c. Đánh giá bằng bão hòa oxy mao mạch[][][] []
KẾT LUẬN
đề này
Qua nghiên cứu, đánh giá tình trạng nuốt trên 42 BN TBMMN, chưa đặt nội khí quản vào điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 4/2009 tới tháng 9/2009 bằng bảng điểm GUSS chúng tôi rút ra kết luận sau
1.Về rối loạn và mức độ khó nuốt
+ 63,4% tổng số BN TBMMN trong nghiên cứu có khó nuốt. Tỷ lệ khó nuốt ngày thứ hai sau nhập viện của những BN này là 54,8% và ngày thứ ba là 54,8%
+ Mức độ khó nuốt:
- Ngày đầu tỷ lệ khó nuốt nặng là 38,1%, khó nuốt vừa là 16,7%, khó nuốt nhẹ là 9,5% và có 35% tổng số BN không có rối loạn nuốt. Tỷ lệ nuốt khó nặng và vừa là 54,8%
- Đến ngày thứ 3 tỷ lệ khó nuốt nặng là 21,4%, khó nuốt vừa là 28,6%, khó nuốt nhẹ là 4,8% và không khó nuốt là 45,2%. Tỷ lệ khó nuốt nặng và vừa vẫn còn chiếm 50% tổng số BN
2. Liên quan giữa tình trạng khó nuốt và tổn thương não trên lâm sàng sàng
+ Nhóm BN có điểm Glasgow từ 10-14 điểm có tỷ lệ khó nuốt cao hơn nhóm BN có điểm Glasgow là 15 điểm(35.7% so với 28,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
+ Nhóm BN có liệt nửa người, liệt mặt có tỷ lệ khó nuốt lần lượt là 45,3% và 35.7% cao hơn nhóm không có liệt nửa người, liệt mặt 19% và 28,6% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
+ Các BN có nói khó và thất ngôn có tỷ lệ khó nuốt cao hơn nhóm không có nói khó và thất ngôn (p<0,05)
+ Có liên quan chặt chẽ giữa tình trạng liệt hầu họng và khó nuốt. Liệt hầu họng có tỷ lệ khó nuốt cao hơn 53,4% so với 11,9% ở nhóm không có liệt hầu họng. (p<0,001)
+ Không có liên quan giữa khó nuốt với loại TBMMN và bán cầu não bị tổn thương( p>0,05)