Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin số phù hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin số phù hợp

Nhìn chung vấn đề NLTTS tại TVHN chưa phát triển mạnh. Trong tương lai TVHN cần hướng đến việc phát triển NLTTS nhiều hơn nữa. Vấn đề trước tiên cần phải thay đổi để phát triển NLTTS là nhận thức của các lãnh đạo thư viện. Khi lãnh đạo cho rằng việc phát triển NLTTS là cần thiết, lúc đó mới có các chính sách và kinh phí để phát triển một cách toàn diện. Hiện nay lãnh đạo TVHN đã rất quan tâm đến việc phát triển và xây dựng NLTTS, trước hết cán bộ Thư viện cần làm sao để lãnh đạo thư viện nhận thấy rõ được tầm quan trọng của NLTTS và những lợi ích của nó. Trên cơ sở đó Ban giám đốc TVHN sẽ xây dựng kế hoạch, dự đoán kinh phí trình và thuyết phục lãnh đạo Sở VHTT & DL, các Sở liên quan và UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển, quản lý và khai thác NLTTS của thư viện.

Hiện nay việc phát triển NLTTS tại thư viện còn nhiều hạn chế do đó gây khó khăn trong việc định hướng, triển khai và thực hiện chính sách.

* Một số chính sách mà Thư viện Hà Nội cần thực hiện như:

- Chính sách phát triển toàn diện nguồn lực thông tin số.

Hiện nay trong định hướng hoạt động của thư viện đã đề cập đến việc ưu tiên xây dựng và phát triển NLTTS, tuy nhiên lại ưu tiên xây dựng CSDL thư mục chưa quan tâm đến việc phát triển nguồn TLS hóa toàn văn và TTS ngoại sinh. Chính vì vậy cần có chính sách cụ thể về số hóa tài liệu (Như đưa ra mục tiêu trong 5 năm tới sẽ số hóa được bao nhiêu tài liệu), đồng thời cho phép mở rộng công việc mua bán những xuất bản phẩm trên thị trường, những CSDL trực tuyến…

Tại thư viện đã tiến hành số hóa nhiều tài liệu như luận án, luận văn, tài liệu dịch… trong thư viện vẫn còn nhiều loại hình tài liệu chưa được số hóa. Vì vậy trong thời gian tới lãnh đạo thư viện cần hoàn thiện chính sách số hóa, chú trọng mở rộng các đối tượng số hóa, ưu tiên và đầu tư cho công tác số hóa tài liệu, quan tâm đến số lượng và chất lượng các tài liệu được số hóa. Một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách số hóa tài liệu thư viện là tiêu chí lựa chọn tài liệu để số hóa. Tài liệu ưu tiên số hóa là:

Tài liệu quý hiếm, độc bản.

Tài liệu cổ (có niên đại từ 100 năm trở lên). Nội dung tài liệu có giá trị khoa học cao. Tài liệu có tần xuất sử dụng cao.

Tài liệu được in ấn trên những chất liệu đặc biệt. Tài liệu được lưu trữ lâu dài cho địa phương, quốc gia.

TVHN là TVCC nên bên cạnh việc số hóa những tài liệu quý hiếm, tài liệu có giá trị kinh tế, văn hóa, khoa học cao. Thư viện cần ưu tiên số hóa mảng tài liệu địa chí, tài liệu về Thăng Long - Hà Nội do các cơ quan tổ chức, cá nhân của Hà Nội biên soạn và xuất bản.

- Chính sách trao đổi và chia sẻ tài liệu số.

Việc chia sẻ NLTTS tại TVHN là hoạt động rất quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu để làm giàu thêm NLTTS trong thư viện, tránh bị lãng phí. Tuy nhiên hoạt động này cần phải được cụ thể hóa bằng chính sách trao đổi và chia sẻ NLTTS. Trong chính sách phải nêu rõ nguyên tắc trao đổi, hình thức trao đổi, phạm vi trao đổi…

- Chính sách khai thác nguồn lực thông tin số

Hiện nay việc khai thác NLTTS tại thư viện chưa được khai thác tối đa, vì vậy cần có chính sách khai thác NLTTS cho phù hợp. Chính sách phải nêu rõ phạm vi, đối tượng sử dụng cũng như các phương thức khai thác, đặc biệt

chú trọng đến vấn đề khai thác có phải trả phí hay không. Quy định cụ thể đối với những đối tượng NDT nào phải trả phí, đối tượng NDT nào không, mức phí là bao nhiêu?

- Chính sách thu thập tài liệu số nội sinh

Kể cả các đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu xám trong các cơ quan, các sở, ban ngành… của Thành phố Hà Nội. Chính sách này có thể do từng thư viện áp dụng, không có quy định cụ thể về vấn đề này. Tài liệu số nội sinh của thư viện rất phong phú và đa dạng đó là các báo cáo, các bài thuyết trình của các cán bộ nghiên cứu trong các cuộc hội nghị, hội thảo được tổ chức tại thư viện, các tài liệu của các cán bộ đi công tác trao đổi, nghiên cứu ở nước ngoài, các báo cáo, đề tài cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố… Đây là những tài liệu số nội sinh rất phong phú và có giá trị cao. Tuy nhiên vì chưa có những quy định cụ thể rõ ràng nên các tài liệu này chưa được số hóa. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra các phương pháp xử lý đối với những cá nhân không thực hiện theo những quy định đã đề ra. Như vậy nguồn TLS tại thư viện sẽ ngày càng nhiều, vừa tiết kiệm được kinh phí cho thư viện vừa đáp ứng được NCT của NDT khi họ cần.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguồn lực thông tin số tại thư viện hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)