1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng

13 571 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 38,65 KB

Nội dung

Trang 1

Dàn ý:

A PHẦN MỞ ĐẦU: giới thiệu vấn đề.B PHẦN NỘI DUNG:

I Khái quát về dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hố Chí Minh.II Biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí

Minh.

Trang 2

BÀI TẬP LỚN

Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và nhiệm vụ của Cách Mạng Việt Nam.Đảng ta đã vận dụng quan điểm này trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

BÀI LÀM

A.PHẦN MỞ ĐẦU:

Hồ Chí Minh-một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, một người chả của dân tộc,một nhân vật mang tầm vóc thế giới Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Ngườiđã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá và trường tồn Đó là “tưtưởng Hồ Chí Minh” với hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin Điều này khôngchỉ góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc vào những năm qua mà còn cóý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp Cách Mạng của dân tộc Việt Nam.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, là kết quả của sự vậndụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, giảiphóng dân tộc, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sứcmạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ củanhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về quốcphòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tếvà văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư; vềchăm lo bồi dưỡng cho thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng cho Đảngtrong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa làngười đầy tớ thật trung thành của nhân dân,…

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh” soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân tagiành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn cáu Đảng và dân tộc ta.

Về vấn đề dân tộc và giai cấp, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không chỉ là

Trang 3

Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là mộttrong những sáng tạo đó Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhândân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởiquyền chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranhchung.

Còn, giai cấp là tập đoàn người trong xã hội, có địa vị khác nhau, cóquan hệ sản xuất khác nhau, có quan hệ tư liệu sản xuất khác nhau, cóphương thức hưởng thụ khác nhau về tài sản xã hội.

Tóm lại, vấn đê dân tộc và vấn đề giai cấp có mối lien hệ mật thiết với

nhau Hồ Chí Minh đã nhìn nhận được mối quan hệ đó một cách đúng đắndựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin và đã tìm ra con đườnggiải phóng cho dân tộc.

B.PHẦN NỘI DUNG:

I Khái quát về dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ ChíMinh.

1 Quan điểm của Mác-lênin về mối quan hệ giai cấp và dân tộc.

a, nội dung quan điểm:

Theo mác-Ăng ghen, cần phải triệt để xóa bó tình trạng áp bức, bóc lộtgiai cấp thì mới có điều kiện xóa bỏ ách áp bức, bóc lột nhân dân, mới đemlại độc lập thật sự cho dân tộc Đồng thơi, chỉ có giai cấp vô sản mới thốngnhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và dântộc, mới thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vàgiải phóng nhân loại.

Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ rõ sự cần thiết phảithực hiện liên minh giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với các dân tộc bị ápbức ở thuộc địa Theo ông, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộphạn quan trọng của cách mạng vô sản, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ởchính quốc sẽ không dành được thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộcđấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa Từ đó, Lênin đã bổ sung vàokhẩu hiệu chiến lược của Mác: “vơ sản tồn bộ thế giới và các dân tộc bị ápbức đoàn kết lại” Điều đó cho thấy: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đạimới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”.

b Nhận xét

Trong việc phân tích và giải quyết mối quan hệ này, cả Mác và Ăngghen

Trang 4

dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong các cuộc cách mạng tư sản nổ ratrước đó; nhất là Mác với Ăngghen lại chưa có nhiều điều kiện để bàn nhiềuvề vấn đề dân tộc thuộc địa Vì vậy, các ông chỉ tập trung vào vấn đề giaicấp Đồng thời, khi đó, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mởrộng, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa có ảnh hưởng đến sự tồntại và suy vong của chủ nghĩa tư bản Trung tâm cách mạng của thế giới vẫnở Châu Âu, vận mệnh loại người vẫn được coi là phụ thuộc vào sự thắng lợicủa cách mạng vô sản ở chính quốc.

Tóm lại, Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về

mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Tuy nhiên,xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở Châu Âu, các ôngvẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp Điều đó hoàn toàn đúng với đòihỏi của thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu đang đặt ra lúc bấy giờ.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ độc lập-dân tộc.

Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểmcủa Mác-Lêenin và mối quan hệ giữa dân tộc-giai cấp trong cách mạng giảiphóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản Trên cơ sở đó, Người đãvừa phát triển nhận thức, vừa xử lý mối quan hệ đó theo quan điểm mới phùhợp với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nướcthuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng Điều đó thể hiện ở những khíacạnh sau:

a Nội dung quan điểm:

ngược lại với Mác, ăngghen, Lênin trong mối quan hệ giữa dân tộc-giai cấp,Hồ Chí Minh chú trọng về vấn đề dân tộc hơn Với Người, chủ yếu là vấn đềdân tộc thuộc địa, dân tộc bản xứ Vần đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấnđề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trịcủa nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân,thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập, vấn đềđó được biểu hiện qua 4 nội dung chính:

Một là, các dân tộc thuộc địa trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho

dân tộc mình, sau đó mới có địa bàn để tiến lên làm cách mạng xã hội chủnghĩa.

