Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được khái quát và rút ra từ sự phát triển của tự nhiên, xã hội. Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lý của phép biện chứng duy vật, và đó cũng là một trong những nguyên tắc mang tính phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tư duy biện chứng.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 6
1.1 Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học 6
1.2 Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin 11
1.2.1 Định nghĩa về mối liên hệ 11
1.2.2 Các tính chất của mối liên hệ 15
1.2.2.1 Mối liên hệ có tính chất khách quan 15
1.2.2.2 Mối liên hệ có tính phổ biến 18
1.2.2.3 Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú 24
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 27
1.3.1 Cơ sở lý luận để nhận thức 27
1.3.2 Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách 27
1.3.3 Vai trò của quan điểm toàn diện đối với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 28
Trang 2Chương 2 SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ
TĨNH HIỆN NAY 30
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 30
2.1.1 Về lịch sử 30
2.1.2 Điều kiện tự nhiên xã hội 30
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .32
2.2.1 Về kinh tế 32
2.2.2 Về văn hóa - xã hội 39
2.2.3 Về quốc phòng - an ninh 43
2.3 Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế -xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 47
2.3.1 Phương hướng 47
2.3.1.1 Chú trọng công tác xây dựng Đảng 47
2.3.1.2 Chú trọng đến phát triển kinh tế - xã hội 50
2.3.1.3 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 51
2.3.1.4 Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội 56
2.3.1.5 Phát triển kinh tế gắn với tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội 57
2.3.2 Một số giải pháp 58
2.3.2.1 Giải pháp về nhận thức 58
2.3.2.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn làcông cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởichúng được khái quát và rút ra từ sự phát triển của tự nhiên, xã hội Quanđiểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lýcủa phép biện chứng duy vật, và đó cũng là một trong những nguyên tắcmang tính phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, đóng vaitrò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tư duy biện chứng
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cho quan điểm toàndiện Trong đó, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng điều nằm trong mối liên
hệ biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau
và luôn có tính kế thừa, phát triển Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật phảiđặt nó trong tính chỉnh thể Không được xem xét, đánh giá sự vật một cáchphiến diện, một chiều cũng như tách rời và cô lập Có như vậy mới thấy đượcmọi mặt của mối quan hệ; giữa mặt này, mối liên hệ này, giai đoạn này, bộphận này với mặt khác, mối liên hệ khác, giai đoạn khác, bộ phận khác.Trong nhìn nhận, đánh giá phải tránh cái nhìn cực đoan, phiến diện, mộtchiều; tránh sự xuyên tạc bản chất của đối tượng V.I.Lênin đã từng chỉ rõ:
“Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sựcần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạmphải sai lầm và sự cứng nhắc” [15;364] Vì vậy, quán triệt quan điểm toàndiện sẽ giúp cho nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quan và đúngđắn Nó là cơ sở để có được hành động thực tiễn đạt hiệu quả cao, phản ánhđược bản chất của đối tượng
Theo quan điểm toàn diện, sự vật hiện tượng là một chỉnh thể thốngnhất, đó là cơ sở cho nhận thức đúng đắn sự vật Quan điểm toàn diện không
Trang 5tách rời quan điểm lịch sử cụ thể, phản ánh được bản chất của đối tượng, làm
cơ sở đúng đắn cho quá trình nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự vật phát triển
Vận dụng quan điểm toàn diện trong mọi giai đoạn phát triển của xãhội luôn là nguyên tắc mang tính khoa học; là một yêu cầu cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mớitoàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mởcửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn Thựctiễn đã đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó cóvấn đề đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đây là nhiệm vụ then chốt để đảmbảo đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng
quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;chính trị - xã hội ổn định, dân chủ kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơntrong giai đoạn sau” Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc lầnthứ XXXIII thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước đã manglại nhiều thành quả quan trọng Điều này cho thấy sự đúng đắn, kịp thời, hợp
lý của Đảng bộ và năng lực thực tiễn của huyện Can Lộc Huyện đang dầntừng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của toàn tỉnh
và của cả đất nước Sở dĩ đạt được những thành tựu như ngày nay là do nổ lựcrất lớn của Đảng bộ và nhân dân Can Lộc, trong đó vấn đề nhìn nhận thực tếnhững khó khăn và thuận lợi của huyện trong sự phát triển kinh tế - xã hội đãtạo ra cơ sở lý luận vững chắc áp dụng vào thực tiễn Việc áp dụng quan điểmtoàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra sự vận dụng quan điểm toàn
Trang 6diện vào vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc là đúng đắn, hợpvới sự vận động đi lên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như củađất nước.
Vì những lý do như trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”
làm Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Triết học của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổbiến là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nhưngchỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời quan điểm này mới được trình bàymột cách khoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhất của nó.Quan điểm này hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trởthành cơ sở lý luận để các nhà khoa học vận dụng vào quá trình nghiên cứu
và hoạt động thực tiễn Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quan điểmtoàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, ví dụ như: “Giáo trình Triết học Mác Lênin”(2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị “Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin”, Nxb Chính trị quốc gia, 2010; “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa
-học Liên Xô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
Đối với việc vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình phát triểnkinh tế - xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như:
- Lê Văn Quang (2009), Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí
Triết học, số 4 (215)
Trang 7- Phạm Xuân Nam (2010), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam.
- Lương Đình Hải (2010), Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7.
