1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần hà nội

106 289 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 4,34 MB

Nội dung

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1 Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung Biểu đồ 2.2 Mức độ tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người Biểu đồ 2.3 Các nguồn lực hỗ t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VĂN SỸ

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

NGƯỜI TÂM THẦN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội” là kết quả

của quá trình nghiên cứu tìm hiểu nỗ lực của bản thân tôi trong thực tế cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Hồi Loan.

Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 02 năm 2017

Học viên

Đoàn Văn Sỹ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại Học viện Khoa học xã hội, với vai trò là học viên sau đại học ngành công tác xã hội, em đã học hỏi và tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp học tập và nghiên cứu từ các giảng viên truyền đạt Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa

đã cho em có cơ hội tiếp thu những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp quý báu; trong suốt thời gian em theo học, cảm ơn các thầy, cô giáo của Học Viện Xã Hội Châu Á Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Hồi Loan đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình em thực hiện luận văn này.

Ngoài ra, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, những bạn bè đồng nghiệp, các bệnh nhân đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm đã có những phối hợp trong quá trình thực hiện đề tài.

Với sự nỗ lực cố gắng, nỗ lực của bản thân, tập trung chuẩn bị mọi điều kiện cho việc nghiên cứu đề tài, nhưng do còn hạn chế về một số kỹ năng nhất định, nên đề tài có thể chưa thành công như mong đợi Em rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của quý thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đoàn Văn Sỹ

Trang 4

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung

Biểu đồ 2.2 Mức độ tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người

Biểu đồ 2.3 Các nguồn lực hỗ trợ cho người tâm thần 41

Biểu đồ 2.4 Mức độ hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ 42

Biểu đồ 2.5 Hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp – việc làm 45

Biểu đồ 2.6 Mức độ hài lòng về công việc được hướng nghiệp – việc

Biểu đồ 2.7 Các nội dung giáo dục cho người khuyết tật tâm thần 47

Biểu đồ 2.8 Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục 47

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh đất nước hiện nay cùng với quá trình thúc đẩy tăng trưởngkinh tế thì các vấn đề xã hội cũng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thểhiện qua hệ thống chính sách xã hội về công tác bảo trợ xã hội, an sinh xã hộihướng tới mục tiêu công bằng, bình đẳng trong xã hội, trợ giúp các nhóm xã hội yếuthế Cụ thể Chính phủ đã phê duyệt đề án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chứcnăng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn

2011 – 2020, Nghị định 136 Quy định về chính sách xã hội đối với các đối tượngbảo trợ xã hội Để triển khai thực hiện hiệu quả đề án, nghị định của Chính phủ đivào thực tế nâng cao công tác bảo trợ trên phạm vi cả nước rất cần các cấp cácngành và chính quyền các cấp vào cuộc Trong đó, đối với các cơ sở bảo trợ xã hộichăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội hiện nay, cần đặc biệt chútrọng tới công tác Y tế và Nghiệp vụ công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp đốitượng, để nâng cao chất lượng sống cả về vật chất và tinh thần cho người tâm thần.Đối với hoạt động công tác xã hội tại trung tâm hiện nay là hoạt động còn khá mới

mẻ, số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp vềhoạt động công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp xã hội phục vụ nhu cầu cho cácđối tượng thụ hưởng còn yếu và thiếu Đội ngũ cán bộ các trung tâm còn thiếunhững người có đủ kiến thức, kỹ năng thái độ phục vụ với loại hình bệnh này nênhoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần còn chưa thực sự hiệu quả

Để công tác xã hội nâng cao được vai trò trong hoạt động trợ giúp người bệnh tâmthần đạt được hiệu quả tốt cần nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như mạnglưới cơ sở bảo trợ xã hội đối với hoạt động công tác xã hội với người tâm thần Từ

đó xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, chính sách khả thi chăm sócsức khỏe tâm thần cho người dân phòng ngừa bệnh tật Đối với công tác chăm sócsức khỏe tâm thần theo hướng phát triển các dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hộikết hợp với điều trị y tế để phục hồi năng lực hành vi và chức năng xã hội chongười tâm thần

Trang 8

Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính chiếm khoảng 10%dân số, tương đương khoảng 9 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng chiếm2,5% số người rối nhiễu tâm trí (tương đương 200 ngàn người) Số người có hành vinguy hiểm cho gia đình, cộng đồng khoảng 154.000 người Số người tâm thần có xuhướng gia tăng, đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn (Báo cáo sơ kết bốn năm thực hiện

“đề án 1215” tại Quảng Ninh vào ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2015) Việc chăm sóc,phục hồi chức năng cho người tâm thần là một thách thức lớn và là một gánh nặng đốivới cộng đồng, xã hội

Đới với thủ đô Hà Nội là một trong những đô thị lớn nhất trong cả nước, số lượngngười tâm thần mãn tính được đưa vào các trung tâm năm sau cao hơn năm trước Đốivới trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội là một trong những đơn

vị tiếp nhận chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần với công xuất lớn đa số bệnhnhân tâm thần phân liệt, họ đều là những người tâm thần ở nhiều trạng thái bệnh lýkhác nhau Trong khi đó, hoạt động công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp người tâmthần tại trung tâm hiện nay còn rất mới mẻ cả trong nhận thức, cũng như trong kỹ năngnghề nghiệp công tác xã hội với người tâm thần Đặc biệt số lượng cán bộ được đào tạonghề công tác xã hội đối với người tâm thần còn mỏng, đội ngũ cán bộ trẻ rất đông dovậy còn có tâm lý ghê sợ, e ngại khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng Xuất phát từ

những lý do trên tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn

Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội” làm luận văn tốt

nghiệp

2.Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong thực trạng xã hội hiện nay do áp lực của công việc, vòng quay củacuộc sống số lượng người mắc phải các trạng thái mang biểu hiện rối nhiễu tâm trí,các dạng biểu hiện khác nhau của bệnh tâm thần không ngừng ra tăng Do vậy, trênthế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều các nhà khoa học, các bác sỹ chuyênkhoa cũng như các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước quan tâmnghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tíchmột số công trình nghiên cứu, bài viết tạp chí tiêu biểu

Trang 9

Thứ nhất, các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối với người khuyết tật.

Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật đã trở thành một trong những yêucầu quan trọng để đảm bào công bằng, vì con người và phát triển bền vững củaquốc gia Chính vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu về khung pháp lý nhằm đảmbảo quyền của người khuyết tật

Tác giả Trần Thị Thùy Lâm đã có bài viết phân tích và đánh giá thực trạngpháp luật Việt Nam hiện hành về dạy nghề cho người khuyết tật trên các phươngdiện; chính sách đối với cơ sở dạy nghề, người khuyết tật học nghề và giáo viên dạynghề cho người khuyết tật, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quảviệc học nghề đối với người khuyết tật ở cả phương diện hoàn thiện pháp luật vàbiện pháp tổ chức thực hiện

Tác giả Trần Thái Dương ( Đại học Luật Hà Nội ) đã nghiên cứu những đặcđiểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, đặc biệt là những quyđịnh của Công ước quyền của người khuyết tật trong việc bảo đảm quyền tiếp cậncông lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, từ đó đề xuất một số ýkiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc gia khi Việt Namphê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước [8, tr 12]

Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiệnnay, Luận án tiến sỹ Luật học của Nguyễn Thị Báo - Học viện Chính trị - Hànhchính Quốc gia

Thứ hai, các nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với người khuyết tật.

Về vấn để nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo Công tác xã hội đối với ngườikhuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng Chúng ta có thể kể đến một số côngtrình tiêu biểu sau:

Giáo trình tham vấn cơ bản trong chăm sóc sức khỏe tâm thần chủ biên TiêuThị Minh Hường đã trình bày tiến trình trợ giúp tâm lý nâng cao kiến thức kỹ năngcho người tham vấn trực tiếp

Trang 10

Giáo trình đại cương chăm sóc sức khỏe tâm thần của tác giả Nguyễn Sinh Phúc

đã trình bày tổng quát về chăm sóc sức khỏe tâm thần giáo trình phục vụ cho cán bộ làmcông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần

Giáo trình tâm lý học lâm sàng của tác giả Trần Thu Hương trong đó trình bàycác liệu pháp tâm lý đối với các nhóm đối tượng tâm thần

Thứ ba, các nghiên cứu về hoạt động thực hành Công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần.

Trong nghiên cứu quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâmthần tại các Trung tâm bảo trợ xã hội của tác giả Nguyễn Văn Siêm đã đề cập tớicác nguyên tắc khi làm việc và thực hành công tác xã hội đối với bệnh nhân tâmthần tại các cơ sở bảo trợ xã hội [23]

Các luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội cũng đã đi vào nghiêncứu hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần tại trung tâm nuôi dưỡng vàchăm sóc người tâm thần tại các tỉnh Tiêu biểu như luận văn công tác xã hội nhómđối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năngtâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên của tác giả Bùi Thanh Hà

Các nghiên cứu đã dần mở ra nhiều hướng tiếp cận mới trong vấn đề thựchành Công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần góp phần hoàn thiện

hệ thống lý luận về Công tác xã hội đối với người khuyết tật

Thứ tư, các báo cáo khoa học về người khuyết tật nói chung và người tâm thần nói riêng và các hoạt động trợ giúp đối với họ.

