đó kẽm có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường tính ngon miệng giúp cho vết thương nhanh lành Ngoài các dưỡng chất kể trên, NCT nên bổ sung thêm nước, vì khát nước có thể gây nhiều bệnh về thể chất, trong đó có hai loại bệnh thường gặp là táo bón và sỏi thận
* Nhu cầu giải trí
Ngoài nhu cầu về din dưỡng thì giải trí cũng là một nhu cầu trong các nhu cầu khác của NCT Các bác cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó
để khỏi rơi vào cảnh “nhàn cư vi bất thiện” cũng như để duy trì tình trạng sức khoẻ tinh thần và thể chất lành mạnh Các cụ thư giãn với công việc trồng hoa, nuôi chim, làm cây cảnh hoặc “ngao du sơn thuỷ” thăm viếng bạn bè, quyến thuộc gần xa Các cụ gặp nhau đánh cờ giao lưu, trà dư tửu hậu, bàn chuyện năm châu bốn bể Ngày nay lại còn nhiều thú tiêu khiển khác mà NCT
có thể tham gia, như là:
- Tiểu công nghệ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé nhờ bàn tay khéo léo kinh nghiệm của các NCT, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vật dụng bằng gỗ
- Học vẽ, sử dụng máy vi tính, học chơi một nhạc khí nào đó hoặc tham gia nhóm ca hát tại cơ sở tôn giáo, tổ chức nhân dân
- Đọc sách để hiểu biết sự thay đổi của thời cuộc, để có thêm kiến thức dạy con cháu
- Tập luyện dưỡng sinh với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có chung mục đích là thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm thân an lạc
Trang 19- Khiêu vũ, múa đôi cũng đang được nhiều bác ưa thích, vừa để thư giãn tâm hồn trong điệu nhạc và cũng dẻo dai đôi chân, uyển chuyển thân hình, giảm béo, hạ huyết áp, đường huyết, cholesterol
- Tham gia các công tác từ thiện giúp đỡ người có nhu cầu, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc các vị lão niên khác chẳng may kém sức khoẻ đang sống tại nhà người già
- Tham quan di tích lịch sử, nhiều người cao tuổi còn sức khỏe có nhu cầu đi thăm lại nơi công tác cũ, chiến trường xưa, bạn bè đồng nghiệp cũ
- Làm vườn, trồng cây cảnh, vun tưới mấy luống rau thơm cũng là thú tiêu khiển thanh nhã, thoải mái mà lại tạo thêm cảnh quang đẹp mắt cho ngôi nhà mà đôi vợ chồng già đang ở
- Người có khả năng làm thơ, hát, đàn có nhu cầu tham gia các câu lạc
bộ thơ, câu lạc bộ hát kịch, đàn…
1.2 Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trên thế giới, công tác xã hội phát triển như một nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ
ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất
cả các khía cạnh.Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành
một nhu cầu xã hội
1.2.1.Một số khái niệm
* Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội
* Khái niệm công tác xã hội:
Trang 20Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống
nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham
gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống [23]
Theo IFSW (Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế), Tháng 07/2000,
Montreal, Canada: "Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề."
