Mục tiêu chính trị• Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân... Để phát huy
Trang 1Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của
Xã hội Chủ nghĩa
• Nhóm Nắng Cầu Vồng
Trang 3Mục tiêu chung của XHCN
• Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của Người là duy nhất.
• Có khi Người nêu ra 1 cách trực tiếp : đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
• Có khi Người lại nói gián tiếp rằng :
“Toàn Đảng, toàn dân ta, đoàn kết phấn đâu, xây dựng một
nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
(Trích trong Di chúc của Hồ Chí Minh)
Trang 4Mục tiêu chính trị
• Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân
Trang 5Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, HCM đã chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp :
•Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng
•Củng cố các hình thức dân chủ đại diện
•Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
Chính vì vậy mà HCM luôn đòi hỏi ở những người cầm quyền, những cán bộ công chức nhà nước phải không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện “ cần, kiệm, liêm, chính”, “ Chí công vô tư”, đặc biệt là chống tham ô lãng phí, quan liêu cửa quyền …
Trang 6
• Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng Ban chỉ đạo) yêu cầu, tập trung rà soát và hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong lĩnh vực quản lí và sử dụng đất đai, sử dụng ngân sách, thuế, đầu tư và chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước - những lĩnh vực đang còn nhiều sơ hở và lãng phí.
• Thủ tướng chỉ đạo, thời gian tới các cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố và xét xử cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
• Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu, trước một vụ án, một
vụ việc tham nhũng, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác cung cấp thông tin cho báo chí nhằm định hướng dư luận, đảm bảo tính chính thống, tính công khai, minh bạch của các thông tin được đưa ra, tránh tình trạng
thông tin không chính thống gây sự hiểu lầm trong nhân dân cho rằng sự việc được bưng bít, các hoạt động công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng chỉ là
“đầu voi đuôi chuột”.
Trang 7Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa quyền làm chủ với nghĩa vụ và tính năng động của người làm chủ :
“Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm
lo việc nước như chăm lo việc nhà…Đã là
người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”.
Trang 8Mục tiêu kinh tế
• Theo HCM, chế độ chính trị của XHCN muốn vững mạnh, đứng
vững trước những sóng gió và biến động lớn của thế giới thì cần được đảm bảo bởi 1 nền kinh tế thật vững mạnh
• Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nên kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến Bóc lột TBCN được loại bỏ dần, đời sống vật chất của nhân đân ngày càng được cải thiện
• Nền kinh tế nước ta cần phát triển 1 cách toàn diện các ngành, đặc biệt là những ngành chủ chốt là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “ Công nghiệp và nông nghiệp là 2 chân của nền kinh tế nước nhà”
Trang 9• Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu
công cộng về tư liệu sản xuất Trong thời ký quá độ, nền kinh tế còn tồn
tại 4 hình thức sở hữu chính:
*Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân.
*Sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
*Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
*Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản
Trong đó, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển
ưu tiên”.
Một điều rất quan trọng mà HCM đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
Trang 10Tại sao lại nói rằng : “ Công nghiệp và nông nghiệp là 2 chân của nền kinh tế nước nhà” ?
Trang 11Mục tiêu văn hóa – xã hội
• Theo HCM, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN
• Văn hóa được thể hiện trên tất cả các phương diện đời sống xã hội
như : xóa mù chữ, giải trí lành mạnh, thực hiện vệ sinh phòng bệnh,
thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa, bài trừ mê tín di
Trang 12 Bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu :
Trang 13• Về bản chất của nền văn hóa XHCN VN, Người khẳng định : “phải
xã hội chủ nghĩa về nội dung”
• Để có được nền văn hóa như vậy ta phải phát huy vốn quý báu của dân tộc, đồng thời tiếp thu văn hóa tiên tiến của thế giới
Phương châm xây dựng 1 nền văn hóa mới
Trang 14 HCM đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của CM XHCN là đào tạo con người Bởi vì, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con người.