Nghiên cứu về người khuyết tật nói chung và người tâm thần nói riêng là mốiquan tâm của cộng đồng thế giới và Việt Nam, vì thế trong những năm qua có nhiều báocáo khoa học nghiên cứu về người khuyết tật, người tâm thần và các hoạt động trợ giúp

họ trong đời sống xã hội như:

Báo cáo thường niên năm 2013 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật ởViệt Nam của ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam( NCCD ) Báo cáo đã tổng kết những hoạt động và kết quả chủ yếu về hỗ ngườikhuyết tật đã triển khai trong những năm của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổchức xã hội với sự điều phối của NCCD, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế,

Trang 11

tồn tại, nguyên nhân bài học kinh nghiệm và định hướng cho các hoạt động hỗ trợngười khuyết tật trong năm 2014 của các cơ quan tổ chức thành viên NCCD [1].

Theo Báo cáo của WHO/2015 (Tổ chức sức khỏe thế giới) thì số người cóbiểu hiện các vấn đề cức khỏe tâm thần trên thế gới hiện nay có khoảng 350 triệu.Trong số đó, số người được tiếp cận hỗ trợ, can thiệp chỉ khoảng 10% Sang chấntâm lý đã để lại hậu quả hết sức nặng nề cho không chỉ cá nhân người bệnh mà còncho gia đình và xã hội

Thứ năm, các hội thảo, dựa án liên quan đến việc hỗ trợ cho người khuyết tật, người tâm thần.

Trong những năm qua nhiều hội thảo, dựa án nghiên cứu các hoạt động hỗtrợ cho người khuyết tật, người tâm thần được tổ chức như:

Hội thảo “ Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và an sinh xã hội”vào tháng 12/2012 với sự tham gia của 40 trường Đại học, Bộ Lao động thươngbinh xã hội, đại sứ quán Mỹ

Hội thảo quốc tế “Phát triển Công tác xã hội với chăm sóc sức khỏe tâmthần ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” trình bày vào ngày 03/06/2014

Đây là hoạt động trong khuân khổ hợp tác về chăm sóc sức khỏe tâm thầntrong bối cảnh hội nhập giữa Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội với trường Đạihọc SOUTH CAROLINA qua quá trình hội thảo hai bên chia sẻ kinh nghiệm thựctiễn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần

Qua quá trình tổng quan về một số công trình nghiên cứu về Công tác xã hộivới người tâm thần và người khuyết tật, cũng như một số hệ thống chính sách giànhcho người tâm thần, người khuyết tật có thể thấy rằng họ là nhóm xã hội đặc biệtyếu thế đang được cộng đồng quan tâm Đó cũng là một trong những lý do chính đểtôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này

Cụ thể, nghiên cứu tìm cách trả lời các câu hỏi sau:

1.Nhu cầu của người tâm thần là gì? Đặc điểm tâm lý – xã hội của người tâmthần?

2 Vai trò của Công tác xã hội đối với người tâm thần là gì? Các hoạt độngcủa Công tác xã hội đối với người tâm thần

Trang 12

3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội đối với ngườitâm thần?

4 Làm thế nào để tăng cường và phát triển Công tác xã hội đối với ngườitâm thần?

5 Ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu để xây dựng chính sách, đặc biệt làtrong việc coi Công tác xã hội vừa là phương tiện vừa là giải pháp thực hiện có hiệuquả các chính sách đối với người tâm thần là gì?

3 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát cơ sở lý luận, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp công tác xã đối vớingười tâm thần và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này

Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội với đối với người tâmthần ở Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội

Tìm hiểu, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối vớingười tâm thần từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần HàNội

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động công tác xã hộiđối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâmthần Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc vànuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội

4.2 Khách thể nghiên cứu

Trang 13

Cán bộ và người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâmthần Hà Nội.

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và 04 thực trạng

hoạt động công tác xã hội đối với người bệnh tâm thần, cụ thể là các hoạt động:Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng Hoạt động kết nối nguồn lực Hoạt động hướngnghiệp – Việc làm Hoạt động giáo dục

Phạm vi về khách thể: nghiên cứu trên 30 cán bộ của Trung tâm và 50 bệnh

nhân đã điều trị ổn định có khả năng giao tiếp và trả lời được những câu hỏi của tácgiả

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng và lịch sử, từ những đánh giá thựctrạng về đời sống người tâm thần, thực trạng của công tác xã hội đối với người tâmthần từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, rút rađược những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệuquả công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Trên cơ sở sự tác độngbiến chứng giữa chủ thể với mối quan hệ với môi trường hoàn cảnh sống để đánhgiá yếu tố ảnh hưởng và sự tác động mang tính khách quan

Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu đánh giátheo cơ sở khoa học trên cơ sở thực tại khách quan, theo một trục thời gian nhấtđịnh và mang tính lịch sử rõ nét Như vậy những vấn đề liên quan trong đề tàinghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹntrong trình bày kết quả nghiên cứu

Trang 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp và gián tiếp thông qua các

hồ sơ lưu trữ người tâm thần đang điều trị tại Trung tâm và gián tiếp qua các nguồntài liệu sẵn có liên quan tới trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộtrong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội trợ giúp cho bệnh nhân tại Trung tâm

Để đảm bảo tính hệ thống, tính khái quát qua các nguồn thông tin và đánhgiá phân nhóm khoa học phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã thu thập cácthông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Hồ sơ, bệnh án, sổ theo dõi, sách, báomạng internet, các sách của nhà xuất bản y học liên quan đến công tác chăm sóc vàđiều trị cho người bệnh tâm thần Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu

đề tài Mục đích áp dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin liên quanđến công tác trợ giúp, hỗ trợ khục hồi năng lực hành vi xã hội, trị liệu tâm lý chongười bệnh tâm thần Tìm hiểu những chủ trương của Đảng; chính sách pháp luậtcủa nhà nước về người tâm thần; các chương trình, mô hình và phương pháp tiếpcận để giúp đỡ người tâm thần về mọi mặt Những thông tin tác giả thu thập được

xử lý một các khoa học, mang tính chất định tính và định lượng để đảm bảo tínhkhách quan cho thông tin

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp mà người được hỏi, trảlời với hình thức tự viết vào bảng hỏi để đưa cho người được hỏi dưới dạng Ankét(bảng hỏi)

Với phương pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 50 người tâm thần đãđiều trị ổn định tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội và 30cán bộ làm việc trực tiếp với người bệnh tâm thần để tìm hiểu về thực trạng đờisống của người tâm thần như điều kiện sống, các nhu cầu…; tìm hiểu về thực trạngcông tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng ngườitâm thần Hà Nội như các hoạt động kết nối nguồn lực, hoạt động giáo dục… củanhân viên công tác xã hội đối với người tâm thần

Trang 15

Riêng đối với bệnh nhân thì tác giả dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏinhưng thông qua phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến của bệnh nhân để đưa thông tin

đó vào văn bản vì họ không thể tự điền vào những bảng hỏi được mà phải trợ giúp

từ người điều tra

* Phương pháp phỏng vấn sâu.

Phương pháp phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin xã hội họcthông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn vàngười được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thôngtin chuyên sâu về thực trạng đời sống của người tâm thần, thực trạng hoạt độngcông tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng ngườitâm thần Hà Nội Cụ thể, tác giả phỏng vấn sâu 8 người bệnh tâm thần, 7 cán bộlàm việc

* Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các trigiác nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ

sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài đặc biệt là các đối tượng nghiên cứu làngười tâm thần tôi chú trọng quan sát cách ứng xử, hành vi, cử chỉ những hànhđộng của người tâm thần và những thay đổi hàng ngày của người bệnh để có cáinhìn khách quan, sinh động về vấn đề nghiên cứu Đây là phương pháp tri giác cómục đích do vậy quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảmtính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho đề tài những giái trịthực sự

Trang 16

Để có cơ sở phân tích dữ liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xácđịnh được các yêu cầu của đề tài nghiên cứu đề thu thập đúng và đầy đủ các thông tin.Qua đó giúp cho quá trình đánh giá thực trạng và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Dựa trên cơ sở khoa học luận văn sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứucông tác xã hội đối với người tâm thần đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại trungtâm bảo trợ xã hội Trong đó nghiên cứu các khái niệm, đặc trưng cơ bản của côngtác xã hội với người tâm thần trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, các công trìnhnghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tâm thần, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến vấn

đề này Luận văn bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối vớingười tâm thần đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.Các lý luận về quản trị công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hộinhóm, quản lý ca, quản lý trường hợp đối với người tâm thần

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu cung cấp tương đối đầy đủ về thực trạng hoạt động côngtác xã hội trong hoạt động trợ giúp bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm Chăm sóc vàNuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội nói riêng và bệnh nhân tâm thần trên cả nướcnói chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn gợi mở một số giải pháp hỗtrợ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người tâm thần và gia đình của họ tiếp cận vớicác dịch vụ xã hội, các chính sách dành cho người tâm thần, khắc phục những khókhăn; khôi phục được năng lực hành vi và chức năng xã hội, nâng cao chất lượngsống cho người tâm thần

Thay đổi nhận thức về Công tác xã hội đối với người tâm thần cho cán bộTrung tâm cũng như cho cộng đồng Mở rộng các hình thức can thiệp hỗ trợ tronghoạt động trợ giúp bệnh nhân tại các cơ sở bảo trợ xã hội giúp cho quá trình tái hòanhập cộng đồng được bền vững

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhân viên xã hội làmviệc trực tiếp tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, sinh viên công tác xã hội, đồng thời

Trang 17

đưa ra các giải pháp và hoàn thiện mô hình trợ giúp công tác xã hội tại các Trung tâmbảo trợ xã hội có chức năng và nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần.