Hai là, không được ỷ lại, chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính

quốc.

Ba là, phải dựa vào sức mình là chính, biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ

Trang 5

Bốn là, có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế

giới.

Những nội dung này đã được áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễncách mạng Việt Nam Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định”đường lối chiến lược cách mạng cảu ta là tiến hành cuộc tư sản dân quyềncách mạng và thuộc địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Nhiệm vụ cáchmạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và phản cách mạng làm cho nướcViệt Nam được độc lập, tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quânđôi công nông,… tiến hành cách mạng ruộng đất” Ta không phụ thuộc vàocách mạng vô sản ở chính quốc “đem sức ta tự giải phóng cho ta”, biết tranhthủ đoàn kết vơ sản và nhân dân lao động tiến bộ tồn thế giới để tiến hànhcách mạng Điều này thể hiện rõ trong nội dung của Chỉ thị toàn dân khángchiến năm 1946: “tính chất, phương châm kháng chiến chống thực dân Pháplà toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ củaquốc tế”.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấutranhvaf chỉ đạo giải quyết mói quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giảiphóng giai cấp, bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc vàthuộc địa, đã phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc Ngay từ khihoạt động trong phong trào công nhân ở Pháp, Người đã nhận thấy một hốsâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc vớigiai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa Hố sâu ấy chính là chủnghĩa Sô-vanh nước lớn của các dân tộc thống trị và chủ nghĩa dân tộc hẹphòi của các dân tộc bị trị Trong nhiều tham luận tại các Đại hội Quốc tế vàtrong các bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác-lênin, phê bìnhmột các cương quyết và chân thành những sai lầm, khiếm khuyết của Đảngcộng sản chính quốc.

Trang 6

lên thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác mà chính làmục tiêu giai cấp trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như chũng ta đã biết, Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến vớichủ nghĩa Mác-lênin Từ đó, Người đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nướctruyền thống Việt Nam trong sự thống nhất với chủ nghĩa Quốc tế vô sản.Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh “những tư tưởng dân tộc chân chínhđồng thời cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính” Sự phát triển trong tưtưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát triển của thực tiễn cách mạng ViệtNam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và giai cấp Ý thức giác ngộ vềcuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất, cũng là độnglực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp quảnquan điểm Macxit về giai cấp Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theoquan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dântộc Giải phóng dân tộc tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp Giải phóng dântộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để gải phóng giaicấp bị trị khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị Thế nên lợi ích củagiai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc điều này hoàn toàn phù hợp vớilập luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộcvà giai cấp đã nói ở trên Trong tiến trình cách mạng, nhất là ở những thờiđiểm có ý nghĩa quyết định như khi chuẩn bị tổng khởi nghĩa trong cáchmạng Tháng 8-1945 hay những năm tháng cam go của cuộc kháng chiếnchống Mỹ sau này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh quyền lợi của dân tọc là trên hếtvà trước hết Tháng 5-1941, Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định:“Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp pahir đặt dưới sự sinh tử,tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này, nếu không giải quyếtđược vấn đê giải phóng dân tộc, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thểdân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựatrâu, mà quyền lợi của các bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lạiđược” Bởi vì “giai cấp vô sản mỗi nước, trước hết phải giành lấy chínhquyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dântộc”.

Trang 7

Minh đã có những biện pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu củalịch sử, góp phần làm phong phú them kho tang lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin Phân tích sự kết hợp hữu cơ giữa giải phóng dân tộc và giải phónggiai cấp, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã vạch ra hướng đi vô cùng đúng đắncho dân tộc Việt Nam, vì những lý do:

Trước hết, muốn giành được thắng lợi triệt để thì cách mạng giải phóng dântộc thời đại mới phải đi vào quỹ đạo và phải là một bộ phận khăng khít củacách mạng vô sản Cuộc cách mạng ấy phải được lãnh đạo bởi chính Đảngcủa giai cấp công nhân, nhưng phải có toàn dân tham gia, trong đó lực lượngnòn cốt là liên minh công-nông Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ đưariêng giai cấp công nhân, thậm chí là cả nơng dân vào lực lượng cách mạnglà hồn tồn khơng đủ Chỉ khi nào tồn dân cùng tham gia đấu tranh thì sứcmạnh dân tộc mới trở thành sức mạnh vô song.

b Các nhân tố cơ bản để có thể làm thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc:

Với những quan điểm mới đó, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhân tố cơbản để có thể giành thắng lợi như sau:

