1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp

193 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Tình trạng bạo hành, ngược đãiphụ nữ vẫn còn xảy ra từ gia đình ở vùng nông thôn hẻo lánh cho đến nhữnggia đình trong đô thị hiện đại đang gây bức xúc trong xã hội [UNDP, 2010].Tỷ lệ phụ

Trang 1

THÂN THỊ NGỌC PHÚC

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số : 62310301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN VĂN THỦ

Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Phát triển ý tưởng nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh là sự tiếp nối của các nghiên cứu trước về bình đẳng giới trong khu vực công mà tôi đã may mắn có cơ hội được tham gia cùng PGS.TS Nguyễn Thu Linh Khi tôi trao đổi nội dung này với PGS.TS Nguyễn Văn Thủ, người đã nhiều năm làm công tác tham mưu về tổ chức cán bộ cho Chính phủ, thầy đã ủng hộ, động viên tôi thực hiện ý tưởng này Trong suốt gần 6 năm thực hiện luận án, nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi thực sự xúc động và luôn biết ơn

về những gì mà người thầy đáng kính đã không tiếc thời gian, công sức chỉ bảo cho tôi không chỉ là những kiến thức khoa học mà còn động viên tôi luôn phải cố gắng

để hoàn thành luận án.

Tôi xin bày tỏ lời cảm sơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Ngọc Văn, tôi cũng đã may mắn được gặp thấy Thầy đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho tôi về các tri thức và phương pháp nghiên cứu xã hội học về giới trong gia đình, gợi mở cho tôi những phát hiện mới trong thảo luận kết quả nghiên cứu.

Ở công trình nghiên cứu này, tôi còn được học hỏi từ những người thầy khác của Khoa Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nơi tôi học tập Tôi xin bày

tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy, cô giáo, các cán bộ của khoa Xã hội học, của Học viện Khoa học Xã hội.

Xin gửi lời cảm ơn đến Ths Hà Thúc Dũng, người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian dài Bạn đã dành thời gian giúp đỡ tôi xử lý số liệu và thảo luận kết quả phân tích ban đầu.

Để có được công trình nghiên cứu này, tôi không quên ơn các cán bộ công chức tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã trong mẫu khảo sát đã quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi trong các cuộc thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

Sau cùng, tôi xin đặc biệt cảm ơn các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần Tin tưởng và cổ

vũ cho tôi hoàn thành luận án.

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục………. ii

Mục lục bảng……… iv

Danh mục hộp……… Vi MỞ ĐẦU……… 1

NỘI DUNG……… 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………… 13

1.1 Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình… 13

1.2 Bình đẳng giới về quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng 17

1.3 Bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình… 19

1.4 Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng 23

1.5 Nguyên nhân và các rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình 25

1.6 Ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đến phát triển nghề nghiệp của nam và nữ………

28 1.7 Một số nhận xét ……… 32

1.7.1 Về chủ đề, nội dung nghiên cứu……… 32

1.7.2 Những đóng góp của luận án……… 33

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài ……… 36

2.1.1 Những vấn đề cơ bản của bình đẳng giới trong gia đình và các khái niệm liên quan………

36 2.1.2 Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài……… 57

2.2 Phương pháp nghiên cứu……… 70

2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu……… 70

2.2.2 Phương pháp định lượng……… 71

2.2.3.Phương pháp nghiên cứu định tính……… 73

Chương 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………

75 3.1 Bình đẳng giới trong phân công lao động ……… 75

3.1.1 Chăm sóc, dạy dỗ trẻ em……… 75

3.1.2 Công việc nội trợ……… 78

3.2 Bình đẳng giới về quyền lực giữa vợ và chồng………… 89

3.2.1 Bình đẳng giới trong quyền quyết định………… 90

3.2.2 Bình đẳng giới trong quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng 96

Tiểu kết………. 109

Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA NAM VÀ NỮ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 112

4.1 Khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của nam và nữ CBCC Thành

Trang 4

phố Hồ Chí Minh……… 112

4.1.1 Khác biệt về vị trí lãnh đạo chủ chốt……… 112

4.1.2 Mức độ chuyển đổi và hài lòng với công việc……… 114

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của nam và nữ CBCC 118

4.2.1 Phân công lao động gia đình không bình đẳng đã hạn chế cơ hội phát triển nghề nghiệp của nữ CBCC 118

4.2.2 Quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình đã hạn chế nữ CBCC trong phát triển nghề nghiệp nhiều hơn nam 124

Tiểu kết 138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 142

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 150

Trang 5

DANH MỤC BẢng

Bảng 3.1 Người phụ trách chính trong các công việc chăm sóc trong gia đình

CBCC

75 Bảng 3.2 Mức độ đồng ý của CBCC về phân công việc nhà trong gia đình 78 Bảng 3.3 Người phụ trách chính trong các công việc nội trợ trong gia đình CBCC

79 Bảng 3.4 Thời gian làm việc nhà 80

Bảng 3.5 Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về chia sẻ công việc nhà của vợ/ chồng

83 Bảng 3.6 Nhận định của nam và nữ CBCC về người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập trong gia đình

85 Bảng 3.7 Thời gian làm thêm của nam và nữ CBCC 85

Bảng 3.8.Ý kiến về chia sẻ việc nhà trong gia đình CBCC 86

Bảng 3.9.Các ý kiến về vai trò của người phụ nữ 87

Bảng 3.10 Người thực hiện chính các quyết định trong gia đình 90

Bảng 3.11.Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về quyền quyết định việc quan trọng trong gia đình

93 Bảng 3.12 Mức độ đồng ý của CBCC về vai trò của nam giới trong gia đình

95 Bảng 3.13 Nhận định các ý kiến về sự chia sẻ giữa vợ và chồng 97

Bảng 3.14 Thái độ vui mừng khi vợ/chồng được thăng tiến 98

Bảng 3.15 Hình thức hỗ trợ cho vợ/chồng của CBCC trong công việc 98 Bảng 3.16 Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về việc tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp của vợ/chồng

99 Bảng 3.17 Nhận định về quyền lực của chồng trong gia đình 102

Bảng 3.18.Nhận định các ý kiến về áp lực giữa vợ và chồng trong gia đình CBCC

103 Bảng 3.19 Các dạng hành vi bạo hành do vợ/chồng của CBCC gây ra……… 104

Bảng 3.20 Nam và nữ CBCC là nạn nhân của các dạng hành vi bạo lực ngôn từ 105

Bảng 3.21 CBCC là nạn nhân của các hành vi bạo lực tình dục và thể xác từ vợ/chồng

106 Bảng 4.1.Thống kê số lượng lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2014

112 Bảng 4.2.Thay đổi công việc trong vòng 5 năm trở lại đây 115

Bảng 4.3 Tỷ lệ CBCC nắm giữ chức vụ và CBCC hài lòng với công việc 115

Bảng 4.4.Lý do hài lòng với công việc 116

Bảng 4.5 Lý do nam, nữ CBCC không hài lòng với vị trí công việc 116

Bảng 4.1 Nhận định các lý do cản trở công việc của nam và nữ CBCC 118

Trang 6

Bảng 4.2.Mức độ đồng ý của nam và nữ CBCC về nhận định: “nữ CBCC hiện

nay còn bị hạn chế nhiều trong công việc bởi gánh nặng gia đình”

123

Bảng 4.3.Quan niệm về vai trò giới của nam và nữ CBCC……… 125

Trang 7

DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1 Phụ nữ phù hợp với công việc chăm sóc 77

Hộp 3.2 Cách thức phân chia vai trò phổ biến trong gia đình được ghi nhận

82 Hộp 3.3 Quyền quyết định trong gia đình 92

Hộp 4.1 Nỗ lực thực hiện hai vai trò của nữ CBCC……… 120

Hộp 4.2 Nam và nữ, ai làm tốt công việc cơ quan 122

Hộp 4.3.Nam và nữ CBCC, ai có điều kiện phát triển tốt hơn 127

Hộp 4.4.Chuẩn mực của người vợ trong con mắt của nam và nữ CBCC 128

Hộp 4.5 Những áp lực mà phụ nữ thành đạt hơn chồng thường gặp 134

Hộp 4.6 Phụ nữ nên làm gì 135

Trang 8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường thực hiện bình đẳnggiới (BĐG) Mặc dù còn nhiều tồn tại, song không một ai có thể phủ nhậnrằng những thành quả của BĐG đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộchung của thế giới Thực hiện BĐG và nâng cao vị thế phụ nữ được xác định

là “mục tiêu thiên niên kỷ”, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy các mục tiêu khác, từ xóa đói giảm nghèo đến cứu vớt sự sống của trẻ sơsinh, tăng cường sức khỏe sinh sản, bảo đảm giáo dục phổ cập, phòng chốngHIV/AIDS, sốt rét và các căn bệnh khác, và bảo đảm sự bền vững về môitrường BĐG tạo ra “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và trẻ em - tương lai của mộtdân tộc- giữ vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát triển của gia đình,cộng đồng và quốc gia Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao

vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sốngcòn và phát triển của trẻ em và nhân loại nói chung Sự tham gia của phụ nữvào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống của chính họ và tạo ranhững ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em

BĐG nói chung và BĐG trong gia đình nói riêng đã trở thành trung tâmcủa sự phát triển, là một mục tiêu phát triển, là một yếu tố để nâng cao khảnăng tăng trưởng của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước cóhiệu quả Trong ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến BĐG là thể chế, giađình và kinh tế, thì gia đình là yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất.Gia đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới Con đườngnhận thức và hành động vì sự BĐG phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong giađình Do vậy, thực hiện BĐG trong gia đình là giải phóng phụ nữ - giải phóngmột nửa của xã hội và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững BĐG nóichung và BĐG trong gia đình nói riêng không phải chỉ vì phụ nữ, cũng không

Trang 10

phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà còn là vì nam giới, là vấn đề của cả nam giới.