Theo các nhà nghiên cứu về CTXH Philippines: “Công tác xã hội là
một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp hơn” [23] [Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động xã hội
Các nhà khoa học Việt Nam: Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn
mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một nghề, một hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
Trang 21thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác
xã hội, NXB Lao động xã hội, tr 19]
Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, CTXH nhìn nhận NCT như sau: NCT với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội
sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, NCT là một đối tượng
yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH
Dịch vụ công tác xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa - hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế [20]
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Từ khái niệm dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội và khái niệm Công tác
xã hội, Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi được hiểu đó là: các hoạt
động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa - hạn chế và khắc phục rủi
ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội cho người cao tuổi
1.2.2 Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Ngoài những nguyên tắc tổng quát trong công tác xã hội như tôn trọng, không phán xét, bí mật, thu hút sự tham gia, dành quyền tự quyết cho đối tượng Trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nhấn mạnh một số nguyên tắc đặc trưng sau:
- Nguyên tắc chấp nhận đối tượng: Bất kể đối tượng là ai, đến từ những
hoàn cảnh nào Việc chấp nhận đối tượng là việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu, nhân viên CTXH hiểu và
Trang 22không phán xét đối tượng Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội
- Dịch vụ toàn diện: Nguyên tắc này đảm bảo rằng NCT sẽ được nhận
đầy đủ các dịch vụ CTXH Các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với NCT cần đa dạng, phù hợp với NCT, để giải quyết được triệt để các khó khăn,
hỗ trợ NCT đáp ứng được các nhu cầu của NCT NCT cần được đáp ứng nhiều nhu cầu Ví dụ khi một trường hợp NCT bị tâm thần, bị mất trí nhớ, bị tiểu đường do tai nạn thương tích, các dịch vụ cần cung cấp cho họ thường là: Khám và điều trị bệnh tật, chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc về dinh dưỡng, hỗ trợ dich vụ y tế, hỗ trợ tâm lý cho NCT… Ngoài ra các dịch
vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho gia đình người cao tuổi để hiểu về các chính sách, chế độ cho NCT Bỏ qua việc đáp ứng một nhu cầu bất kỳ nào trong kế hoạch trợ giúp này sẽ có thể tác động đến kết quả trợ giúp của các dịch vụ khác Ví dụ như dịch vụ hỗ trợ tâm lý không được quan tâm tới, tâm lý khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh tật khác làm giảm tuổi thọ của NCT
- Dịch vụ liên tục: Cung cấp dịch vụ liên tục là nhấn mạnh đến dịch vụ
không bị gián đoạn trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu cho NCT Mục tiêu của dịch vụ liên tục là cung cấp đầy đủ cho NCT những dịch vụ giúp NCT được chăm sóc nuôi dưỡng ổn định và có khả năng tự phục vụ tốt cuộc sống của mình Không vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà dừng cung cấp dịch vụ khi thấy dịch vụ đó vẫn cần thiết cho NCT Dịch vụ liên tục sẽ hỗ trợ NCT phục hồi ổn định và tiến tới tự quản lý cuộc sống của mình bằng năng lực khai thác tiềm năng bản thân, gia đình và các nguồn lực khác cũng như cộng đồng xã hội Dịch vụ liên tục giúp duy trì được kết quả trợ giúp và tránh được các nguy cơ suy kiệt của NCT, đặc biệt trong dịch vụ hỗ trợ tâm lý Bên cạnh đó dịch vụ liên tục cũng là sự chuyển gửi, liên kết NCT tới các dịch vụ phù hợp, đồng thời chú trọng sự duy trì mối quan hệ giữa
Trang 23nhân viên công tác xã hội với NCT/ gia đình NCT để theo dõi, giám sát sự thay đổi và hỗ trợ kịp thời
Đảm bảo công bằng: Đảm bảo công bằng trong cung cấp dịc vụ đối với
NCT có nghĩa là mỗi NCT đều có quyền như nhau khi tiếp cận dịch vụ, điều
đó có nghĩa là nhân viên CTXH phải có thái độ khách quan và công bằng khi xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch trợ giúp NCT
Dịch vụ chất lượng: Nguyên tắc này nhấn mạnh tới sự cam kết của dịc
vụ công tác xã hội đối với việc tôn trọng quyền của NCT, gia đình NCT và trách nhiệm của họ khi cung cấp dịch vụ Trong các hoàn cảnh khác nhau, việc cung cấp dịch vụ có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm và kết nối nguồn lực Tuy nhiên, thái độ và ý thức trong công việc cũng như năng lực chuyên môn sẽ có tác động lớn đến chất lượng dịch vụ Do đó