Thứ nhất, động lực lớn của đất nước là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần

dân tộc Theo đó, dân tộc và giai cấp, quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấpluôn thống nhất và phù hợp với lịch sử của xã hội Việt Nam Bởi vì, Tronglịch sử “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” Còn ở thời đại HồChí Minh, chủ nghĩa dân tộc đã chuyển thành “chủ nghĩa dân tộc bản xứ”hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại Ở Việt Nam, “cuộc đấu tranhgiai cấp không diễn ra giống như oqr phương Tây” Vì thế, chủ nghĩa yêunước Việt Nam hiện đại vừa kế thừa tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàngnghìn năm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, vừa khác về bản chất so vớichủ nghĩa dân tộc Sô-vanh và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Nod có nhiệm vụgiải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâuthuấn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông,công và tư sản, phong kiến trong nội bộ dân tộc Từ đó, Người đề nghị: “phátđộng chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản… Khi chủ nghĩadân tộc của họ thắng lợi, nhất định sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.

Thứ hai, đường lối cứu nước là đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong

Trang 8

cách mạng ấy Khi cách mạng thành công, phải thiết lập chế độ sở hữu côngcộng về tư liệu sản xuất và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, đảmbảo hài hòa giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc con người Do vậy,giành được độc lập dân tộc rồi, phải đi lên chủ nghĩa xã hội Người viết: “nếunước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng cóý nghĩa gì” Như vậy, sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩalà một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập dân tộc.

Thứ ba, mục đích của đấu tranh không chỉ cho độc lập dân tộc mình mà

còn cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới Vớimục đích đó, ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn thống nhất vớisức mạnh thời đại Theo Hồ Chí Minh, mỗi Đảng Cộng sản trước hết phảichịu trách nhiệm trước dân tộc mình Nêu cao tinh thần tự quyết, nhưngNgười không quên nghĩa vụ quốc tế Người ủng hộ nhiệt liệt cuộc khángchiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Phápcủa nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình”,đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.

c Nhận xét:

Theo Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề cần giải quyếttrước tiên của cách mạng Việt Nam Nước Việt Nam lúc bấy giờ tồn tại haimâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dânPháp, tay sai phản động và mâu thuẫmại bản giữa nông dân-công nhân vớiđịa chủ, tư sản mại bản; trong đó mâu thuẫn chủ yếu và sâu sắc nhất là mâuthuẫn dân tộc Do đó, vấn đề đặt ra trước mắt không phải là làm ngay cáchmạng vô sản, mà phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, có độc lập mới cóđịa bàn để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, do yêu cầu bức thiếtcủa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam cũng như các nướcthuộc địa cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc đấu tranhgiành độc lập dân tộc, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ quốc

tế Đây chính là điểm sáng tạo của Người từ quan điểm Mác-Lênin về mối

quan hệ dân tộc-giai cấp.

II Biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

Trang 9

mạng các nước khác, Hồ Chí Minh đã có những giải pháp đúng đắn, sángtạo, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm khotàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin Phân tích sự kết hợp hữu cơ giữa giáiphóng dân tộc và giải phóng giai cấp, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã vạch rahướng đi vô cùng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là chìa khóa đi đếnthành công của cách mạng Việt Nam, vì những lí do sau:

Trước hết, muốn giành được thắng lợi triệt để thì cách mạng giải phóngdân tộc thời đại mới phải đi vào quỹ đạo và phải là một bộ phận khăng khítcủa cách mạng vô sản Cuộc cách mạng ấy phải được lãnh đạo bởi chínhĐảng của giai cấp công nhân, nhưng phải có toàn dân tham gia, trong đó lựclượng nòng cốt là liên minh công-nông.

Trang 10

dung: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủnghĩa Mác-Lênin , chú ý chống giáo điều, cơ hội, chống chủ nghĩa cá nhân… Nói chung, đây là một tư tưởng khá lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh, mang tính sáng tạo cao, nó cho phép khơi dậy tinh thần đoàn kết củadân tộc, vì lợi ích chung của cả dân tộc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở nước ta, có một số ý kiến cho

rằng: Mối quan hệ giữa vấn đê giai cấp và dân tộc trong chủ nghĩa Mác-Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể áp dụng phù hợp với một sốnước khác, không phù hợp với Việt Nam Việt Nam vốn là một nước thuộcđịa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối Thực tiễn đó chỉ rarằng, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự nghiệp cách mạng Việt Nam đều

phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc Trên thực

tế,từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã ngày càng cụ

thể hóa và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, thực chất là nhận thứcđúng đắn và sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh, kết hợp đúng đắn và linh hoạt giữa vấn đề dân tộc và giai cấptrong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Giờ đứng trong thời bình nhìn lại quá khứ gian nan đấy oanh liệt của đấtnước, ta nhận thấy nhân tố quan trọng đưa Việt Nam đi lên thắng lợi vẻ vangchính là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn nữa lànhờ sự mở đường sáng suốt của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quanhệ đúng đắn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong điều kiện lịch sử cụthể của đất nước.