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn còn

có 03 chương sau đây

Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối vói người tâm thần tại Trung tâm

chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội

Chương 3 Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động công

tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡngngười tâm thần Hà Nội

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1 Lý luận về sức khỏe, sức khỏe tâm thần

1.1.1 Một số khái niệm

* Khái niệm về sức khỏe

Có rất nhiều các khái niệm về sức khỏe nhưng khái niệm về sức khỏe của tổ

chức Y tế thế giới thường được dùng nhiều “Sức khỏe không chỉ là trạng thái

không bệnh hay không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội”[ 31].

Trong đó Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra định nghĩa về sức khỏe tốt là

“trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.

*Khái niệm sức khỏe tâm thần.

Sức khỏe tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới:“Sức khỏe tâm

thần là trạng thái không chỉ không có các rối loạn và dị tật tâm thần, mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái Một sự tin tưởng vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất giá trị của người khác Có khả năng ứng xử với thế giới nội tâm về tư duy, cảm xúc, quản lý cuộc sống và chấp nhận sự nguy hiểm Có khả năng tạo dựng, phát

Trang 18

triển và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân Có khả năng tự hàn gắn sau các sang chấn tâm thần” [36].

* Khái niệm về người tâm thần

Người bệnh tâm thần là những người mắc bệnh do hoạt động của não bộ bịrối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra những sang trấn tâm thần, bệnh cơthể làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại, các quá trình cảm giác, tri giác, tưduy, ý thức bị sai lệch cho nên người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành

vi tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh[36].

*Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tâm thần

Chăm sóc sức khỏe tâm thần là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao chấtlượng cuộc sống, giúp cá nhân tận hưởng một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ,chăm sóc sức khỏe tâm thần không chỉ bó hẹp trong việc điều trị bệnh tâm thần, mà

nó bao gồm phạm vi rộng hơn là đảm bảo trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thầntrên các khía cạnh cơ bản khả năng tận hưởng cuộc sống; khả năng phục hồi; khảnăng cân bằng; khả năng phát triển cá nhân; sự linh hoạt

1.1.2 Một số các biểu hiện bệnh hay gặp của bệnh nhân tâm thần trong

đó chủ yếu là bệnh tâm thần phân liệt

1.1.2.1 Theo quan điểm cổ điển [37]

Theo quan điểm cổ điển thì tâm thần phân liệt các triệu chứng âm tính vàdương tính

* Các triệu chứng âm tính.[37]

- Tính thiếu hòa hợp: Thể iện bằng tính hai chiều trái ngược, kỳ dị, khó hiểu,

tính khó thâm nhập và phủ định Thiếu sự thống nhất toàn vẹn trong hoạt động tâmthần

+ Thiếu hòa hợp trong tư duy: Ngôn ngữ của người bệnh thường khó hiểu, cóthể nói một mình, không nói hoặc nói rất khẽ Có khi nói liên hồi, nói đầu gà đuôivịt hoặc lặp đi lặp lại, giả giọng người khác hoặc đặt ra lời nói khác, lời nói mới, từngữ mới mà chỉ một mình bệnh nhân mới hiểu được Dòng tư duy có lúc chậm, lúcnhanh, lúc bị ngừng lại Nội dung tư duy thường nghèo nàn, tối nghĩa

Trang 19

+ Thiếu hòa hợp trong cảm xúc: cảm xúc trở lên lạ lùng, khó hiểu, thiếu tìnhcảm với người thân, bàng quan lạnh nhạt với những thích thú trước đây, cảm xúchai chiều, trái ngược.

+ Thiếu hòa hợp trong hành vi: hành vi xung động, bột phát khó hiểu, haichiều trái ngược, lố lăng định hình

Người bệnh thường xa lánh mọi người, sống độc thân, đi lang thang không

có mục đích, đôi khi có cơn kích động, hò hét, đập phá, có người có động tác lặp đilặp lại, điệu bộ nhún vai, nhếch mép… Một số bệnh nhân có hành vi kỳ dị như trờinắng thì mặc áo bông, trời rét thì lại ở trần Có người lúc thì ngồi co ro một mình ởnhà, lúc thì chạy nhảy ngoài đường can thiệp vào công việc của người khác

- Tính tự kỷ: Tính tự kỷ là mức độ cao của thiếu hòa hợp, biểu hiện của táchrời thực tại, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay về với thế giới nội tâm bên trongchủ yếu bằng tính khó thâm nhập, kỳ dị khó hiểu

Thế giới tự kỷ là thế giới riêng của người bệnh trong đó các quy luật của tựnhiên và xã hội đều bị đảo lộn, không áp dụng được cho mọi người khác

- Thế năng tâm thần giảm sút: thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết chomọi hoạt động tâm thần, biều hiện bằng tính nhiệt tình, tính năng động, tính linhhoạt và sáng tạo…

Khi thế năng tâm thần bị giảm sút thể hiện bằng cảm xúc ngày càng khô lạnh

và trở nên bàng quan, vô cảm xúc; tư duy nghèo nàn, cứng nhắc, học tập ngày càngsút kém, thói quen nghề nghiệp ngày càng tan biến dần, ý chí suy đồi Bệnh nhânkhông biết làm gì, thậm chí không tắm giặt, ăn ở bẩn thỉu rách rưới

* Các triệu chứng dương tính.[37]

Thường làm cơ sở cho việc phân biệt các thể bệnh Các triệu chứng dươngtính trong bệnh tâm thần phân liệt phong phú, đa dạng, có thể xuất hiện riêng lẻnhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội chứng: hội chứng suy nhược,hội chứng về cảm xúc, hội chứng giống tâm căn, hội chứng paranoia, hội chứngparanoid đơn thuần, hội chứng ảo giác paranoid, hội chứng paraphrenia, hội chứngcăng trương lực, hội chứng cuối cùng

1.2.1.2 Theo bảng phân loại Quốc tế lần thứ 10 ( ICD-10) [31]

Trang 20

Mặc dù không xác định được các triệu chứng đặc trưng của bệnh một cáchchặt chẽ, nhằm mục đích thực tiễn người ta chia các triệu chứng của bệnh tâm thầnphân liệt thành từng nhóm có tầm quan trọng đặc biệt đối với chẩn đoán, đó là

- Tư duy vang thành tiếng

- Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệtvới vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành vi haycảm giác đặc biệt ; Tri giác hoang tưởng

- Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảoluận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phậnnào đó của cơ thể

- Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa vàhoàn toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặcnhững khả năng và quyền lực siêu nhân ( thí dụ, có khả năng điều khiển thời tiết,hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác)

- Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng quahay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởngquá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng

- Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan haylời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt

- Tác phong căng trương lực như kích động, giũ nguyên dáng hay uấn sáp,phủ định, không nói, hay sững sờ

- Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đápứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảmsút hiệu suất lao động xã hội; phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầmcảm hay thuốc an thần kinh gây ra

- Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính

cá nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mảisuy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội [31]

Trang 21

1.1.3 Khó khăn và nhu cầu của bệnh nhân tâm thần

* Khó khăn:

- Khó khăn do bệnh lý sức khỏe tâm thần, các khuyết tật khác:

Từ thực tế nghiên cứu nghiên cứu và đánh giá tình trạng bệnh lý của bệnhnhân tâm thần đang được chăm sóc và điều trị tại trung tâm cho thấy bệnh nhân gặpphải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống Đặc biệt đối với những bệnh thuộc đốitượng tâm thần phân liệt không có khả năng chữa khỏi bệnh Rất nhiều bệnh nhânthuộc đối tượng sa sút cách ly, có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt như nổi khùng,đập phá; không có khả năng phục hồi năng lực hành vi Người bệnh tâm thần phânliệt do bị tổn thương cao cấp ở hệ thần kinh trung ương mà căn nguyên chưa tìmthấy làm cho họ tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài thu mình vào thế giới bêntrong, rối loạn xúc cảm, khuyết tật khả năng học tập, lao động ngày càng sút kém