Để có sự bình đẳng giới một cách thiết thực, đòi hỏi phải có sự tham gia của cảnam giới và nữ giới

Bất bình đẳng giới (BBĐG) gây tổn hại đến thế hệ tương lai và làm cho

sự chênh lệch giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội trở nên dai dẳng.BBĐG ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cá nhân và của đất nước BBĐG

là nguồn gốc cơ bản về lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếutrong quan hệ vợ chồng Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứngtrong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo theo hậu quả tiêu cực về mặt xãhội và gia đình

Bước sang đầu thế kỷ XXI, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung và

ở Việt Nam nói riêng được cải thiện rất nhiều, nhưng BĐG vẫn còn là vấn đềlớn của nhân loại BĐG trở thành một vấn đề được bàn luận và nghiên cứutrong suốt nửa cuối thế kỷ XX ở phương Tây Chiến dịch đòi bình đẳng về xãhội và chính trị đã đạt được những bước tiến quan trọng Phụ nữ được hưởngmọi địa vị nổi bật trong đời sống công cộng: được bỏ phiếu trong tuyển cửvào Nghị viện, được quyền tham gia nắm giữ vị trí quyền lực trong khu vựccông, đi sâu vào nghề nghiệp và có quyền sở hữu và quản lý tài sản, [TonyBillton, 1993:56]

Trong xu hướng đó, chủ đề BĐG trong gia đình đã thu hút được sự quantâm đặc biệt của xã hội nói chung và của giới khoa học nói riêng Cho mãiđến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, trong khoa học xã hội nói chung,người ta vẫn còn coi các hoạt động nội trợ, chăm sóc trong gia đình là thiênchức của phụ nữ, gắn liền với chức năng sinh đẻ của họ; và gia đình là mộtnhóm thuần nhất, thống nhất về lợi ích Cách nhìn nhận này đã bị lung lay dữdội từ cuối những năm 60 ở thế kỷ XX bởi các nhà nữ quyền phương Tây.Các nhà nữ quyền coi gia đình là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là

Trang 11

cội nguồn của các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội [LêNgọc Văn, 2012:139] Trong đó, những thành viên là nam giới sẽ có nhiềuđặc quyền hơn thể hiện ở lĩnh vực hôn nhân, quan hệ tình dục, phân công laođộng gia đình, và quan hệ quyền lợi không như nhau giữa vợ và chồng [ĐỗThị Bình, 2003] Vì những lý do đó mà các nhà nữ quyền phương Tây coi giađình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới

Các nhà nữ quyền đã bác bỏ quan niệm của các nhà chức năng cấu trúcđang biện minh cho sự thống trị của đàn ông trong gia đình và xóa nhòa sựBBĐG đang hiện hữu Ann Oakley (1972) thực hiện một nghiên cứu xã hộihọc ở Anh về chủ đề này Bà đưa ra kết luận: Một công việc cơ bản, đặc biệt

là công việc nội trợ, là của riêng phụ nữ Ở nước Anh, 76% tổng số phụ nữ có

đi làm là những người nội trợ, và tỷ lệ đó là 93% cho các phụ nữ không đilàm Những phát biểu của Oakley không xa lạ nhiều với các tiêu chuẩn ngàynay Quả thật, công việc nội trợ vẫn được coi là hoạt động của phụ nữ Quanniệm cho rằng nội trợ và chăm sóc con cái không phải là công việc mà chỉ làmột phần của vai trò phụ nữ đã có xu hướng làm mờ thêm sự phân công laođộng trong nhà và sự phân chia giới trong công việc [Tony Billton,1993:167] Lúc này họ đưa ra một định nghĩa khác về BĐG: nó không chỉ làquyền được bầu cử, quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội mà còn cảquyền được chia sẻ việc nhà giữa nam và nữ Cho nên, phân tích nữ quyền về

sự áp bức bóc lột phụ nữ trong gia đình được thể hiện ở ba lĩnh vực chính: phâncông lao động theo giới trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình và bạolực giới trong gia đình [Lê Ngọc Văn, 2012: 141]

Trong lý thuyết Cuộc hành quân của sự tiến bộ nhấn mạnh đến sự thay

đổi triệt để trong tính chất của mối quan hệ vợ chồng Chủ nghĩa tư bản côngnghiệp được coi là đã khuyến khích chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân

Young và Willmott (1973) trong tác phẩm Gia đình đối xứng đã đặt ra ba giai

Trang 12

đoạn lịch sử rõ rệt trong các gia đình ở Anh Theo họ, giai đoạn thứ 3, dưới

tác động của yếu tố công nghiệp hóa sẽ làm xuất hiện mô hình gia đình đối

xứng biểu hiện ở sự bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới và ít có sự phân

biệt vai trò giữa hai giới Young và Willmott nhấn mạnh đây là tính tất yếucủa sự thích nghi giữa gia đình và nền kinh tế ở thế kỷ thứ XX Giai đoạncuối của cuộc kỹ nghệ hóa được đánh dấu bằng sự nổi lên của hôn nhân bìnhđẳng, trong đó các vai trò và quyền lực của chồng và vợ tùy thuộc lẫn nhaunhiều hơn và thiên về một bên ít hơn, hướng đến sự cân bằng giữa các nghĩa

vụ của vợ và chồng Chỉ dẫn mạnh mẽ nhất của điều này là bào mòn sự phânchia truyền thống về lao động thông qua giới tính; người đàn ông bị dính líunhiều hơn vào công việc nội trợ và chăm sóc con cái, còn phụ nữ thì dính líu

nhiều hơn vào lao động có lương ngoài gia đình Hình ảnh một gia đình đối

xứng liên hệ đến quan niệm phổ biến về “những cặp vợ chồng nghề nghiệp đôi Luận điểm cuộc hành quân của tiến bộ ủng hộ một xu thế mạnh mẽ

hướng tới chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân Cuộc hôn nhân đang trở nênbình đẳng, và trào lưu này bắt đầu ở các cặp vợ chồng gia đình giai cấp trung lưu[Tony Billton, 1993: 242-256]

Vấn đề BĐG được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được đánhgiá là động lực và mục tiêu phát triển quốc gia Các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về BĐG đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới

do Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành kể

từ ngày 01/7/2007

Bên cạnh đó, ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn

2011 - 2020, với mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm

bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước

Trang 13

Trong nhiều năm qua, Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp các dịch vụ y

tế và giáo dục tới các trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới Sự chênh lệnh về tỉ lệ nhập học giữa các em nữ và các em nam là rất thấp Tỉ lệ mù chữ của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm1 Việt Nam có tỉ lệ cao nhất trên

thế giới: 85% nam giới và 83% nữ giới ở độ tuổi từ 15 - 60 tham gia vào các hoạt động kinh tế2

Các giải pháp nhằm cải thiện vị thế của phụ nữ, thu hẹp khoảng cáchBBĐG ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đã được cụ thểhóa trong chính sách, pháp luật, trong các chương trình phát triển và hợp tácquốc tế và đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận: Chỉ số BBĐG của Việt Namxếp thứ 48/147 quốc gia xếp hạng [UNDP, 2013] Đây là những nỗ lực quantrọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã được thế giới ghi nhận

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong tiến trình BĐG ở Việt Namhiện nay thì tình trạng BBĐG vẫn tồn tại, giữa quy định của pháp luật vớiviệc thực thi; giữa nhận thức với hành động còn là một khoảng cách khá xa.Các nghiên cứu thực trạng BBĐG đều chỉ ra rằng: Việt Nam là một quốc giachịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, định kiến về giới còn tồn tạitrong đại bộ phận người dân, kể cả ở một số bộ phận là CBCC, điều này làmcho việc thực hiện BĐG còn gặp nhiều khó khăn Phụ nữ Việt Nam vẫn cònchịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, nhất là ở những vùng, những khu vựckém phát triển [Võ Thị Mai, 2003] Vị thế, vai trò của người phụ nữ vẫn chưađược ghi nhận một cách tương xứng Đặc biệt là trong gia đình, các vấn đềchứa đựng trong gia đình vẫn được coi là vấn đề riêng tư [Mai Huy Bích,2006] Các nghiên cứu gần đây cho thấy BĐG chưa thực sự đi vào cuộc sốnggia đình Bất kể là phụ nữ ở nông thôn hay đô thị, nữ trí thức hay nữ lao động

1 Đánh giá của Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, năm 2013

2 Đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năm 2003

Trang 14

chân tay, họ gần như đều có một mẫu số chung: đang chịu sự BBĐG ở nhữngmức độ khác nhau trong gia đình của mình Tình trạng bạo hành, ngược đãiphụ nữ vẫn còn xảy ra từ gia đình ở vùng nông thôn hẻo lánh cho đến nhữnggia đình trong đô thị hiện đại đang gây bức xúc trong xã hội [UNDP, 2010].

Tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc sản xuất ngày càng tăng lên ngang bằng vớinam giới, trong khi tỷ lệ nam giới chia sẻ việc nhà với phụ nữ tăng lên rấtchậm và không bền vững đã tạo gánh nặng kép không hề nhỏ cho phụ nữ.Những vấn đề về quan hệ giới trong gia đình nêu trên đang là cản trở lớn đến

sự tiến bộ của phụ nữ, hạn chế nỗ lực thực hiện BĐG của Chính phủ

Chiến lược Quốc gia về BĐG nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêuBĐG, rất cần đến sự phối hợp của nhiều thiết chế xã hội khác nhau, trong đóthực hiện BĐG trong môi trường gia đình là một trong 07 giải pháp mà Chiếnlược đặt ra Gia đình không chỉ góp phần trong thắng lợi của công cuộc đổimới về kinh tế xã hội của đất nước, mà còn là thiết chế quan trọng thực hiệnchiến lược quốc gia về BĐG Không phải ngẫu nhiên Đại hội đồng Liên Hiệp

Quốc đã chọn năm 1994 là năm quốc tế gia đình với chủ đề: “Gia đình là

nguồn lực và trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi”

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), với đặc trưng là một trong những

đô thị hiện đại nhất của cả nước, nơi đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh mẽ, tạo ra những bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực củađời sống xã hội, trong đó có những biến chuyển về quan hệ giới Nằm trong

-xu hướng chung của cả nước, BĐG tại TP.HCM, thời gian qua, có nhữngchuyển biến tích cực, cả trong nhận thức lẫn thực hiện, đặc biệt trong các giađình cán bộ, công chức (CBCC)

Đội ngũ CBCC tại TP.HCM với tư cách là lực lượng có nhiều cơ hội tiếpxúc với các xu hướng phát triển của xã hội, tiếp cận với những quy định củapháp luật nói chung và pháp luật về BĐG nói riêng; thêm vào đó, họ là những

Trang 15

lực lượng quan trọng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức các tầng lớpnhân dân về BĐG; cũng là lực lượng có vai trò gương mẫu trong thực hiệnBĐG trong xã hội và trong gia đình BĐG được nhận thức đúng đắn và thựchiện tốt trong các gia đình CBCC tại TP.HCM là điều kiện nâng cao nhậnthức và thực hiện tốt BĐG của các tầng lớp nhân dân của TP.HCM, góp phầntích cực vào việc nâng cao nhận thức và thực hiện BĐG trong cả nước như

Chỉ thị 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Xây dựng gia

đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện”

Do đó việc hiểu biết và thực hiện pháp luật về BĐG của đội ngũ CBCC

có tác động ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bộ phận, cá nhân khác trong xãhội Nhóm gia đình này thực hiện BĐG như thế nào, điều này chúng ta có thể

đo đếm được mức độ toàn xã hội sẽ thực hiện BĐG trong gia đình ra sao và tưtưởng tiên phong, tiến bộ của nhóm này cho ta hình ảnh của xã hội hiện đạitrong việc thực hành BĐG

Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng thực hiện BĐG trong gia đình CBCCnhư thế nào? Việc thực hiện BĐG như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triểnnghề nghiệp của CBCC hay không? Trên cơ sở đó, đề xuất các giải phápnhằm tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức và thực hiện BĐG tronggia đình CBCC tại TP.HCM được cho là có tính cấp bách, có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn trong tiến trình thực hiện BĐG trong gia đình nói chung, tăngtính hiệu quả trong hoạt động công vụ và tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp

lãnh đạo Và, đó cũng chính là lý do lựa chọn của đề tài luận án: Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- thực trạng và giải pháp.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 16

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết liên quan, hệ thống hóa những vấn đề lýluận và pháp lý về bình đẳng giới trong gia đình, đề tài tập trung làm rõ thực trạng

về nhận thức và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tạiTP.HCM; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và tạo những chuyểnbiến mới trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tạiTP.HCM nói riêng và cả nước nói chung

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài có các nhiệm vụ chủyếu sau đây:

1 Sưu tầm tài liệu, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề bìnhđẳng giới trong gia đình để làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm cần dùng trong

đề tài

2 Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học và khảo sát thực tế để thu thậpcác thông tin về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tạiTP.HCM;

3 Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo sát thực

tế, tiến hành việc xử lý, phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới tronggia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM Đưa ra những nhận xét, đánh giá mặtmạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên;

4 Phân tích thực trạng BĐG trong gia đình CBCC đã tác động như thếnào đến phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ CBCC;

5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao BĐG trong gia đình CBCCtại TP.HCM

3 Câu hỏi nghiên cứu

1 CBCC tại TP.HCM thực hiện BĐG trong gia đình của họ như thếnào?

2 Những nhân tố nào tác động đến thực hiện BĐG trong gia đình CBCC;

3 Thực trạng BĐG trong gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến pháttriển nghề nghiệp của mỗi giới

Trang 17

4 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

4.1 Giả thuyết nghiên cứu

1 CBCC tại TP.HCM thực hiện tốt BĐG trong gia đình, đã có sự bìnhđẳng trong việc ra quyết định, chia sẻ việc nhà Tuy nhiên, sự phân công laođộng truyền thống vẫn tiếp tục được lưu giữ: nam giới được kỳ vọng vào vaitrò trụ cột, nữ giới được đặt trọng trách chính trong công việc nội trợ và chămsóc;

2 Các nhân tố giới, chức vụ, tuổi, địa bàn cư trú, thu nhập giữa vợ vàchồng của CBCC có những ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến việc thực hiệnBĐG trong gia đình;

3 Thực trạng thực hiện BĐG trong gia đình CBCC hiện nay đang cónhững ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nghề nghiệp của nữ CBCC nhiềuhơn nam

4 Khung phân tích

Phân công lao động

trong gia đình

Quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng

Đặc điểm văn hóa: phong tục, tập quán; chuẩn mực, vai trò giới

Đặc điểm nhân khẩu: Giới tính, Chức vụ, Tuổi, Địa bàn cư trú

Nhận thức về BĐG trong gia đình

Trang 18

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Bình đẳng giới trong gia đình CBCC tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cuộc nghiên cứu tiến hành tại TP.HCM với đối tượng là CBCC tại các

sở, quận huyện và phường xã Cụ thể: ở cấp Thành phố, luận án chọn 3 sở:Nội vụ, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động thương binh – xã hội Cấpquận/huyện, chọn 8 quận (quận: 3, 9, 10, 11, Gò vấp, Tân Bình, Tân Phú) và

2 huyện (huyện Cần giờ và huyện Bình Chánh) Cấp phường/xã: từquận/huyện đã chọn, luận án lập danh sách các phường/xã Chọn ra mỗi quận/huyện 01 phường/xã làm đơn vị khảo sát

5.3.2 Phạm vi thời gian

Thực tiễn BĐG trong gia đình CBCC tại TP.HCM được quan sát trong

khoảng 10 năm kể từ khi Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công

tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được ban hành ngày 27/4/2007

5.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề sau: BĐG giữa vợ và chồng trong gia đình của CBCC tại TP.HCM Tác giảtập trung vào nghiên cứu việc thực hiện BĐG của CBCC trong gia đình trên 2lĩnh vực chủ yếu là: phân công lao động trong gia đình và quan hệ quyền lựcgiữa vợ chồng trong gia đình;

Trang 19

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện BĐG trong gia đìnhCBCC tại TP.HCM hiện nay: giới tính, chức vụ, độ tuổi, địa bàn cư trú, nhậnthức về BĐG và đóng góp vào thu nhập gia đình;

Việc thực hiện BĐG trong gia đình CBCC đã ảnh hưởng như thế nàođến chất lượng thực thi công vụ của công chức, đến khả năng phát triển nghềnghiệp của cả nam và nữ CBCC

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Thông qua việc thống kê, hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quanđến gia đình và BĐG trong gia đình và trình bày làm rõ những khái niệm cơbản như: gia đình, BĐG, BĐG trong gia đình, Luận án đã có những đóng gópnhất định vào việc làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xãhội học về gia đình nói chung và BĐG trong gia đình nói riêng Góp phần

hoàn thiện khái niệm “Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức”.

Những nỗ lực phân tích lý thuyết và thao tác hóa các khái niệm, đặc biệt làkhái niệm BĐG trong gia đình, cũng là những đóng góp thiết thực chophương pháp nghiên cứu xã hội học gia đình và BĐG trong gia đình

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc mô tả, phân tích, làm rõ những vấn đề thực trạng BĐGtrong gia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM, dựa trên cơ sở các số liệu,thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế vàphỏng vấn sâu do đề tài tiến hành, Luận án đã có những đóng góp nhất địnhtrong việc làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế về nhận thức và thực hiệnBĐG tại gia đình cán bộ, công chức trên địa bàn, cung cấp cho các cơ quanquản lý nhà nước ở địa phương những thông tin cập nhật về BĐG

Cung cấp những số liệu thực tế về việc thực hiện BĐG trong gia đìnhcủa CBCC tại TP.HCM cho người đọc qua kết quả nghiên cứu của đề tài;

Trang 20

giúp các nghiên cứu khác so sánh việc thực hiện BĐG trong gia đình ở nhữngnhóm xã hội khác Qua đó chỉ ra sự khác biệt và nguyên nhân của chúng dựatrên những khác biệt về những đặc trưng xã hội; Kết quả nghiên cứu của đềtài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về xã hội họcgia đình, xã hội học giới và công tác phát triển cán bộ nữ

Những đề xuất của đề tài về các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức vàthực hiện BĐG trong gia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM cũng có những

ý nghĩa nhất định đối với thực tiễn công tác BĐG trên địa bàn, là tài liệu thamkhảo cho các địa phương khác trong chỉ đạo thực hiện BĐG

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các bảng biểu, từ viếttắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được chia thành 4chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

Chương 3: Thực trạng BĐG trong gia đình CBCC tại TP.HCM

Chương 4: Ảnh hưởng của việc thực hiện BĐG trong gia đình đến pháttriển nghề nghiệp của CBCC

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hơn một thập niên trở lại đây, chủ đề nghiên cứu về giới đang nổi lênmạnh mẽ ở Việt Nam Các nghiên cứu về giới trong thời gian qua được tiếnhành trên nhiều góc độ khác nhau, đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội

về vấn đề BĐG trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Những nghiên cứu nàynhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, cũng nhưnhấn mạnh các quyền lợi chính đáng của phụ nữ Các kết quả nghiên cứu đãđóng góp quan trọng cho tiến trình lập pháp có liên quan đến BĐG, tác độngđến nhận thức và các hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng BBĐG.Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả xin trình bày một cách tổngquan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án từ một số

