GUSS (The Gugging Swallowing Screening)[]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 29)

* Được Michaela Trapl và cộng sự phát triển từ tháng 6/2005 và công bố vào tháng 10/2007.

* Tiến hành qua 2 bước:

- Bước 1: đánh giá gián tiếp: đánh giá tình trạng tinh thần, khả năng làm sạch họng và thành công của một lần nuốt nước bọt (hoặc nuốt thành công 1ml nước lọc). Nếu qua được tất cả các khâu trên thì chuyển sang bước 2

- Bước 2: đánh giá trực tiếp: chia làm ba bước nhỏ

+ Bắt đầu bằng thử nghiệm nuốt chất đặc mịn ( bột dinh dưỡng, bánh pudding… ). Hòa bột dinh dưỡng cùng nước tinh khiết thành hỗn dịch thuần nhất sau đó cho bệnh nhân ăn. 1/3→1/2 thìa cho lần đầu tiên, tiếp theo 5 lần liên tiếp 1/2 thìa. Người đánh giá quan sát kỹ BN sau mỗi lần nuốt, dừng thử nghiệm khi có 1 trong 4 dấu hiệu : ho, làm sạch họng, chảy nước dãi hay thay đổi giọng nói. Nếu thành công tất cả các lần nuốt thì tiếp tục chuyển sang bước tiếp theo.

+ Thử nghiệm nuốt chất lỏng : bắt đầu bằng 3ml. BN cần được quan sát kỹ lần đầu. Khi uống thành công tiếp tục với 5ml, 10ml, 20ml và cuối cùng là 50ml. Bệnh nhân uống 50ml nước nhanh tới mức có thể. Nếu thành công tiếp tục sang bước cuối cùng.

+ Thử nghiệm nuốt chất cứng: một mẩu bánh mỳ khô cho lần thử đầu tiên, sau đó lặp lại 5 lần. 10 giây là giới hạn của một lần nhai và nuốt chất cứng.

* Cách cho điểm và phân độ khó nuốt: bảng điểm GUSS ( phụ lục 2) - Mỗi khâu trong đánh giá gián tiếp được 1 điểm, làm lần lượt từng khâu một, dừng khi có ≥ 1 trong 4 dấu hiệu của khó nuốt và hít phải dị vật. qua được cả 5 khâu thì sang bước 2. điểm tối đa là 5

- Mỗi bước nhỏ trong đánh giá trực tiếp cũng gồm 5 điểm. Đánh giá lần lượt từng khâu, dừng khi có dấu hiệu khó nuốt hoặc hít phải dị vật.

- Tổng điểm đạt được từ 0→20, chia khó nuốt làm 4 mức độ. Tùy mức độ khó nuốt đưa ra khuyến cáo chế độ ăn theo khuyến cáo của Crazy và cộng sự

+ 0→9 điểm: khó nuốt nặng, nguy cơ hít phải dị vậy cao. Chế độ ăn không ăn uống qua đường miệng, cung cấp dinh dưỡng qua sond dạ dày và dinh dưỡng tĩnh mạch.

+ 10→14 điểm: khó nuốt trung bình, nguy cơ hít phải dị vật mức độ vừa. Chế độ ăn: ăn thức ăn đặc mịn, không uống nước và uống thuốc nước. thuốc viên cần nghiền và trộn cùng thức ăn. Bổ xung thêm dinh dưỡng tĩnh mạch.

+ 15→19 điểm: khó nuốt nhẹ, nguy cơ hít phải dị vật mức độ ít. Chế độ ăn thức ăn mềm đặc, uống nước ngụm nhỏ, từ từ.

+ 20 điểm: nuốt bình thường, nguy cơ hít phải dị vật rất ít. Chế độ ăn bình thường, uống nước bình thường tuy nhiên lần đầu vẫn cần có mặt của nhân viên y tế.

* Một số điểm lưu ý khi đánh giá

- bệnh nhân cần ngồi trên giường hoặc ghế, độ dốc tối thiểu 60°

- người đánh giá chắc chắn bệnh nhân có thể quan sát được mặt người đánh giá, thìa, cốc và thức ăn trước họ.

- Các tiêu chuẩn đánh giá trong thử nghiệm nuốt trực tiếp là: ho khi nuốt hoặc sau nuốt, phải làm sạch họng, chảy nước dãi, thay đổi giọng nói. Dừng thử nghiệm khi có ≥ 1 trong các dấu hiệu trên.

- Một lần nuốt được quan sát bằng một lần nâng lên và hạ xuống của sụn phễu.

* Giá trị và độ tin cậy của chẩn đoán.

Trong nghiên cứu của mình Trapl và CS đã đánh giá khó nuốt bằng GUSS ở 2 nhóm BN. 20 BN được đánh giá bởi các bác sỹ và 30 bệnh nhân được đánh giá bởi các điều dưỡng, đồng thời cả hai nhóm được làm nội soi ống mềm FEES (Fibre Endoscopic Evaluation of Swallowing). Giá trị của GUSS được so sánh với FEES

Kết quả cả hai nhóm GUSS dự báo tốt nguy cơ hít phải dị vật. Diện tích dưới đường cong là 0.77, 95% CI ,0.53-1.02 ở nhóm 20 BN và là 0.93, 95% CI , 0.833-1.033 ở mẫu 30 BN. Với điểm ngắt ( cutoff) là 14 chẩn đoán có độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 50%, giá trị âm tính của chẩn đoán là 100% ở mẫu 20 BN và lần lượt là 100%, 69% và 100% ở mẫu 30 BN. Có sự khác biệt về nguy cơ hít phải dị vật khi nuốt chất lỏng và chất đặc với p< 0.001 cho phép GUSS đánh giá khó nuốt theo các mức độ.

Với kết quả trên GUSS được xem là một công cụ đánh giá nhanh, tin cậy tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân TBMMN .

1.3.5.2. Các phương pháp đánh giá khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu và chống độc (Trang 29)