Liên quan giữa khó nuốt và liệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 68)

c. Đánh giá bằng bão hòa oxy mao mạch[][][] []

4.4.3 Liên quan giữa khó nuốt và liệt

Tình trạng liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp của TBMMN do tổn thương cấu trúc thần kinh gây nên. Trong nghiên cứu của chúng tôi tình trạng này không có mối liên quan với khó nuốt. Tại bảng 3.14 sự khác biệt giữa hai nhóm BN TBMMN có liệt 1/2 và không liệt 1/2 người về khó nuốt không có ý nghĩa thống kê( p> 0,05). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của C.Gordon và R Martino

Tại bảng 3.15 cho thấy không có liên hệ giữa liệt mặt với tình trạng khó nuốt. Khó nuốt có liên hệ với mất vận động vùng mặt được nhắc tới trong nghiên cứu của Barer, nhưng trong nghiên cứu của Gordon và nghiên cứu của Meadow thì cũng không thấy có liên hệ[][][]

4.4.4 Liên quan giữa khó nuốt và nói khó và thất ngôn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 15/42 BN (35,7%) có nói khó và thất ngôn. Tại bảng 3.16 thì có tới 14/15 BN này có khó nuốt chỉ có 1 BN là không khó nuốt. Mối liên hệ giữa khó nuốt với nói khó và thất ngôn có liên quan chặt chẽ với p< 0,05.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ramsey và CS. Trong nghiên cứu của mình S Singh và S Hamdy cho rằng tỷ lệ khó nuốt ở BN TBMMN cao hơn khi tổn thương bên bán cầu ưu thế và đã chứng minh bằng kích thích từ xuyên sọ(TMS). Thất ngôn thường xảy ra khi tổn thương bán cầu ưu thế, phải chăng vì thế có mối liên hệ giữa hai tình trạng này[][]

4.4.5 Liên quan giữa khó nuốt và tình trạng liệt hầu họng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các BN đều được khám tai-mũi –họng để đánh giá tình trạng hầu họng. Kết quả có 22/42 BN có tình trạng liệt hầu họng và tất cả các BN này đều có khó nuốt. Mối liên hệ này là chặt chẽ với p < 0,001.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kidd và CS. Kidd đã dùng một que nhỏ để đánh giá cảm giác và phản xạ vùng hầu họng và thấy rằng tất cả các BN hít phải dị vật đều có liệt hầu họng tuy nhiên có tới 40% BN liệt hầu họng không hít phải di vật khi đánh giá bằng VFS []

Aviv và CS dùng một phương pháp kích thích niêm mạc họng bằng cách dùng một luồng hơi với cường độ khác nhau phụt vào thành họng để đánh giá các mức độ nhận cảm cũng cho kết quả tương tự []

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bác sỹ chuyên khoa tai – mũi – họng dùng một que nhỏ để thăm khám và dùng đè lưỡi và gương soi để kiểm tra hạ thanh môn nhằm phát hiện tình trạng ứ đọng (thức ăn, dịch hầu họng) tại thanh môn. Có 20 BN có tình trạng ứ đọng (dị vật hầu họng) và tất cả các bệnh nhân này đều có liệt hầu họng.

Tình trạng này được cho là hậu quả của khó nuốt và các bệnh nhân này đều có nguy cơ cao hít phải di vật thầm lặng. Bởi vậy trong quá trình chăm sóc BN TBMMN thì tư thế BN giúp tránh sặc là quan trọng. Các tư thế khuyến cáo là nằm đầu cao và ngồi ghế hàng ngày [][][]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w