để làm tốt nguyên tắc này nhân viên CTXH phải tuân thủ tốt nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tăng cường trau dồi chuyên môn và phát triển năng lực tự nhận thức bản thân để có khả năng kết nối, điều hành, giám sát và trực tiếp cung cấp các dịch vụ thực sự có chất lượng cho NCT
Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: Nhân viên CTXH trong cung cấp
dịch vụ cho NCT cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp như: tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của khách hàng, tuyệt đối không để có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp Mối quan hệ giữa nhân viên CTXH và NCT /gia đình cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn Nguyên tắc này giúp cho nhân viên đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ
Trao quyền cho đối tượng:Trao quyền trong cung cấp dịch vụ đối với
NCT là việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi người dành quyền tự quyết cho
Trang 24chính người cao tuổi hoặc gia đình họ Xây dựng kế hoạch dựa trên tiềm năng
và lợi ích của từng NCT Để làm tốt nguyên tắc này, nhân viên CTXH cần đảm bảo sự tham gia của NCT trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá dịch vụ
1.2.3 Các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.3.1 Dịch vụ chăm sóc- nuôi dưỡng
Trên thực tế với tốc độ già hóa đứng trong tốp 5 trên thế giới và hệ thống chăm sóc, an sinh xã hội, các loại hình dịch vụ chuyên môn chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam còn rất yếu và thiếu Đây là những thách thức lớn cho việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay Dịch vụ chăm sóc - nuôi dưỡng người cao tuổi bao gồm:
Chăm sóc dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho NCT phải đa dạng thực phẩm
để nhận được nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối đầy đủ các chất, phân bố bữa ăn hợp lý Chọn gạo mềm, dẻo, không xát quá trắng Trong chế độ ăn hàng ngày nên giảm cơm và dùng thêm các loại ngô, khoai Hạn chế mỡ động vật, nên ăn nhiều cá, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt Bảo đảm đủ chất đạm Nên ăn cá nhiều hơn thịt, mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 lần cá và không ăn quá 3 quả trứng Nên tăng sử dụng đạm thực vật như đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, các loại đậu đỗ Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, beta-caroten)
có trong rau quả tươi, nhiều màu sắc, đặc biệt là rau xanh lá như rau ngót, rau đay, mồng tơi , dầu thực vật, các loại gia vị như hành, hẹ, gừng, nghệ NCT cần uống đủ nước, khoảng 6-8 ly mỗi ngày Ăn muối vừa phải, giảm gia vị mặn (muối, nước tương, nước mắm), hạn chế thực phẩm mặn như khô, mắm, thức ăn kho mặn Hạn chế thức uống có cồn.Thay cách chế biến chiên, xào bằng luộc, hấp Ăn đa dạng nhiều loại trái cây nhiều màu sắc Riêng với trái
Trang 25cây ngọt chỉ nên ăn vừa phải Nên ăn cả trái sẽ giúp nhận được nhiều chất xơ hơn là chỉ ép lấy nước Hạn chế thực phẩm nhiều đường ngọt, kể cả mật ong
Ngoài việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì người cao tuổi cần vận động vừa sức, thường xuyên để giúp tăng tuần hoàn máu, ăn ngon miệng, chắc xương, hạn chế mất khối cơ, giảm táo bón, rèn luyện trí não
thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức sau một Ðối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng có vai trò quan trọng trong việc giữ sức khỏe và phục hồi các chức năng tâm lý nếu mất ngủ thưởng xuyên sẽ cáu kỉnh và hay gắt gỏng, nhân viên công tác xã hội trong khi chăm sóc NCT thường được ví như
là “ làm dâu trăm họ” Phải luôn hiểu được những sự bất thường trong bữa ăn giấc ngủ của NCT để kịp thời giúp đỡ, tư vấn hỗ trợ Ở người cao tuổi, thường có thể là thiếu hoặc mất ngủ, tạm thời ngắn hạn hoặc kéo dài kinh niên nên việc chăm sóc giấc ngủ cho người già là rất quan trọng Để đảm bảo việc chăm sóc giấc ngủ cho người cao tuổi cần bố trí phòng ngủ tránh xa tiếng ồn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp và kín gió về mùa đông Người lớn tuổi hay bị đau lưng chính vì thế nên sử nệm nước mát mùa
hè và nệm dày mùa đông để ngủ ngon Khi ngủ, không nên để đồng hồ trong
tầm mắt; ánh sángđèn ngủ vừa phải, nhẹ dịu Trước khi ngủ nếu được tắm
bằng nước ấm để tăng nhiệt cơ thể thì sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngủ Nếu có thể ngâm chân với nước muối ấm và một vài lát gừng để cơ thể thư giãn, thoải mái giúp người lớn tuổi ngủ ngon hơn
1.2.3.2 Dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ y tế
Hiện nay nhiều NCT có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh, nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng mà mới chỉ có nhóm người về hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, do Nhà nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế cho