đề tài, công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài viết khoa học có liênquan đến BĐG trong gia đình với mục đích giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể

từ lý thuyết cho đến thực tiễn Việc hệ thống hóa các chủ đề, các vấn đề mànhững nghiên cứu trước đề cập là cần thiết để tác giả có thể tìm kiếm nhữngbằng chứng khoa học, trên cơ sở đó học hỏi, kế thừa những thành quả nghiêncứu đi trước của các tác giả khác Tổng quan tài liệu của luận án gồm có 5nhóm vấn đề sau: (i) Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong giađình; (ii) BĐG trong quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng; (iii)BĐG trong phân công lao động trong gia đình; (iv) Tình trạng bạo lực trongquan hệ vợ chồng; (v) Nguyên nhân và các rào cản thực hiện BĐG trong giađình; (vi) Ảnh hưởng của tình trạng BBĐG trong gia đình đến phụ nữ trongphát triển nghề nghiệp

1.1 Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình

Cách đây gần hai thế kỷ, Friedrich Engels (1848) và Karl Marx đã mô tảgia đình như thể là cội nguồn của bất bình đẳng xã hội do vai trò của nó trong

Trang 22

sự chuyển giao quyền lực, của cải và đặc quyền, đặc lợi Gia đình đã góp phầnvào sự bất công xã hội; phủ nhận các cơ hội của phụ nữ, những cơ hội vốn mởrộng cho nam giới Các lý thuyết gia duy nữ quyền và duy xung đột ghi nhậnrằng gia đình xưa nay đã hợp thức hóa và duy trì mãi sự thống trị của nam giới.Trong suốt phần lớn lịch sử của con người – và trong rất nhiều xã hội – ngườichồng thực thi quyền lực và thẩm quyền áp đảo bên trong gia đình

Những năm đầu 1980, Caroline Moser, đại học London, Anh đã xây

dựng khung MOSER để tiến hành phân tích giới Trong đó vai trò giới là khái

niệm công cụ để tiến hành phân tích tương quan giới trong gia đình và xã hội

Vai trò giới vẽ lên một bức tranh về phân công lao động Moser cho rằng

trong một ngày và trong một đời, phụ nữ và nam giới có xu hướng làm nhữngcông việc khác nhau, họ thực hiện những vai trò khác nhau, được gọi là vaitrò giới Moser đề cập đến tam giác vai trò của phụ nữ được coi là chứa đựngcác khuôn mẫu giới điển hình Theo Moser, các khuôn mẫu giới này khácnhau giữa các xã hội, các nền văn hóa và trình độ phát triển cho nên sẽ cónhững cách đánh giá khác nhau về các vai trò Sự biến đổi của khuôn mẫugiới này gắn liền với biến đổi xã hội Khung Moser dựa trên ba khái niệmchính: tam giác vai trò của phụ nữ; nhu cầu giới chiến lược và thực tế; và cáctiếp cận chính sách phụ nữ trong phát triển (WID) và phụ nữ và phát triển(GAD) Trên cơ sở đó đưa ra các công cụ phân tích: (1) Xác định vai trògiới/tam giác vai trò: công việc sản xuất, tái sản xuất xã hội, và vai trò cộngđồng; (2) Đánh giá nhu cầu giới; (3) Kiểm soát tách biệt các nguồn lực và raquyết định trong gia đình: ai có quyền kiểm soát các nguồn lực trong gia đình,

ai có quyết định về việc sử dụng, và như thế nào; (4) Cân bằng vai trò: phụ nữquản lý tam giác vai trò của họ như thế nào; (5) Ma trận chính sáchWID/GAD: một khung làm việc xác định và đánh giá các tiếp cận được sửdụng để có tam giác vai trò; bao gồm năm tiếp cận: phúc lợi, công bằng,

Trang 23

chống nghèo đói, hiệu quả, và trao quyền; (6) Thu hút phụ nữ, các tổ chức vềgiới và các nhà lập kế hoạch cùng tham gia: đảm bảo là các nhu cầu giới chiếnlược và thưc tế đều được xác định bởi phụ nữ [Caroline O.N Moser, 1996].Trong các nghiên cứu về gia đình người ta thường xét trên các phươngdiện phân công lao động trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình dựatrên đặc trưng mang tính phổ quát về một mô hình gia đình mà nam giới chủyếu được mô tả là trụ cột, là người kiếm tiền, phụ nữ làm nội trợ, nơi mà cácnhà nữ quyền coi là trung tâm của sự áp bức giới Trên cơ sở này, các vấn đề

về phân công lao động theo giới trong gia đình, vai trò của vợ và chồng trongchăm sóc gia đình đã trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu kỹlưỡng hơn [N.Gerstel và H Gross, 1995]

Kết quả của những nghiên cứu về BĐG trong gia đình trong xã hội côngnghiệp ở phương Tây thế kỷ XX cũng đã chỉ ra bằng cớ của tình trạng BBĐ:

sự phân công lao động trong gia đình, sự phân phối quyền lực và uy thế tronghôn nhân cho thấy rằng những cuộc hôn nhân hiện đại còn xa mới được bìnhđẳng [Tony Bilton, 1993:256]

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu lý thuyết về BĐG nói chung và sử dụngcác lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình là tương đối phổ biến Nghiên cứumối quan hệ giới trong gia đình cần phải có khung đo lường để biểu thị tình trạngBBĐG trong gia đình Khung đo lường có 3 chỉ báo thường được dùng để biểuthị: (i) Mối quan hệ kinh tế, thu nhập, sở hữu tài sản; (ii) Thực hiện chức năng táisản xuất: quyết định về số con, chia sẻ công việc nội trợ gia đình, quan tâm đếnnhau về sức khỏe, công việc, cùng chăm lo cuộc sống gia đình; (iii) Quan niệm,nhận thức về BĐG, xử lý mâu thuẫn gia đình, chia sẻ trách nhiệm về nuôi dạy concái; bạo lực giữa vợ và chồng [Nguyễn Hữu Minh, 2013]

BĐG trong gia đình được GS Lê Thi xây dựng khung phân tích baogồm các chỉ báo đo lường: (i) Quyền quyết định những công việc trọng đại

Trang 24

của gia đình: tỷ lệ nam, nữ làm chủ hộ gia đình Qua điều tra, 48% nữ và 57%nam khẳng định nam giới là người quyết định công việc lớn của gia đình, chỉ

có 20% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định công việc Quyền sửhữu tài sản của gia đình; (ii) Thực hiện công việc lao động trong gia đình:Theo báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2004 chothấy các công việc nội trợ, chăm sóc con cái do phụ nữ đảm nhiệm tới 65%,

có nơi đến 82%; giáo dục con cái, có 50% người vợ đảm nhiệm công việcnày Ngoài ra tác giả đề cập đến quyền sinh con, quyết định số con, lựa chọn

và sử dụng các biện pháp tránh thai cũng được đưa vào trong khung phân tíchBĐG trong gia đình (iii) Tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) từ chửi mắng,

đe dọa, đánh đập khá phổ biến trong gia đình hiện nay được tác giả cho rằngnhững hành vi BLGĐ như vậy là vô đạo đức, mất nhân tính mà nạn nhân của

nó đa phần là phụ nữ [Lê Thi, 2011:166]

Những nghiên cứu gần đây về quan hệ giới trong gia đình vẫn tiếp tụccho thấy quan niệm nam giới là trụ cột, chịu trách nhiệm chính về kinh tế.Phụ nữ có trách nhiệm đối với các công việc chăm sóc con cái, nội trợ vàđược trông mong là người duy trì sự hòa hợp, hạnh phúc gia đình (Kabeer N

và Cộng sự, 2005:10) Trong công trình nghiên cứu của Vũ Thị Thanh: Bất

bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn hiện nay, (2008) khảo

sát 369 đại diện hộ gia đình, 4 thảo luận nhóm, 12 phỏng vấn sâu tại xã PhùLinh, huyện Sóc sơn, Hà Nội Nghiên cứu phân tích tình trạng BBĐ vợ vàchồng trên hai góc độ là phân công lao động giữa vợ và chồng và quyền raquyết định trong gia đình Nghiên cứu cho thấy mô hình phân công lao độnggiữa vợ và chồng cũng không thay đổi nhiều so với mô hình truyền thống.Người vợ vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ tái sản xuất: nội trợ, chăm sóc các thànhviên trong gia đình Tỷ lệ cao hơn người chồng quyết định các công việc lớntrong gia đình [Vũ Thị Thanh, 2008]

Trang 25

Khung phân tích của Trần Thị Cẩm Nhung về Quyền lực của vợ và

chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình Quyền quyết định

trong gia đình thể hiện quyền lực của vợ và chồng trong gia đình được địnhnghĩa là khả năng người vợ/chồng gây ảnh hưởng đến hành vi/hành động củangười kia và được thể hiện bằng việc đưa ra các quyết định liên quan đến đờisống gia đình [Trần Thị Cẩm Nhung, 2012] Tác giả dựa trên 03 khung lýthuyết chính: thuyết phân bổ nguồn lực tương đối; lý thuyết về vai trò giới vàthuyết văn hóa vào trong phân tích mối quan hệ quyền lực của vợ và chồngtrong gia đình: như hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu, mua sắm tài sản,học hành của con cái, công việc đối ngoại, đối nội Với mô hình phân tích nhưvậy, tác giả đã chỉ ra được đặc trưng của quyền lực giữa vợ và chồng vẫn tuântheo vai trò truyền thống Nhưng có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội khácnhau về trình độ học vấn, về mức đóng góp trong thu nhập gia đình, về khuvực nơi họ sinh sống là nông thôn hay đô thị, trên cơ sở đó tác giả chỉ ranhững biến đổi trong cơ cấu quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình [TrầnThị Cẩm Nhung, 2009]

Vũ Mạnh Lợi, nghiên cứu về phân công lao động và quyền ra quyết địnhgiữa vợ và chồng Ông đã xây dựng khung đo khác biệt hơn so với các nghiêncứu đi trước Thay vì liệt kê các công việc trong gia đình thì tác giả có sựphân chia các công việc này theo thế mạnh của từng giới để nhìn nhận mộtcách khách quan về mô hình phân công lao động trong gia đình giữa vợ vàchồng [Vũ Mạnh Lợi, 2013]

1.2 Bình đẳng giới về quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng

Theo báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, 2001, tìnhtrạng bất bình đẳng về quyền, tiếng nói và nguồn lực diễn ra phổ biến, daidẳng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống (quyền kết hôn, ly hôn; quyền quyđịnh quy mô gia đình, thừa kế và quản lý tài sản, phân bổ lao động của mỗi cá

Trang 26

nhân trong gia đình, tham gia các hoạt động tạo thu nhập bên ngoài, quyềnđược đi lại tự do), tồn tại trong hộ gia đình, các thể chế xã hội và nền kinh tế.

Sự phân biệt giới về quyền đã hạn chế khả năng lựa chọn của người phụ nữtrong nhiều khía cạnh của cuộc sống, cản trở những cơ hội mà họ có đượctrong nền kinh tế và trong xã hội [Ngân hàng Thế giới, 2001: 39]

Hệ thống gia đình hiện tồn đã được tạo ra bởi con người, và nó được tạo

ra theo những cách thức đã mang lại rất nhiều lợi thế cho nam giới với cái giálàm giảm quyền lực của phụ nữ Những người theo thuyết nữ quyền xemquyền lực của nam giới đối với phụ nữ như nguồn gốc của sự BBĐG tronggia đình và ngoài xã hội Họ lập luận rằng, việc kiểm soát quyền lực cho phépnam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của nam giới và thu hẹp đáng kểnhững lựa chọn dành cho phụ nữ Kết quả là những địa vị có lợi nhất trong cấutrúc xã hội đã được giữ riêng cho nam giới [Vũ Mạnh Lợi, Gia đình trong tấmgương xã hội học: 37]

Quyền quyết định trong gia đình thường được xem xét dưới góc độtương quan giữa vợ và chồng trong quyết định một số công việc như: sảnxuất, kinh doanh, mua sắm tài sản lớn; mua bán hoặc xây nhà cửa Các nghiêncứu phân tích cơ cấu quyền lực trong gia đình thường sử dụng khung lýthuyết phân bổ nguồn lực tương đối, theo đó, người nào có nguồn lực nhiềuhơn sẽ có vị trí cao hơn trong quyết định các công việc gia đình Theo Blood

và Wolfe (1978), ba nguồn lực quan trọng quyết định cán cân quyền lực của vợ

và chồng trong gia đình là thu nhập, ưu thế nghề nghiệp, trình độ học vấn Tronghầu hết các nền văn hóa, nam giới thường có ưu thế hơn trong việc tiếp cận 3nguồn lực này và kết quả là họ thường có quyền hơn trong gia đình (dẫn theoPhạm Thị Huệ, 2008:370)

Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng khi nghiên cứu vềmối quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng là cách tiếp cận văn hóa Theo cách

Trang 27

tiếp cận này, văn hóa là yếu tố quyết định đến vai trò của vợ và chồng trongviệc ra quyết định, đến sự phân bổ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình.Theo quan niệm truyền thống, tư tưởng gia trưởng là tư tưởng chủ đạo, duy trìmối quan hệ gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng Tuy nhiên, sựtiến bộ của phụ nữ trong các thập kỷ gần đây trong lĩnh vực giáo dục, việc làm

đã giúp thiết lập mối quan hệ bình đẳng hơn trong việc ra quyết định giữa vợ vàchồng [Trần Thị Cẩm Nhung, 2009]

Kết quả điều tra năm 2011 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc về

Quyền quyết định đối với nhà, đất ở của vợ và chồng trong gia đình hiện nay cho thấy 58,6% người tham gia nghiên cứu cho rằng người có quyền

quyết định đối với việc mua bán và chuyển nhượng nhà, đất ở của gia đình họ

là người chồng Tỷ lệ này của người vợ là 5,6%; tỷ lệ cả hai vợ chồng cùngbàn bạc quyết định chiếm 36% Như vậy nhìn chung người chồng vẫn làngười quyết định các vấn đề liên quan đến đất đai, nhà cửa trong gia đình.Nguyên nhân của thực trạng này là do phần lớn người chồng nắm quyềnquyết định đến tài sản (chiếm 60% người trả lời) Trong khi đó vợ nắm quyềnquyết định đến tài sản chỉ là 5%; yếu tố trình độ học vấn, uy thế nghề nghiệpcũng quyết định đến quá trình này [Lê Thị Hồng Hải, 2012] Một số nghiêncứu chỉ ra rằng, khi người phụ nữ tham gia thị trường lao động và có đónggóp kinh tế cho gia đình thì địa vị của họ trong gia đình cũng được nâng lên,phụ nữ càng độc lập về kinh tế thì họ càng ít lệ thuộc vào nam giới và họ cóquyền tự chủ hơn [Phạm Thị Huệ, 2008; Bùi Thị Thanh Hà, 1997; Lê Ngọc Văn,1999; Bùi Thị Kim Quỳ, 1995; Hoàng Thị Khánh, 1995 ] Cuộc điều tra ở VĩnhPhúc cũng đưa ra nhận định trên

1.3 Bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình

Đặc trưng của phân công vai trò giới truyền thống trong gia đình làngười chồng giữ vai trò trụ cột về kinh tế còn người vợ làm nội trợ Mô hình

Trang 28

này được cả hai giới chấp nhận như là sự phân công lao động tự nhiên, phùhợp với thiên chức của mỗi giới Trong những thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX

về trước, chủ đề này cũng ít được nghiên cứu ngay cả ở các nước phươngTây Theo nhận xét của Huber và Spitzer (1983) “Khoảng 20 năm trước đây,hầu như không có nghiên cứu của khoa học xã hội về công việc nội trợ ”.Nhưng từ khi có sự phát triển của công nghệ và sản xuất đòi hỏi phụ nữ thamgia ngày càng tăng vào lực lượng lao động xã hội… ngày càng có nhiềunghiên cứu về chủ đề này để hiểu được bản chất của sự biến đổi phân côngvai trò giới trong gia đình Các nghiên cứu không chỉ tập trung vào mô hìnhphân công lao động giữa các thành viên trong các loại gia đình khác nhau, màcòn phân tích những hậu quả của phân công lao động nội trợ

Những người theo quan điểm nữ quyền chính thống đầu tiên đã coi sựphân công lao động theo giới trong gia đình và việc đưa phụ nữ vào lĩnh vực

lao động gia đình chính là cội nguồn của bất bình đẳng đối với phụ nữ Mary

Wollstonecraft (1759-1799) và John Stuart Mill (1806-1873) đã cho rằng sự

bị trị của phụ nữ bắt nguồn từ những ràng buộc về tập quán và pháp lý Chúngngăn cản phụ nữ tham gia vào những thành công trong lĩnh vực công Bởi vì

xã hội có quan niệm sai lầm rằng, về bản chất phụ nữ kém năng lực hơn namgiới về trí tuệ hoặc thể chất do vậy xã hội gạt phụ nữ ra khỏi hàn lâm viện,các diễn đàn và thương trường Chính do sự gạt ra ngoài này làm cho ngườiphụ nữ không được bộc lộ tiềm năng đích thực [Lê Ngọc Văn (chủ biên),2006:114]

Các nhà xã hội học nữ quyền đã tiến hành các nghiên cứu về công việcchăm sóc và sự chia sẻ của đàn ông và đàn bà với công việc đó Các kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng, hầu như trong mọi xã hội, sự phân công lao động theogiới tính đã trao trách nhiệm chăm sóc lên vai người phụ nữ Hay ít ra phụ nữ

là người chịu trách nhiệm chính trong công việc chăm sóc Họ có ít thời gian

Trang 29

rỗi hơn đàn ông mặc dù trên thực tế, phụ nữ đang làm những công việc bênngoài được trả công ngày càng nhiều hơn [Gershuny et al, 1994; Hochschild,1989; Sullivan, 1997]

Việc phân chia vai trò được xem như điểm mấu chốt khung lý thuyết củaphái nữ quyền Họ cho rằng BBĐG trong gia đình cần phải được giải thíchdưới dạng sự phân công các vai trò giới mà đến lượt mình chỉ có thể hiểu

được bằng việc chúng ta đã nuôi dạy con cái như thế nào, bằng sự phân công

lao động theo giới tính, bằng các định nghĩa văn hóa về cái gì là thích hợp đối với mỗi giới, và bằng các sức ép xã hội mà chúng ta đặt lên mỗi một trong hai giới [Mai Quỳnh Nam, 2004:32].

Nghiên cứu giới nêu trên đã chỉ ra những mâu thuẫn lớn trong sự phâncông lao động, trong mối quan hệ giới, trong tập quán, lối sống của gia đình

Từ đó cắt nghĩa nguyên nhân của tình trạng BBĐG và tìm ra giải pháp khắcphục tình trạng

Lê Thi nghiên cứu về Phân công lao động và quyết định công việc trong

gia đình dựa trên số liệu khảo sát ở Hưng yên cho thấy mô hình truyền thống

được duy trì ở các khu vực nông thôn Hưng Yên và Hà Nội năm 2008 Tácgiả nhìn thấy một xu hướng chuyển đổi tiến bộ: mối quan hệ giữa vợ chồngngày càng thể hiện sự bình đẳng trong phân công lao động và quyền quyếtđịnh các công việc lớn trong gia đình Mặc dù vẫn còn có những biểu hiệnquyền lực nghiêng về đàn ông Phụ nữ vẫn đảm nhận trách nhiệm chính cáccông việc tái sản xuất: nội trợ, chăm sóc người già, người ốm, trẻ em, ngoài

ra, họ còn thực hiện cả công việc tạo thu nhập Đây vừa là một biểu hiện quantrọng của BĐG, vừa thách thức nữ giới về gánh nặng vai trò kép Nam giớithực hiện chủ yếu các công viêc sản xuất và các quyết định quan trọng tronggia đình Tuy nhiên tác giả lại không đưa ra kết luận cụ thể hơn những khácbiệt giữa nông thôn và đô thị về đặc điểm phân công lao động và quyền quyếtđịnh trong gia đình [Lê Thi, 2009]

Trang 30

Các nghiên cứu khác về phân công lao động trong gia đình cũng đã chỉ

ra rằng phụ nữ thường là lực lượng chủ yếu đảm nhận phần lớn trách nhiệmviệc nhà, nam giới có đóng góp nhưng rất ít và chỉ tham gia ở mức độ nhấtđịnh, ở những công việc nhất định [Nguyễn Linh khiếu, 2003; Lê Ngọc Văn,2004; Vũ Huy Tuấn và Cộng sự 2004; Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 2013] Tác

giả Vũ Tuấn Huy, trong nghiên cứu của mình Phân công lao động nội trợ trong gia đình đã chỉ ra nhiều thay đổi ở khu vực đô thị, nơi những người phụ

nữ tham gia các công việc sản xuất và hoạt động xã hội như nam giới Thayđổi này đã mở đường cho sự xuất hiện mô hình gia đình Việt Nam mới – giađình bình đẳng [Vũ Tuấn Huy, 2006]

Các nghiên cứu trên thế giới về công việc nhà cũng cho thấy, khi ngườiphụ nữ tham gia các công việc tạo ra thu nhập thì công việc nhà do họ đảmnhiệm sẽ giảm bớt đi Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây về BĐG trongkhu vực công vẫn cho thấy nữ CBCC tham gia vào các hoạt động lao độngsản xuất xã hội như nam giới Họ vừa thực hiện thiên chức mang thai và sinhcon mà nam giới không thể làm thay phụ nữ Ngoài ra, phần lớn các công việcchăm sóc và giáo dục con cái cũng do phụ nữ đảm nhiệm, tỷ lệ nam giới chia

sẻ việc nhà với phụ nữ tăng lên rất chậm và không bền vững [Nguyễn ĐứcHạt, 2006; Nguyễn Thu Linh, 2005]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy về Hoạt động lao động sản

xuất trong gia đình của phụ nữ đang tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở

ở nông thôn (nghiên cứu 4 xã của tỉnh Thanh Hóa) Tác giả chỉ ra bức tranh

về hoạt động phân công lao động sản xuất trong gia đình của phụ nữ tham giachính trị cấp cơ sở Nhóm phụ nữ này cũng giống như hầu hết những phụ nữthuần nông khác, họ là người đảm nhiệm hầu hết các công việc nội trợ vàtham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng lại đồng thời tham giacác hoạt động đoàn thể, chính trị xã hội của địa phương So với đồng nghiệp

Trang 31

nam, họ gặp phải khó khăn trong sắp xếp thời gian để đảm nhận 3 vai trò Trongkhi đó nam cán bộ cơ sở không phải tham gia việc nhà nhiều, họ được thuận lợinhiều hơn, được sự hỗ trợ nhiều hơn từ gia đình [Nguyễn Thị Thúy, 2013]

1.4 Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng

Bạo lực chống lại phụ nữ với tất cả các hình thức của nó đã xảy ra ở mọicộng đồng và ở mọi quốc gia trên thế giới, bất kể sự khác nhau về giai cấp,chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo hay dân tộc Trên thế giới này cứ trung bình 3phụ nữ thì có 1 người bị đánh, bị cưỡng ép tình dục hoặc bị hành hạ, và đa sốthủ phạm đều là người trong gia đình BLGĐ đã trở thành nguyên nhân chủyếu làm tổn hại sức khỏe sinh sản của phụ nữ và là sự vi phạm nhân quyềnthô bạo [UNDP, 2010]

Phải nói rằng nhận thức về nạn bạo lực trên toàn thế giới trong khoảng

10 năm qua đã có những thay đổi rõ rệt Chương trình hành động của hội nghị

về phụ nữ ở Bắc Kinh năm 1995 cho rằng “Bạo lực chống lại phụ nữ là biểu

hiện của các quan hệ quyền lực không bình đẳng về mặt lịch sử giữa nam giới và nữ giới, điều đó đã dẫn đến sự thống trị và phân biệt đối xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi mặt của phụ nữ” [United

Nations, 1995]

Ở Việt Nam BLGĐ chống lại phụ nữ không phải là một chủ đề mới SựBBĐG đã có từ lâu trong lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia theo chế độphụ hệ, trong đó có Việt Nam đã làm nên những thái độ và niềm tin chắc chắncủa xã hội về vị trí, vai trò và trách nhiệm hơn hẳn một bậc của người đàn ông

so với người phụ nữ Từ đó và đương nhiên là thái độ thiếu nghiêm túc và sựphản ứng không quyết liệt của xã hội và thậm chí của cả các cơ quan hànhpháp đối với bạo lực chống lại phụ nữ đã làm cho tệ nạn này vẫn tiếp tục tồntại dai dẳng ở mọi cộng đồng, bất kể nơi đó là nông thôn hay đô thị, và ở mọigia đình không phụ thuộc vào thu nhập hay trình độ học vấn

Trang 32

Các nghiên cứu gần đây cho thấy BLGĐ là tương đối phổ biến [Lê ThịQuý, 1996, 1999] Các tác giả Lê Thị Phương Mai (1998), Lê Thị PhươngMai và Lanfdield Katharine (1999) tập trung vào việc tìm hiểu nhữngnguyên nhân và các hình thức khác nhau của bạo lực Vũ Mạnh Lợi vàđồng nghiệp (1999) đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế

xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luậtpháp và các thể chế đối với nạn BLGĐ

Bạo lực không chỉ thể hiện trong lịch sử Việt Nam mà nó vẫn còn tồntại trong xã hội Việt Nam đương đại, đặc biệt là các dạng thức BLGĐ, cảbạo hành thể xác, bạo hành tinh thần, bạo lực ngôn từ và bạo lực tình dục[Rydstrom, 2006:329] Luật phòng chống BLGĐ ở Việt Nam đã đượcthông qua năm 2007, tuy nhiên Báo cáo quốc gia về BLGĐ [GSO, 2010]vẫn cho thấy hiện trạng phụ nữ bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần còn phổbiến [Phạm Quỳnh Phương, 2013]

Cuộc khảo sát định lượng của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ kĩ thuật

và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc đã thựchiện nghiên cứu quốc gia lần đầu tiên tại Việt Nam về BLGĐ Cuộc khảo sátđược tiến hành trên 4.838 phụ nữ từ 18- 60 tuổi đại diện cho 6 vùng địa lý vàkinh tế ở Việt Nam Các loại hình bạo lực do chồng gây ra đối với phụ nữđược nêu ra trong nghiên cứu như: bạo lực về thể xác, bạo lực về tình dục,bạo lực về kinh tế và tinh thần Kết quả cho thấy 32% phụ nữ từng kết hôn bịbao lực thể xác; 10% phụ nữ bị bạo lực tình dục trong đời; 54% phụ nữ từngkết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời; Tỷ lệ bạo lực vềkinh tế là 9% BLGĐ đối với phụ nữ là tương đối phổ biến, đặc biệt là bạo lựctinh thần Nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực đã được bình thường hóa, ngườiphụ nữ đã phải chịu đựng bạo lực và chấp nhận bạo lực, giữ im lặng về những

điều mà họ đang phải hứng chịu “BLGĐ nói chung và bạo lực do chồng gây

Trang 33

ra đối với vợ là những vấn đề riêng tư và nhạy cảm tại Việt Nam Phụ nữ thường giấu kín, e ngại khi đề cập, chia sẻ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ do bị kỳ thị, thiếu cơ chế hỗ trợ và ứng phó nhạy cảm, thiếu sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và cơ quan chức năng, hoặc lo sợ hậu quả đối với chính bản thân họ và con cái họ Vì thế cho đến nay, mức độ BLGĐ mà phụ nữ Việt Nam phải hứng chịu vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ”

[UNDP, 2010]

1.5 Nguyên nhân và các rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình

Simone de Beauvoir, trong tác phẩm “Giới thứ hai” (bản tiếng Việt

1996) trên cơ sở phê phán các quan điểm giới trong lịch sử, bà chỉ ra rằng, sựphân biệt giới không phải là tiền định, càng không phải do yếu tố sinh họchay tính dục mà là một hiện tượng mang tính xã hội đã được lịch sử duy trì và

áp đặt trong suốt chiều dài lịch sử Beauvoir đã tiến lên một bước xa khi đưa

ra con đường giải phóng phụ nữ trên nền tảng triết học hiện sinh Theo bà đểtạo ra nền tảng của sự bình đẳng thì không ai khác mà chính là phụ nữ phảigiương cao ngọn cờ, đề cao tính chủ thể để vượt lên chứ không trông chờ vào

sự giải phóng bên ngoài “Mọi sự đều có thể nếu phụ nữ biết nắm trong tay số

phận của mình”, bà yêu cầu phụ nữ phải vượt lên cái tôi thường nhật để được tự

do và khẳng định mình Ngòi bút sắc xảo của bà như lách vào nỗi niềm sâu kínnhất của tất cả phụ nữ trên thế giới mà lâu nay ít ngòi bút nào bộc bạch trên cácdiễn đàn vào thời kỳ của bà [dẫn lại Ngô Tuấn Dung, 2006, 2011]

John Stuart Mill, trong tác phẩm The Subjection of Women (Sự bị trị của

phụ nữ) cho rằng, sự bị trị của phụ nữ bắt nguồn từ những ràng buộc về pháp

lý và tập quán, chúng ngăn cản người phụ nữ tham gia và thành công tronglĩnh vực công Xã hội có quan niệm sai lầm rằng: về bản chất phụ nữ kémnăng lực hơn nam giới về trí tuệ hay thể chất, do vậy xã hội gạt phụ nữ rangoài lề và điều này làm cho tiềm năng đích thực của phụ nữ không được bộc

Trang 34

lộ Juliet Mitchell chỉ ra cốt lõi của tình trạng áp bức phụ nữ đó là: sản xuất,tái sản xuất, tình dục và nuôi dưỡng con cái Trong khi đó, các nhà nữ quyền

xã hội chủ nghĩa đã phát triển hai cách tiếp cận khác nhau để giải thích về ápbức phụ nữ: chế độ nam trị và chủ nghĩa tư bản qua đó có thể phân tích mọikhía cạnh của áp bức phụ nữ Các nhà nữ quyền phương Tây cho rằng nguồngốc của sự áp bức phụ nữ trong hôn nhân là sự tồn tại của chế độ gia trưởng(Thoine, 1982; Ferguson, 1989) Các nhà nữ quyền đã mô tả sự áp bức bóc lột

và quá trình kiểm soát của chế độ gia trưởng đối với phụ nữ ở tất cả nhữngnơi mà phụ nữ và nam giới tương tác, đặc biệt là trong mối quan hệ gia đình[dẫn lại Mai Huy Bích, 2003]

Một số nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra nguyên nhân của tình trạng BBĐGtrong gia đình bao gồm: cơ chế, chính sách pháp luật chưa thật sát với thựctiễn, trong đó có cách thức giải quyết BLGĐ hiện nay đang củng cố thêm tìnhtrạng bất bình đẳng (tinh thần hòa giải vẫn trên cơ sở BLGD nên giải quyếtnội bộ, bạo hành bị thương tật 11% trở lên mới có thể khởi tố hình sự,…);truyền thống văn hóa, định kiến giới tham gia mạnh mẽ vào quá trình xâydựng chuẩn mực duy tình trạng bất bình đẳng trong gia đình [Hoàng Thị

Khánh, 1995] Trong nghiên cứu gần đây của tác giả Trần Anh Thư về Quan

niệm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình, cũng chỉ ra

rằng, mặc dù vợ chồng trẻ đã có thái độ và quan niệm về BĐG tốt hơn so vớithế hệ trước, song dưới áp lực xã hội: định kiến, văn hóa truyền thống,… họvẫn tiếp tục duy trì các quan niệm và hành vi ứng xử có tính chất BBĐG thểhiện qua sự phân công lao động trong gia đình [Trần Thị Anh Thư, 2010].Bàn về tình trạng BLGĐ, các nhà nữ quyền phương Tây cho rằng tìnhtrạng chồng đánh vợ là hết sức nghiêm trọng và phổ biến, rằng đánh vợ làhình thức chủ yếu để nam giới kiểm soát phụ nữ Một số tác giả khác theoquan điểm thủ cựu ở phương Tây thì lập luận rằng BLGĐ không phải do

Trang 35

quyền gia trưởng của nam giới như các nhà nữ quyền tuyên bố, mà do một sốgia đình trở nên loạn chức năng, và là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của giađình và sự suy thoái của các chuẩn mực đạo đức Tình trạng chồng đánh vợtrở nên phổ biến trên toàn thế giới Nó được lý giải từ nhiều lý do: (i) ở nhiều

xã hội, nhiều nền văn hóa, người ta dung thứ, thậm chí tán thành bạo lựctrong quan hệ vợ, chồng, nhất là việc chồng đánh vợ Trong khi ngoài nếp nhàchúng ta vẫn duy trì một khuôn mẫu hành vi mang tính quy tắc: không ai cóquyền đánh người khác, thì trong nhà, tình hình khác hẳn [Mai Huy Bích,2003:104] Lê Thị Quý, Vũ Mạnh Lợi (2004) cũng đưa ra nhận xét, ở ViệtNam, nhiều người tin rằng nam giới có quyền đánh vợ Rất đông người thậmchí còn so sánh vợ với con với ý nghĩa cả hai đối tượng này cần sự dạy dỗ củangười chồng (ii) Lý do thứ hai liên quan đến bản chất quan hệ giới trong giađình Trong các thể chế khác, nơi con người chỉ đóng một vai trò nào đó, vàbiểu hiện một vài khía cạnh nhân cách, thì gia đình là nơi mỗi thành viên bộc

lộ toàn bộ nhân cách con người của mình Hôn nhân là quan hệ mang sắc tháicảm xúc cao dễ khiến những bất đồng, xung đột bùng nổ về mặt tình cảm.Một người đàn ông có thể bỏ qua khi nữ đồng nghiệp nói nhiều, nhưng lại dễnổi nóng nếu vợ mình tỏ ra lắm lời (iii) Nhiều xã hội thường coi xu hướngcoi BLGĐ là chuyện riêng tư, không nên can thiệp Sự bàng quang này đãdung thứ, thậm chí khuyến khích cho BLGĐ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đằng sau những vụ BLGĐ phần lớn lànhững lời lý giải liên quan đến những quan điểm truyền thống về vai trò giới,những cấu trúc và thực hành của quyền lực nam giới, xuất phát từ sự BBĐG,cũng như vị trí yếu thế của phụ nữ [Randall, 1999, Phan Thị Thu Hiền, 2008].Điều đáng chú ý là bạo lực thường được xem là kết quả của những yếu tố cánhân và gia đình, cũng như những chuẩn mực văn hóa, xã hội và ảnh hưởng

to lớn bởi hệ tư tưởng Nho giáo [Rydstrom, 2003, 2006; Hoàng Tú Anh, etal.2000; Mai Huy Bích, 1993; Trần Đình Hượu, 1991]

Trang 36

Theo Lê Thi (2011), nguyên nhân của BLGĐ trước hết là từ tư tưởngđặc quyền của nam giới; Từ tư tưởng an phận, tự ti, nhu nhược của người phụ

nữ, nhẫn nhịn chịu đựng; Họ hàng, cộng đồng, chính quyền các cấp còn thờ ơ,

vô trách nhiệm, không can thiệp, bỏ mặc [Lê Thi, 2011:194]

1.6 Ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đến phát triển nghề nghiệp của nam và nữ

Nhận thức từ thực tiễn và lý luận đều cho thấy BĐG rất cần thiết trongviệc đa dạng hóa giá trị, tăng quyền và mở rộng cơ hội lựa chọn cho cả haigiới để có thể phát huy mọi tiềm năng, sức lực của mình, đóng góp cho sựphát triển bền vững của xã hội BĐG không chỉ là một giá trị biểu hiện tínhnhân văn mà còn là tiêu chí thể hiện trình độ văn minh của các quốc gia, dântộc; là nền tảng của chiến lược phát triển con người trên phạm vi toàn cầu.Các lý thuyết nghiên cứu về phát triển đã chỉ ra rằng BĐG là một trong nhữngyếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, từng gia đình

và toàn xã hội

Báo cáo giới tại Việt Nam năm 2011 do Ngân hàng Thế giới thực hiện

đã phân tích vấn đề giới trong các lĩnh vực: nghèo đói, an sinh xã hội, việc làm,tham gia chính trị của nam và nữ Phân tích cho thấy tình trạng BBĐG còn khátrầm trọng

Không thể có bình đẳng về cơ hội khi không có sự chia sẻ các công việctrong gia đình một cách hợp lý Việc dồn gánh nặng trong phân công côngviệc tái sản xuất trong gia đình lên người phụ nữ, việc phân bổ các nguồn lực,quyền lực trong gia đình không bình đẳng, tình trạng BLGĐ mà phụ nữ là nạnnhân đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phụ nữ, không chỉ về thể chất,tinh thần mà cả về những cơ hội kinh tế và phát triển năng lực cá nhân, là mộtcản trở quan trọng trong việc lựa chọn những cơ hội trong cuộc sống của phụ

nữ Người ta nhận thấy, BBĐG trong gia đình đã ảnh hưởng đáng kể đến

Trang 37

những bất bình đẳng về giới trong những cơ hội lựa chọn nghề nghiệp xã hội[Lê Ngọc Văn, 2006:228] Cho nên giải quyết vấn đề BBĐG trong gia đình là

cơ sở cho việc cải thiện vị thế, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị,trong các hoạt động kinh tế - xã hội Các nghiên cứu về phụ nữ trong cơ quanĐảng, chính quyền đều cho thấy yếu tố gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến pháttriển nghề nghiệp của họ

Từ quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư Trung

ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”, Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12-7-1993 của Bộ chính trị về “Tăng cường và đổi

mới công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Chỉ thị 37-CT/TW ngay

16/5/1994 về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, trong

những năm gần, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về giới, thực hiệnBĐG trong môi trường làm việc trong hệ thống chính trị, hành chính Cácnghiên cứu này đi vào mô tả tình trạng bất bình đẳng trong phát triển nghềnghiệp của phụ nữ trong khu vực công, chỉ ra thực trạng năng lực của cán bộ

nữ, nguyên nhân của thực trạng năng lực của cán bộ nữ, những khó khăn màcán bộ nữ gặp phải trong hệ thống chính trị, các quan điểm, các giải pháp nhằmnâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị Các nghiên cứu vềcán bộ, công chức nữ trong bộ máy chính quyền, đều hướng tới nâng cao nănglực, vị trí, quyền và tiếng nói cho phụ nữ, trong đó có việc nâng cao tỷ lệ thamchính cho phụ nữ ở các cấp, cơ hội và hình thức đào tạo, sử dụng cán bộ nữ,phát triển tài năng của phụ nữ

Các nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản của phụ nữ trên con đườngphát triển nghề nghiệp như: cơ chế, chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, nângcao trình độ chuyên môn, môi trường làm việc Ngoài ra phải kể đến nhữngđịnh kiến giới đã ngăn cản phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và tiếpcận các vị trí quan trọng trong nền công vụ

