7. Cấu trúc của đề tài
3.3. Nâng cao trình độ cán bộ Thư viện và đào tạo người dùng tin
* Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ Thư viện.
Nếu như trong thư viện truyền thống, người cán bộ thư viện được biết đến với vai trò như là người trông giữ sách và cho mượn sách thì trong thời đại TVS vai trò của cán bộ thư viện đã thay đổi hoàn toàn. Cán bộ thư viện hiện nay được xem như là người tổ chức và chuyên gia thông tin, trong môi trường làm việc của họ là môi trường số. Chính vì vậy họ luôn luôn học hỏi không ngừng để có thể nắm bắt được kĩ thuật cũng như nâng cao trình độ kĩ thuật xử lý thông tin. Việc đào tạo nguồn nhân lực TVS là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển một thư viện thông tin hiện đại.
Các cán bộ thư viện trong thời gian qua đã không ngừng học hỏi được tạo rất nhiều điều kiện trong việc học tập nâng cao trình độ như: tham gia học sau đại học, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn do Vụ Thư viện - Bộ VHTT & DL, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông Tin Khoa học và Công nghệ, Hội Thư viện Việt Nam... tổ
chức trong nước. Đồng thời cán bộ Thư viện cũng tham gia tập huấn ở nước ngoài như: Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề trở ngại nhất đối với cán bộ thư viện là trình độ ngoại ngữ và CNTT (đây là hai yếu tố không thể thiếu của cán bộ thư viện trong thời đại TTS) ngoài ra cán bộ thư viện ngày nay cũng cần đến các kĩ năng cần thiết như: nắm bắt và xử lý thông tin, tìm kiếm thông tin, đây là những mặt mà cán bộ thư viện còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới các cán bộ TVHN cần tiếp tục được tạo mọi điều kiện để đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xử lý thông tin số phục vụ cho NDT. Cần tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng NLTTS của thư viện. Để thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ thư viện, TVHN cần tạo mọi điều kiện về thời gian và kinh phí để cán bộ thư viện được tham gia các cuộc hội thảo về TTS và số hóa tài liệu cũng như tham gia các lớp học ngắn hạn về vấn đề số hóa tài liệu.
TVHN cần xác định số lượng và chất lượng của các cán bộ để có thể đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới cũng như làm việc trong môi trường số. Từ đó đào tạo cán bộ thư viện để bắt nhịp được với nhu cầu hội nhập thông qua các lớp đào tạo dành cho cán bộ, nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, chuyên môn trong công tác thư viện. Đặc biệt chú ý tập trung cập nhập các kiến thức hiện đại, các môn học về CNTT, các môn có liên quan đến thiết kế tổ chức, quản lý kĩ năng phục vụ về TTS.
Đi đôi với việc nâng cao trình độ và kinh nghiệm làm việc cán bộ thư viện cần được bồi dưỡng để ý thức rõ tầm quan trọng trong việc giao tiếp với NDT. Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác thông tin của NDT.
* Đào tạo hướng dẫn người dùng tin
NDT là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thiếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một cơ quan TT - TV. NDT tại TVHN là những NDT
năng động, chủ động, tích cực và có trình độ chuyên môn sâu vế các lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay, NDT ngày càng có nhiều nhu cầu khai thác thông tin, đặc biệt là những thông tin đã được chọn lọc và có giá trị. Trước những yêu cầu đó nhu cầu thông tin về NLTTS của NDT cũng tăng lên không ngừng và liên tục biến đổi. Nhằm nâng năng lực khai thác thông tin của NDT, TVHN cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo NDT để họ có năng lực khai thác thông tin một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả nhất.
Trong những năm qua TVHN đã tổ chức hướng dẫn cho NDT cách khai thác thông tin tại thư viện và giúp đỡ tìm kiếm thông tin, phù hợp với NCT của NDT. Thư viện đã mở các lớp tập huấn giới thiệu về tổ chức và hoạt động của TVHN, về NLTT, về các sản phẩm và dịch vụ mới. Cán bộ thư viện thường xuyên trực tiếp hướng dẫn NDT tra cứu thông tin, tìm tài liệu trong kho mở, khai thác các CSDL… Tuy nhiên các lớp tập huấn cho NDT chưa được tổ chức thường xuyên, thiết thực, bài bản. Một số chương trình hoạt động mới như tra cứu thông tin hiện đại, sản phẩm, dịch vụ TT - TV hiện đại… chưa được TVHN hướng dẫn thường xuyên, cụ thể cho mọi đối tượng NDT. Vì thế để nâng cao chất lượng phục vụ NDT, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin nhất là NLTTS thì TVHN cần đổi mới và tăng cường công tác đào tạo hướng dẫn NDT.
Tại thư viện khi NDT đến tra tìm tài liệu, cán bộ thư viện phải tận tình hướng dẫn cho họ cách tiếp cận và khai thác thông tin đặc biệt là TTS. Bên cạnh đó cần có tài liệu hướng dẫn NDT để họ có thể tự nghiên cứu, cách tra tìm thông tin của thư viện mình, để nâng cao năng lực khai thác thông tin đặc biệt là TTS của NDT, TVHN có thể tổ chức riêng hoặc phối hợp với các thư viện khác cùng tổ chức các buổi huấn luyện chuyên môn về kỹ năng tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc thông tin trên các CSDL của thư viện, trên internet cũng như giới
thiệu các nguồn tin hữu ích trong thư viện. Bên cạnh đó để hỗ trợ cho cán bộ nghiên cứu, thư viện cũng cần phải tăng thêm các lớp hướng dẫn tìm tài liệu phục vụ cho chuyên đề, đề tài nghiên cứu của mình… Thư viện cũng có thể mời các chuyên gia để hướng dẫn các kỹ năng phỏng vấn, phương pháp làm tổng quan tài liệu… để thu hút NDT đến thư viện vừa trang bị thêm kiến thức, vừa nâng cao năng lực nghiên cứu. Các lớp đào tạo này sẽ rất hữu ích đối với cán bộ, những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
NDT là đối tượng phục vụ mà mọi thư viện đều hướng đến, để phát triển hoạt động của thư viện cần chú trọng đến khai thác thông tin củaNDT. NDT có năng lực khai thác thông tin tốt thì NCT ngày càng phát triển đó là điều kiện đầu tiên để mỗi thư viện phải nỗ lực phấn đấu.