họ Gần đây nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi nghèo ở một số địa phương được cấp phát thẻ khám và chữa bệnh miễn phí
Trang 26hoặc thẻ bảo hiểm y tế Nhìn chung số người cao tuổi được hưởng chế độ này còn rất ít và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi rất hạn chế Những nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi trong thời gian qua cho thấy:
có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.Thứ nhất, phần lớn người cao tuổi
hiện nay vẫn phải lao động quá sức để kiếm sống Nếu người cao tuổi lao động vừa phải, công việc phù hợp với người già làm việc trong điều kiện tư tưởng thoải mái, tự nguyện, không bị gò bó thì có tác dụng tăng cường sức khỏe Nhưng ở đây, người cao tuổi phải lao động quá sức, hiệu quả đem lại cũng thấp Không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, sức khỏe giảm đi
nhanh chóng.Thứ hai, do hậu quả tất yếu của cả quá trình dài thiếu thốn dinh
dưỡng lại gian lao vất vả trong công việc hiện tại nên sinh nhiều bệnh tật Trong nhiều cuộc điều tra sức khỏe người cao tuổi cho thấy có tới 95% các cụ
có bệnh Trong đó khoảng 55% mắc bệnh kinh niên mãn tính, đau ốm thường xuyên, trong khi đó rất đông đảo người cao tuổi khi mắc bệnh đã không đến được các cơ sở y tế để điều trị, con cái tự mua thuốc để chữa qua quýt ở nhà Người già có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự dời bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần người già tăng cao và trầm trọng Ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch v.v… những vấn đề rối loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên và được nhiều nước trên thế giới quan tâm Việc chăm sóc người cao tuổi tại các gia đình đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, công việc của con cái, quan hệ truyền thống giữa các thế hệ đang có sự sa sút Trong khi đó điều kiện tiếp cận nhanh chóng của người cao tuổi với các cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế Độ tuổi càng cao thì rủi ro về khuyết tật càng tăng hoặc số ngày năm trên giường
Trang 27bệnh càng cao mà chi phí điều trị trung bình cho một NCT cao gấp 7-8 lần chi phí điều trị cho một đứa trẻ Người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 80 tuổi thường mắc các hội chứng đặc trưng ở người già như hội chứng dễ bị tổn thương (frailty), lú lẫn, suy giảm nhận thức (bệnh Alzheimer), rối loạn đi và ngã, suy dinh dưỡng, trầm cảm, loét, mất nước…đòi hỏi phải được chăm sóc một cách đặc biệt Vì vậy cần phải tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT từ TW đến địa phương; tăng cường và mở rộng các dịch vụ y tế chăm sóc NCT; phát triển các cơ sở chăm sóc tại nhà cho NCT, đào tạo kỹ năng chăm sóc NCT cho tình nguyện viên tại cộng đồng
1.2.3.3 Dịch vụ tư vấn tâm lý- xã hội
Cùng với quá trình lão hóa, quá trình thay đổi về sinh lý, tâm lý con người trong giai đoạn cao tuổi cũng có rất nhiều vấn đề nổi bật Người cao tuổi có thể cảm thấy cô độc, hướng về quá khứ, hay giận dỗi, chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực…những vấn đề đó làm cho tâm lý người cao tuổi
có nhiều thay đổi Vấn đề tâm lý có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người cao tuổi Khi tâm lý ổn định, vui vẻ, người cao tuổi sẽ thấy khỏe khoắn hơn,
sẽ hoạt động nhiều hơn Do sự thay đổi vai trò của bản thân, nhiều người cao tuổi cảm thấy mình không còn có ích, không còn được sự tôn trọng của mọi người, ảnh hưởng của “hội chứng về hưu”, nhiều người cao tuổi do những sai lầm trong quá khứ thì thường than trách bản thân…trong khi đó họ rất khó chia sẻ với con cháu hay những người thân Người cao tuổi rất cần trò chuyện, lắng nghe họ, quan sát hành vi của họ với mọi người xung quanh Khi
họ được lắng nghe, chia sẻ, họ sẽ kể được kết những tâm tư của mình, từ đó
họ có thể thoát khói sự cô đơn, khép mình Dịch vụ tham vấn tâm lý cho người cao tuổi: đòi hỏi nhân viên xã hội cùng người cao tuổi phân tích các vấn đề mà người cao tuổi gặp phải, hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề tâm lý đó, kết nối người cao tuổi với các câu lạc bộ phù hợp với nhu cầu để họ có thể tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội để có thể cởi mở bản thân
Trang 28hơn, thấy mình có ích hơn Nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về vai trò cũng như các đặc điểm tâm sinh lý thời kỳ cao tuổi
1.2.3.4 Dịch vụ phục hồi chức năng:
