Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin số

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 61 - 77)

7. Cấu trúc của đề tài

3.4.3. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin số

Việc thực hiện chia sẻ NLTT giữa các thư viện trong nước đang là một đòi hỏi khách quan, cần phải được thực hiện nghiêm túc dựa trên những thành công đã có của thư viện, các thư viện trong địa bàn Thành phố Hà Nội đang phát triển và hợp tác về việc trao đổi NLTT. Những tài liệu về mượn liên thư viện, vần đề cung cấp tài liệu và vấn đề chia sẻ thông tin của IFLA. Bên cạnh đó, cần dựa trên chính sách phát triển của hệ thống TVCC tham

khảo chính sách phát triển của hệ thống thư viện đại học của nhà nước, kết hợp xu hướng hợp tác, chia sẻ NLTT.

Thư viện cần xây dựng một mô hình tổng quan về trao đổi NLTTS, đề xuất các giải pháp khoa học, nhằm tăng cường năng lực chia sẻ thông tin giữa các thư viện trong và ngoài nước.

Ví dụ như: Hiện nay trường Đại học Vinh đang thực hiện dự án xây dựng và phát triển Thư viện Trường Đại học Vinh trở thành TVS trên cơ sở hiện đại hóa, chuẩn hóa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Phát triển thư viện trường Đại học Vinh trở thành trường Đại học chuẩn của Quốc gia, trung tâm liên kết dữ liệu, khai thác và cung cấp thông tin cho các trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: (Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có 16 trường Đại học, cao đẳng và 22 trường Trung học chuyên nghiệp). Trở thành đầu mối kết nối với hệ thống thông tin quốc tế, góp phần vào việc mở rộng quan hệ trao đổi thông tin giữa các trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam với các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn thế giới.

Như vậy TVHN cũng cần phải đầu tư hơn nữa trong việc số hóa các tài liệu. Trước mắt ngay lập tức phải tận dụng các sản phẩm TTS của thư viện mình. Tránh việc trồng chéo nhau khi bổ sung NLTTS trên cơ sở đó có thể tăng nhanh NLTT của cơ quan mình để tiết kiệm được chi phí.

TVHN cần có những chính sách trao đổi, chia sẻ tài liệu với các thư viện khác, trong và ngoài địa bàn Thành phố Hà Nội. Hiện nay có nhiều trung tâm TT - TV có nguồn lực TTS rất mạnh như: Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia… do đó thư viện có thể trao đổi mua bán với các cơ quan trung tâm thông tin này để làm phong phú thêm NLTTS của thư viện mình.

Từ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của NLTTS và định hướng phát triển TVS trong tương lai, trong thời gian tới thư viện sẽ chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, quan tâm hơn nữa đến nguồn kinh phí, cơ sở hạ tầng và NLTT, TVHN đã đạt được thành tựu bước đầu trong công tác số hóa nguồn tài liệu, làm cơ sở để hướng đến một thư viện hiện đại trong tương lai.

Được biết TVHN đang cùng các chuyên gia tin học xây dựng một dự án số hóa tài liệu với dự toán 2 tỷ đồng trình Sở VHTT & DL cùng UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt trong năm 2013. Mục tiêu của dự án là số hóa những tài liệu cần thiết, quan trọng, phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của thư viện. Phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, chính trị của thủ đô và NCT của NDT ở Hà Nội. Dự án sẽ được thực hiện trong 2 năm, trong đó giai đoạn 1 sẽ tập chung số hóa với tài liệu địa chí Thăng Long - Hà Nội. Giai đoạn 2 sẽ số hóa những tài liệu quan trọng, cần thiết khác về văn hóa, giáo dục, KHCN… nhằm thỏa mãn NCT của NDT thủ đô. Dự án được phê duyệt và thực hiện kịp thời sẽ khắc phục được một cách cơ bản những hạn chế trong việc phát triển nguồn lực thông tin của TVHN nói chung và NLTTS nói riêng cũng như thỏa mãn cao NCT của NDT Thủ đô trong thời đại thông tin với nền kinh tế tri thức, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển Kinh tế -Văn hóa - Xã Hội của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

