Liên quan giữa khó nuốt và tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 67)

c. Đánh giá bằng bão hòa oxy mao mạch[][][] []

4.4.1Liên quan giữa khó nuốt và tuổ

Trong nghiên cứu của Gordon và CS cho thấy có sự liên quan giữa tuổi và khó nuốt. Nhóm BN có khó nuốt có tuổi trung bình là 73 cao hơn nhóm không khó nuốt tuổi trung bình là 67 (p<0,05) [] Mốt số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tuổi cao có thề làm tăng nguy cơ khó nuốt ở BN TBMMN. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tai bảng 3.12 và biểu 3.9 cho thấy không có sự liên quan giữa khó nuốt với tuổi. Điều này có lẽ là do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ nên chưa khẳng định được chắc chắn

4.4.2 Liên quan giữa khó nuốt và tình trạng ý thức

Tại bảng 3.13 cho thấy tình trạng ý thức có liên quan tới khó nuốt ở BN TBMMN ở giai đoạn cấp. Điều này cũng phù hợp với cơ chế sinh lý bệnh của khó nuốt trong TBMMN là khó nuốt chủ yếu ở pha miệng-họng là động tác có ý thức, một tình trạng rối loạn ý thức sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nuốt. [][] Vì thế nếu BN TBMMN vào viện trong tình trạng có rối loạn ý thức, dù ở mức độ nào cũng cần được đánh giá rối loạn nuốt

Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo và nhất là ngày thứ ba tỷ lệ này là rất cao, Glasgow 15 điểm là 78,6% và 14 điểm là 16,7%( bảng 3.2, bảng 3.3 ), thế nhưng tỷ lệ khó nuốt mà đặc biệt là khó nuốt nặng và vừa vẫn chiếm một nửa(bảng 3.9, bảng 3.10 và 3.11). Điều này đặt ra cho người thầy thuốc không được chủ quan trước một BN TBMMN vào viện trong tình trạng tỉnh táo, bởi những BN này vẫn có nguy cơ bị sặc phổi do khó nuốt nếu không được đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 67)