Có xác mà không có hồn, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong sinh hoạt,học tập và lao động

Theo thống kê bệnh án có tới 17% bệnh nhân tâm thần thuộc đối tượngkhuyết tật về các tri, khuyết tật thể xác, 05% bệnh nhân tâm thần nằm liệt Họkhông tự phục vụ được bản thân, toàn bộ công việc vệ sinh cá nhân cần đến sự giúp

đỡ của cán bộ

- Khó khăn do định kiến xã hội:

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về người tâm thần và công tác chăm sócsức khỏe tâm thần, trị liệu phục hồi năng lực hành vi cho người tâm thần Nhưngchủ yếu định kiến xã hội đối với người tâm thần là rất lớn, họ không được tôn trọng,

họ bị coi là người “điên” Phần đông cộng đồng không hề quan tâm tới công tácchăm sóc sức khỏe tâm thần, từ những định kiến xã hội có sự phân biệt đối xử đốivới người tâm thần Do vậy, người tâm thần thường có mặc cảm tự ti, thiếu tự tin, sốngkhép mình, không muốn giao tiếp do mặc cảm về bệnh tật và bị kỳ thị phân biệt đối xử

E ngại khi tiếp xúc với mọi người họ dễ bị kích động do ảnh hưởng của bệnh tật dẫnđến có những hành vi phá phách hoặc tự làm hại bản thân, gia đình hoặc ngườixung quanh

- Khó khăn về gia cảnh, điều kiện kinh tế

Trang 22

Đối với các bệnh nhân tâm thần đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tạiTrung tâm đa phần thuộc đối tượng lang thang vô gia cư, không có gia đình hoặcgia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng hộ nghèo hoặc cận nghèo do vậykhi bệnh nhân ốm nặng cần điều trị ở bệnh viện thì gia đình không có điều kiệnkinh tế để phối hợp với Trung tâm điều này là một khó khăn rất lớn đối với bệnhnhân và Trung tâm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng bệnh nhân

* Nhu cầu:

- Nhu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng: Người bệnh phải được chăm sóc nuôidưỡng tốt về mọi mặt như : ăn ở ngủ vệ sinh cá nhân vui chơi giải trí…

- Nhu cầu phục hồi năng lực hành vi:

Người bệnh tâm thần có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt với nhiều trạngthái khác nhau, biểu hiện cảm xúc không bình thường Nhưng bệnh tật của họkhông phải lúc nào cũng biểu hiện, mà xảy ra ở từng thời điểm khác nhau khi bịbệnh thì họ là một người khác nhưng khi hết bệnh họ lại là một con người hoàn toànbình thường Nhu cầu của họ cũng cũng thể hiện như 5 nhu cầu của Maslow Nhucầu cơ bản: nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôntrọng, và nhu cầu được khẳng định [21].[36]

Người tâm thần không thể làm chủ được hành vi của mình, không có nănglực nhận thức hoặc năng lực nhận thức gặp vấn đề ở nhiều trạng thái bệnh lý khácnhau Do vậy, họ có nhu cầu được trợ giúp, được khôi phục năng lực hành vi vàphát triển các chức năng xã hội của mình Trong đó mỗi bệnh nhân lại có nhữngtrạng thái bệnh lý khác nhau cần được trợ giúp một cách chuyên nghiệp tích cực

- Nhu cầu trợ giúp kết nối dịch vụ:

Đối với các người bệnh tâm thần đang được chăm sóc và điều trị tại trungtâm chủ yếu thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc các đối tượngbảo trợ xã hội đặc biệt yếu thế họ rất cần được trợ giúp

Hiện nay các đối tượng bệnh nhân đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tạitrung tâm được hưởng chế độ của nhà nước theo Nghị định 136 giành cho các đốitượng xã hội được chăm sóc và nuôi dưỡng tại Trung tâm

Trang 23

Trong khi đó họ chưa được kết nối với các dịch vụ xã hội khác như dịch vụtham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, dịch vụ việc làm, dịch vụ cungcấp kiến thức kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe; trị liệu tâm lý:

Đối với người bệnh tâm thần tại Trung tâm đa phần mắc các khuyết tật bẩmsinh khác, sức khỏe yếu khả năng đề kháng kém, sống trong môi trường tập thể khảnăng lây bệnh cao Do vậy, nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu quantrọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng bệnh nhân tại Trung tâm

Trong đó nhu cầu cấp phát thuốc kịp thời, nhu cầu được thăm khám sức khỏeđịnh kỳ và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người tâm thần đã trở thành nhu cầuthường xuyên liên tục

Đối với bệnh nhân tâm thần không đơn thuần chỉ dùng thuốc điều trị mà để

hỗ trợ bệnh nhân theo nhiều góc độ theo hướng tích cực cần có những liệu pháp trịliệu tâm lý, tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe tâm thần Với nhiều biểu hiệnbệnh lý khác nhau người tâm thần có những trạng thái cảm xúc mâu thuẫn: khi thìbất an, khi thì tĩnh lặng, lại có lúc nổi khùng từ những mâu thuẫn đó họ có nhu cầuđược hỗ trợ để tìm thấy những trạng thái cảm xúc bình ổn [21].[36]

1.2 Lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần

1.2.1 Một số khái niệm

* Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, là một nghề chuyên nghiệp

ra đời vào đầu thế kỷ 20 ở nhiều nước trên thế giới Nó có vị trí quan trọng trong đờisống xã hội của con người, của mỗi Quốc gia Sự ra đời và phát triển công tác xã hội đãđóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảođảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia [27]

Theo từ điển công tác xã hội (1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xãhội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội vàtạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an ninh cao nhất cho conngười”[27]

Trang 24

Theo quan điểm của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xã hội

là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăngcường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiệnđược mục đích cá nhân [14]

Theo quan điểm của Philippin: công tác xã hội là một nghề chuyên môn,thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa

cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội

Như vậy các định nghĩa về công tác xã hội của liên đoàn chuyên nghiệp xãhội quốc tế, của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ và Philippin tuy có sự khácnhau trong cách diễn đạt, nhưng nội hàm của khái niệm đều có những đặc trưngchung sau đây:

Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tínhchuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp,độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếu trong đời sống xã hội

Nói chung công tác xã hội nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồnggiải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tươngtác giữa cá nhân và môi trường, trong tiến trình phát triển xã hội Từ đó, giúp họvượt qua khó khăn hiện tại để phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội nhằm đemlại sự an sinh cao nhất cho con người và sự tiến bộ, công bằng xã hội

Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể nhận thấy: công tác xã hội làmột nghề chuyên môn thông qua các dịch vụ xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân, nhóm,cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần bảo đảm nền ansinh xã hội

* Triết lý nghề công tác xã hội

Nền tảng triết lý của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp dựa trên 6 nguyêntắc chỉ nam:

Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội

Giữa cá nhân và xã hội có một sự phụ thuộc tương hỗ

Mỗi bên đều có trách nhiệm đối với nhau

Trang 25

Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi con người là một cái gìđộc đáo không giống người khác

Mỗi còn người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thểhiện trách nhiệm của mình đới với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội

Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sựphát huy (hay tự thể hiện) của cá nhân Những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằngtrong quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Sáu nguyên tắc trên chủ trương sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội một chủtrương mà mọi xã hội nhân văn đều hướng tới Hơn nữa sáu nguyên tác này đều phùhợp với nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật của Mác – Ăng ghen

Triết lý nghề công tác xã hội còn nêu cao tính trách nhiệm của cá nhân và xã hội.Như vậy công tác xã hội không phải là từ thiện xoa dịu nhất thời Nó là công

cụ bên cạnh các ngành nghề khác góp phần điều hòa xã hội vì hạnh phúc của toàn

xã hội và từng cá nhân Nhất là các cá nhân gặp phải các vấn đề trong cuộc sống.

[14]

* Giá trị nghề công tác xã hội

Giá trị cốt lõi của nghề công tác xã hội là nhằm trợ giúp cá nhân tạo dựngđược sự biến đổi về điều kiện sống nhằm tạo dựng được sự phát triển bền vững.Công tác xã hội luôn luôn tin vào giá trị và khả năng thay đổi của các cá nhân vì họ

có khả năng đưa ra lý do, phân tích lý trí và chọn lựa Công tác xã hội luôn đề caocác giá trị về quyền con người

Con người có quyền tiến cận các dịch vụ xã hội để tăng cường nguồn lựckhắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống Công tác xã hội cũng nhấnmạnh các giá trị về xã hội Xã hội cần hướng đến đảm bảo sự công bằng và dân chủ

Vì vậy, công tác xã hội luôn chú trọng đến việc xây dựng các chương trình xã hội vàcải tiến các chính sách xã hội nhằm nâng cao các điều kiện xã hội nhấn mạnh sựcông bằng xã hội

Công tác xã hội xác nhận các giá trị về ứng xử chuyên môn Nhân viên côngtác xã hội đánh giá và tự đánh giá chất lượng phục vụ của mình Nhân viên công tác

Trang 26

xã hội luôn tuân thủ và chịu trách nhiệm về những hành vi đạo đức và luôn có ýthức phát triển chuyên môn.