- Nguyễn Hữu Đễ (2010), Công cuộc đổi mới ở Việt Nam: đặc trưng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quan điểm toàn diện với cơ
sở lý luận của nó về nguyên lý “mối liên hệ phổ biến” vào quá trình phát triểnkinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
+ Làm rõ quan điểm toàn diện với cơ sở của nó là mối liên hệ phổ biến+ Phân tích sự vận dụng lý luận về quan điểm toàn diện với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàn diện với cơ sở
lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quanđiểm toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở số liệu từ năm 2010 - 2013 trên địa bàn huyện CanLộc, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 85 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin,nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, tính chất mối liên hệ phổ biến và ý nghĩaphương pháp luận của quan điểm toàn diện
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý mốiliên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, cácquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủ tịch Hồ Chí Minh để vậndụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgich, thống kê, sosánh…
6 Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học vàcủa Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Đề tài chỉ ra được thực trạng và những điều kiện để phát triển kinh tế
- xã hội trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó, đưa ra những phương hướng
để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
- Là tài liệu tham khảo bổ ích cho những sinh viên chuyên nghànhTriết học, Giáo dục Chính trị, và những ai quan tâm
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóaluận gồm 2 chương, 6 tiết
Chương 1: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chương 2: Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển kinh
tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
Trang 9NỘI DUNG Chương 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1.1 Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học
Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luậnđược rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến Bất cứ sự vật, hiện tượng nàotrong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng và phong phú Do đó,khi nhận thức về sự vật, hiện tượng ta phải xem xét nó trong các mối liên hệcủa nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàndiện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một mốiliên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng Trongthời đại ngày nay, đất nước phát triển trong xu thế toàn cầu với sự đa dạnghóa các loại hình phát triển, với tính chất liên hệ cao của xã hội thì quanđiểm toàn diện luôn luôn cần thiết trong nhận thức về sự phát triển đồng đềutất cả các mặt của mỗi quốc gia Vì vậy, nhận thức đúng về quan điểm toàndiện và vận dụng nó trong tiến trình phát triển là điều vô cùng quan trọng vàcần thiết, đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả.Trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến về quan điểm toàn diện mà cơ sở là cácmối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quátrình khác nhau Vậy chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫnnhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau
Sự lý giải triết học đầu tiên về sự liên hệ và biệt lập giữa các đối tượngcủa thế giới bên ngoài cũng như việc coi chúng là những đặc trưng phổ biếncủa vật chất thì chúng ta có thể thấy ở trong các nhà triết học thời kỳ cổ đại
Trang 10Theo các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, các hiện tượng quan sát đượctrong thế giới tuy là riêng lẻ, tách biệt, biệt lập về chất, lượng nhưng cũng cónhững liên hệ với nhau, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ một bản nguyên hay cơ
sở đầu tiên là “nước” (Talét), “khí” (Anaximen), “Apâyrôn” (Anaximăngđrơ),
“lửa” (Hêraclít)… Nhà triết học Arixtốt đã có bước tiến đáng kể trong nhậnthức tính liên hệ và tính biệt lập với tư cách là những thuộc tính phổ biến củatồn tại Ông đã hình dung tính liên hệ giữa các sự vật khác nhau không chỉ làtính thống nhất có được vì cũng chung một nguồn gốc, xuất phát từ một bảnnguyên duy nhất, cơ sở đầu tiên mà như sự phụ thuộc tồn tại lẫn nhau, sự quyđịnh lẫn nhau giữa các vật thể Các nhà Hy Lạp cổ đại có công lao đó là nhữngngười đưa ra thuật ngữ “quan hệ” nó phản ánh sự “liên hệ” mang tính tất yếu
và phổ biến
Những người theo quan điểm siêu hình thì nhìn nhận thế giới trong đócác bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái tĩnh tại, biệt lập với các bộphận khác, giữa các bộ phận cấu thành thế giới có một ranh giới tuyệt đối,tồn tại biệt lập với các cá thể khác trong trạng thái tĩnh tại Họ cho rằng các
bộ phận trong thế giới rất ít khi biến đổi, nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sựbiến đổi về số lượng, chất của sự vật là vĩnh viễn và nguyên nhân của sự biếnđổi không phải do bản thân sự vật mà là do nguyên nhân bên ngoài Theoquan điểm siêu hình, các sự vật tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bêncạnh cái kia và giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộclẫn nhau, những mối liên hệ có chăng cũng chỉ là liên hệ hời hợt, bề ngoàimang tính ngẫu nhiên Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừanhận tính liên hệ và đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóalẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau
Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vậtriêng biệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
Trang 11ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vậnđộng của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [18;39].
Thomas Hobbes (1588-1679) là nhà triết học duy vật Anh, Hobbes làngười đã kế tục tư tưởng duy vật của Bacon và là nhà triết học duy vật nổitiếng thế kỷ XVII Trên lập trường toán học, Hobbes khẳng định thế giớikhách quan là tổng thể những vật thể riêng lẻ có hình dạng và quảng tính
Hobbes cho rằng giới tự nhiên là tổng các vật có độ dài phân biệt nhaubởi đại lượng hình khối, vị trí và vận động nhưng vận động chỉ là vận động
cơ giới Quan niệm của Hobbes về con người như một cơ thể sống mang tínhsiêu hình rõ rệt, dưới con mắt của ông trái tim con người chỉ như lò xo, dâythần kinh là những sợi chỉ, còn các khớp xương là các bánh xe làm cho cơthể chuyển động Ông không thừa nhận tính phong phú về chất như mộtthuộc tính khách quan của giới tự nhiên, và chất lượng cảm tính không phải
là thuộc tính của sự vật mà là hình thức tri giác chung
Rene Descartes (1596-1650) nhà triết học lỗi lạc, nhà bách khoa toàn
thư vĩ đại người Pháp Descartes đã nêu lên một số quan niệm về mối liên hệtrong thế giới Theo ông, kể từ các sự vật nhỏ bé đến các hành tinh xa xôiđều được cấu tạo từ vật chất Vì vậy, bản tính vật chất thế giới này là vô hạn
Và cũng không thể có sự khác biệt về vật chất tạo thành giữa mặt trăng vàtrái đất Từ đó suy ra vận động ở trên trời và dưới đất là giống nhau
Tự nhiên là một khối thống nhất gồm những hạt nhỏ vật chất cóquãng tính và vận động vĩnh viễn theo đúng quy luật cơ học của nó.Descartes cho rằng, triết học bao hàm hai nghĩa: nghĩa rộng đó là toàn bộtri thức của con người, còn nghĩa hẹp đó là siêu hình học Toàn bộ thế giớiquan khoa học của con người tương tự như một cái cây mà rễ của nó làsiêu hình học, thân là vật lý học và các nhánh đâm ra từ thân cây đó là tất
cả các khoa học khác…
Trang 12Khẳng định nguồn gốc của mọi sự vật trong thế giới, kể cả các hànhtinh đều bắt nguồn từ vật chất Vũ trụ không phải bất biến mà là trong mộtquá trình tiến hóa mang tính quy luật cái hiện hữu là cái đã xuất hiện, hiệnhữu là tồn tại trong sinh thành, tất cả đều tuân theo các quy luật nội tại củavật chất Sự sinh thành diễn ra trong quá trình vận động xoáy tròn hướng tâmtheo quy luật của cơ học.
Baruch Spinoza (1632-1677) là một triết gia lừng danh của xứ sở HàLan Kế thừa chủ nghĩa cơ học của Descartes, đồng nhất quãng tính với vậtchất, Spinoza không xem vận động và đứng im là các dạng thuộc tính mà đóchỉ là dạng thức vô hạn vì vận động và đứng im là cái vốn có trong mỗi sựvật hiện tượng Chính điều này đã làm lộ rõ quan điểm siêu hình phải tách rờithực thể với các dạng thức do nó sinh ra Ông cho rằng, thế giới là thế giớicủa sự tồn tại các sự vật riêng lẻ, toàn bộ thế giới được mô tả là một hệ thốngtoán học có thể hiểu và nhận thức được bằng cách giải quyết từ phương pháphình học Trong nhận thức về bản thể luận, Spinoza bộc lộ tư tưởng hai mặt
có cả tư duy biện chứng lẫn siêu hình khi đưa ra cùng một kết luận, bên cạnh
sự khẳng định thế giới là vô hạn, có tính thống nhất và toàn vẹn, trong đó cócác sự vật đơn nhất luôn luôn biến đổi và có sự tác động qua lại lẫn nhau thìông còn cho rằng thực chất đó chỉ là thế giới kết thúc, trong đó không diễn ramột cái gì mới Ông đã giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở tuyệt đối hóa toánhọc, giống như tính tất yếu của các kết luận toán học, mọi quá trình trong thếgiới đều diễn ra như những tất yếu đó
Theo Spinoza, thực thể luôn mang tính đặc trưng và có tính chất riêngbiệt Thực thể là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất cứ cái gì Vì vậy, “tồntại hữu hạn ở trong một chừng mực nào đó là sự phủ định, còn lại tồn tại vôhạn là sự khẳng định tuyệt đối về tồn tại của một tự nhiên nào đó” Tóm lại,thế giới của Spinoza tồn tại như một thực thể duy nhất, tồn tại bằng nguyênnhân tự nó, vì vậy Thượng đế cũng chính là thực thể, là thế giới mà thôi Thế
Trang 13giới tồn tại trong thống nhất, toàn vẹn và chỉnh thể, ngoài nó ra thì trên thếgiới này không còn có cái gì khác, vì thế thực thể này vô tận về mặt khônggian, vô tận về mặt thời gian[9;374].
