c. Đánh giá bằng bão hòa oxy mao mạch[][][] []
4.2.3 Các hình thái tổn thương
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TBMMN loại nhồi máu não chiếm 2/3 các trường hợp 27/42 BN chiếm 64,3%, xuất huyết não 11/42 chiếm 26,2% và XHDN là 4/42 chiếm 9,5% (bảng 3.7, biểu 3.5). Tỷ lệ này cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng (1996) NMN là 59,58%, XHN là 40,42% [], Hoàng Khánh ở Huế NMN là 60,58% và XHN là 39,42% []. So với các nghiên cứu và y văn trên thế giới thì tỷ lệ NMN của chúng tôi thấp hơn có lẽ do cỡ mẫu chưa đủ lớn và phụ thuộc vào cách chọn mẫu BN trong nghiên cứu của chúng tôi.
Ở bảng 3.8 cho thấy bán cầu tổn thương gặp ở bên phải là 15/ 42 (35,7%), bên trái là 15/42(35,7%) và cả hai bên là 12/42 ( 28,6%). Nghiên cứu của Martino tỷ lệ tổn thương bán cầu phải là 32,9%, trái là 34,6% và hai
bên là 32,5%. Nghiên cứu khó nuốt của C.Gordon tổn thương bán cầu phải là 32/91(35,1%), trái là 44/91 ( 48,4%) và có 16,5% tổn thương 2 bên.[][]
Các vị trí tổn thương trên não cũng rất đa dạng. Gặp nhiều hơn cả là tổn thương ở khu vực bao trong-đồi thị – bao ngoài- nhân bèo 14/42BN. Tiếp theo là khu vực thùy thái dương, thùy trán 8/42BN. Đỉnh –chẩm 5/42BN. XNDH do vỡ phình mạch có 4 trường hợp, có 5 trường hợp nhồi máu não đa ổ, tổn thương thân não-cầu não có 3 ca, tiểu não 2 ca và 1 ca nhồi máu não nhân xám 2 bên. (biểu 3.6)
4.3 Tỷ lệ và mức độ khó nuốt ba ngày đầu
Kết quả thu được tại bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ khó nuốt đánh giá bằng bảng điểm GUSS trong nghiên cứu của chúng tôi ngày đầu là 64,3%, tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu của Michaela Trapl 63%, Kidd D 42-65%, Daniels 65% và Gordon 45%. [][][][]. Tỷ lệ khó nuốt sang ngày thứ 2 và thứ 3 có giảm nhưng vẫn ở mức cao là 54,8%. Điều này có nghĩa là, trong những ngày đầu của TBMMN, một nửa số bệnh nhân khi nhập viện có rối loạn nuốt và có nguy cơ gặp phải các biến chứng của khó nuốt mà nguy hiểm nhất trong giai đoạn cấp là viêm phổi do hít phải dị vật. Vì vậy, việc đánh giá rối loạn nuốt ở BN TBMMN cần được làm ngay khi BN nhập viện nhằm phát hiện, quản lý BN TBMMN có khó nuốt và có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý [][][]
Tại bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ khó nuốt thay đổi tùy theo phương pháp đánh giá, tỷ lệ của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả sử dụng các phương pháp đánh giá nuốt được coi là tiêu chuẩn vàng hiện nay là VFS và FEES.[]
Bảng 4.1 Tỷ lệ khó nuốt của một số tác giả
Tác giả Cỡ
mẫu Phương pháp
Tỷ lệ khó nuốt
Gordon 91 Uống 50mml nước 37%
Depipo 139 Uống 100mml nước 45%
Barer 357 Uống 10mml nước 29%
Kidd 60 Uống 10ì5mml nước +
VFS 42% - 65%
Daniels 54 Uống nước + VFS 65%
Trapl 50 GUSS + FEES 63%
Chúng
tôi 42 GUSS 64,3%
Các kết quả tại bảng 3.10, bảng 3.11, biểu 3.7 và biểu 3.8 cho thấy mức độ và tiến triển của khó nuốt trong 3 ngày đầu. Mức độ khó nuốt trong ngày đầu là: khó nuốt nặng 38,1%, vừa 16,7% và nhẹ là 9,5%. Không khó nuốt là 35,7%. Theo nghiên cứu của Trapl thì tỷ lệ này lần lượt là 30%, 17%, 7 % và 47% []. Điểm chú ý là tỉ lệ khó nuốt nặng và vừa chiếm tỷ lệ tới 54,8%. Nhóm những bệnh nhân này trong nghiên cứu của Trapl có nguy cơ hít phải dị vật rất cao và theo khuyến cáo dinh dưỡng của Crazy và CS là cần đặt sond dạ dày cho ăn và không được ăn đường miệng. Tỷ lệ khó nuốt tới ngày thứ 3 có xu hướng giảm nhất là khó nuốt nặng, từ 38,1% xuống còn 21,4%, nhưng tỷ lệ khó nuốt nặng và vừa vẫn chiếm tới 50%. Điều này cho thấy trong giai đoạn cấp của TBMMN nguy cơ sặc của bệnh nhân là cao nếu không được khám, đánh giá và sàng lọc rối loạn nuốt
Tại Việt Nam các đơn vị đột quỵ đã đang được thành lập và đi vào hoạt động mở ra cơ hội cho các BN TBMMN được chăm sóc và điều trị tốt hơn. Một trong các mục tiêu của các đơn vị đột quỵ là phòng ngừa các biến chứng
của rối loạn nuốt do TBMMN gây nên, đòi hỏi cần có một công cụ đơn giản, dễ làm trong điều kiện cấp cứu để có thể đánh giá bệnh nhân ngay khi nhập viện. Bảng điểm GUSS là một công cụ có thể đáp ứng được yêu cầu đó
4.4 Liên quan giữa khó nuốt với các triệu chứng lâm sàng và cân lâm sàng lâm sàng