Đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà Nội

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 46 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5. Đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà Nội

TVHN là Thư viện Khoa học tổng hợp phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô. Đây là thư viện nằm trong hệ thống TVCC, là một trong những thư viện lớn được nhà nước và thành phố quan tâm đầu tư đặc biệt. Dự án xây dựng TVHN hiện đại 9 tầng đã được thành phố phê duyệt tháng 8/2003 và tháng 10/2008 đã hoàn thành và đi vào sử dụng. Đây là một ttrong những công trình trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. TVHN thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Thành phố, Bộ Văn Hóa - Thông tin, Sở Văn Hóa - Thông tin. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ban đầu đã tạm đủ để thư viện có thể xử lý, quản lý nguồn lực thông tin và phục vụ tương đối nhu cầu thông tin cho NDT.

Tuy nhiên hiện nay NLTTS của thư viện không phát triển mạnh, một phần thư viện cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của TTS, một phần cũng do thư viện chưa bảo vệ được dự án số hóa tài liệu nên chưa có được nguồn kinh phí để tiến hành cho công việc số hóa.

Về thực trạng của nguồn lực thông tin số của Thư viện Hà Nội được đánh giá như sau:

- Phạm vi bao quát các CSDL thư mục

Trong công tác phát triển NLTTS tại Thư viện thì việc xây dựng các CSDL thư mục là một thế mạnh. Hiện nay thư viện đã xây dựng được khối lượng CSDL tương đối phong phú.

Về loại hình tài liệu: Các CSDL tại thư viện đã bao quát được toàn bộ loại hình tài liệu hiện có của thư viện mình như: CSDL bài trích, CSDL sách, CSDL luận án, các loại tạp chí tiếng Việt, sách thiếu nhi… khá phong phú với số lượng cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng loại hình tài liệu của TVHN

Loại hình tài liệu Tổng số

Sách thiếu nhi 101948 Sách khiếm thị 4403 Băng đĩa 458 Báo 182 Tạp chí thư viện 92 Tiếng Pháp 5734 Tiếng Anh 1178 Sách Hán - Nôm 1100 Ảnh 200

Về thời gian xuất bản tài liệu: Hiện nay thư viện đang xây dựng CSDL theo hai dạng đó là: Tiếp tục cập nhập và hồi cố. Toàn bộ số sách, tư liệu… do thư viện xuất bản khi bổ sung, đã được cập nhập liên tục và đầy đủ. Những tài liệu cổ, tạp chí ngoại văn, tạp chí tiếng Việt, sách ngoại văn… sẽ tiếp tục được bổ sung và xử lý.

* Chất lượng nội dung tài liệu được số hóa

Nguồn tài liệu số hóa của thư viện còn nhiều hạn chế. Phần lớn việc số hóa tài liệu chỉ nhằm mục đích lưu trữ chứ phục vụ NDT thì chưa rộng rãi. Vì vậy việc đánh giá chất lượng nội dung sẽ mang tính khách quan ít hơn, vì chủ yếu do thư viện đánh giá chứ NDT thì chưa được tiếp cận nhiều.

Việc lựa chọn tài liệu để tiến hành số hóa phụ thuộc rất nhiều vào kinh phí của thư viện, nếu không có nguồn kinh phí thì việc tiến hành số hóa chỉ dựa trên lý thuyết, hiện nay thư viện nguồn kinh phí rất hạn chế, thư viện đang cố tiến hành số hóa những tài liệu cổ, tài liệu đặc biêt như (kho sách Hán - Nôm, các loại sách tiếng Pháp…) để nhằm mục đích lưu trữ. Tiếp đến là số hóa những tài liệu bị mục nát, mối mọt… các loại sách này cũng nhằm mục đích là cất giữ, đây là những tài liệu thường là cổ và có giá trị cao.

Ngoài tiêu chí loại hình tài liệu ra, nội dung tài liệu cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng. Những tài liệu đã và đang tiến hành số hóa là những tài liệu có giá trị nội dung cao, một số tài liệu rất quý và khó tìm ở những thư viện khác. Với những tài liệu đã được số hóa đều được chọn lọc rất kỹ về nội dung trước khi tiến hành số hóa, chính vì vậy đây là những tài liệu có nội dung giá trị nhất. Tuy nhiên những tài liệu có giá trị về nội dung đã được tiến hành số hóa so với những tài liệu có giá trị mà chưa được tiến hành số hóa còn hạn chế. Hiện nay tại TVHN còn rất nhiều loại hình tài liệu có giá trị mà chưa được tiến hành số hóa vì không có nguồn kinh phí để đầu tư.

* Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin

Hiện nay tại TVHN mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin về NLTTS còn nhiều hạn chế, với nhiều ưu điểm nổi trội hon so với NLTT truyền thống thì nhu cầu về NLTTS được NDT đánh giá rất cao, tuy nhiên nhiều tài liệu đã tiến hành số hóa rồi nhưng lại không phục vụ nhu cầu thông tin cho NDT, chỉ để lưu trữ hoặc phục vụ cho những NDT là cán bộ cấp cao.

- Khi tiến hành khảo sát 100 NDT tại TVHN về mức độ cần thiết của NLTTS cho thấy kết quả như sau: Thường là 100% NDT có nhu cầu tiếp cận NLTTS, trong đó 62% NDT được hỏi đánh giá là NLTTS là rất cần, 33% NDT cho rằng NLTTS là cần thiết, 5% NDT cho rằng NLTTS là có cũng được, không có cũng được.

Bảng 2.5: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của NLTTS Mức độ Tổng số Tỷ lệ (%) Rất cần 62 62% Cần thiết 33 33% Có cũng được, không có cũng được 5 5%

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ đánh giá về mức độ cần thiết của NLTTS

Như vậy nhìn vào bảng ta thấy nhu cầu về NLTTS mà NDT muốn sử dụng là rất cao, hi vọng trong thời gian tới TVHN sẽ tiến hành phục vụ nhu cầu thông tin của NDT nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thông tin, đưa thư viện ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH trong hoạt động TT-TV.

* Về mức độ đáp ứng tài liệu số của TVHN được khái quát như sau.

Mức độ đáp ứng Tổng số Tỷ lệ

Rất đầy đủ 17 17%

Đầy đủ 36 36%

Khá đầy đủ 42 42%

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mức độ đáp ứng tài liệu số của Thư viện Hà Nội

Trong những năm qua TVHN đã có nhiều sự cố gắng, đạt nhiều thành tựu nhất định, các lãnh đạo và cán bộ thư viện đã và đang cố gắng nhiều hơn nữa để đưa TVHN trong tương lai thành một thư viện hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT hơn nữa. Vấn đề xây dựng NLTTS đang là một vấn đề cần thiết và quan trọng, những năm qua việc xây dựng NLTTS của TVHN đã có những ưu điểm và hạn chế sau:

* Ưu điểm

Hiện nay TVHN đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ tốt, yêu nghề... đó là điều kiện rất tốt cho thư viện, đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn thì công tác số hóa tài liệu sẽ tiến hành nhanh chóng và chất lượng hơn.

TVHN đã xây dựng được NLTTS khá phong phú và lớn mạnh hơn so với các thư viện khác, CSDL tại thư viện đã bao quát được toàn bộ loại hình tài liệu hiện có của thư viện mình về cơ bản đã đáp ứng được NCT của NDT.

Với nhiều nỗ lực của cán bộ thư viện, hiện nay TVHN có một khối lượng thông tin đáng khích lệ, 14 máy nghe băng casset, 3 máy thu băng, 200 đầu

sách chữ nổi. Đặc biêt thư viện còn có khối lượng tài liệu đặc biệt dành cho người khiếm thị, với 2000 băng đĩa, CD - ROM.

Việc ứng dụng CNTT nhằm từng bước hiện đại hóa và tin học hóa đã được đẩy mạnh, Thư viện đã ứng dụng CNTT trang việc xử lý tài kiệu, phục vụ bạn đọc, kết nối mạng LAN, internet, các website giới thiệu về thư viện. Các khâu nghiệp vụ của thư viện như quản lý công tác bổ sung, quản lý bạn đọc , bổ sung thư mục, inphich đã được tự động hóa. Thư viện đã xây dựng được một hệ thống CSDL với 137.959 biểu ghi giúp quản lý tài liệu và giúp bạn đọc tra tìm tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

* Nhược điểm

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, hoạt động TT - TV của TVHN đã có nhiều đổi mới và chuyển biến mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng và cho NDT nói chung. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, TVHN vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn như: NLTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người sử dụng, quy trình và nghiệp vụ xử lý còn chưa thống nhất và chuẩn hóa, đặc biệt sự phối hợp liên thông của tư viện còn nhiều hạn chế.

Mặc dù có nhiều sự quan tâm của các bộ, nghành, thành phố, với sự nỗ lực của các cán bộ thư viện về công tác số hóa tài liệu nhưng so với nhu cầu thực tiễn thì chưa đáp ứng được NCT của NDT.

Hiện nay NLTTS tại thư viện phát triển không đồng đều. Thư viện chủ yếu vào việc tập trung xây dựng các CSDL thư mục mà ít quan tâm đến việc phát triển nguồn TTS hóa toàn văn, đặc biệt là nguồn TTS ngoại sinh. Bên cạnh đó NDT chỉ được khai thác và xây dựng các CSDL thư mục chứ nguồn TTS toàn văn và TTS ngoại sinh thì chưa được khai thác. Trong thư viện còn có nhiều loại hình tài liệu quý hiếm chưa được tiến hành số hóa.

Nguồn TLS hóa của thư viện còn hạn chế. Tuy NLTTS đã được bổ sung nhiều, nhưng số lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho NDT. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ độ đáp ứng nhu cầu của TVHN cho NDT rất đầy đủ là (17), Đầy đủ (36), Khá đầy đủ (42), Không đầy đủ (5%). Vì TVHN việc số hóa tài liệu hiện nay chỉ nhằm mục đích lưu trữ chứ chưa phục vụ nhu cầu của NDT. Vì vậy việc đánh giá chất lượng nội dung sẽ ít mang tính khách quan.

Bộ máy tra cứu của thư viện chưa được chỉnh lý, việc tiếp cận CNTT còn chậm, không đúng tiến độ. Nhiều trang thiết bị còn lạc hậu nên không phát huy được thế mạnh trong việc phát triển NLTTS.

Cán bộ thư viện còn hạn chế về năng lực chuyên môn, về tin học và ngoại ngữ. Số cán bộ xử lý được tài liệu ngoại văn còn hạn chế.

NDT tại TVHN hầu như chưa nhanh nhẹn trong việc tiếp cận với NLTTS hiện đại, vẫn còn tình trạng không biết cách sử dụng.

Một hạn chế quan trọng đó là thư viện hiện nay không có nguồn kinh phí để số hóa tài liệu, kinh phí là một vấn đề quan trọng vì nguồn tài liệu điện tử phong phú và luôn tăng theo thời gian.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)