Đến thời kỳ Cổ điển Đức (từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), phépbiện chứng duy tâm khách quan xuất hiện trong triết học Kant và hoàn thiệntrong triết học Hêghen cũng đã nêu ra quan điểm về sự tồn tại của các mốiliên hệ trong thế giới Kant (1724 - 1804) đã trình bày những quan điểm biệnchứng của mình bằng giả thuyết có giá trị về sự hình thành của vũ trụ bằngcác cơn lốc và kết tụ của các khối tinh vân Kant đưa ra một luận điểm mangtính khoa học cao về sự lên xuống của thủy triều do lực hấp dẫn giữa trái đất
và mặt trăng gây ra ảnh hưởng tới trái đất, làm cho vòng xoay của trái đấtquanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại Hêghen (1770 - 1831) kế thừa và
phát triển quan niệm của Platon về ý niệm, Hêghen xây dựng “ý niệm tuyệt đối”, mọi sự vật đều do ý niệm tuyệt đối sinh ra và quyết định, nó tha hóa
thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính nó…
Suy cho cùng, các quan điểm về mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng trong thế giới đã được các nhà triết học trước Mác đưa ra từ thời cổ đạicho đến triết học Cổ điển Đức, tuy nhiên nó chỉ mang bản chất sơ khai, chưađược thể hiện với tính chất của một khoa học, thế nhưng đó cũng là tiền đềcho các nhà triết học Mác kế thừa để xây dựng nên phép biện chứng và chủnghĩa duy vật biện chứng Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên một
hệ thống những nguyên lý, các cặp phạm trù, các quy luật phổ biến của hiệnthực Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lý luận của quanđiểm toàn diện là một trong những nguyên lý khái quát nhất
Trong lịch sử triết học có rất nhiều khuynh hướng phủ nhận mối liên
hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng trong hiện thực dưới các hình thức khácnhau Quan niệm chung của những nhà triết học hiện đại là dựa vào sự quansát trực tiếp, vào sự ngắm nhìn những gì xảy ra trên bề mặt các hiện tượng.Trong khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng thì phương pháp tư duy lúc
Trang 14đầu hình thành trong khi nghiên cứu giới tự nhiên, sau đó chuyển sang triếthọc do F.Bêcơn và J.Lốccơ là những người vận dụng nó khi nghiên cứu cácphương pháp nhận thức.
Theo F.Bêcơn, người ta nhận thức các đối tượng bằng cách phân đôichúng trong tư duy thành các “chất” đơn giản và nghiên cứu các “chất” đểtách biệt với nhau trên cơ sở các kết quả nhận được, người ta dựng lên hìnhảnh của lĩnh vực các hiện tượng được nghiên cứu Tuy nhiên nếu chúng tachia nhỏ đối tượng thành các yếu tố cấu thành thì không tránh khỏi xóa bỏ nóvới tư cách là một thành tố tạo định tính chặt chẽ, do đó việc nhận thức cácyếu tố không thể dẫn đến nhận thức toàn bộ đối tượng… Như vậy, chỉ khi cóthể nhận thức được những yếu tố riêng biệt và cái tổng thể do những yếu tố
đó hợp thành nếu người ta tính đến và nghiên cứu toàn diện mối liên hệ vàphụ thuộc giữa chúng với nhau
1.2 Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin 1.2.1 Định nghĩa về mối liên hệ
Trong lịch sử triết học trước Mác đã từng chứng kiến các quan điểmđối lập nhau về các mối liên hệ trong thế giới, đó là sự đối lập giữa siêu hình
và biện chứng, duy tâm và duy vật Các nhà siêu hình học coi sự liên hệ chỉ
là tình cờ của các sự vật riêng lẻ, do đó họ không thừa nhận có sự liên hệ củacác sự vật Các nhà biện chứng duy tâm coi nguồn gốc của sự liên hệ của các
sự vật là ý niệm, ý niệm tuyệt đối hay cảm giác chủ quan của con người.Những người theo quan điểm biện chứng đã chỉ ra sự thống nhất của thế giớicho nên không có sự vật riêng lẻ mà luôn tồn tại trong sự liên hệ với nhau
Kế thừa những tư tưởng đi trước, Chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng nguồn gốc củamối liên hệ trong hiện thực là do tính thống nhất vật chất của thế giới, theo
đó sự vật, hiện tượng đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, có tínhvật chất hay có nguồn gốc vật chất, vì vậy chúng đều phải chịu sự tác độngbởi các quy luật phổ biến của vật chất, chắc chắn phải diễn ra các mối liên hệ
Trang 15giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động phát triển Mối liên hệđược hiểu như thế nào?
Theo cách hiểu thông thường theo nghĩa Tiếng Việt, “mối” là điểm
nối của hai đầu dây, là chỗ mà ở đó được xem là trung tâm của các quan hệqua lại, hay mối là “đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ dùng để buộc thắt lại vớinhau, chỗ nối, chỗ thắt, chỗ từ đó có thể quan hệ với một tổ chức, cơ sở liên
lạc” [23;640] “Liên hệ” là sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các
yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng của nhau, giữa
các sự vật có sự dính dáng tới nhau, phụ thuộc vào nhau, hay “liên hệ” là
“chỉ sự vật, sự việc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên
những mối quan hệ nhất định” [23;567] Còn “phổ biến” mang ý nghĩa rộng rãi, thường gặp ở tất cả mọi nơi, mọi sự vật hiện tượng Như vậy, mối liên hệ
được hiểu như là quan hệ qua lại, có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sựvật hiện tượng, mối liên hệ có ở tất cả các mặt, các bộ phận, các quá trình của
thế giới, có trong tự nhiên, xã hội, lẫn tư duy Liên hệ theo quan điểm biện
chứng là sự phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau và tác động qua lại vớinhau Liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cảtrong tự nhiên xã hội và tư duy Mối liên hệ phổ biến mang tính chất baoquát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánhtính đa dạng và tính thống nhất của thế giới
Triết học Mác - Lênin khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giớiđều nằm trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tạimột cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau, ràng buộc quyết định vàchuyển hoá lẫn nhau Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sựtồn tại vận động, biến đổi của sự vật khác Khi các mối liên hệ thay đổi tấtyếu sẽ dẫn đến sự thay đổi sự vật
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất tồn tại với vô số các sự vật hiệntượng, các quy luật, các quá trình…Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là giữachúng có mối liên hệ tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau hay không
Trang 16hay tồn tại biệt lập, tách rời nhau? và nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái
gì quy định mối liên hệ đó?
Trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ tương tác nàokhông, các nhà siêu hình học không thừa nhận có sự liên hệ, ảnh hưởng của
sự vật này với sự vật kia Họ cho rằng, sự vật, hiện tượng tồn tại một cáchtách rời nhau, chúng chỉ tồn tại bên cạnh nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữacác sự vật không có sự ràng buộc hay phụ thuộc lẫn nhau, chúng tồn tại mộtcách riêng lẻ và không ảnh hưởng với nhau Nếu có một liên hệ nào đó thìchẳng qua chỉ là những liên hệ bên ngoài, hời hợt do sự ngẫu nhiên nào đó
mà có sự liên quan chứ không phải do yêu cầu của bản thân sự vật Một số ít
tư tưởng siêu hình có thừa nhận sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quátrình trong thế giới và nhận ra có sự đa dạng của các mối liên hệ trong quátrình vận động, nhưng họ lại cho rằng không thể xảy ra sự chuyển hóa lẫnnhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau Cũng với câu hỏi đó, nhưng trênlập trường duy vật, những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới nhưmột chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhautrong thế giới vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóalẫn nhau
Đối với quan điểm cho rằng, sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, riêng lẻ,những người theo quan điểm biện chứng phủ nhận quan điểm đó, đồng thờikhẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho sự liên hệ,tương tác giữa các sự vật, hiện tượng Dù các sự vật, hiện tượng tạo thành thếgiới có phong phú, đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúngcũng đều tồn tại trong một thế giới duy nhất - thế giới vật chất Do có sựthống nhất đó mà cho dù có tồn tại như thế nào chúng cũng không thể có sựbiệt lập, tách rời với các sự vật hiện tượng khác Vì vậy, trong một thế giớichỉnh thể, các sự vật luôn có sự tương tác lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau,chuyển hóa hay thâm nhập vào nhau, ràng buộc lẫn nhau theo những quan hệ
Trang 17xác định Thế giới luôn vận động và phát triển, sự vật, hiện tượng cũng theo
đó mà luôn thay đổi cho phù hợp, nếu không có sự liên hệ, tác động, ảnhhưởng qua lại giữa các sự vật thì thế giới vật chất sẽ trở nên thô cứng, pháttriển chậm chạp, thậm chí có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật Ngay
cả trong tư duy của con người, ý thức của con người là những cái phi vật chấtcũng chỉ là một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người Vì vậy màmuốn nhận thức được thế giới, ý thức của con người cũng phải linh hoạt,mềm dẻo, kết hợp với thực tiễn đời sống vật chất và tinh thần, tư duy cũngphải thay đổi, nhanh nhẹn, tránh quan điểm bảo thủ thì mới có thể có đượcnhững tri thức khoa học, đúng đắn về thế giới
Trong thế giới khách quan, các sự vật, hiện tượng biểu hiện sự tồn tạicủa mình thông qua quá trình vận động, sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫnnhau của các sự vật Thông qua quá trình liên hệ đó mà bản chất, đặc trưnghay tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng được bộc lộ ra Trong đời sống
xã hội, chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất cũng như sự tồn tại của một conngười cụ thể thông qua các mối liên hệ của bản thân cá nhân người đó vớicác mối liên hệ khác, sự ảnh hưởng của cá nhân với môi trường xung quanh,
sự tác động của cá nhân đó với cá nhân khác, quá trình hoạt động cải tạo giới
tự nhiên và xã hội của chính bản thân Và nhận thức hay giá trị tri thức củacon người chỉ được đánh giá hay chứng nhận đỉnh cao khi những tri thức đóđược con người vận dụng vào thực tiễn để cải biến giới tự nhiên hay xã hội,làm cho đời sống con người ngày một nâng cao Vì vậy trong cuộc sống, kể
cả trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy con người, từ kinh tế đến chính trị,
từ lý luận đến thực tiễn không thể không diễn ra quá trình liên hệ, tương tác,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng Sự liên hệ đó là khách quan,
là phổ biến, nằm trong sự vận động của thế giới vật chất muôn màu, muôn vẻcho nên không chỉ có một mối liên hệ mà có rất nhiều sự liên hệ, có nhiềucách thức để liên hệ, mối liên hệ đó là vô cùng phong phú và đa dạng, đó là
Trang 18liên hệ vốn có của sự vật Ngay cả những sự vật được xem là vô tri, vô giácnhư đất đai, sông ngòi, rừng, biển….cũng có thể chịu sự tác động thậm chílàm biến đổi như sự tác động của độ ẩm trong không khí, ánh sáng, nhiệt độ,khí quyển… và lẽ tất nhiên cũng chịu cả sự tác động của con người để tồn tại
và phát triển Và lẽ dĩ nhiên, con người dù muốn dù không cũng phải hứngchịu những tác động của vô số hiện tượng và kể cả những tác động bên trong
cơ thể của bản thân mình
1.2.2 Các tính chất của mối liên hệ
1.2.2.1 Mối liên hệ có tính chất khách quan
Sự vật, hiện tượng dù phong phú, đa dạng nhưng đều thống nhất bởitính vật chất Chính vì sự thống nhất đó đã tạo nên cơ sở khách quan cho cácmối liên hệ của sự vật Liên hệ là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, trong quátrình tồn tại, sự tương tác giữa sự vật này với sự vật khác, chịu sự chi phối vàảnh hưởng lẫn nhau trong một chỉnh thể nhất định luôn mang tính chất kháchquan, nó không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Con người dùmuốn dù không cũng không thể cản trở sự liên hệ giữa các sự vật, nếu cócũng chỉ trong những giới hạn nhất định Bộ não người cũng là một dạng vậtchất có tổ chức cao luôn bị chi phối bởi chằng chịt các liên hệ khách quan từbên ngoài, con người không thể bằng năng lực cá nhân mà tránh đi sự ảnhhưởng đó Năng lực, bản chất của con người cũng chỉ bộc lộ ra khi tiếp xúcvới sự vật, hiện tượng khác Ăngghen cho rằng khi chúng ta nghiên cứu giới
tự nhiên, lịch sử loài người hay sự hoạt động tinh thần của bản thân chúng tathì trước hết, trước mắt chúng ta hiện ra một bức tranh chằng chịt vô tậnnhững mối liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau trong đó không có cái
gì là không vận động, biến hóa, xuất hiện và biến đi
Sự tồn tại của sự vật, hiện tượng hay một quá trình muốn tồn tại vàphát triển thì tự bản thân nó đã mang những mối quan hệ vốn có Chẳng hạn,
cơ thể sống của con người từ khi sinh ra đã mang những sự liên hệ khách
Trang 19quan, một em bé khi vừa lọt lòng mẹ đã phải cần những sự liên hệ nhất định
để cất tiếng khóc chào đời, đó cũng có thể là những liên hệ tự nhiên (khôngkhí) hay liên hệ do người khác tạo ra (một cái vỗ nhẹ để cất tiếng khóc, làm
nở lồng ngực và hấp thụ Oxi ) Tuy nhiên, mối liên hệ là khách quan củamọi sự vật, hiện tượng nhưng không phải mọi sự vật, hiện tượng đều có sựliên hệ với nhau, có thể có sự liên hệ chặt chẽ với sự vật này nhưng lại biệtlập với sự vật khác Trong thế giới, tất cả các sự vật hiện tượng đều ở trongtrạng thái liên hệ lẫn nhau và biệt lập với nhau Chúng có thể liên hệ vớinhau trong mối liên hệ này nhưng lại biệt lập trong mối liên hệ khác Đó
cũng có thể được xem là liên hệ nội bộ hay liên hệ riêng lẻ giữa các sự vật
hiện tượng có liên quan Khi môi trường sống thay đổi, có thể ảnh hưởng đến