Bởi thế nên, dù đang trong thời bình hay, mỗi công dân Việt Nam cần có

Trang 11

III Liên hệ thực tế:

1 Thực trạng việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp ở Việt Nam hiệnnay:

Ngày nay xây dựng chủ nghĩa Xã hội trong bối cảnh trong nước và quốc tếcó nhiều thay đổi nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn là cở sở lý luận vàphương pháp luận để Đảng và Nhà nước tìm ra con đường sáng suốt để đưa ViệtNam ngành càng phát triển và bền vững Trong thực tiễn công cuộc xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay, việc vận dụng và phát triển sáng tạotư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đềgiai cấp càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hết sức cấp thiết Bởi vì, thực tế chota bài học là, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng CNXH, đã có lúcĐảng ta phạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề giaicấp nên đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định và thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khơng đượctính đến đầy đủ và kết hợp hài hồ, sức mạnh dân tộc không được phát huy nhưmột trong những động lực chủ yếu nhất Nhưng ngay sau đó, Đảng ta đã kịp thờikhắc phục có hiệu quả cả về phương điện nhận thức lý luận cũng như trong hoạtđộng thực tiễn về vấn đề này

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số vùng ở nước ta đã nảy sinh ra

ý kiến cho rằng: chỉ nên đề ra và giải quyết các vấn đề dân tộc, còn vấn đề giaicấp không nên đặt ra Trong quá trình đổi mới Đảng vẫn kiên trì mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac-lenin và tư tưởngHồ Chí Minh.Đảng luôn ý thức rõ rằng đây là môi trường chính trị xã hội bấtbiến của nước ta Luôn lấy tư tưởng của người làm cơ sở xây dựng một đấtnước: “dân giàu-nước mạnh-xã hội công bằng-dân chủ-văn minh” Đặc biệt, ở thế kỷ XXI này, mở đầu thiên niên kỷ thử ba của một thế giớiđầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắtcủa cộng đồng quốc tế Nhưng dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phảiđối mặt với xu thế toàn cầu hóa, thì giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh trong đó

có quan hệ dân tôc-giai cấp vẫn luôn là quốc bảo của đất nước, luôn phù hợp

với xu thế thời đại Từ đó chứng tỏ cho cả dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giớirằng: Tư tưởng cao đẹp Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là mãi mãi là chân lý sángngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát trển của dân tộc và cả nhân loại.

Trang 12

- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị cònchậm đổi mới, có mặt lúng túng.

-Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ sovới đổi mới kinh tế.

- Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta cònnhiều điểm chưa sáng suốt.

- xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng; một số cán bộ bị“viên chức hoá”, chưa thật gắn bó với quần chúng Nạn tham nhũng trong hệthống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, bản vị, địa phương còn khá phổbiến Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm.

- Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế Bộ máy hành chínhcòn nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội chưa thậtnhanh, nhạy và có hiệu quả cao.Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễucủa một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương, phépnước bị xem thường ở nhiều nơi

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là, nhận thức vềđổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thựchiện một số chủ trương, giải pháp cón có sự ngập ngừng, lung túng, thiếu dứtkhốt, khơng triệt để

3 Phương hướng và các giải pháp của Đảng ta nhằm giải quyết vấn đề dântộc-giai cấp hiện nay ở Việt Nam:

- Tiếp tục đi trên con đường của Hồ Chí Minh, điều đó đồng nghĩa với việc

xây dựng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản đã được vạch ra trongcương lĩnh xât dựng đất nước trong thời kỳ quá độ.

- Dựa vào sức mạnh toàn dân: thường xuyên chăm lo cho đời sống nhân dân,củng cố khối đại đoàn kết tồn dân, tơn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xâydựng một nhà nước của dân-do dân-vì dân,…

- Xây dựng một hệ thông chính trị, trong sạch, vững mạnh.

Trang 13

C PHẦN KẾT LUẬN:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc không theo một khuôn mẫu giáođiều, mà được hình thành và phát triển gắn liền với phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc, trong đó có phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhằmxoá bỏ ách trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thống nhất đấtnước, hình thành nên nhà nước dân tộc độc lập và tiếp tục phát triển theo sự lựachọn của mỗi quốc gia dân tộc, phản ánh chân lý lớn nhất của thời đại là “khôngcó gì quý hơn độc lập tự do” Riêng với dân tộc Việt Nam, thì sự phát triển đótheo phương hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện điều mong muốn cuối cùng củaHồ Chí Minh là: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lậpdân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thếgiới” Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới theođường lối chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Namngày càng thu được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử Đó là thắng lợicủa đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

*Tài liệu tham khảo*

- Giáo trình tư tư tưởng Hồ Chí Minh.-Tạp chí Đảng Cộng sản.

Ngày đăng: 09/04/2016, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w