Giá trị nghề nghiệp của công tác xã hội là những quan điểm về con người

mục đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi tới mục đích đó [14]

1.2.2 Hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần

Những hoạt động cơ bản của công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần baogồm các nội dung chính sau:

Việc trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với người tâm thần được coi làmột lĩnh vực chuyên môn sâu của người làm công tác xã hội Sự trợ giúp của nhânviên công tác xã hội không đi sâu vào bản thân người tâm thần hay tìm kiếmnguyên nhân gây bệnh, cũng như các phương pháp, biện pháp giáo dục và trị liệu cụthể mà nhấn mạnh đến việc tác động vào hệ thống chăm sóc và giáo dục người tâmthần như: gia đình của người tâm thần, cơ quan, đoàn thể; cộng đồng mà họ sinhsống, làm việc cũng như các chính sách của nhà nước giành cho họ Do vậy, côngtác xã hội với người tâm thần có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác

xã hội chung Trong đề tài này tác giả xin trình bày bốn hoạt động chính của CTXHđối với người tâm thần

* Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

Chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần là việc thực hiện các hoạt động khácnhau để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tâm thần nhằm đảm bảo người tâmthần được trợ giúp và hòa nhập xã hội

Mục đích của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng hướng đến việc cung ứng cácdịch vụ cho người tâm thần nhằm trợ giúp cho bản thân người tâm thần khắc phụcnhững khó khăn trong sinh hoạt và có thể hòa nhập xã hội

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần gồm có các nội dung sau: Chămsóc về đời sống vật chất bao gồm việc cung cấp chỗ ở; chế độ dinh dưỡng; kiểm tra

và chăm sóc sức khỏe;… Và chăm sóc về đời sống tinh thần bao gồm việc tròchuyện, thường xuyên, thăm hỏi, động viên người tâm thần; tổ chức các hoạt động

Trang 27

vui chơi giải trí… Hình thức tổ chức gồm có: Tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng tạicác Trung tâm bảo trợ xã hội.

* Hoạt động kết nối nguồn lực

Nhân viên công tác xã hội là người cung cấp các thông tin về các dịch vụ,chính sách và giới thiệu cho người tâm thần tiếp cận với những nguồn lực, chínhsách để tăng nguồn lực trong giải quyết vấn đề Thực hiện kết nối nguồn lực là mộthoạt động nhằm khai thác được tiềm năng, phát huy các nguồn lực khác nhau, hìnhthành nên một mạng lưới các nguồn lực trợ giúp cho tiến trình giải quyết vấn đề củangười tâm thần Kết nối nguồn lực với người tâm thần thể hiện ở 3 khía cạnh:

Thứ nhất, người tâm thần được kết nối với các nguồn lực, cụ thể là họ đượctiếp cận các chính sách trợ giúp dành cho người tâm thần được quy định trong cácvăn bản quy phạm pháp luật, được tiếp cận các dịch vụ như y tế, pháp luật, việclàm…, ngoài ra còn được quyền tiếp cận các nguồn lực khác mà bản thân người tâmthần không thể tự mình tìm kiếm mà cần đến sự hỗ trợ từ nhân viên công tác xã hộinhư nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất

Thứ hai, kết nối giữa các nguồn lực khác nhau để cùng giải quyết vấn đề vàtrợ giúp cho thân chủ Nhân viên công tác xã hội là cầu nối trung gian cho việc liênkết các nguồn lực khác nhau lại để có những thỏa thuận hợp tác rõ ràng như phânphối nguồn lực ra sao? Đối tượng cần hỗ trợ như thế nào? … đảm bảo hiệu quả củacông việc hỗ trợ Ví dụ: giúp người tâm thần học nghề làm hương thì nhân viêncông tác xã hội liên kết các nguồn lực để hỗ trợ về tre, phẩm … rồi thị trường đầu rasản phẩm

Thứ ba, Vận động và kết nối ngay chính nguồn lực trong cộng đồng để hìnhthành nên một mạng lưới hỗ trợ cho người tâm thần Nhân viên Công tác xã hội liên

hệ với các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, các

cá nhân tổ chức có quyền hạn … để cùng phối hợp tạo điều kiện cho người tâm thần

có cuộc sống tốt hơn và hòa nhập cộng đồng

Vì thế, vai trò của nhân viên công tác xã hội rất lớn trong việc kết nối nguồnlực trợ giúp cho người tâm thần Việc thực hiện vận động và kết nối nguồn lực đượcthực hiện thông qua hình thức: trực tiếp (người tâm thần và cán bộ kết nối nguồn

Trang 28

lực) và gián tiếp (người tâm thần nhận sự hỗ trợ thông qua các tổ chức, đoàn thể,Trung tâm…)

* Hoạt động hướng nghiệp – việc làm

Nhân viên công tác xã hội cũng là người hướng nghiệp và dạy nghề, cung cấp

và tạo việc làm cho người tâm thần Đây là hoạt động rất quan trọng nhưng cũng vôcùng khó khăn đối với người tâm thần Bởi lẽ, học nghề và có việc làm để đảm bảocuộc sống là mong muốn của nhiều người tâm thần, bên cạnh đó những khó khăn

do bệnh tâm thần cũng làm cho họ khó học nghề cũng như khó có cơ hội việc làmhơn những người không tâm thần

Hướng nghiệp cho người tâm thần là các hoạt động nhằm hỗ trợ người tâmthần chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của

cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Hoạt động hướngnghiệp phải hướng tới việc hỗ trợ người tâm thần có năng lực nghề nghiệp tốt, cóchuyên môn đủ hoàn thành công việc, có thể tự nuôi sống bản thân và nâng cao chấtlượng cuộc sống Khi thực hiện hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng laođộng người tâm thần có định hướng rõ ràng, họ sẽ có năng lực nghề nghiệp tốt, làmtăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội Hình thứchướng nghiệp có thể thông qua các hoạt động lao động sản xuất hằng ngày; qua cáchoạt động vui chơi, giải trí, qua các buổi trò chuyện, tham vấn; qua việc giới thiệucác nghề… Từ đó, mỗi người tâm thần sẽ lựa chọn một nghề phù hợp cho mình Khi thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, việc làm là vấn đề cần quan tâm tiếptheo Nhân viên công tác xã hội thực hiện vai trò kết nối, tìm kiếm các công việcphù hợp với nghề chuyên môn mà người được đào tạo, hướng nghiệp Có như vậythì người tâm thần mới có cơ hội hòa nhập xã hội

Trang 29

dục một cách phù hợp nhất với họ Với vai trò là người trợ giúp và cung cấp dịch vụcho người tâm thần thì nhân viên công tác xã hội cần phải nắm được các phươngthức hoạt động giáo dục cho người tâm thần

Hoạt động giáo dục đối với người tâm thần là cung cấp các kiến thức, kỹ năngchăm sóc, bảo vệ bản thân, các kỹ năng xã hội… để giúp cho người tâm thần hiểu

và tự tin, tự mình nhìn nhận vấn đề và phân tích, tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn

đề Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu, các lớp tập huấn hoặc đượclồng ghép trong tiến trình trợ giúp Không chỉ quan tâm đến cá nhân người tâm thần, nhân viên công tác xã hội cung cấp thông tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho giađình người tâm thần những cách thức chăm sóc, ứng xử phù hợp, những dấu hiệubệnh tật… để họ có thể phối hợp chăm sóc người tâm thần tốt hơn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người tâm thần

1.3.1 Yếu tố thuộc về nhân viên xã hội

Đối với mỗi nghề trong xã hội đều cần có những quy điều đạo đức nhất là đốivới nghề công tác xã hội làm việc, giúp đỡ những con người yếu thế trong xã hội thìvấn đề đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng Đối với công tác xã hội với người tâmthần đặc biệt quan trọng hơn khi người nhân viên công tác xã hội cần chấp nhận đốitượng, không phán xét đối tượng, can thiệp, hỗ trợ để hướng tới chuyên nghiệp hóanghề công tác xã hội thì việc phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ nhân viên côngtác xã hội là yêu cầu hết sức cần thiết

Để thực hiện tốt những vai trò của mình trong việc giúp đỡ những đối tượngcủa hoạt động công tác xã hội nói chung và người tâm thần nói riêng, nhân viêncông tác xã hội phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng và có trình độ chuyênmôn làm việc chuyên sâu với từng nhóm đối tượng cụ thể Những điều đó hội tụ lại

sẽ giúp nhân viên công tác xã hội hoàn thành tốt công việc của mình khi giúp đỡbệnh nhân tâm thần Đặc biệt các kỹ năng trong công tác xã hội với người tâm thầncần kết hợp chặt chẽ với y học, tâm lý học, tâm vận động đòi hỏi người nhân viêncông tác xã hội phải biết kết hợp và linh hoạt trong xử lý tình huống

Nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người bệnhtâm thần Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý, hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận

Trang 30

các dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất Chính vìthế nhân viên công tác xã hội có vai trò rất to lớn trong hoạt động kết nối nguồn lực, hỗtrợ xã hội cho bệnh nhân tâm thần Tuy nhiên tại Trung tâm hiện nay đội ngũ cán bộ,nhân viên công tác xã hội còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đa số chưa được đàotạo bài bản về chuyên ngành công tác xã hội nên chưa phát huy được các giá trị nghềnghiệp của công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ đối tượng.