KẾT LUẬN

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, số lượng TTS không ngừng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó phát triển TVS đang là xu thế tất yếu của các cơ quan TT - TV ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Thư viên Hà Nội đang từng bước hiện đại hóa hoạt động TT - TV và xây dựng NLTTS để phấn đấu trở thành TVS trong tương lai. Từ đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Trong thời gian qua, mặc dù đã nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các ban lãnh đạo thư viện, có nhiều sự nỗ lực từ cán bộ. Tuy nhiên hoạt động phát triển NLTTS chưa được như mong muốn. Công tác tạo lập NLTTS chưa đồng đều. Các sản phẩm và dịch vụ TTS chưa phong phú, chưa mở rộng đến đối tượng NDT. Trong thời gian tới thư viện cần chú trọng đến công tác bổ sung NLTTS một cách toàn diện. Đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại và ứng dụng CNTT trong việc tạo lập NLTTS. Đồng thời phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ TTS tại thư viện. Đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện các văn bản, chính sách, tăng cường kinh phí nhằm tạo lập và đa dạng hóa TTS.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác phát triển NLTTS cần thực hiện đầy đủ và có sự phối hợp nhất định. Khi những giải pháp trên được thực hiện, chắc chắn sẽ khắc phục được những hạn chế để NLTTS tại TVHN phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của thư viện và NCT của NDT. Cùng với sự quan tâm đầu tư đồng bộ, toàn diện của UBND Thành phố, với sự giúp đỡ quản lý thường xuyên, trực tiếp của Sở VHTT & DL, với sự phấn đấu cao trong hoạt động của cán bộ viên chức TVHN, chắc chắn trong tương lai gần TVHN sẽ phát triển mạnh mẽ thành một Thư viện hiện đại, Thư viện điện tử, xứng đáng là “Trung tâm Thông tin của cộng đồng”, “Điểm sáng văn hóa của Thủ đô”. Để đạt được mục tiêu ấy TVHN cần phải làm được nhiều điều trong đó có nhiệm vụ phát triển NLTT phonh phú, nhất là NLTTS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi Thư viện Hà Nội.

2. Báo cáo thực trạng hoạt động thông tin tại Thư viện Hà Nội (Phòng thông tin - thư mục, Địa chí).-2003, ngày 5/7.

3. Trần Đức Cường (2005), Công tác thông tin thư viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời gian 2000 - 2005, Báo cáo trình bày tại hội nghị về công tác thông tin thư viện Khoa học xã hội Việt Nam tháng 8 năm 2005, Nghệ An

4. Hồ Thị Ngọc Hân (2010), “Nhiệm vụ mới trong môi trường Thư viện số” truy cập website: http://www.lrc.ctu.edu.vn cập nhập ngày 15 - 8 - 2010. 5. Nguyễn Thị Huệ (2008) Nâng cao khả năng khai thác phầm mềm

Winisis trong các Thư viện khoa học xã hội Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin tại các thư viện thuộc Viện KHXH & NV

6. Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam”, Thông tin và tư liệu, tr. 20 - 26.

7. Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo”, Thông tin và tư liệu, tr. 2 - 6

8. Cao Minh Kiểm (2000), “Thư viện số, định nghĩa về vấn đề” . Thông tin và tư liệu.

9. Lê Thị Vân Nga (2009), Phát triển nguồn số hóa toàn văn tại Thư viện trường Đại học Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

10. Nguyễn Hoàng Sơn (2006), Đào tạo nhân lực Thư viện số: yếu tố quan trọng trong phát triển thông tin - thư viện hiện đại. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

12. Trần Mạnh Tuấn (2011), “Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trong các thư viện khoa học xã hội”.

13. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002) “Đổi mới phương pháp quản lí trung tâm thông tin thư viện trong nền kinh tế thị trường” Văn hóa nghệ thuật. 14. Lê Đức Thắng (2009), “Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện”, Thư

viện Việt Nam.

15. Đỗ Như Thơ, Trần Đức Trung (2011), “Số hóa với hệ thống Kritas”, Thông tin và tư liệu, tr. 24-27.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG TIN

Nhằm phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn tài nguyên số phục vụ đắc lực nhu cầu bạn đọc. Thư viện tiến hánh khảo sát nhu cầu tin về nguồn lưc thông tin số. Xin anh/ chị vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào ô trống trong những câu hỏi dưới đây.

Xin cảm ơn ý kiến của anh/chị.

1: Anh chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân - Giới tính: Nam Nữ

- Tuổi…..

- Trình độ học vấn

Cao đẳng Đại học Sau đại học - Đối tượng

Cán bộ quản lý, lãnh đạo Cán bộ nghiên cứu Sinh viên

Học viên cao học Nghiên cứu sinh Đối tượng khác

2:Ý kiến của anh/chị vế mức độ cần thiết của tài liệu số? Quan trọng Bình thường Có cũng được Không cần 3:Anh /chị sử dụng tài liệu số nhằm mục đích gì?

Phục vụ công tác quản lý Học tập hàng ngày

Nâng cao trình độ Giải trí

4: Anh/chị thường xuyên sử dụng tài liệu số bằng ngôn ngữ nào? Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Trung Ngôn ngữ khác

5: Anh/chị khai thác tài liệu số ở đâu?