Người cho rằng :
“Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN, tư tưởng XHCN ở mỗi con
người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghỉa Mác – Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
• Bác luôn nhấn mạnh việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, đồng thời
Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, tạo điều kiện để mọi người đem tài năng của mình ra cống hiến cho XH.
• Bác luôn luôn gắn tài năng với đạo đức
Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong 1 con người Vì vậy tất cả mọi người đều phải
luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa
“chuyên”.
Trang 15Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Trang 18TTHCM về động lực của XHCN
• Để hoàn thành được những mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả các động lực của CNXH Động lực ở đây được hiểu là những nhân tố thông qua hoạt động của con người sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội Bên cạnh việc phát huy các động lực phải biết triệt tiêu
những trở lực
1, Hệ thống các động lực của CNXH :
a, Động lực bên trong :
b, Động lực bên ngoài :
Trang 19a, Nguồn nội lực của XHCN
• Theo HCM, những động lực ấy biểu hiện ở hai phương diện: Vật
chất và Tinh thần.
• Động lực quan trọng nhất chính là con người: nhân dân lao động,
nòng cốt công-nông-trí thức.
• Hồ Chí Minh luôn xác định muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội thì phải phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc, bởi đây không phải là sự nghiệp của riêng công nông mà là sự nghiệp chúng của toàn dân tộc Chỉ có xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh của dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.
Cuộc cách mạng tháng 8/1945:
Trang 21Phát huy sức mạnh con người với tư cách là
cá nhân lao động
• Hồ Chí Minh đã chỉ ra một hệ thống, nội dung, biện pháp vật chất và tinh thần
nhắm tác động vào đó, tạo ra sức mạnh
thúc đẩy hoạt động của con người cho
Chủ nghĩa xã hội Bao gồm:
1> Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người :
2> Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần :
Trang 221> Tác động vào nhu cầu và lợi ích của
con người :
• Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ Chủ
nghĩa cá nhân hơn ai hết nhưng Người rất
quan tâm đến việc khuyến khích lợi ích cá
nhân chính đáng, coi trọng động lực cá
nhân, tìm tòi cơ chế chính sách kết hợp
hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội, như
khoán, thưởng, phạt trong kinh tế.
Trang 23như phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động,
thực hiện công bằng xã hội, sử dụng vai trò của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.
Trang 24Động lực kinh tế.
• Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh
tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải
phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội.
Trang 25Động lực khác
• Động lực văn hóa, khoa học, giáo dục Coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu được của CNXH.
• Tất cả những động lực trên là những động lực tiềm tàng của sự phát triển Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của CNXH Đây là hạt nhân trong hệ động lực CNXH.
• Bác đặc biệt quan tâm đến bộ máy quản lý Nhà nước, đến tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong
sạch, liêm khiết của đội ngũ công chức các cấp từ Trung ương đến Địa phương.
Trang 26b, Động lực bên ngoài
Ngoài sức mạnh bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu
nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những
thành quả khoa học – kỹ thuật của thế giới.
Tóm lại cần phải có tinh thần đoàn kết quốc tế
vô sản.
Trang 28Chiến dịch ĐBP trên không
• Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ đội
Tên lửa phòng không đã bắn rơi tất cả 788 máy bay địch gồm 27 loại khác nhau, trong đó có 366 chiếc rơi tại chỗ Bộ đội Tên lửa phòng không đã lập được chiến công đặc biệt xuất sắc: bắn rơi 29 máy bay B-
52, có 16 chiếc rơi tại chỗ, góp phần quyết định vào chiến thắng chấn động địa cầu những ngày cuối
tháng 12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
Trang 29• Với ý chí mạnh mẽ, quyết tâm vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, suốt gần 3 tháng trời, cán bộ, chiến sĩ ở
đây đã học tập trung bình từ 14 đến 16 tiếng mỗi ngày Khẩu hiệu: “Học ngày không đủ, tranh thủ học đêm”
“Học vì miền Nam ruột thịt” “Học để trả thù cho đồng
bào, đồng chí bị máy bay giặc Mỹ giết hại ” đã trở
thành động lực thúc đẩy mọi người từ đồng chí Tư lệnh đến các trắc thủ lái đạn.