1.3.2 Yếu tố thuộc về đối tượng người tâm thần

Đối với người tâm thần là đối tượng đặc thù và yếu thế nhất trong xã hội, vìthế cần sự trợ giúp một cách khoa học Họ gặp khó khăn về nhiều mặt trong cuộcsống, trong đó có khó khăn về học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ thị của cộng đồng, sốđông bệnh nhân tâm thần còn mắc các dạng khuyết tật khác… Những đặc điểm tâm

lý cũng như thể chất của người tâm thần luôn ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp họ

Vì họ mắc bệnh nên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và phục hồi chức năng của

họ bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động họctập…Chẳng hạn vì bệnh tật họ không có khả năng giao tiếp, tiếp thu, lắng nghe,nhận thức hoặc lao động học tập giao lưu của người tâm thần bị hạn chế hơn so vớingười bình thường Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về thể chất dẫn đến những cản trởtrong sinh hoạt, lao động nên người tâm thần thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chánnản, tự ti hay cáu gắt, nóng nảy… Vì thế người bệnh tâm thần nói chung và tâmthần có đời sống nội tâm rất phức tạp

Trong quá trình tương tác xã hội, khi người bệnh tâm thần tiếp xúc và nhậnbiết được thái độ kỳ thị hay những hành vi phân biệt đối xử của những người xungquanh xuất phát từ sự khác biệt bên ngoài của họ, người tâm thần có thể đánh mất ýthức về con người thực sự của mình, khiến cho họ hoài nghi về giá trị bản thân, tựnhìn nhận bản thân thông qua hình thể bên ngoài thay vì nhân cách bên trong Điều

đó có thể dẫn tới xói mòn lòng tự trọng bản thân và có thái độ tiêu cực trong gặp gỡ,giao tiếp với mọi người Chính cộng đồng cũng kỳ thị người tâm thần

Về hành vi bệnh nhân dễ bị kích động hoặc ngược lại thờ ơ lãnh đạm đối vớicuộc sống xã hội, người bệnh thường có cử chỉ lập dị, thiếu chuẩn trong hành vigiao tiếp xã hội, một số bệnh nhân nặng thì không thực hiện được giao tiếp bằng

Trang 31

ngôn ngữ, có những lúc họ biểu hiện bằng hành vi phi ngôn ngữ khó hiểu, khó thiếtlập các mối quan hệ xã hội, không biết tự chăm sóc bản thân, mặc luộm thuộm ,vệsinh cá nhân kém.

1.3.3 Các yếu tố thuộc về nhận thức của gia đình và cộng đồng trong hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần

Đối với nhận thức chung của cộng đồng hiện nay về nghề công tác xã hộicòn rất kém, họ thường đánh đồng đây là các hoạt động từ thiện hoặc các hoạt độnggiúp đỡ nhau thông thường trong cuộc sống thường là về tình cảm, sự động viên,tâm lý phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" Do vậy, nhận thức chưa đúng về

ý nghĩa của nghề công tác xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nghề côngtác xã hội một cách chuyên nghiệp hiện nay

Đối với gia đình của bệnh nhân tâm thần đang được chăm sóc tại Trung tâmhiện nay còn chưa được tư vấn tuyên truyền về vai trò của công tác xã hội với ngườitâm thần, còn thoái thác vào chính sách bảo trợ xã hội của nhà nước, cũng như tráchnhiệm của Trung tâm nên chưa có sự phối hợp cần thiết để trợ giúp tốt nhất chongười tâm thần khôi phục chức năng của họ

Các yếu tố thuộc về sự phát triển nghề công tác xã hội trong đời sống xã hộihiện nay còn nhiều cản trở người được đào tạo công tác xã hội thì không xin đượcviệc làm đúng chuyên môn, người làm hoạt động công tác xã hội trực tiếp tại cơ sởthì không phát huy được vai trò, trách nhiệm theo đúng chuyên môn nghề nghiệp,đẫn đến không thúc đẩy được giá trị nghề nghiệp dẫn tới cộng đồng còn chưa hiểuđúng về nghề công tác xã hội hiện nay

1.3.4 Yếu tố quan điểm của lãnh đạo trung tâm

Lãnh đạo các cơ quan đơn vị, các cơ sở bảo trợ xã hội trực tiếp chăm sóc,nuôi dưỡng người tâm thần có vai trò qua trọng trong công tác thúc đẩy hoạt độngcông tác xã hội can thiệp xử lý khủng hoảng, trợ giúp phục hồi cho người tâm thần

Sự nhận thức của lãnh đạo cơ quan đơn vị quản lý, chăm sóc người tâm thần

về hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần cũng là yếu tố không kémphần quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến riêng người tâm thần mà còn ảnh hưởngđến hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần như: họ không quan tâm đến

Trang 32

việc cải thiện dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần chẳng hạn như khẩuphần ăn, không đầu tư trang cấp và nâng cấp các dịch vụ phục hồi chức năng, khôngkết nối với các cơ sở giáo dục để thực hiện các hoạt động dạy nghề và tạo việc làm.

Đối với các cơ sở bảo trợ xã hội nói chung và đối với Trung tâm nói chungquan điểm của lãnh đạo trong hoạt động công tác xã hội với người tâm thần đangmanh nha và dần đi vào thực tế Quan điểm lãnh đạo chỉ đạo ảnh hưởng rất lớn tớihoạt động công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm

1.3.5 Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực khác

* Yếu tố điều kiện cơ sở vật

Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất tại các Trung tâm bảo trợ nói chung, và Trungtâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội nói riêng nhìn chung là thiếu

và xuống cấp rất là nhiều

Về cơ sở vật chất, đối với những ngôi nhà ở cho bệnh nhân được xây từnhững năm 80 của thế kỷ trước thiết kế công suất rất là ít khoảng vài chục đến hơn

100 bệnh nhân, mà hiện nay nhu cầu của người tâm thần rất là đông những ngôi nhà

đó thì lại là quá nhỏ Diện tích xây dựng theo tiêu chuẩn m2/ đầu người cũng khôngđạt tiêu chuẩn của Bộ lao động thương binh và xã hội

* Nguồn lực kinh phí

Kinh phí là một yếu tố rất quan trọng và thiết thực, trong đó đã số bệnh nhânđược chăm sóc và nuôi dưỡng tại Trung tâm được hưởng các quyết định của nhànước tập trung vào công tác nuôi dưỡng chăm sóc y tế chưa quan tâm tới các hoạtđộng văn thể cho người tâm thần, dẫn đến kinh phí tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, tư vấn sinh hoạt nhóm còn khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí hoạtđộng

Nguồn kinh phí dành cho việc trợ giúp người tâm thần được trích từ nguồnngân sách nhà nước, ngân sách địa phương Ngoài ra còn sự hỗ trợ kinh phí từ các

tổ chức phi chính phủ, nguồn lực kinh phí từ cộng đồng và gia đình người bệnh.Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thầncòn chưa nhiều

Trang 33

Bệnh nhân tâm thần là đối tượng yếu thế của yếu thế, gặp nhiều khó khăn vềthể xác và tinh thần nên các hình thức và phương án hỗ trợ họ tốn nhiều thời gian,kinh phí.