Dịch vụ phục hồi chức năng bao gồm các dịch vụ nhằm cung cấp các biện pháp y học, kinh tế, xã hội học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi chức năng, làm giảm tối đa các hoạt động của giảm chức năng của NCT Vận động trị liệu: Xoa bóp kết hợp với vật lý trị liệu; kéo nắn trị liệu; sử dụng dụng cụ trợ giúp; Hoạt động trị liệu: Hướng dẫn kỹ năng thực hiện các chức năng sinh hoạt; lao động trị liệu; dạy kỹ năng sống; vui chơi trị liệu; âm nhạc trị liệu; giáo dục đặc biệt, thủy trị liệu; Tâm lý trị liệu Trong cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng nhân viên công tác xã hội phải có vai trò chẩn đoán, đánh giá
về các vấn đề, về các yếu tố nguy cơ đòi hỏi sự can thiệp để đưa ra các dịch
vụ phù hợp, ví dụ NCT mắc bệnh tâm thần cần cung cấp các hoạt động lao động trị liệu, tâm lý trị liệu, người cao tuổi có bệnh về xương khớp thì cần các hoạt động vận động trị liệu, xoa bóp kết hợp với vật lý trị liệu
1.2.4 Các lý thuyết ứng dụng trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Cũng như các ngành chuyên môn khác, ngành CTXH tiếp cận và sử dụng một số các lý thuyết khoa học về xã hội thuộc ngành tâm lý học như: thuyết nhân văn hiện sinh; thuyết vai trò; thuyết nhận thức - hành vi…, các lý thuyết về sự tiếp cận giữa các cá nhân và nhóm, xã hội như: thuyết hệ thống…
Trong phạm vi đề tài này, một số lý thuyết có thể sử dụng hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đó là: thuyết nhu cầu con người, thuyết hệ thống
1.2.4.1 Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Nhu
Trang 29cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ
tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao
Hình 1.1 Thang nhu cầu của Maslows
Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2) Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, ở, mặc, ngủ nghỉ, đi lại…Nhu cầu về
an toàn bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần
Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát triển (5) Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có
xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa
Trang 30vị, uy tín…cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất đinh sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn
Việc ứng dụng lý thuyết này vào CTXH đối với NCT đòi hỏi nhân viên CTXH hiểu rằng NCT thường có những nhu cầu rất cụ thể Vì thế nhân viên CTXH cần phải phân tích các nhu cầu của NCT theo từng cấp bậc cụ thể, nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức
độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước nhu cầu nào sau hay theo trình
tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A Maslow, từ đó đáp ứng nhu cầu cho NCT một cách phù hợp
1.2.4.2 Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Lugwig von Bertalanffy (1901-1972) Về sau, các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)
Đây là một lý thuyết sinh học và từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của
lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề của chuyên ngành khác trong đó có khoa học xã hội, nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với xã hội [16, tr.196]
Theo định nghĩa của CTXH hiện đại, “Hệ thống là một tập hợp các thành
tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”
Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác [16, tr 197]
Điều này có nghĩa là không có hệ thống đứng riêng lẻ mà hệ thống luôn nằm trong một môi trường nào đó, tương tác với các hệ thống khác trong môi trường
Trang 31Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng trong CTXH, đặc biệt khi tìm hiểu, đánh giá về hệ thống xung quanh NCT
Nó giúp cho NV CTXH biết được NCT đang thiếu những gì, những hệ thống
họ có thể tham gia và tiếp cận bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hòa nhập Nó còn là công cụ giúp NVXH khi họ phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp
Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người:
- Hệ thống chính thức : tổ chức công đoàn, cộng đồng …
- Hệ thống phi chính thức : bạn bè, gia đình…
- Hệ thống xã hội: bệnh viện, nhà trường…
Ứng dụng lý thuyết hệ thống vào đề tài, ngoài sự can thiệp, chữa trị của 3 loại hệ thống trên, NVXH đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là trong việc tăng cường sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau của cả 3 loại hệ thống (trong đó có các trung tâm/hội bảo trợ) một cách khoa học và phù hợp với từng đối tượng NV CTXH giúp NCT kết nối với các hệ thống mà họ thiếu hụt như: gia đình, bạn bè, người thân hay cộng đồng, xã hội, các thiết chế, dịch vụ…Việc tạo điều kiện và hỗ trợ triệt để
sẽ giúp cho NCT sớm ổn định
Bên cạnh đó, NV CTXH có thể xác định những yếu tố, nguồn lực quan trọng cũng như hoàn cảnh cụ thể của NCT để can thiệp, hỗ trợ kịp thời Đồng thời, NVCTXH kết hợp, huy động được các nguồn lực sẵn có, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc NCT chưa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho cơ quan trực tiếp bảo trợ NCT có quá trình can thiệp đạt hiệu quả cao
