Kinh phí bổ sung

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.Kinh phí bổ sung

Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay đối với việc xây dựng NLTTS là có nguồn kinh phí lớn và ổn định để đầu tư cho việc số hóa tài liệu và bổ sung những nguồn tài liệu điện tử có trên thị trường. Kinh phí là một trong những yếu tố quyết định đến việc xây dựng và phát triển NLTTS.

Kinh phí bổ sung của TVHN do Thành phố Hà Nội cấp. Kinh phí này không ổn định và tăng giảm theo thời kỳ. Kinh phí này được cấp căn cứ vào Thông tư liên bộ 97/TTLB về chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu thư của nhà nước đối với Thư viện công cộng (TVCC) và dựa vào tổng ngân sách của thành phố. Những năm đầu của thập niên 80, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn thì công tác TT - TV cũng gặp nhiều trở ngại, giá cả tài liệu số ngày càng tăng… mà lượng kinh phí được cấp thì có hạn. Vì thế việc số hóa tài liệu cũng chỉ hạn hẹp ở những tài liệu quý hiếm.

Bảng 2.1: Tổng kinh phí được cấp trong những năm gần đây

Kinh phí hoạt động 2009 2010 2011 2012

Tổng kinh phí được

cấp 4 tỷ 4 4 tỷ 7 tỷ 2 5 tỷ

Kinh phí bổ sung tài

liệu 1 tỷ 2 800 triệu 1 tỷ 2

Hơn 800 triệu Ngoài kinh phí trên TVHN cũng được cấp nguồn kinh phí cho các công tác khác như: kinh phí sữa chữa và mua sắm trang thiết bị 880 triệu (năm 2011), 2,8 tỷ cho dự án ứng dụng CNTT trong thư viện điện tử (năm 2011)

Năm 2010 Sở Văn Hóa TT & DL Hà Nội đã cấp 880 triệu cho việc nâng cấp cơ sở 2 tại Hà Đông. TVHN muốn phát triển thành Thư viện hiện đại cần đầu tư mạnh, đồng bộ và duy trì sự ổn định về tài chính. Nguồn tài chính có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: Ngân sách nhà nước, các quỹ tài trợ trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của TVHN hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Thành phố Hà Nội cấp nên còn thụ động và hạn hẹp. Vì vậy thư viện cần phải có sự phân chia rõ ràng từng nguồn kinh phí bổ sung cho mỗi dạng tài liệu để từ đó có sự chủ động trong việc bổ sung tài liệu. Hiện nay nguồn kinh phí để xây dựng NLTTS vẫn chưa được rõ ràng và thống nhất nên rất khó quản lí.

Bên cạnh đó, khi nhận được kinh phí bổ sung cần lên lịch trình cho những dự tính hoạt động trong đó ghi rõ lượng kinh phí dành cho công việc xây dựng NLTTS. Ví dụ: 30% kinh phí từ nguồn số hóa tài liệu và khai thác thông tin trên mạng để xây dựng biểu ghi thư mục, 30% kinh phí từ nguồn này để số hóa tài liệu có giá trị trong kho.

Ngoài ra, để tiến hành số hóa những tài liệu có giá trị, có nhu cầu sử dụng cao nhằm bảo quản nguồn tài liệu quý hiếm và đáp ứng NDT thì cần rất nhiều kinh phí vì lượng tài liệu này tại thư viện là rất lớn. Những tài liệu cũ nát cần các chuyên gia phục chế và đánh giá. Bên cạnh đó một số tài liệu ngoại văn còn được bảo hộ quyền tác giả thì cần có kinh phí nhiều hơn để thương lượng và xin phép quyền tác giả. Thư viện cần nghiên cứu kĩ các tài liệu có giá trị cần số hóa. Để xây dựng được NLTTS thư viện cần nghiên cứu, thống nhất đề án để thuyết phục, vận động nguồn kinh phí riêng, xin kinh phí theo chiều sâu để xây dựng NLTTS ngoài các tài liệu mua trên thị trường. Thư viện cần tích cực khai thác các nguồn CSDL miễn phí trên mạng, phù hợp với các chương trình nghiên cứu, các đề tài của thư viện để giúp NDT

chọn lọc và khai thác thông tin được tốt hơn. Qua quá trình sử dụng, có thể đánh giá được mức độ thỏa mãn NCT của NDT. Bên cạnh đó thư viện cần chủ động cử những chuyên gia nghiên cứu cùng với cán bộ thư viện hợp tác nghiên cứu, xin đầu tư tài trợ từ các dự án.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 36 - 38)