Chính vì thế, có thể khẳng định kinh phí là mạch máu nuôi sống các hoạtđộng công tác xã hội Hay nói cách khác, tất cả những hoạt động đó rất cần có kinhphí để duy trì, nếu không có thì rất khó triển khai các dự án và kế hoạch trợ giúphoặc không thể thực hiện triệt để, có thể sẽ làm giảm hiệu quả của công tác trợ giúpngười tâm thần

1.4 Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người tâm thần

Với tư cách là một đối tượng, thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, ngườikhuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ củamột người công dân bình thường Tuy nhiên họ do những khiếm khuyết khôngmong muốn, mà họ gặp nhiều rào cản, trở ngại và khó khăn trong việc tái hòa nhậpcộng đồng Vì thế, xây dựng xã hội không rào cản đối với người bệnh tâm thầnkhông chỉ là trách nhiệm của quốc tế mà còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia đượcđảm bảo thông qua cơ chế luật pháp

1.4.1 Cơ sở pháp lý về người khuyết tật nói chung và người tâm thần nói riêng

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của luật pháp tác động đến người khuyếttật, Liên hiệp quốc cùng cộng đồng quốc tế đã có những hoạt động tích cực và ra một

số văn bản liên quan đến quyền của người khuyết tật Có thể kể đến các văn bản pháp

lý quốc tế tiêu biểu về người khuyết tật như sau:

Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật tâm thần ( ngày 24/12/1971)

Tuyên ngôn này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ các quyền, đảm bảophúc lợi và phục hồi chức năng cho những người thiệt thòi về thể chất và tâm thần,xem người khuyết tật về tâm thần có đầy đủ các quyền như những người bìnhthường khác

Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật ( ngày 09/12/1975)

Tuyên ngôn này nhấn mạnh về người khuyết tật phải được hưởng các quyền

mà không có sự ngoại lệ nào và không có một sự phân loại hay phân biệt nào

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ( ngày 13/12/2006)

Trang 34

Đây là văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính toàn cầu đầu tiên tronglịch sử nhân loại khẳng định quyền của người khuyết tật Công ước này còn có ý nghĩađặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật, coi đây là vấn đề xã hộichứ không phải là vấn đề y tế, xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theohướng nhân đạo sang hướng nhân quyền Đây còn là một sự thỏa thuận giữa các quốcgia trên thế giới về việc bảo đảm người có khuyết tật và người không có khuyết tậtđược đối xử bình đẳng.

Ngoài các văn bản pháp lý quốc tế tiêu biểu nêu trên, còn có một số văn bảnpháp lý khác liên quan đến người khuyết tật như; Quy ước tiêu chuẩn của Liên hiệpquốc về bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật 1993; tuyên bố Salamanca vàCương lĩnh hành động về giáo dục nhu cầu đặc biệt 1994

Cùng với sự thay đổi của cộng đồng quốc tế, nhà nước Việt Nam đã có sự đổimới trong nhận thức và hành động về vấn đề này Pháp luật liên quan đến ngườikhuyết tật bao gồm nhiều văn bản khác nhau, cụ thể

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thôngqua năm 1992, sửa đổi năm 2001 và năm 2013 Việc bảo vệ người khuyết tật đượcnêu tại Điều 59 và Điều 61

Luật người khuyết tật ban hành ngày 17/6/2010

` Việc ban hành Luật người khuyết tật để đảm bảo tính hệ thống của chính sáchpháp luật về người khuyết tật, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xãhội và đáp ứng yêu cầu thực hiện công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật màViệt Nam đã ký và sắp phê chuẩn Luật bao gồm 10 chương và 53 điều

Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có các văn bản luật liênquan đến người khuyết tật như: Bộ luật lao động 2012; Bộ luật hình sự 1999 ( sửađổi năm 2009); Luật hôn nhân gia đình 2000 ( sửa đổi 2014);Luật bảo vệ chăm sóc

Trang 35

hội cần phải nắm vững và biết các văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội đốivới người tâm thần như sau:

Ngày 25/03/2010, Chính phủ đã ban hành quyết định số 32/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn

2010 – 2020 ( gọi tắt là quyết định 32).

Mục tiêu chung của Đề án là “ Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề

ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựngđội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về sốlượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụcông tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”

Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 ( quyết đinh số 1215/QĐ – TTg ngày 22/07/2011).

Mục tiêu chung của đề án này là huy động sự tham gia của xã hội nhất là giađình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâmthần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa rối nhiễu tâm trí bị tâmthần góp phần bảo đảm an sinh xã hội Đề án được xem là khung tổng thể, địnhhướng về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rốinhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 – 2020

Thông tư 01 hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật ( số 01/2015/TT – BLĐTBXH ngày 06/01/2015).

Thông tư này quy định về quản lý trương hợp với người khuyết tật tại các cơ

sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và xã, phường, thị trấn

Như vậy, các Bộ luật, luật thông tư…… sẽ là căn cứ và là hành lang pháp lý

để nhân viên công tác xã hội sử dụng trong quá trình trợ giúp người khuyết tật

Thông tư số 08/2010/TT-BNV ( 25/8/2010) của Bộ nội vụ ban hành chứcdanh, mã số ngạch viên chức công tác xã hội

Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ( 8/11/2010) của Bộ Lao Động Thương

Binh Và Xã Hội “Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội”.

Trang 36

Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH (24-5-2013) của Bộ Lao Động Thương

Binh Và Xã Hội quy định“Tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên xã hội xã, phường,

thị trấn”.

Nghị định 136/2013/NĐ – CP, về thực hiện các chính sách trợ giúp đối với

các tượng bảo trợ xã hội.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác xã hộiđối với người tâm thần, cụ thể các khái niệm về người tâm thần, về công tác xã hộiđối với người Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượngnghiên cứu của đề tài

Đồng thời, chương này cũng trình bày các hoạt động công tác xã hội đối vớingười tâm thần

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội như trình độchuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội, đặc điểm người tâm thần,

nhận thức của lãnh đạo cơ quan và kinh phí Ngoài ra luận văn cũng đưa ra các cơ

sở pháp lý về công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần

Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ định hướng cho việcnghiên cứu thực trạng công tác xã hội đối với người tâm thần, trong đó chủ yếu làngười bệnh tâm thần phân liệt từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡngngười tâm thần Hà Nội

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI

TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NUÔI

DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN HÀ NỘI 2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội là đơn vị sựnghiệp công lập, trực thuộc Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội được thànhlập năm 1984 Với chức năng và nhiệm vụ chính là: Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng,

Trang 37

điều trị phục hồi chức năng cho đối tượng tâm thần mạn tính của thành phố Hà Nội.khi gia đình không còn khả năng chăm sóc, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn, vàgây mất mỹ quan đô thị.

Hiện tại Trung tâm đang quản lý và điều trị cho 601 bệnh nhân tâm thần đặcbiệt nặng của thành phố Hà Nội, đa số những bệnh nhân là những người đã điều trịrất nhiều lần tại các cơ sở y tế nhưng bệnh tình không thuyên giảm, gia đình khôngquản lý được, hoặc gia đình không còn khả năng về kinh tế để nuôi dưỡng xin vàođiều trị tại Trung tâm

Một phần bệnh nhân là những đối tượng lang thang được các cơ quan Công

An thu gom chuyển đến

Số lượng bệnh nhân nữ là: 195; Số lượng bệnh nhân nam là: 406

*Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng

người tâm thần Hà Nội.

Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội được tổ chức gồm

có Ban giám đốc và 07 phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc đó là: Phòng tổ chứchành chính; Phòng y tế; Phòng phục hồi chức năng và lao động trị liệu; Phòng chămsóc bệnh nhân thuyên giảm; Phòng chăm sóc bệnh nhân sa sút cách ly; Phòng nghiệp

vụ công tác xã hội; Phòng nuôi dưỡng đời sống

Ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc – điều hành, quản lý tất cả các hoạt độngcủa Trung tâm có 03 phó giám đốc giúp việc Nhân sự gồm 207 cán bộ viên chức vàngười lao động

*Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Trung tâm.

Trung tâm có diện tích 7,5 ha, gồm 01 khu hành chính có phòng làm việc,phòng tiếp khách, hội trường, khu nhà điều trị cho bệnh nhân hiện nay ở Trung tâmgồm có 10 nhà trong đó có nhà dành cho bệnh nhân nam riêng, nữ riêng, nhà bệnhnhân nặng riêng nhẹ riêng, khu vui chơi giải trí khu để bệnh nhân đi lao động vàphục hồi chức năng, các trang thiết bị và máy móc phục vụ cho công tác chuẩn đoánkhám và điều trị là không có

*Công tác tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Trang 38

Về thủ tục tiếp nhận, Trung tâm thực hiện đúng theo quy trình tiếp nhận đốitượng tại nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đốitượng bảo trợ xã hội và nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Đặc điểm người tâm thần tại trung tâm

* Đặc điểm về sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất, tình trạng khuyết tật.