Trang 32Môi trường xã hội được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành tố cùng tồn tại trong một môi trường sống Những mối liên hệ này có tính hai chiều và phụ thuộc vào nhau
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả
hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống đó
Lý thuyết hệ thống cho rằng một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố càng đa dạng Giữa các thành tố có mối quam hệ qua lại mật thiết với nhau Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến các thành tố khác và ngược lại Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất
Trong chăm sóc sức khỏe NCT, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên NCT Lý thuyết hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa NCT và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội Mỗi cá nhân NCT đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh
Khi làm việc với NCT hoặc với người nhà của NCT, nhân viên công tác xã hội cần xem xét bản thân họ trong hệ thống lớn hơn là hệ thống gia đình và hệ thống gia đình là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng nhất định Các hệ thống này đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Khi xác định vấn đề của NCT hoặc gia đình NCT thì cần đặt trong mối quan hệ tương
Trang 33tác giữa các hệ thống này để phân tích sâu hơn về các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó
Các hệ thống có sự tương hỗ lẫn nhau Vấn đề ở đây nếu chưa có sự tương hỗ này là do những xung đột nhất định hoặc vì một lí do nào đó mà NCT và gia đình của NCT chưa tiếp cận tới được các hệ thống hỗ trợ đó Vì vậy, nhiệm vụ của NVCTXH là tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa các nhu cầu của NCT và các hệ thống trợ giúp bên ngoài để có thể hỗ trợ NCT và gia đình họ nhiều hơn Ngoài ra áp dụng thuyết hệ thống sinh thái sẽ giúp nhân viên công tác xã hội…
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, chúng tôi nhận thấy vấn đề trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với NCT là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: cán bộ quản lý, người làm công tác chăm sóc, NVCTXH, hàng xóm, họ hàng, các hội đoàn thể, chính sách chăm sóc NCT, cơ sở vật chất, tài chính …Mặt khác, hệ thống dành cho NCT tại TT CTXH tỉnh Vĩnh Long cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống bảo trợ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Bên cạnh đó, tìm hiểu hoạt động trợ giúp,chăm sóc NCT trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, đề tài cũng phân tích mối quan hệ giữa NCT với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái Ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau Để hiểu một yếu tố nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó Lý thuyết hệ thống có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng
1.2.5 Các phương pháp can thiệp trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trang 34Trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, có thể tiến hành thực hiện theo nhiều phương pháp công tác xã hội khác nhau Tuy
nhiên, đề tài đề cập đến 2 phương pháp sau
1.2.5.1 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành được xây dựng một cách khoa học Phương pháp này bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ Thiện (Charity Organizations) Mỹ Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm viếng hữu nghị (friendly visitors) để giúp đỡ người nghèo
Họ tới thăm từng người, tìm hiểu cặn kẽ những người cần sự giúp đỡ, cho những lời khuyên và giúp đỡ tài chnh Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là tham vấn Quy trình thực hiện công tác xã hội là sự trao đổi tương tác giữa những cán bộ chuyên nghiệp (nhân viên xã hội) và thân chủ theo các bước với những hoạt động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề Quy trình này được chia
thành 7 bước như sau: Tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu; Thu thập thông
tin; Chuẩn đoán;Lập kế hoạch can thiệp; Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch;Lượng giá; Kết thúc
CTXHCN có 4 thành tố: con người, vấn đề, cơ quan và tiến trình Kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết để thực hiện CTXHCN có hiệu quả cũng áp dụng cho CTXH nhóm cộng đồng NVXH cũng sẽ áp dụng các bước đi của tiến trình giải quyết vấn đề cho cả 3 phương pháp khi làm với nhóm và cộng đồng NVXH cũng có thể vận dụng các kỹ năng CTXH cá nhân để làm việc với các thành viên Cho dù là các loại thân chủ có khác nhau mục đích chung
là giúp cải thiện chức năng hoạt động tâm lý xã hội của thân chủ
