Đặc điểm chung 1 Tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 62)

c. Đánh giá bằng bão hòa oxy mao mạch[][][] []

4.1Đặc điểm chung 1 Tuổ

4.1.1 Tuổi

Tuổi BN trong nghiên cứu của chúng tôi dao động từ 34 – 92 tuổi, trung bình là 63,4 ± 17,7. Nhóm tuổi dưới 50 tuổi chiếm 14,3 %, trên 75 tuổi chiếm 21,4%, nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 – 70 tuổi chiếm 64,3%. (Biểu 3.1)

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Thính (2002) tuổi trung bình là 62,3 ± 8,8 và của Lâm Văn Chế, Trịnh Tiến Lực (2002) là 63,2±12,4.[]

[]

Tuy nhiên, so với một số nghiên cứu trên thế giới, thì tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Nghiên cứu của Trapl (2007) về bảng điểm GUSS tuổi trung bình là 74,6 ± 2,4 và 76,8±1,85. Nghiên cứu của Martino và CS (2009) là 69,2 ±13,5 và 68,4 ± 164,6. DePippo và CS(1994) là 71 ±10. Kidd (1993) là 72 ± 9,5. Sự khác biệt này có lẽ liên quan đến vấn đề phát hiện và kiểm soát bệnh tật, cũng như ý thức và thái độ đối với sức khỏe bản thân của người dân ta chưa được tốt bằng các nước tiên tiến. [][][][]

4.1.2 Giới

Kết quả phân bố theo giới thể hiện ở biểu 3.2. Có 25 BN nam, chiếm tỷ lệ 59,5% và 17 BN nữ chiếm tỷ lệ 40,5%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1. Theo Nguyễn Văn Đăng là 1,36-1,45. Lê Văn Thính và CS (2007) là 1,8 lần.[][][]

Theo nghiên cứu của Trapl là 1,1/1. Nghiên cứu của Martino là 1,3/1. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ có thể là do nam có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ như uống rượu, hút thuốc lá, sinh hoạt không điều độ.[][]

Kết quả thu được tại bảng 3.1 và biểu 3.3 cho thấy phần lớn BN nhập viện sau 24 giờ khởi phát bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 4 BN nhập viện trước 6 giờ chiếm 9,5%. Từ 6 giờ tới 24 giờ là 11 BN chiếm 26,2%. Nhập viện sau 24 giờ có 27 BN chiếm 64,3%.

Tỷ lệ BN TBMMN nhập viện trước 24 giờ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp, phù hợp với kết quả của Lê Văn Thính và CS (2007) trước 6 giờ chỉ có 2/ 728. Lê Văn Sơn trước 6 giờ là 21%. Nguyễn Thị Kim Liên và nhóm nghiên cứu rtPA thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu 4740 BN đột quỵ cấp vào viện trước 3 giờ là 8,6%.[][][]

Việc nhập viện muộn sau 24 giờ có thể có nhiều lý do. Có thể do bệnh viện Bạch Mai là tuyến điều trị cuối, BN thường qua tuyến trước, trước khi được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai. Việc không phát hiện sớm các trường hợp TBMMN kín đáo, thiếu các phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém cũng có thể là nguyên nhân. Điều này làm giảm cơ hội được điều trị kịp thời của BN, tăng nguy cơ tử vong và tàn tật vì trong TBMMN thời gian là “não”[]

4.2 Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng lúc nhập viện4.2.1 Tình trạng ý thức 4.2.1 Tình trạng ý thức

Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, Glasgow 15 điểm có 26 BN chiếm 61,9%. Glasgow 14 điểm 11,9%, 12 và 13 điểm đều có tỉ lệ là 9,5%. Chỉ có 3 BN có điểm Glasgow là 10 điểm chiếm 7,1%. Tỷ lệ này đến ngày thứ 3 Glasgow 15 điểm là 33 BN ( 78,6%), 14 điểm 7 BN ( 16,7%) chỉ còn 1 BN có Glasgow 12 điểm ( 2,4%) và 1 BN glasgow 11 điểm. (bảng 3.2, bảng 3.3)

Tình trạng ý thức này phù hợp với tiêu chí lựa chọn BN cho nghiên cứu của chúng tôi vì nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức nặng sẽ không kiểm soát

được động tác nuốt vì nuốt là động tác nửa tùy ý, nửa tự động. Trong TBMMN khó nuốt chủ yếu ở pha miệng – hầu họng là pha nuốt có ý thức.[][]

Kết quả tại biểu 3.4 cho thấy tình trạng ý thức của các BN có xu hướng hồi phục dần, tỷ lệ BN Glasgow 15 điểm tăng từ 61,9% lên 78,6%,. Tổng tỷ lệ các BN có điểm Glasgow 14-15 điểm lên tới 95,3%, không có BN nào có điểm Glasgow dưới 11 điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 62)