sự thay đổi của một số cơ thể sống, nhưng một số khác do điều kiện thíchnghi đã biệt lập với môi trường xung quanh và tạo nên bản chất của sự vật.Cùng một cơ thể sống, nhưng ở một số cá thể có thể không chịu được sự thayđổi của môi trường, như sương muối làm cản trở quá trình thụ phấn ở một sốloài thực vật, nhưng một số khác lại không bị ảnh hưởng gì, chúng có khảnăng tạo nên sự biệt lập với quá trình thay đổi Như vậy, liên hệ và biệt lậpluôn có sự cùng tồn tại, đó cũng là cái vốn có của bản thân sự vật mà về mặtchủ quan chúng ta không thể can thiệp vào quá trình đó
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, một trong những thuộc tínhbản chất của thế giới vật chất là sự liên hệ mang tính khách quan của các sựvật, hiện tượng, các quá trình Ngay cả trong tư duy, ý thức của con ngườicũng mang liên hệ khách quan với các quá trình khác Trong quá trình nhậnthức, con người sử dụng khả năng tư duy của mình để nhận thức và cải tạo thếgiới, làm cho thế giới phát triển Nhưng trước hết con người cần phải phản ánhđúng thế giới thì mới có khả năng cải tạo thế giới, biết quan sát và chịu ảnhhưởng của môi trường xung quanh Từ việc quan sát thực tiễn, con người có
Trang 20thể đi đến phủ định hay khẳng định, sự vật vừa là nó lại vừa là cái khác, phủđịnh và khẳng định là hai mặt loại trừ nhau nhưng không thể tách rời nhau.
Trả lời cho câu hỏi có hay không có sự liên hệ trong thế giới, các nhàduy vật khẳng định thế giới mà chúng ta đang sống cho dù tồn tại sự đa dạng,phong phú của sự vật, hiện tượng thì đều có sự thống nhất ở tính vật chất nênluôn có sự liên hệ, tác động lẫn nhau Trên cơ sở của các thành tựu khoa học
ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như sự ra đời của các phát minh vềvật lý học, về hạt phân tử, năng lượng triết học Mác - Lênin cho rằng, bảnthân sự vật, hiện tượng cùng với sự liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượngkhác là tiền đề để tìm ra bản chất của sự vật, tạo nên vẻ khác nhau để so sánhvới các sự vật khác, thông qua việc liên hệ các thuộc tính vốn có của sự vật
sẽ được bộc lộ, khiến cho sự vật nó là nó mà không là cái khác, và do đócũng bộc lộ ra sự độc lập tương đối giữa chúng Và cũng thông qua sự liên
hệ đó mà con người có thể nhận thức được sự vật Ăngghen cho rằng, bảnchất của sự vật chỉ được bộc lộ thông qua vận động Qua quá trình vận động
mà sự vật liên hệ với nhau từ đó mới bộc lộ được thuộc tính của nó Bảnchất, khả năng của con người cũng chỉ được thể hiện ra thông qua các mốiquan hệ, ảnh hưởng với môi trường xung quanh, khả năng nhận thức với bênngoài Chính vì lẽ đó, khi bàn về bản chất của con người, C.Mác đã nhậnđịnh rằng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữucủa cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người
là tổng hòa các quan hệ xã hội” [17;11]
Trên thực tế, nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng khôngchỉ nhìn nhận nó ở khía cạnh của một cá thể riêng biệt mà còn đánh giá nótrong quan hệ giữa nó và cái khác Không có sự vật tồn tại riêng lẻ cho nênkhông thể nhận thức nó chỉ ở bản thân của nó, nghĩa là phải đánh giá cả vềmặt chủ quan trong chính bản thân sự vật với cái khách quan trong liên hệvới sự vật khác Tính khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất,
Trang 21sự liên hệ tồn tại trong thế giới vật chất cũng đều mang tính khách quan, nó
là cái không thể không diễn ra giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sựliên hệ đó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi quá trình, mọi giai đoạn phát triển Đócũng là tính phổ biến của các mối liên hệ
Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới có tính khách quan Theo quan điểm đó, sựvật quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các
sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại độclập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức
và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
1.2.2.2 Mối liên hệ có tính phổ biến
Mối liên hệ luôn mang tính phổ biến bởi vì tất cả các sự vật, hiệntượng đều diễn ra sự liên hệ và sự liên hệ đó có thể diễn ra ở khắp mọi nơi,
ở mọi thời điểm, mọi không gian, mọi đối tượng Sự vật, hiện tượng nàocũng đều liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và không có sự vật nào nằmngoài sự liên hệ, không có sự vật tồn tại riêng lẻ Thế giới tồn tại trong sựthống nhất của các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy Xã hộicàng phát triển thì sự liên hệ càng diễn ra mạnh mẽ và dù nó được diễn đạt
ở hình thức nào thì liên hệ cũng luôn mang tính phổ biến và khách quan,
đó là sự liên hệ tất nhiên của sự vật và không thể tồn tại sự vật riêng lẻ,tách rời với sự vật khác
Quan điểm biện chứng trong triết học Mác - Lênin đã chỉ ra tính phổbiến của sự vật, hiện tượng, quá trình Theo đó, ở tất cả mọi nơi, ở mọi sự vậtđều diễn ra quá trình liên hệ, có thể có nhiều dạng liên hệ, sự khác nhau vềcách thức, quy mô, giới hạn liên hệ, đó là sự liên hệ đa dạng và sinh động ởtrong từng sự vật riêng lẻ hay giữa các sự vật với nhau Trong tự nhiên khôngchỉ có sự liên hệ giữa các loài mà còn có sự liên hệ với môi trường xungquanh, giữa đồng hóa và dị hóa, giữa vô cơ với hữu cơ Xã hội càng phát
Trang 22triển càng không thể tách rời các quan hệ xã hội, xu hướng toàn cầu hóatrong hội nhập và phát triển là minh chứng cho yêu cầu đó Đó là sự hợp tácnhiều mặt, nhiều hình thức, nhiều giai đoạn Đời sống xã hội của con ngườicũng là một chuỗi các liên kết giữa người với người, giữa người với sự biếnđổi chính trị, kinh tế hay có sự liên kết trong chính cơ thể sống con người(các tế bào, các bộ phận, các dây thần kinh), tư duy con người muốn trở nên
có giá trị thì không thể tách rời sự liên hệ với môi trường xung quanh, vớiviệc quan sát và hiểu biết thực tiễn
Theo quan điểm duy vật biện chứng, dù mối liên hệ của sự vật có sinhđộng hay có nhiều hình thức thì cũng đều là biểu hiện của mối liên hệ phổbiến nhất, chung nhất Những hình thức riêng lẻ, cụ thể đã được các nhà khoahọc cụ thể nghiên cứu Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối
liên hệ chung nhất Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã
viết “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” Trong tác phẩm
Chống Đuyrinh, Ăngghen nói rõ: “phép biện chứng chẳng qua là môn khoa
học của những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tựnhiên, của xã hội loài người và tư duy” [18;201]
Triết học Mác - Lênin đã khẳng định mối liên hệ phổ biến của sự vật,hiện tượng, quá trình trong thế giới Trong thế giới không có bất cứ sự vậttồn tại riêng lẻ mà luôn trong trạng thái vận động, liên hệ với các sự vật khác
Sự liên hệ đó diễn ra không chỉ giữa các sự vât, hiện tượng, quá trình mà còn
có sự liên hệ trong chính bản thân sự vật Nó bao quát cả trong tự nhiên, xãhội hay tư duy Song, dù liên hệ có những hình thức như thế nào cũng đều lànhững biểu hiện của liên hệ phổ biến nhất, chung nhất Từ đó, triết học Mác -Lênin làm sáng tỏ quan điểm của mối liên hệ mang tính phổ biến bằng việcnghiên cứu và đưa ra hệ thống các cặp phạm trù Thực chất, các cặp phạm trù
là kết quả của sự liên hệ giữa thực tiễn với tư duy con người, với hoạt độngnhận thức của con người
Trang 23Thứ nhất, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái chung và cái riêngkhông thể tách rời Không có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng
mà ngược lại: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cáiriêng”[14;381] Mỗi cái chung chỉ là một bộ phận, một thuộc tính một đặcđiểm của cái riêng Cái riêng là cái toàn thể, cái chung là cái bộ phận, vì vậycái chung không bao quát hết cái riêng và cái riêng phong phú hơn cái chung
Vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng là cái đơn nhất
Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũng sâu sắc hơn cái riêng, vì nó làcái bản chất, cái mang tính quy luật Cũng vì vậy, Lênin khẳng định: “cái riêngchỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung” [14;381] Cái riêng là cái tồn tạiđộc lập tương đối với những cái khác Mỗi cái riêng đều chịu sự tác động cụ thểcủa môi trường mà nó tồn tại, bị chi phối bởi những mối liên hệ bên trong vàbên ngoài Điều đó tạo nên những sự vận động cụ thể, mang tính đặc thù Tuyvậy, mọi cái riêng đều chịu mọi sự chi phối của những mối liên hệ chung, bởicác quy luật chung và thông qua các hình thức vận động muôn vẻ, cuối cùng nóđều đi theo những con đường khác nhau để đi tới những kết cục chung, tất yếucủa từng loại sự vật, hiện tượng hay của toàn bộ thế giới khách quan
Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung Mỗi cái riêng, bêncạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái không lặplại, cái đơn nhất Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo nên cáiriêng Trong cái riêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau.Cái đơn nhất chuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơnnhất, nhưng không bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thứcphải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo
Trang 24ra cái riêng Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi ápdụng vào cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho nó thích hợp.
Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra Không có nhân thì không cóquả Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau Tất nhiên, mọi cái cótrước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thì phải
có trước kết quả Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng không phải cứ mộtnguyên nhân là sinh ra một kết quả Trong thực tế có nguyên nhân sinh ranhiều kết quả và ngược lại, một kết quả lại cho ra nhiều nguyên nhân Điềunày có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất là trong lĩnh vực
xã hội Xã hội vốn là sự tổng hợp của nhiều mối quan hệ đa dạng, đan chéonên thường quan hệ nhân quả cũng không đơn giản Vì vậy, trong nhiềutrường hợp nếu không tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện,giản đơn
Khi nhân tạo ra quả thì lại trở thành tác nhân để sinh ra quả khác và cứthế quan hệ nhân quả cứ xảy ra vô cùng vô tận
Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và vai trò của các nguyênnhân không giống nhau nên triết học Mác - Lênin chia nguyên nhân ra thànhnhiều loại: nguyên nhân bên trong - nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhânkhách quan - nguyên nhân chủ quan…
Khi một kết quả có nhiều nguyên nhân thì vai trò của các nguyên nhânđối với việc hình thành các kết quả không giống nhau Những nguyên nhânnào quyết định sự ra đời của kết quả thì gọi là nguyên nhân chủ yếu Nhữngnguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoặc quyết định những mặt những bộphận không cơ bản thì gọi là nguyên nhân thứ yếu
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầutiên và kết quả cuối cùng Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằngnguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và
Trang 25kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưngmột khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệchung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn vớinhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫnnhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi
vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ kháchoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại”[18;38]
Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Mối quan hệ này được chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đều tồntại một cách khách quan Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọngtrong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội Tất nhiên bao giờ cũngđược thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cái tất nhiêntrong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sựphát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sựvật diễn ra nhanh hay chậm Ăngghen cho rằng: “…cái mà người ta quả quyếtcho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cáiđược coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”[19;431]
Trong mối quan hệ xác định, cái tất yếu và cái ngẫu nhiên có thể đổichổ cho nhau Điều đó có nghĩa là xét trong mối quan hệ này là tất nhiên,nhưng trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên Tất nhiên và ngẫu nhiên tồntại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, chúng không tồn tại dưới dạng biệtlập thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy Sự thống nhất nàythể hiện ở chổ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thôngqua vô số cái ngẫu nhiên Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cáitất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên Như vậy, ranh giới giữacái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ là tương đối Chính vì thế triết học mới cóhiện tượng chỉ thấy tất nhiên mà không thấy ngẫu nhiên hoặc ngược lại
Trang 26Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổicùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên
có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại
Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Đây là mối quan hệ có tính biện chứng Sự gắn bó này thể hiện trướchết ở sự thống nhất giữa chúng Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung vàhình thức Sự vật nào cũng phải có các nhân tố, các bộ phận tạo thành nó, vìvậy nó phải có nội dung Nhưng các bộ phận, các nhân tố phải sắp xếp theomột trật tự nào đó, phải có màu sắc, hình khối xác định, do đó nó phải cóhình thức Tuy nhiên vai trò của nó không ngang nhau Nội dung bao giờcũng quyết định hình thức Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫn cáchthức sắp xếp Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổn địnhtương đối Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hình thức.Mỗi khi nội dung của đời sống xã hội thay đổi thì các hình thức thể hiện nócũng biến đổi theo
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đốigiữa nội dung và hình thức Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung Hình thức phù hợp vớinội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển Nếu hình thức không phù hợpthì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung
Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thốngnhất, vừa đối lập với nhau
Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng baogiờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất Mỗi bảnchất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường được bộc
lộ qua nhiều hiện tượng khác nhau Tất nhiên, các hiện tượng phản ánh bảnchất không như nhau Có hiện tượng phản ánh bản chất khá trực tiếp, rõ
Trang 27ràng Ngược lại, có hiện tượng phản ánh bản chất một cách quanh co, phứctạp và trong nhiều trường hợp, các sự vật thường tìm cách che dấu bản chấtcủa mình.
Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổi thườngxuyên Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng điều kiện,hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trường khác nhauthì hiện tượng cũng khác nhau Trong thực tế, bản chất cũng không phải làcái hoàn toàn cố định Theo Lênin: “không phải chỉ riêng hiện tượng là tạmthời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn có tính chất ước
lệ, mà bản chất của sự vật cũng thế” [14;268]
Thứ sáu, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
Khả năng đều nằm trong hiện thực, đều có cơ sở là hiện thực Vì vậy,hiện thực nào cũng chứa đựng các khả năng Trong đó, có cả khả năng tấtnhiên và khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần và khả năng xa, có khả năngxấu và khả năng tốt Không hiện thực nào không chứa đựng khả năng Khảnăng nằm trong hiện thực nhưng hiện thực luôn vận động, biến đổi nên khảnăng cũng biến đổi theo Trong quá trình vận động của hiện thực luôn có khảnăng mới xuất hiện và có khả năng cũ mất đi Có những khả năng mà điềukiện để trở thành hiện thực ngày càng tăng, có khả năng các điều kiện đó lạigiảm dần
Nếu mọi hiện thực đều chứa đựng khả năng thì mọi khả năng cũng đều
có thể trở thành hiện thực khi có điều kiện Tuy nhiên, trong xã hội để tạo ranhững điều kiện cho khả năng chuyển thành hiện thực, nhân tố chủ quan cóvai trò hết sức quan trọng Vai trò của nhân tố chủ quan chính là tạo mọi điềukiện để chuyển thành hiện thực, hoặc rút bỏ những điều kiện để một khảnăng xấu nào đó không thể xảy ra Tất nhiên, điều đó chỉ thành công khi nàocon người nắm bắt được quy luật, hành động đúng quy luật Ngược lại, nếucon người làm trái quy luật, dù ý định tốt hay xấu cuối cùng cũng thất bại
Trang 281.2.2.3 Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú
Khi nghiên cứu về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, bên cạnhtính khách quan và phổ biến, còn nhận thấy các mối liên hệ đó rất đa dạng vàphong phú, cũng có khi tùy thuộc vào sự đa dạng, muôn màu sắc của vô sốcác sự vật, hiện tượng Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau, tồn tại trong khônggian và thời gian khác nhau sẽ tương ứng với các kiểu liên hệ khác nhau Vàtheo đó, các liên hệ khác nhau sẽ có vị trí, vai trò, tính chất, tác dụng khácnhau đối với từng sự vật trong quá trình tương tác Dựa vào tính đa dạng củamối liên hệ với sự vật, quan điểm biện chứng duy vật đã phân chia ra các mốiliên hệ khác nhau theo từng cặp
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ của các yếu tố bên trong bản thân
sự vật, cấu thành sự vật, ví dụ như các cơ quan và hệ thần kinh của một cơthể sống Mối liên hệ bên ngoài là sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượngkhác nhau Chẳng hạn, chính sách cải cách tiền lương của Chính phủ là mộttrong những động thái thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển Muốn vậy,giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế cần phải có sự liên hệ, từ đó vận dụngyêu cầu thực tiễn vào trong hoạt động chính trị - xã hội cho phù hợp, tạo cơ
sở cho cải cách tiền lương, thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Có mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, trong đó liên hệ có ảnhhưởng đến thuộc tính của sự vật ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định là mốiliên hệ chủ yếu Còn sự tác động không ảnh hưởng đến thuộc tính của sự vậtđược xem là liên hệ thứ yếu
Có mối liên hệ cơ bản và liên hệ không cơ bản, ảnh hưởng đến thuộctính hay bản chất của sự vật trong quá trình phát triển, trong đó mặt liên hệnào cấu thành nên bản chất của sự vật thì đó là liên hệ cơ bản, và có sự tácđộng nhưng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của sự vật, không cấuthành thuộc tính của sự vật thì đó là liên hệ không cơ bản
Trang 29Mối liên hệ trực tiếp là liên hệ được xem là gần nhất, trực tiếp tácđộng đến sự vật hay giữa sự vật này với sự vật khác mà không cần phải có sựmắc nối hay trung gian nào, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động, tồntại của sự vật Còn mối liên hệ gián tiếp được xem là sự liên hệ xa, muốn tácđộng đến sự vật khác cần phải thông qua một khâu trung gian hay phải cómột chuỗi liên hệ mắt xích thì mới có sự tác động được Ví dụ, sự phát triểncủa nền giáo dục xét về mặt lĩnh vực, bộ phận thì không bị ảnh hưởng trựctiếp của chính sách phát triển nền kinh tế, nhưng nếu kinh tế không phát triểnthì nó lại ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng giáo dục khi Nhà nước không
đủ điều kiện tài chính để tái thiết, đầu tư cho giáo dục
Bên cạnh đó, có mối liên hệ chung, bao quát, quy mô liên hệ có thểảnh hưởng đến toàn thế giới, ví dụ như quan hệ hợp tác giữa các nước trongkhu vực và trên thế giới Nhưng cũng có những mối liên hệ riêng biệt, sự liên
hệ đó giới hạn ở những sự vật riêng lẻ ở từng bộ phận, từng lĩnh vực cụ thể
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừanhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ Các loại liên hệ khácnhau có thể chuyển hoá lẫn nhau Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc
do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động kháchquan của chính sự vật và hiện tượng
Sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại đa sắc màu, đa dạng, phongphú nhưng cũng hết sức phức tạp Điều đó cũng quy định các mối liên hệ vừamang tính đa dạng, nhưng cũng không phải là dễ để phân biệt hay lựa chọn
sự liên hệ cho phù hợp Sự liên hệ không những phổ biến, vô cùng tận màcòn rất phức tạp, thực tế trong xã hội ngay cả trong cùng một sự vật, hiệntượng sẽ có nhiều liên hệ chồng chéo, rất khó để phân biệt được đâu là liên
hệ cơ bản, chủ yếu Nhất là trong những vấn đề của xã hội ngày nay, sựchồng chéo, đan xen của các vấn đề xã hội sẽ không mang lại kết quả caotrong quá trình nhận thức của con người Do đó mà sự phân chia các cặp mối
Trang 30liên hệ chỉ mang tính tương đối, suy cho cùng dù có đa dạng thế nào thì nócũng chỉ là một dạng, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến.