1.2.5.2 Phương pháp công tác xã hội nhóm
Trong đời sống của mình, mỗi cá nhân không thể tách mình khỏi các hoạt động xã hội Những hoạt động mà cá nhân tham gia rất đa dạng, đó có thể là các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động học tập, hoạt động kinh tế, chính trị
Trang 35Sự phân công lao động buộc cá nhân muốn thực hiện nhiệm vụ của mình phải hợp tác với các cá nhân khác Sự hợp tác ấy hình thành nên các nhóm
Công tác xã hội nhóm là:Công tác xã hội nhóm là một phương pháp
của Công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng
xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm
Tiến trình CTXH nhóm bao gồm các bước:
Quá trình thành lập nhóm: Chọn nhóm viên, chọn loại hình nhóm, tìm
hiểu các thành viên trong nhóm, chuẩn bị môi trường cho hoạt động nhóm, xác định mục đích hỗ trợ và mục tiêu hoạt động nhóm;xây dụng kế hoạch dự thảo chương trình hoạt động của nhóm
định nguồn lực hỗ trợ, các hoạt động cụ thể khi tổ chức thực hiện buổi sinh hoạt nhóm
Lượng giá và kết thúc hoạt động: Đánh giá lại các hoạt động của nhóm
đã đạt được những gì, các thành viên trong nhóm thay đổi ra sao
Bước giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu xã hội: So sánh các với các
mục tiêu ban đầu đã đề ra với kết quả thực hiện
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.3.1 Yếu tố văn hóa
Người cao tuổi ở Việt Nam coi trọng trách nhiệm của cha mẹ với con cái nhất là khi con cái rơi vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế( nghèo đói hoặc thất nghiệp), sức khỏe kém, bệnh tật kéo dài, tai nạn rủi ro hay nghiện ngập Trong trường hợp đó cha mẹ không khoanh tay nhìn con cái đói khổ, vì ý thức trách nhiệm cao và tấm lòng cao cả vì quá thương con cháu Một bộ phận người cao tuổi phải chấp nhận sống chung với con cái để có điều
Trang 36kiện thường xuyên giúp đỡ người con đó Đại bộ phận lớn NCT thì lựa chọn sống chung với người con trai , nhất là sống chung với người con trai trưởng
Ở miền Bắc thì có quan niệm nhất thiết là phải sống với người con trai trưởng, còn tùy vào hoàn cảnh của các con mà có thể ở nhà của người con trai nào đó Nhưng ở Miền Nam thì quan niệm là sống với con trai nào cũng được chứ không nhất thiết phải là con trưởng Phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống ổn định, tâm trạng lớn nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống vì con cháu Điều này khẳng định rằng: truyền thống đạo đức xã hội, gia đình Việt Nam, lẽ sống của con người Việt Nam, thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam vẫn được bảo tồn và trụ vững Tuy vậy, không phải không có những xao xuyến, một số người cao tuổi có sự khủng hoảng về tâm lý Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống của họ bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống với gia đình của họ bị đảo lộn.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối liên hệ
có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm… làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi Đặc biệt là về chỗ dựa tinh thần truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “gia đình là chỗ dựa đầu tiên và là cứu cánh cuối cùng”,
“Kính lão trọng thọ”
1.3.2 Yếu tố tài chính
Theo dự báo của Bộ Lao động - thương binh - xã hội, 50 năm nữa, Việt Nam sẽ có thêm hơn 10 triệu người cao tuổi Số lượng người cao tuổi tăng đồng nghĩa với các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, những dịch vụ dành cho người già ngày càng lớn Trong khi đó, bài toán tài chính dành cho đối tượng
người cao tuổi luôn là một vấn đề trăn trở Phân tích từ nhiều chuyên gia cho
thấy, nhóm người trung và cao tuổi ở Việt Nam, đặc biệt là tại các khu vực
Trang 37thành thị có một tỷ lệ không nhỏ NCT đã có thời gian lao động đủ dài và đạt được các vị trí trong công việc và địa vị trong xã hội, mức thu nhập ổn định,
có tài chính tích lũy nên yếu tố tài chính không ảnh hưởng đến đời sống của NCT Tuy nhiên cũng không ít NCT do lúc trẻ không có sức khỏe, không có tích lũy, con cái không thành đạt, hiếu thuận thì họ cũng rơi vào những bi
kịch của tuổi già và rất cần sự hỗ trợ của các dịch vụ CTXH
1.3.3 Yếu tố tính chuyên nghiệp của nghề công tác xã hội
Các nhân viên công tác xã hội có vai trò chính thức là những nhà sư phạm Họ phải có đạo đức nghề nghiệp,kiến thức chuyên môn các kỹ năng trong tham vấn tư vấn và cả kinh nghiệm cuộc sống.Họ có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các nguyên tắc lý thuyết được học trong các chương trình giáo dục, các hoạt động và nguồn lực Họ truyền đạt và cộng tác với các phòng ban và các nhân viên khác để trợ giúp NCT Khi nhân viên CTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc:
-Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (NCT), tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về hỗ trợ tài chính, thông tin pháp luật, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm
-Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho gia đình NCT các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân,
cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, y
tế để có thêm những thông tin trong việc giúp đỡ chăm sóc NCT
-Vai trò là người giáo dục: NVCTXH là người cung cấp kiến thức
kỹ năng liên quan tới vấn đề của NCT cần được trợ giúp, nâng cao năng lực cho gia đình bệnh nhân hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng
Trang 38đồng để họ có hiểu biết về những nhu cầu, những yếu tố tâm sinh lý của NCT từ đó thể hiện từng trách nhiệm của mọi người đối với NCT , sự chia
sẻ với người thân
-Vai trò là người tư vấn / tham vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ NCT, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho người già NVCTXH giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn
đề của cộng đồng
-Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không
có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề
-Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình trợ giúp cho NCT, gia đình
Với việc đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ như trên, nếu NVCTXH có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc với NCT thì công tác xã hội đối với họ ,sẽ có hiệu quả cao hơn, ngược lại thì hoạt động CTXH sẽ không giúp được nhiều cho NCT
1.4 Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg, ngày 25/02/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, gọi tắt là “đề án 32”; Quan điểm trên của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp năm
1946,Điều14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được
Trang 39việc thì được giúp đỡ” Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật.Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã hội…” Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ… ” Và Điều 87 Hiến pháp ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”
Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có nghĩa
vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật…Và khoản 2 Điều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn phận… chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”
Luật Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng:
Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi … trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật này
quy định: “Người cao tuổi … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo
điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”
Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có
trách nhiệmquan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởng sức khoẻ”
Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 151 của: “Tội ngược đãi hoặc hành
hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và
Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” Bên cạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là
người già”
Pháp lệnh Người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành năm 2000 Pháp lệnh Người cao tuổi ra đời là bước đi thích hợp để chăm sóc người cao tuổi.Pháp lệnh Người cao tuổi đã dành chương 2: Phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi (14 Điều) tập trung đề cập trách nhiệm của
Trang 40gia đình, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi trong đó chính sách chăm sóc sức khoẻ được quan tâm khá toàn diện Điều này đựơc minh chứng ở khoản 2 Điều 10; (khoản 2 Điều 12); (Điều 13); (khoản 1, 2 Điều 14); (Điều 15); (Điều 16) Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi” Điều 9 nêu rõ: Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; Người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về Điều lệ khám, chữa bệnh
và phục hồi chức năng; người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Nghị định số 30, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành Thông tư số 16/TT năm 2002 “hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 30/CPcủa Chính phủ”
Nghị định số 120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/CP năm 2002
Nghị định số 121/CP của Chính phủ năm 2003 “Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn” ghi rõ chế độ đối với Chủ tịch Hội người cao tuổi cấp xã
Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc ban hành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi”
Nghị định 67/CP, năm 2007 của Chính phủ “Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội”, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000 đồng/tháng