• Tinh thần học tập của anh em ta đã thực sự làm cho các đồng chí chuyên gia Liên Xô cảm phục và lôi kéo cả bạn vào phong trào thi đua chung Ta học bao nhiêu giờ, bạn sẵn sàng dạy bấy nhiêu Ta học lúc nào, bạn sẵn sàng dạy lúc đó Lớp học đó đã tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ
về tinh thần quốc tế vô sản, tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc, hai quân đội.
Trang 30Tư lệnh Phùng Thế Tài (người đội mũ, bên trái Bác)
hướng dẫn Bác Hồ thăm trận địa tiểu đoàn 61, Trung
đoàn tên lửa sông Đà ngày 26/8/1965 Hàng ngàn lượt máy bay đã thay nhau trút bom
xuống Hà Nội.
Siêu pháo đài bay B52.
Những hố bom trên mặt đất.
Khâm Thiên trong đổ nát.
“Rồng lửa” SAM trong chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Những khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội.
Đoàn không quân "Sao Đỏ" đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
góp phần xứng đáng trong trận
"Điện Biên Phủ trên không".
Trang 31• “Bốn phương vô sản đều là anh em”, đó là nhận định của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội Tinh thần này đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
Trang 32độ xã hội chủ nghĩa Do đó Người yêu cầu:
Phải đấu tranh chống Chủ nghĩa cá nhân :
(Theo báo HieuHoc): Một người Việt Nam không thua một
người Nhật, nhưng 3 người Nhật thì hơn xa 3 người Việt Nam Tinh thần cá nhân đã làm yếu hẳn sự tiến bộ của một tập thể nói chung
Trang 33 Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu :
Vì “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là “cần kiệm liêm chính’.
Thực tế hiện nay cho thấy, nạn tham nhũng vẫn là một vấn nạn lớn của xã hội Thể hiện là những vụ bê bối tham nhũng nổi tiếng ngày càng bị phát hiện nhiều Và những vụ nổi tiếng nhất là :
Năm 2006 :
Đứng đầu là vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ở Ban Quản lý dự án (BQLDA) PMU18 - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bị phanh phui khiến Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình bị cảnh cáo và phải từ chức Tiếp đó, nguyên Thứ trưởng Thường trực
Bộ Giao thông Vận tải, người được coi là “có triển vọng”, bị bắt
1 17 tổ chức và 40 cá nhân ở Bộ GTVT liên quan đã bị xử lý; một số cán bộ của ngành Công an liên quan đến việc “chạy án” bị đình chỉ công tác Chính phủ đã phải xem xét và điều chỉnh cơ chế quản lý vốn ODA.
2 Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ đi chia chác và làm “quà xã giao” Những người khiếu nại, tố cáo vụ “quan ăn đất”
bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng Lên tới đỉnh điểm của sự hài hước là bản án sơ thẩm được tuyên với 50.000 đồng tiền án phí cho các bị cáo và hình thức xử lý nặng nhất là cảnh cáo Mục đích của sự can thiệp của một số lãnh đạo Hải Phòng sẽ được làm sáng tỏ
trong thời gian tới.
Trang 34• Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật
vì những hành động ấy “làm giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”
Thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều hành động gây rối, phá hoại tình đoàn kết dân tộc Nổi tiếng như các vụ : 42 Nhà Chung hay Giáo sứ Thài Hà
Tóm lại, việc thực hiện song song
giữa phát huy các động lực với khắc
phục những lực cản mới giúp Việt
Nam thực hiện được những mục tiêu
của CNXH một cách toàn diện và
thành công nhất.
Trang 36Copyright by FanKymZung