- Trong 50 bệnh nhân được khảo sát thì có 70% nam giới và 30% nữ giới

- Khi tiến hành khảo sát bệnh nhân tâm thần là Trung tâm đã cho thấy số bệnh nhântâm thần được khảo sát đều có độ tuổi trên 18 tuổi

- Trong 50 bệnh nhân được khảo sát bao gồm các thể tâm thần phân liệt: thể dichứng, tâm thần phân liệt thể Paranoide chiếm 55%, thể đơn thuần, thể thanh xuân, thểkhông biệt định, thể trầm cảm sau phân liệt chiếm 40%, các dạng street… chiếm 5%

Số bệnh nhân tâm thần được khảo sát đã được điều trị ổn định đa số họ đều

có thể tham gia thực hiện được các sinh hoạt cá nhân và đi lao động trị liệu, thamgia các hoạt động văn thể, hoạt động nhóm

- Đa số bệnh nhân được khảo sát có trình độ học vấn là học hết cấp 1 còn lại một

số ít thì không biết chữ, một số học hết cấp 3, một số học chuyên nghiệp

* Đặc điểm nhu cầu của bệnh nhân

Theo khảo sát số liệu từ thang 08 năm 2016 đế tháng 02/ 2017 trên 50 bệnhnhân: nhu cầu chăm sóc sức khỏe y tế chiếm 30%, sau đó nhu cầu giáo dục học nghềviệc làm chiếm 20% bởi vì họ rất tự ti mặc cảm bản thân mình là gánh nặng cho xã hộicho gia đình, nên họ cũng rất muốn học một nghề gì đó để nuôi sống bản thân mình.Ngoài ra họ cũng có nhu cầu cần các kỹ năng sống 16% Bệnh nhân tâm thần vào điềutrị và nuôi dưỡng tại Trung tâm phải xa gia đình, có những bệnh nhân vào Trung tâmhàng mấy chục năm nên khía cạnh nhu cầu tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu về mốiquan hệ gia đình thì người bệnh cũng mong muốn cải thiện chiếm 14% Nhu cầu cầnđược kết nối với các dịch vụ xã hội chiếm 14 % Ngoài ra các nhu cầu khác như thamgia tái hòa nhập cộng đồng nhưng tỷ lệ không cao chiếm 6%

Trang 39

Theo kết quả khảo sát thì phần lớn người bệnh tâm thần có thời gian sống tạiTrung tâm thời gian hàng năm trở lên Với thời gian sinh sống như vậy họ cũng đã cónhững mối quan hệ rất gắn bó với những người bạn tại đây, những cán bộ làm việc trựctiếp đồng thời các mối quan hệ xã hội của họ phần nào bị mờ nhạt đi Do vậy, cần mởrộng các mối quan hệ xã hội cho bệnh nhân là nhu cầu được đề cập trong hoạt động côngtác xã hội tại đây.

* Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình mối liên hệ với gia đình người tâm thần.

Đối với bệnh tâm thần tại Trung tâm đa phần là có hoàn cảnh gia đình khó khăn,gia đình gặp vấn đề hoặc bỏ nhà đi lang thang Đối với người tâm thần gia đình giữ vaitrò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ Tuy nhiên, vì hoàncảnh gia đình thường là những hộ nghèo nên họ được đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội

để được chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng Mối liên hệ của bệnh nhân vớigia đình thường không thường xuyên Bệnh nhân muốn liên hệ với gia đình nhiều khigặp khó khăn trong công tác thông tin liên lạc Bệnh nhân khi được tiếp nhận vàoTrung tâm thuộc đối tượng bỏ nhà đi lang thang thang không còn nhớ danh tính cũngnhư quê quán, gia đình của mình

Có khoảng 10% người tâm thần đang sinh sống tại Trung tâm là không có giađình, hoặc không nhớ được gia đình của mình Những đối tượng này thường là do đilang thang bị công an thu gom chuyển đến, còn 90% bệnh nhân là có gia đình

* Đặc điểm về bệnh tật

- Bệnh thuộc mạn tính phải dùng thuốc suốt đời, thỉnh thoảng có đợt nặng lên, có khi một người mắc nhiều loại bệnh phối hợp, nhưng bệnh chính vẫn là tâm thần trong

đó chủ yếu là bệnh tâm thần phân liệt

2.1.2.2 Cán bộ làm việc với người tâm thần

* Về vị trí làm

Đối với cán bộ Trung tâm làm việc trực tiếp với người tâm thần thuộc cácphòng chăm sóc bệnh nhân trực tiếp có điều kiện tiếp cận trực tiếp tới bệnh nhânnhiều hơn Mỗi vị trí công việc của cán bộ, nhân viên đều gắn với bằng cấp và trình

độ chuyên môn nghiệp vụ là cơ sở để xác định trách nhiệm, hiệu quả của công việc

mà cán bộ, nhân viên đó thực hiện

Trang 40

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát vị trí công việc hiệntại của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Trung tâm như sau:

Cán bộ y tế 85/ 207 người chiếm 41%

Cán bộ cấp dưỡng 22/207 người chiếm 10,5%

Cán bộ Lao động trị liệu và phục hồi chức năng 30/ 207 người chiếm 14,5%

Nhân viên công tác xã hội 10/207 người chiếm 5%

Cán bộ quản lý 60/207 người chiếm 29%

* Về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là một trong những tiêu chí cần thiết cho việc tuyển dụngcán bộ công nhân viên Trình độ chuyên môn được sắp xếp đúng vị trí việc làm sẽ đápứng nhu cầu của lĩnh vực công việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tốt hơn

Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm.

Qua bảng 2.1 cho thấy, hầu hết cán bộ, nhân viên được khảo sát có 117 người

có trình độ Trung cấp, chiếm tỷ lệ (56,5%) Chủ yếu tốt nghiệp trung cấp y trong đóthì số lượng Bác sỹ có 02 người chiếm ( 05%) các ngành khác chiếm tỷ lệ là 35người chiếm (17%) Số lượng đại học 40 người chiếm (19,3%) số lượng người tốtnghiệp cao đẳng là 15 người chiếm (7,2%)

Có thể nói rằng, trừ số cán bộ, nhân viên được đào tạo ở trình độ đại học vàcao đẳng ngành Công tác xã hội ( 10 người/ 207) thì còn lại hầu hết chưa qua đào

Ngày đăng: 16/06/2017, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Y Tế (2010), Hướng dẫn quản lý thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý thực hiện phục hồi chức năng dựavào cộng đồng
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2010
4. Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội(2011), Hướng dẫn triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người có vấn đề tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Thông tin truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn triển khai đề ántrợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người có vấn đề tâm thần, người rốinhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020
Tác giả: Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội
Nhà XB: Nxb Thông tin truyềnthông
Năm: 2011
8. Trần Thái Dương (2014), Bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợgiúp pháp lý của người khuyết tật, sự tương thích của pháp luật Việt Nam với phápluật Quốc tế
Tác giả: Trần Thái Dương
Năm: 2014
14. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác xã hội, Nxb lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb lao động – xãhội
Năm: 2010
15. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Thực trạng nhu cầu đào tạo công tác xã hội cho cán bộ làm việc với người khuyết tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc ngành lao động thương binh và xã hội, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhu cầu đào tạo công tác xã hộicho cán bộ làm việc với người khuyết tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội thuộcngành lao động thương binh và xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Năm: 2012
16. Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Sinh Phúc ( 2007), Tâm thần học và tâm lý Y học, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thầnhọc và tâm lý Y học
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
18. Vikram Patel (2012), Nơi không có bác sỹ tâm thần – cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nơi không có bác sỹ tâm thần – cẩm nang chămsóc sức khỏe tâm thần
Tác giả: Vikram Patel
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2012
21. Nguyễn Văn Siêm (1996), Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng, Luận văn tiến sỹ Y khoa bảo vệ tại Đại Học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng bệnh nhântâm thần phân liệt tại cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Văn Siêm
Năm: 1996
22. Nguyễn Văn Siêm (2011), Dược lý học tâm thần, hóa liệu pháp trong một số rối loạn tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học tâm thần, hóa liệu pháp trongmột số rối loạn tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Tác giả: Nguyễn Văn Siêm
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2011
24. Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần (2013), Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần (2013)
Tác giả: Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần
Nhà XB: Nxb Quânđội nhân dân
Năm: 2013
26. Hà Thị Thư (2012), Giáo trình trung cấp nghề công tác xã hội với người khuyết tật, Nxb Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình trung cấp nghề công tác xã hội với ngườikhuyết tật
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2012
27. Hà Thị Thư (2013), Kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viên ngành công tác xã hội, Nxb từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viên ngànhcông tác xã hội
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: Nxb từ điển bách khoa
Năm: 2013
28. Hà Thị Thư (2008), Tâm lý học phát triển, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2008
29. Hà Thị Thư (2012), Công tác xã hội đối với người khuyết tật, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội đối với người khuyết tật
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: Nxb Laođộng – xã hội
Năm: 2012
32.Nguyễn Minh Tuấn (1992), Sử dụng các thuốc hướng tâm thần trong tâm thần học – Viện sức khỏe tâm thần và bệnh viện tâm thần Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng các thuốc hướng tâm thần trong tâmthần học – Viện sức khỏe tâm thần và bệnh viện tâm thần Trung ương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn
Năm: 1992
33. Nguyễn Ngọc Tùng (2015), Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người khuyết tật từ thực tiễn trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, Huyện Thanh Trì Hà Nội, Luận văn thạc sỹ công tác xã hội. Học Viện Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúpngười khuyết tật từ thực tiễn trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, Huyện ThanhTrì Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tùng
Năm: 2015
35. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia
Năm: 2005
36. Nguyễn Việt (2000), Bệnh tâm thần phân liệt, những hiểu biết cơ bản về điều trị, chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (chương trình Quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tâm thần phân liệt, những hiểu biết cơ bản vềđiều trị, chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Việt
Năm: 2000
1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w