Tại máy tính của thư viện Thông qua mạng Internet Các thư viện khác

6:Ý kiến đánh giá của anh/chị về mức độ dáp ứng tài liệu số của thư viện Rất đầy đủ

Đầy đủ Khá đầy đủ Không đầy đủ

7: Theo anh/chị những nguyên nhân nào cản trở việc truy cập và khai thác tài liệu số

Chưa biết cách sử dụng tài liệu số

Chưa biết đến nguồn tài liệu số của thư viện Ý kiến khác………

8: Anh/chị hãy đánh giá về mức độ sử dụng tài liệu số của mình Thường xuyên

Thỉnh thoảnh Hiếm khi

Không bao giờ

9: Hình thức tài liệu số mà anh/chị thường tiếp cận là gì? Cơ sở dữ liệu thư mục

Ảnh

Cơ sở dữ liệu toàn văn Tài liệu nghe nhìn

10:Theo anh/chị để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác tài liệu số trong thời gian tới thư viện cần thực hiện những biện pháp gì?

Cho phép khai thác tài liệu số qua trang web của thư viện Tăng cường hệ thống máy tính,năng cấp đường truyền Năng cao trình độ cán bộ thư viện

Hỗ trợ người dùng tin khai thác tài liệu số được tốt hơn Đầu tư kinh phí để mua các tài liệu số và số hóa tài liệu Ý kiến khác………

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN

ẢNH 1: Thư viện Hà Nội 47- Bà triệu

ẢNH 3: Người dùng tin đang đọc tài liệu tại phòng đọc mở của TVHN

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Chu Ngọc Lâm đã dành nhiều

thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Mặc dù có nhiều cố gắng hoàn thiện, bằng tất cả nhiệt huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện

Trần Thị Kim Hồng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,

nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của TS. Chu

Ngọc Lâm. Nêu saị tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Kim Hồng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin

CSDL: Cơ sở dữ liệu

KH - XH: Khoa học - Xã hội NCT: Nhu cầu tin

NDT: Người dùng tin NLTT: Nguồn lực thông tin NLTTS: Nguồn lực thông tin số TLS: Tài liệu số

TTS: Thông tin số

TT - TV: Thông tin - Thư viện TVHN: Thư viện Hà Nội TVCC: Thư viện công cộng TVS: Thư viện số

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng sách của TVHN

Bảng 1.2: Bảng thống kê CSDL tại TVHN - 47 Bà Triệu tính đến tháng 4/2003 Bảng 1.3 : Thành phần ngôn ngữ sách

Bảng 1.4: Thống kê số lượng NDT

Bảng 1.5: Bảng thống kê NCT theo loại hình tài liệu

Bảng 2.1: Tổng kinh phí được cấp trong những năm gần đây

Bảng 2.2: Thống kê CSDL của TVHN tại cơ sở 2B Quang Trung - Hà Đông Bảng 2.3: Thống kê CSDL của TVHN tại cơ sở 47 Bà Triệu - Hoàn Kiếm Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng loại hình tài liệu của TVHN

Bảng 2.5: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của NLTTS Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện NCT của NDT

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ đánh giá về mức độ cần thiết của NLTTS Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mức độ đáp ứng TLS của TVHN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Tình hình nghiên cứu... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ... 4

6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ... 4

7. Cấu trúc của đề tài ... 5

Chương 1. NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI ... 6

1.1 . Khái quát về Thư viện Hà Nội ... 6

1.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển ... 6

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ... 7

1.1.3. Cơ cấu tổ chức ... 11

1.1.4. Vốn tài liệu và trang thiết bị Thư viện ... 12

1.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện ... 17

1.2.1. Đặc điểm người dùng tin ... 17

1.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin ... 19

1.3. Vai trò của nguồn lực thông tin số ... 21

1.3.1. Khái niệm nguồn lực thông tin số ... 21

1.3.2. Đặc trưng nguồn lực thông tin số ... 24

1.3.3. Hạn chế của nguồn lực thông tin số ... 27

1.3.4. Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin số ... 29

1.3.5. Vai trò của nguồn lực thông tin số ... 29

1.3.6. Yêu cầu phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà Nội ... 33

Chương 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI ... 35

2.1. Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Hà Nội ... 35

2.1.1. Chính sách xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số ... 35

2.1.2. Kinh phí bổ sung ... 36

2.2. Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin số ... 38

2.2.1. Tổ chức và quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu ... 38

2.2.2. Tổ chức và quản lý bằng hệ thống máy tính ... 41

2.3. Khai thác nguồn lực thông tin số ... 41

2.3.1. Khai thác tại chỗ ... 42

2.3.2. Khai thác từ xa ... 42

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực thông tin số ... 43

2.4.1. Chính sách ... 43 2.4.2. Kinh phí ... 43 2.4.3. Nhân lực ... 43

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)