Trang 38

Một rào cản khác không kém phần quan trọng đó là sự thiếu ủng hộphụ nữ từ trong gia đình Sức ép từ gia đình đã làm cho không ít phụ nữphải lựa chọn hoặc là gia đình, hoặc là sự nghiệp [Nguyễn Thu Linh,

2005] Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạt ( 2006) với đề tài: Nâng cao năng

lực cho cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cho thấy mâu thuẫn giữa hạnh

phúc gia đình và công danh sự nghiệp là vấn đề nan giải đối với cán bộ nữ.Nếu gặp phụ nữ thăng tiến trong công danh thì bất hạnh về gia đình và nếulựa chọn gia đình thì ít có được sự thăng tiến về chính trị Đây có thể lànhững cản trở chính đối với phụ nữ trong quá trình phát triển vị thế, pháthuy năng lực cá nhân, làm cho phụ nữ đánh mất nhiều cơ hội phát triển

ngoài xã hội Tác giả Võ Thị Mai, 2011, trong bài viết “Mối quan hệ giữa

hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối với cán bộ nữ” cho rằng

mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối với phụ

nữ là vấn đề nan giải, bởi để giải quyết tốt mối quan hệ này, người phụ nữkhông chỉ vượt qua những khó khăn, cản trở từ phía xã hội mà còn cả phíagia đình và chính bản thân họ Việc điều hòa giữa vai trò làm vợ, làm mẹtrong gia đình và vai trò là cán bộ lãnh đạo quản lý trong cơ quan gặpnhiều khó khăn đối với phụ nữ Mối quan hệ giữa hạnh phúc và công danh

sự nghiệp của phụ nữ làm nảy sinh những xung đột buộc người phụ nữphải dành sự ưu tiên khác nhau, thậm chí là phải lựa chọn một trong hainếu như họ không thể sắp xếp hài hòa [Võ Thị Mai, 2011]

Dự án: “Phân tích giới trong hoạt động của hội đồng nhân dân thuộc

dự án nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận do

Oxfam Anh thực hiện 4/2009 và 7/2010, cũng đã chỉ ra những rào cản đốivới phụ nữ trong quá trình tham gia ứng cử hội đồng nhân dân các cấp, cụthể là rào cản về nhận thức, về năng lực, về cách thức, thủ tục bầu cử vàrào cản về văn hóa Trong số những rào cản đã nêu thì sự thiếu ủng hộ từ

Trang 39

gia đình và nam giới trong gia đình là yếu tố quan trọng làm cho tỷ lệ nữtham gia vào hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Ninh Thuận thấp Trên cơ

sở đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp can thiệp nhằm tăng cường sựtham gia của phụ nữ trong hoạt động của hội đồng nhân dân [Phạm ThuHiền, 2011]

Nghiên cứu Rào cản đối với phụ nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý

-từ góc nhìn của các yếu tố văn hóa Tác giả Phạm Thu Hiền đã dựa trên nhiều

công trình nghiên cứu khác nhau để lý giải sự thiếu hụt của nữ giới trong hệthống chính trị từ góc độ văn hóa Các khái niệm định kiến giới, quan niệm,chuẩn mực truyền thống được xem như là rào cản dai dẳng bởi những biếnđổi chậm chạp của nó Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với sự tham gialãnh đạo, quản lý của phụ nữ thể hiện ở kỳ vọng của xã hội về vai trò phụ nữ

về sự phụ thuộc Những trách nhiệm gia đình đã trói buộc phụ nữ và làm tuột

bỏ các cơ hội tham gia lãnh đạo Việc hài hòa giữa công việc và gia đình làmột thách thức với nhiều phụ nữ làm lãnh đạo Xung đột vai trò là điều màphụ nữ thường phải đối mặt Ngoài ra phụ nữ còn phải đối mặt với định kiến

về khả năng lãnh đạo của họ, với thái độ thiếu thiện chí từ những người có vịtrí cao trong cơ quan; định kiến của cộng đồng đánh giá thấp về vai trò củaphụ nữ và cho rằng phụ nữ chỉ nên gắn bó với công việc gia đình Động lựctham gia lãnh đạo quản lý của phụ nữ không mạnh mẽ bằng nam giới Cácchuẩn mực giới tính nữ được kỳ vọng đã hạn chế phụ nữ trong giao tiếp, mởrộng mạng lưới quan hệ xã hội tất cả những điều này đã góp phần chống lại

phụ nữ trong việc gia nhập vào vị trí lãnh đạo, quản lý Bức tường kính vẫn

vây quanh họ, nếu phụ nữ không ý thức được điều này thì họ sẽ phải chịunhững tổn thương do va đập vào nó [Phạm Thu Hiền, 2013] Tác giả đã đưa

ra những phân tích mang tính toàn diện về rào cản văn hóa đối với phụ nữtham gia lãnh đạo quản lý

Trang 40

1.7 Một số nhận xét

1.7.1 Về chủ đề, nội dung nghiên cứu

Gần 30 năm qua, các nghiên cứu về giới ở Việt Nam đã được tiến hànhthực hiện trên phạm vi rộng rãi các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giới vàviệc thực hiện BĐG Tuy nhiên, nghiên cứu về giới là một ngành khoa họcnon trẻ, mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển cả về phạm vi các vấn đềnghiên cứu cũng như việc vận dụng lý thuyết và phương pháp trong nghiêncứu Những công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề nâng caonăng lực cho nữ CBCC ở Việt Nam đã được thực hiện và mang lại những trithức quan trọng góp phần nâng cao nhận thức về BĐG trong khu vực công,góp phần cải thiện chính sách về BĐG đối với CBCC Các chủ đề này lý giảinhiều góc độ khác nhau để giải thích cho tình trạng kém năng lực của nữCBCC so với nam, tình trạng thiếu hụt nữ giới trong các chức vụ cao trong hệthống chính trị Tuy nhiên các nghiên cứu về BĐG trong gia đình ảnh hưởngđến phát triển nghề nghiệp đối với phụ nữ trong khu vực công còn mờ nhạt.Chưa có những nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc hơn những tác động từcác biểu hiện BĐG ngay trong gia đình với tư cách là tác nhân quan trọng ảnhhưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ giới Còn thiếu cácnghiên cứu mang tính khái quát về mối liên hệ giữa BĐG trong gia đình vớihiệu quả công việc và vị thế của phụ nữ, thiếu việc đúc kết những gì cần làm vànhững gì cần rút kinh nghiệm từ thực tế trong việc thực hiện BĐG trong giađình Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng BBĐ trong gia đình đangdiễn ra khắp mọi nơi nhằm phát huy năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ,nâng cao vị thế cho phụ nữ trong hệ thống chính trị

Các nghiên cứu trong thời gian qua tập trung vào các vấn đề về quyền,tiếng nói, về nâng cao năng lực, vị trí của phụ nữ; những khó khăn của phụ nữtrong quá trình phấn đấu trong công việc, những bất cập của phụ nữ trong

Ngày đăng: 06/02/2016, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ann Oakley: The sociology of Housework. Martin Robertson, London.1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The sociology of Housework
2. Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới, Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, Nguồn lực và Tiếng nói, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, Nguồn lực và Tiếng nói
Nhà XB: nhà xuất bản Văn hóa thông tin
3. Báo cáo quốc gia lần thứ 2 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước Liên hiệp quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
Nhà XB: nhà xuất bản Phụ nữ
7. Bộ tài liệu Bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước, tập (1,2,3) Học viện Hành Chính Quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước
9. Bùi Thế Cường, Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90
11. Caroline O.N. Moser, Kế hoạch hóa về giới và phát triển – lý thuyết, Thực hành và Huấn luyện, Nxb Khoa học xã hội, -.:H, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hóa về giới và phát triển – lý thuyết, Thực hành và Huấn luyện
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
16.Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, QĐ – TTCP ngày 21/1/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010
17.Học viện Hành chính Quốc gia, Công vụ - Công chức, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công vụ - Công chức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
18.Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý: Gia đình học, Nxb. Lý luận Chính trị, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình học
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
19.Đặng Thị Hoa, Tiếp cận lý thuyết nhân học trong nghiên cứu gia đình. Nghiên cứu gia đình và giới quyển 24, số 4, 2014: 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận lý thuyết nhân học trong nghiên cứu gia đình
20.Ban kế hoạch hóa phát triển, Trường đại học tổng hợp Luân Đôn, Giới trong chính sách công cộng ở Việt Nam, 5/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới trong chính sách công cộng ở Việt Nam
21.Desai, Jaiki (1995). Việt Nam qua lăng kính Giới - Hà Nội: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam qua lăng kính Giới
Tác giả: Desai, Jaiki
Năm: 1995
22.Đỗ Thị Thạch, Bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 8/ 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
23.TS. Đỗ Thị Bình – TS. Trần Thị Vân Anh, Giới và Công tác giảm nghèo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới và Công tác giảm nghèo
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
24.Đỗ Thị Bình, Các trường phái lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu gia đình. Trong: Lê Ngọc Văn (chủ biên) Nghiên cứu gia đình – Lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trường phái lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu gia đình". Trong: Lê Ngọc Văn (chủ biên) "Nghiên cứu gia đình – Lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
25.E.A Capitonov, Xã hội học thế kỷ XX Lịch sử và công nghệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học thế kỷ XX Lịch sử và công nghệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội
26.Franklin, Barbara A.K. (1999).Mở rộng chân trời: Thay đổi các vai trò giới ở Việt Nam. Hà Nội: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng chân trời: Thay đổi các vai trò giới ở Việt Nam
Tác giả: Franklin, Barbara A.K
Năm: 1999
28.Gunter Endruweit, Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội -1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học hiện đại
Nhà XB: Nxb Thế giới
29.Nguyễn Thu Linh, Giới và phát triển trong môi trường quản lý Nhà nước, mã số 99 – 98 – 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới và phát triển trong môi trường quản lý Nhà nước
35.Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, (2003) Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w