Trang 311.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Cơ sở lý luận để nhận thức
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạtđộng thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũngnhư mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác Muốn vậy phải sửdụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác độngnhằm thay đổi những liên hệ tương ứng Để tránh những phương pháp luận sailầm trong việc xem xét sự vật, hiện tượng, cần tránh chủ nghĩa chiết trung,thuật ngụy biện Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời giannhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó Do đó chúng ta cần cóquan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra
V.I Lênin đã chỉ ra rằng, muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phảinhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và giántiếp của sự vật đó Theo Lênin “chúng ta không thể làm được điều đó mộtcách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đềphòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”[15;364]
1.3.2 Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách
Quan điểm toàn diện vừa khác với chủ nghĩa chiết trung, vừa khác vớithuật ngụy biện Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên
hệ cơ bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyêntắc các mối liên hệ khác nhau, do đó, hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyếtsách đúng đắn Còn thuật ngụy biện để ý tới những mặt, những mối liên hệ khácnhau của sự vật, nhưng lại đem những mặt, những mối liên hệ thứ yếu làm chủyếu, đưa cái không cơ bản, cái không bản chất thành cái cơ bản, thành cái bảnchất, chuyển cái cá biệt thành cái bản chất Thuật ngụy biện đưa ra những lập
Trang 32luận có vẻ như đúng đắn, có sức thuyết phục, có vẻ như toàn diện, nhưng thựcchất chỉ là sự vận dụng một cách chủ quan, vô nguyên tắc tính mềm dẻo, linhhoạt của các khái niệm, phạm trù Nói về điều này, Lênin chỉ rõ:
“Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiếttrung và ngụy biện Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan, nghĩa làphản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình
đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnhviễn của thế giới” [14;118]
Vì vậy, vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình nhận thức sẽtránh được quan điểm phiến diện, cực đoan, tránh được những tư tưởng sailầm trong nhận thức cũng như trong hành động, đồng thời có thể chống lại các
tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Bên cạnh đó phải chú ý đến quan điểm lịch
sử cụ thể, trong từng thời điểm khác nhau Mọi sự vật, hiện tượng trong thếgiới vật chất tồn tại, vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra trong nhữnghoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời gian xác định Không gian và thờigian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự vật Cùng là một sự vật nhưng ởtrong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau.Trong công cuộc phát triển đất nước, xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh, phải biết xác định nhiệm vụ trọng điểm bên cạnh khai thác khía cạnhtoàn diện Muốn vậy cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều
phương tiện, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm Trong cuộc đổi mới, Đảng ta cần kết hợp sức mạnh nội lực với
sức mạnh bên ngoài, trong đó xác định nội lực là sức mạnh chủ yếu để pháttriển ổn định Trong các chiến lược phát triển, thì kinh tế phải được xem là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
1.3.3 Vai trò của quan điểm toàn diện đối với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
Trang 33Kinh tế - xã hội là những bộ phận cấu thành một chỉnh thể xã hôi.Điều đó cũng có nghĩa xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội chính là xâydựng cả nền tảng vật chất lẫn tinh thần cho xã hội Chính vì vậy quán triệtquan điểm toàn diện trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xãhội vừa mang ý nghĩa phương pháp luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn Vậndụng quan điểm toàn diện trong việc phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩaquyết định đến tính đúng đắn, hợp lý mà mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề
ra trong chế độ xã hội chủ nghĩa luôn hướng đến sự hạnh phúc, bình đẳngcho tất cả mọi người
Tóm lại, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm toàn diện sẽ giúpchúng ta tránh khỏi những sai lầm trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn,đặc biệt là trong hoạch định chính sách, đường lối Điều này đã được chứngminh bằng thực tiễn công cuộc đổi mới của nước ta Nhờ vận dụng sáng tạoquan điểm toàn diện mà Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới chính xác,toàn diện từng bước đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, dần dần ổn định vềmọi mặt, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàndiện đã góp phần vào việc định hướng cho quá trình nhận thức và hoạt độngthực tiễn Quan điểm toàn diện được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổbiến, phản ánh sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Vì vậy,trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú trọng đến tất cảcác mối liên hệ của sự vật, hiện tượng và phải xem sự liên hệ của sự vật, hiệntượng hay quá trình là cái khách quan vốn có của sự vật, nó mang tính phổbiến, phong phú và đa dạng
Trang 34SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC,
Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện PhùLĩnh (thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679),huyện Hà Hoàng thuộc về đất Hoan Châu Thời nhà Trần, Can Lộc có tên làhuyện Phỉ Lộc thuộc Nghệ An phủ
Thời Lê Sơ, huyện Thiên Lộc được thành lập với 27 xã Tên huyệnThiên Lộc và địa giới huyện này được hoạch định rành mạch kể từ đó.Lúc đóhuyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An
Đến thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: ở đâuđịa danh có chữ “thiên” phải đổi thành chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời Từ
đó huyện Thiên Lộc được đổi thành huyện Can Lộc
Năm 1984, một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt đểthành lập thị trấn Can Lộc trực thuộc huyện
Năm 1992, hai xã Minh Lộc và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện CanLộc được cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh
Năm 2007, tám xã của Can Lộc ở gần biển được cắt về cho huyện Lộc Hà
2.1.2 Điều kiện tự nhiên xã hội
Trang 35- Vị trí địa lý: Can Lộc là một huyện đồng bằng bán sơn địa, vừa cónúi và vừa có đồng bằng Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã HồngLĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyệnHương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Namgiáp huyện Lộc Hà Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330km, cách thành phốVinh khoảng 30km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách thị xã HàTĩnh khoảng 20km.
- Diện tích: Can Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 30.128,33ha; trongđó: đất nông nghiệp: 19.460,24ha, đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha, đất chưa
sử dụng: 3.077,74ha
- Hành chính: Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (ThiênLộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, ThườngNga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, VĩnhLộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc,
+ Đồng bằng và miền núi: địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùngnúi thấp với tổng dân số: 52.245 người, vùng đồng bằng còn lại gồm 14 xãvới tổng số dân: 73.954 người
Phân theo các xã có giáo dân và các xã người lương (không có giáodân): địa bàn huyện Can Lộc có 10/23 xã có giáo dân sinh sống, các xã cònlại có tổng số dân là 65.566 người
- Cơ sở hạ tầng: