Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam Xã hội, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống hết sức phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, tư tưởng... Tất cả các lĩnh vực đó đều tác động đến con người và thông qua hoạt động của con người, mà hoạt động của con người thì bao giờ cũng có ý thức, ý chí chỉ đạo. Chính vì vậy việc giải thích về đời sống xã hội là một vấn đề hết sức phức tạp.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống hếtsức phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, tư tưởng Tất cả các lĩnh vực đó đều tác động đến con người và thông qua hoạtđộng của con người, mà hoạt động của con người thì bao giờ cũng có ýthức, ý chí chỉ đạo Chính vì vậy việc giải thích về đời sống xã hội là mộtvấn đề hết sức phức tạp
Tổng kết lịch sử của nhân loại, cùng với quá trình nghiên cứu, quan sát,phát hiện những vấn đề của đời sống xã hội con người, C.Mác đã phân tíchmột cách khoa học mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt của đời sống xã hội
và phát hiện ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội Từ đó đã đi đếnkhái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời nhằm đáp ứng yêucầu khách quan của thực tiễn và nhận thức đương thời, là chứng tỏ lịch sử xãhội loài người là quá trình phát triển có quy luật Qua lý luận của chủ nghĩaMác về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta thấy lịch sử phát triển của xã hội
là lịch sử vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế
-xã hội từ thấp lên cao Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - -xãhội là do sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa lực lượngsản xuất với quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Sự ra đời học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã có ý nghĩa lịch
sử to lớn không chỉ đối với bản thân sự phát triển của triết học, đối với cáchọc thuyết lý luận khác của chủ nghĩa Mác như kinh tế chính trị học, chủnghĩa xã hội khoa học, mà còn đối với những lĩnh vực nhận thức khác về xãhội như sử học, xã hội học và với cả thực tiễn lịch sử nhân loại, trước hết làđối với cuộc đấu tranh để tự giải phóng của giai cấp công nhân và quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn hiện nay, cùng với những biếnđổi nhanh chóng, sâu sắc và mạnh mẽ về thực tiễn là sự xuất hiện của những
Trang 2lý thuyết, quan điểm mới khác về lịch sử xã hội mà khó có thể bác bỏ hoặctiếp thu nó một cách lập tức, hoàn toàn Do vậy việc đánh giá, khẳng địnhnhững giá trị, ý nghĩa khoa học, xã hội phổ biến và bền vững của học thuyếtMác về hình thái kinh tế - xã hội sẽ góp phần bảo vệ, phát triển lý luận Mác -Lênin và còn cho phép có thể đánh giá, phân tích khách quan nội dung, ảnhhưởng của những lý thuyết, quan điểm mới xuất hiện.
Đối với nước ta, đòi hỏi này càng trở nên cấp thiết Sự phát triển xã hộinước ta đang ở vào một thời kỳ mới, có ý nghĩa rất trọng đại trong toàn bộlịch sử dân tộc, đó là thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa xã hội chủnghĩa Đây là quá trình lịch sử sẽ đưa nhân dân, dân tộc ta thoát khỏi đóinghèo và lạc hậu, đồng thời là quá trình rất khó khăn và có nhiều thách thứclớn Nó tiếp tục đặt ra và đòi hỏi phải giải đáp nhiều vấn đề quan trọng cấpbách cả về thực tiễn và lý luận nhằm làm sáng tỏ hơn nữa con đường pháttriển xã hội chủ nghĩa ở nước ta Do đó, việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác -Lênin nói chung và lý luận về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng sẽ là cơ sởquan trọng trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Mặt khác, trong tình hình hiện nay, đặc biệt là sau sự sụp đổ chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch đang rêu rao,nói rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lêninkhông còn đúng, rằng cần thay thế bằng một học thuyết mới, hay xã hội tưbản chủ nghĩa là xã hội tốt đẹp nhất, lịch sử xã hội loài người sẽ không thể
có một xã hội nào tốt đẹp hơn Một số ý kiến khác cho rằng có thể đồng nhất
lý luận hình thái kinh tế - xã hội với lý luận về văn hóa trong nhận thức tiếntrình phát triển của xã hội loài người, bởi chúng có những nét tương đồng Trên cơ sở thực tiễn như vây, tôi chọn đề tài : “Lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam” Qua
đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của lý luận hình thái kinh tế
- xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là làm rõ được tính lịch sử - tựnhiên, tức tính quy luật của các hình thái kinh tế - xã hội để có thể vận dụng
Trang 3vào tình hình cụ thể của Việt Nam Bên cạnh đó, qua những nội dung này,chúng ta sẽ có căn cứ, cơ sở để bác bỏ lại những luận điểm sai lầm, khôngđúng về lý luận hình thái kinh tế - xã hội.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội cũngnhư sự vận dụng vào sự nghiên cứu lý luận đó ở Việt Nam đã được nhiềunhà nghiên cứu đề cập đến, được trình bày thành sách hoặc là các bài đăngtrên tạp chí khoa học Chẳng hạn trong các tác phẩm của C.Mác vàPh.Ăngghen toàn tập; V.I.Lênin toàn tập; Hồ Chí Minh toàn tập hay các giáotrình triết học Mác - Lênin do Nxb chính trị Quốc gia - Sự thật và Nxb Giáodục xuất bản Cuốn sách “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lýluận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của T.S Phạm VănChung do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2005 đã bàn đến những nộidung như quá trình hình thành và phát triển học thuyết Mác về hình thái kinh
tế - xã hội; nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và lýluận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới ánh sángphương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Qua cuốn sách
đã cung cấp những kiến thức của các nội dung về lý luận hình thái kinh tế
-xã hội, tuy nhiên nó lại chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữanhững yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội Qua giáo trình triết học của
Bộ giáo dục và đào tạo do Nxb Lý luận chính trị, xuất bản năm 2006 đã dànhmột chương nói về lý luận hình thái kinh tế - xã hội với các nội dung nhưtiền đề xuất phát, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế -
xã hội, sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nhưng
nó vẫn chưa thật sự vạch rõ những biểu hiện đặc thù của sự phát triển hìnhthái kinh tế - xã hội ở Việt Nam (về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,kiến trúc thượng tầng) Qua cuốn giáo trình triết học Mác - Lênin tập 3 củakhoa Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1997cũng đã đề cập đến lý luận hình thái kinh tế - xã hội ở điểm sản xuất vật chất
Trang 4là nền tảng của đời sống xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phạm trùhình thái kinh tế - xã hội và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa Bên cạnh đó còn một số sách nói về lý luận hình tháikinh tế - xã hội như giáo trình triết học Mác - Lênin do Trung ương chỉ đạobiên soạn; Giáo trình Quốc gia của Nxb Chính trị Quốc gia năm 1999; Giáotrình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của Bộ giáo dụcđào tạo do Nxb Chính trị Quốc gia năm 2009, sữa chữa bổ sung năm 2010.Bên cạnh những tác phẩm bằng sách, còn có nhiều bài báo khoa học cóthể kể đến như: Nguyễn Trọng Chuẩn với bài báo “Chủ nghĩa xã hội từ mụctiêu đến mô hình” in trong Tạp chí triết học số 5(420); Nguyễn Đình Hòa vớibào báo “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa” in trong Tạp chí triết học số 1(152); Nguyễn ThếNghĩa với bài báo “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội – cơ sở lýluận của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” in trong Tạp chí triết học
số 1(511); Nguyễn Văn Thanh “Về sự thống nhất và khác biệt giữa lý luậnhình thái kinh tế - xã hội và lý luận về văn hóa trong nhận thức tiến trìnhphát triển xã hội loài người” in trong Tạp chí triết học số 9(208); ĐoànQuang Thọ với bài báo “Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” in trong Tạp chí triết học số 3(142);
Hồ Văn Thông với bài báo “Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủnghĩa Mác trong thời đại ngày nay” in trong Tạp chí cộng sản số 4; NguyễnThành Trung với bài báo “Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồnlực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” in trong Tạp chítriết học số 7(206); Phạm Văn Đức với bài báo “Về vai trò của triết họctrong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” in trong Tạp chí Triết học số 4; PhạmNgọc Quang với bài báo “Biện chứng xã hội với công cuộc đổi mới ở nước
ta hiện nay” in trong Tạp chí Triết học số 7; Lại Văn Toàn với bài báo “Đổi
Trang 5mới tư duy lý luận, tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới” in trong Tạp chíTriết học số 1;
Cùng với đó là các nghiên cứu, báo cáo khoa học như Luận văn thạc sĩkhoa học triết học của Nguyễn Thị Hoa với đề tài “Học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”; của NguyễnThị Hiền với đề tài “Phát triển lực lượng sản xuất ở Thừa Thiên Huế tronggiai đoạn hiện nay”; của Trần Văn Thái với đề tài “Biện chứng của phâncông lao động với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiệnnay”; của Đỗ Thanh Tú với đề tài “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với
sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Đà Nẵng hiệnnay”; của Đoàn Thị Cẩm Vân với đề tài “Biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóagắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay”
Qua các công trình nghiên cứu, các tài liệu giáo trình, các bài báo khoahọc đã phần nào phản ánh một mặt, một khía cạnh của lý luận hình thái kinh
tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như việc phát hiện những biểuhiện của những yếu tố của hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Kếthừa những kết quả mà các tác giả đã nghiên cứu và kết luận, tôi chọn đề tài
“Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và sự vậndụng ở Việt Nam” để nghiên cứu nhằm làm rõ hơn, tìm hiểu sâu hơn lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời vận dụng
lý luận đó vào thực tiễn phát triển ở xã hội Việt Nam, vào làm rõ sự tác độngbiện chứng và những biểu hiện đặc thù của các bộ phận cấu thành hình tháikinh tế - xã hội ở Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu đề tài, đề tài xácđịnh mục đích là nhằm tìm hiểu sâu sắc về lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin về hình thái kinh tế - xã hội cũng như sự vận dụng ở Việt Nam
Trang 6Nhiệm vụ của đề tài là phải làm sáng tỏ những nội dung của phạm trùhình thái kinh tế - xã hội, những yếu tố cấu thành và những mối liên hệ giữachúng của hình thái kinh tế - xã hội, cũng như sự vận dụng lý luận về hìnhthái kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguyên lý triết học Mác - Lêninvới phương pháp luận là phép biện chứng duy vật
Phương pháp nghiên cứu đề tài là vận dụng những nguyên tắc của tư duybiện chứng, cụ thể là phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đốichiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp Tất cả các phương pháp nói trên đềuđặt trên nền tảng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã hệ thống những kiến thức cơ bản của lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về hình thái kinh tế - xã hội Cụ thể là những nội dung như phạm trùhình thái kinh tế - xã hội, các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội và sựbiểu hiện những yếu tố đó ở Việt Nam
-Đề tài cũng đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiêncứu sau này về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hộinói chung và về sự vận dụng ở Việt Nam nói riêng
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có 2chương và 4 tiết
Trang 7CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ HÌNH
THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Xã hội, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống hết sứcphức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, tư tưởng Tất cả cáclĩnh vực đó đều tác động đến con người và thông qua hoạt động của conngười, mà hoạt động của con người thì bao giờ cũng có ý thức, ý chí chỉ đạo.Chính vì vậy, việc giải thích về đời sống xã hội là một vấn đề hết sức phứctạp Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài trước khi triết học Mác ra đời, chủnghĩa duy tâm giữ vai trò chi phối trong việc nhận thức về đời sống xã hội.Người ta giải thích về đời sống xã hội xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ niềmtin tôn giáo, từ chính trị mà tiêu biểu là triết học Đức đầu thế kỷ XIX
Khác với những quan điểm triết học trước đây, C.Mác đã tìm ra điểmxuất phát mới trong việc nghiên cứu xã hội là xuất phát từ con người hiệnthực, tức là xuất phát từ đời sống hiện thực của họ Xuất phát từ đời sốnghiện thực của con người, C.Mác đi đến xác định tiền đề đầu tiên của mọi sựtồn tại con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là “Người ta phải cókhả năng sống rồi mới có thể làm ra lịch sử Nhưng muốn sống được thìtrước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khácnữa Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu đểthỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”
Để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất ra của cải vậtchất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân con người và các quan
hệ xã hội Các lĩnh vực sản xuất đó tồn tại không tách rời nhau, tác động qualại lẫn nhau Trong đó sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xãhội, là cái khác biệt căn bản giữa con người với động vật
Trang 8Từ sản xuất, C.Mác lại phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau: mộtmặt quan hệ giữa người với tự nhiên (lực lượng sản xuất), mặt khác là quan
hệ giữa người với người trong sản xuất (quan hệ sản xuất) Hai mặt này tácđộng qua lại một cách biện chứng tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Từ nghiên cứu các quan hệ hình thành trong quá trình sản xuất ra củacải vật chất, C.Mác đi đến nghiên cứu các mặt của đời sống xã hội như chínhtrị, pháp quyền, các hình thái ý thức xã hội Từ đó cho thấy xã hội là một hệthống, trong đó các mặt có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho xãhội vận động, phát triển theo các quy luật khách quan Cùng với đó, triết họcMác cũng đồng thời thừa nhận vai trò to lớn của nhân tố chủ quan Lịch sửphát triển xã hội phải thông qua hoạt động có mục đích của con người Sựhoạt động của con người là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủquan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật khách quan,nhưng có khả năng nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn
Như vậy, xuất phát từ sản xuất C.Mác đã phân tích một cách khoa họcmối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống xã hội và phát hiện ra cácquy luật vận động, phát triển của xã hội Từ đó, C.Mác đã đi đến khái quátkhoa học về lý luận hình thái kinh tế - xã hội Vậy nội dung của chủ nghĩaMác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào
Trang 9là lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định, kiểu quan hệ sản xuất phùhợp với nó, kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó;
hệ thống những quan hệ xã hội với các loại quan hệ chính là quan hệ vật chất
và quan hệ tinh thần, quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác; hệ thốnghoạt động xã hội như hoạt động vật chất, sản xuất vật chất, hoạt động tinhthần, hoạt động xã hội, hệ thống kinh tế - xã hội Trong chỉnh thể của nó, hệthống này chính là chế độ xã hội của các xã hội cụ thể trong một giai đoạnlịch sử Những mối liên hệ trên quy định tính tất yếu và tính chung của chế
độ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định Vậy, có thể xác định nộidung khái niệm hình thái kinh tế - xã hội như sau: “Hình thái kinh tế - xã hội
là chế độ xã hội với những yếu tố và những mối liên chung tất yếu, đặc trưngcho các xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sửnhân loại nói chung Hay, hình thái kinh tế - xã hội là chế độ xã hội mangtính chất chung tất yếu, đặc trưng cho những xã hội cụ thể trong một giaiđoạn phát triển nhất định của lịch sử nói chung” [4, tr.81-82]
Với cách hiểu về hình thái kinh tế - xã hội như trên thì rõ ràng hình tháikinh tế - xã hội không thể đồng nhất với xã hội nói chung, hoặc với một xãhội cụ thể, với hình thức của xã hội, cũng không đồng nhất với những yếu tố,liên hệ, thậm chí những hệ thống cấu thành của nó Bởi vì, xã hội thì hoặc làchỉ sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa người và người, hoặc là cơ thể lịch sửtoàn vẹn, trong đó hình thái kinh tế - xã hội, tức chế độ xã hội là một hệthống những yếu tố và những liên hệ tất yếu, làm thành “bộ xương” của toàn
bộ cơ thể xã hội cụ thể Không những thế, hình thái kinh tế - xã hội còn làcái chung đặc trưng cho những xã hội cụ thể thuộc một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Như vậy, nó là cái không bao gồm toàn bộ xã hội cụ thể, nhưng lạithuộc về nhiều xã hôi cụ thể Còn xã hội nếu xét về mặt hình thức của nó, thì
rõ ràng không thể bao gồm toàn bộ đời sống xã hội Theo đúng nghĩa của nó,thì hình thức xã hội là sự liên kết, tổ chức các yếu tố, các mặt và những mốiliên hệ nhất định của đời sống xã hội Vậy nếu không có những mặt, yếu tố
Trang 10và liên hệ nhất định của xã hội thì chắc chắn không thể có sự tổ chức, liênkết của chúng theo một phương thức nhất định được.
1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội
Từ khái niệm hình thái kinh tế - xã hội như đã trình bày, rõ ràng để hiểu
nó phải phân tích những những yếu tố cấu thành của nó Xét về các yếu tốcấu thành của hình thái kinh tế - xã hộ, có nhiều cách hiểu khác nhau:
Thứ nhất, theo cách hiểu khá phổ biến, thì hình thái kinh tế - xã hộiđược đặc trưng bởi các yếu tố và các mối liên hệ: lực lượng sản xuất ở mộttrình độ nhất định, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ ấy của lực lượngsản xuất, kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy.Trong kết cấu này, lực lượng sản xuất ở một trình độ là kết quả của nhữngnăng lực thực tiễn của con người, là mức độ, năng lực làm chủ của conngười, xã hội đối với những sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản thân con ngườitrong một giai đoạn lịch sử, mà trước hết là năng lực làm chủ đối với tựnhiên Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện ở mọi yếu tố cấu thànhcủa nó, nhưng thể hiện tập trung ở yếu tố công cụ lao động và được biểu hiện
ra ở sự phân công lao động xã hội Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sảnxuất thì người lao động là yếu tố quyết định Chính người lao động khôngnhững tạo ra những tư liệu sản xuất, khoa học, tìm ra và biến đổi những đốitượng lao động mới, mà còn điều khiển các tư liệu sản xuất để tạo ra của cải
Do đó, lực lượng sản xuất là lực lượng của bản thân con người và trình độcủa lực lượng sản xuất cũng chính là trình độ phát triển của chính bản thâncon người, là sự phát triển năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân conngười qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Trình độ đó không chỉ tồn tạitrong bản thân con người (trí tuệ, tinh thần, kỹ năng) dưới dạng tiềm năng,
mà còn được vật chất hóa, biểu hiện ra ở các công cụ, phương tiện sản xuất,
và nhất là trong hoạt động sản xuất đạt được mục đích thực tiễn của conngười Do đó, càng làm chủ được những sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản
Trang 11thân, thì trình độ của lực lượng sản xuất của con người càng cao, nghĩa làhiệu quả sản xuất của con người ngày càng cao.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ giữa người và người trong việc
sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động và phân phối sản phẩm xã hội.Trong đó quan hệ trong việc sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.Trong lịch sử, các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất thường là quan hệgiữa người sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội và người sở hữunhững tư liệu sản xuất không cơ bản hoặc không sở hữu Bản chất của cácquan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người về những lợi ích kinh tế.Các quan hệ sản xuất tạo thành những hình thức sở hữu hay chế độ sởhữu đặc trưng cho các giai đoạn phát triển sản xuất xã hội trong lịch sử Cóhai hình thức sở hữu phổ biến: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội Hình thức
sở hữu tư nhân là hình thức mà trong đó những tư liệu sản xuất cơ bản của
xã hội nằm trong tay số ít các cá nhân Trong hình thức này, nền sản xuất xãhội được tổ chức theo phương thức phục tùng lợi ích của số ít cá nhân Sởhữu của chủ nô, phong kiến, địa chủ, tư sản là những hình thức sở hữu tưnhân điển hình Sở hữu xã hội là hình thức mà trong đó các tư liệu sản xuất
cơ bản của xã hội nằm trong tay đa số các cá nhân, do đó nền sản xuất xã hộiđược tổ chức theo phương thức phục tùng lợi ích của đa số các thành viêntrong xã hội Có thể thấy rõ các hình thức sở hữu xã hội trong lịch sử như sởhữu công xã thời cổ, sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa xã hội, sở hữu tập thể.Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm các hình thái ý thức xã hộinhư chính trị, pháp quyền, triết học, tôn giáo, nghệ thuật Những hìnhthái ý thức xã hội này là những quan niệm, tư tưởng xã hội và những thiếtchế tương ứng của chúng Kiến trúc thượng tầng không bao gồm toàn bộđời sống tinh thần xã hội Những bộ phận của đời sống tinh thần được xãhội ý thức và chủ động tổ chức quá trình tạo ra và vận dụng chúng vào đờisống xã hội thì chắc chắn thuộc về kiến trúc thượng tầng, còn những quátrình tinh thần nảy sinh một cách ngẫu nhiên, tự phát trong đời sống hàng
Trang 12ngày của con người thì không hoàn toàn thuộc về kiến trúc thượng tầng.Trong kiến trúc thượng tầng xã hội, hình thái ý thức chính trị, pháp quyềnđóng vai trò quyết định.
Những yếu tố cơ bản nói trên của hình thái kinh tế - xã hội, liên hệ chặtchẽ với nhau làm thành những mối liên hệ bên trong, căn bản, tất yếu vàquyết định toàn bộ chế độ xã hội Lực lượng sản xuất ở một trình độ nhấtđịnh là yếu tố xét đến cùng thì quyết định các yếu tố khác và quyết định mốiliên hệ giữa chúng Sự hình thành, biến đổi của mỗi hình thái kinh tế - xã hộiđều bắt nguồn sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự thay đổi vềchất của lực lượng sản xuất, rõ nhất là sự thay đổi của công cụ lao động,quyết định sự thay đổi về chất của quan hệ sản xuất và do đó quyết định sựthay đổi về chất của quan hệ sản xuất và do đó quyết định sự thay đổi củakiến trúc thượng tầng xã hội Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thì lực lượng sản xuất chính là lựclượng của những cá nhân đang sở hữu nó, còn quan hệ sản xuất, hình thức sỏhữu thống trị chính là hình thức tất yếu mà trong đó lực lượng sản xuất đangphát triển Tuy nhiên, trong tính độc lập của nó quan hệ sản xuất còn là yếu
tố trực tiếp quy định kiến trúc thượng tầng của xã hội Và đến lượt mình,kiến trúc thượng tầng trực tiếp xác lập tính toàn vẹn của đời sống xã hội, nóbiểu hiện quan hệ sản xuất dưới hình thức các quan hệ chính trị, pháp quyền
và tinh thần xã hội nói chung Về thực chất, kiến trúc thượng tầng xã hội là
hệ thống của giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế, thể hiện rõ nhất ở hệthống chính trị, nhà nước và pháp quyền
Như vậy, đây là cách hiểu về hình thái kinh tế - xã hội với ba yếu tố cơbản và những mối liên hệ được tạo nên giữa chúng và là một trong nhữngcách hiểu thường thấy về hình thái kinh tế - xã hội Những yếu tố và nhữngmối liên hệ này được hiểu dưới hình thức thuần khiết nhất của chúng, nghĩa
là chúng đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và chỉ xuấthiện trong hình thái ấy, không pha tạp với các yếu tố lực lượng sản xuất,
Trang 13quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của các hình thái - xã hội khác.Việc hiểu hình thái kinh tế - xã hội theo cách xem xét này cho phép nắmđược cái cốt yếu của nó, để không thể nhầm lẫn với hình thái xã hội khác.Thứ hai, hình thái kinh tế - xã hội còn được biểu hiện với tư cách là chế
độ xã hội được tạo nên bởi một hệ thống của các mối quan hệ giữa người vàngười Phân tích hệ thống ấy, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ýđến hai loại quan hệ thể hiện ở hai khái niệm cơ bản của các ông, đó là cơ sở
hạ tầng (cơ sở hiện thực) và kiến trúc thượng tầng Theo quan niệm của Mácthì cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tếcủa xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượngtầng pháp lý và chính trị Xem xét cơ sở hạ tầng của mỗi hình thái kinh tế -
xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra sự tồn tại của những loạiquan hệ sản xuất khác nhau, ít nhất là ba loại Đó là quan hệ sản xuất thốngtrị, quan hệ sản xuất tàn dư của phương thức sản xuất cũ và quan hệ sản xuấtmầm mống của phương thức sản xuất mới Những quan hệ sản xuất này tồntại trong mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành hệ thống, trong đó quan hệ sản xuấtthống trị chi phối những quan hệ sản xuất kia Tương ứng với khái niệm cơ
sở hạ tầng ấy, khái niệm kiến trúc thượng tầng chỉ toàn bộ những mối quan
hệ giữa người và người về mặt tinh thần, chính trị, pháp lý, trong đó quan hệchính trị, pháp lý là những quan hệ cơ bản quyết định Những quan hệ nàycũng bao gồm các mặt là quan hệ giữa người và người trong sở hữu tư liệusản xuất, trong tổ chức lao động và trong phân phối những sản phẩm chínhtrị, pháp lý và tinh thần nói chung Cũng như các quan hệ sản xuất, các quan
hệ của kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm ít nhất ba loại: quan hệ thốngtrị, quan hệ tàn dư của kiến trúc thượng tầng xã hội cũ và quan hệ mầmmóng của thượng tầng kiến trúc mới, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau và hợpthành hệ thống, trong đó quan hệ thống trị chi phối các quan hệ còn lại
Thứ ba, hình thái kinh tế - xã hội được hiểu là chế độ xã hội với hai mặt
cơ bản là kinh tế và xã hội, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo
Trang 14nên tính chỉnh thể của đời sống xã hội Trong kết cấu này bao gồm tất cảnhững yếu tố và những mối liên hệ đã được xem xét ở trên, tuy nhiên, chúngđược đặt trong những lớp quan hệ và phạm vi khác, mới hơn.
Trong kết cấu hình thái kinh tế - xã hội hay chế độ kinh tế - xã hội của
xã hội, mặt kinh tế hay cơ sở hạ tầng của xã hội có nội dung rộng hơn Nó làtoàn bộ nền sản xuất vật chất hay toàn bộ sinh hoạt kinh tế của xã hội trongmột giai đoạn lịch sử, tức là bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh tế, cácmối liên hệ của con người với tự nhiên và với nhau trong sản xuất Các nhàkinh điển mácxít đã dùng các thuật ngữ khác để chỉ khái niệm này như “chế
độ kinh tế”, “cơ sở kinh tế”, “kết cấu kinh tế” hay “hình thái kinh tế - xãhội”, “quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất” Như vậy, cơ
sở hạ tầng được hiểu là một hệ thống, một kết cấu phức hợp Nó là một tổngthể bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chấtvới mọi khâu, mọi lĩnh vực, mọi địa bàn khác nhau, với các phương thức sảnxuất khác nhau và các yếu tố của chúng và với những điều kiện tự nhiên, xãhội của sản xuất Tất cả chúng tạo thành hệ thống kinh tế của xã hội trongmột giai đoạn lịch sử và do phương thức sản xuất thống trị đặc trưng cho nóchi phối
Từ quan niệm về cơ sở hạ tầng như nói trên, quan niệm về kiến trúcthượng tầng cũng được xác định với nội dung tương ứng Nó không nhữngđược chỉ ra về mặt là những quan hệ tinh thần, pháp lý và chính trị mà cònbao gồm những hoạt động khác nhau của con người trên các lĩnh vực này
Từ đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầngđược xem xét một cách toàn diện hơn Toàn bộ mối liên hệ này được tóm tắtlại là: kinh tế là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội, là yếu tố xét cho cùngthì quyết định từng yếu tố cũng như toàn bộ kiến trúc thượng tầng, còn kiếntrúc thượng tầng và những yếu tố của nó không hoàn toàn thụ động mà có sựtác động ngược lại đến cơ sở hạ tầng, đến những mặt khác của đời sống xã
Trang 15hội, theo những cách khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, có khi chiếm
ưu thế so với cơ sở hạ tầng
Hình thái kinh tế - xã hội được xem xét từ góc độ thứ ba này là một hệthống, một chỉnh thể những hoạt động và các mối quan hệ xã hội (bao gồm
cả quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người) Hìnhthái kinh tế - xã hội chính là chế độ xã hội, một cơ thể xã hội điển hình đặctrưng cho các xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định Vậy đểhiểu khái niệm của Mác về hình thái kinh tế - xã hội thì không những phảivạch ra được những yếu tố và những mối liên hệ bên trong, căn bản, tất yếu,lặp đi lặp lại của những xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử, mà cònphải xem xét chúng trong quan hệ với tất cả những yếu tố và những mối liên
hệ khác nhau nữa cấu thành toàn bộ đời sống xã hội, phải xem xét đời sống
xã hội trên các bình diện, một mặt là hệ thống các quan hệ giữa người vàngười, mặt khác là hệ thống những hoạt động của con người, trong đó hoạtđộng kinh tế, quan hệ sản xuất là cơ sở của tất cả những hoạt động và nhữngquan hệ xã hội khác
Với những cách xem xét về hình thái kinh tế - xã hội như trên cho thấy
rõ tính đa diện, đa nghĩa của khái niệm này và mỗi cách xem xét như vậyđều có cơ sở và ý nghĩa thực tiễn và nhận thức nhất định, chứ không phải tùytiện Tuy vậy, cần thấy rằng khi xác định khái niệm hình thái kinh tế - xã hội,các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác có lúc nhấn mạnh yếu tố lực lượng sản xuất,công cụ lao động, có lúc lại nhấn mạnh quan hệ sản xuất và ở chỗ khác lại làphương thức sản xuất Điều đó chứng tỏ rằng mỗi yếu tố trên mặc dù phụthuộc vào nhau, nhưng chúng lại có nội dung, vai trò riêng trong việc quyđịnh sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Trong thực tế, rõràng không phải lúc nào cũng đề cao lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuấthoặc phương thức sản xuất Song, cần phải thấy rõ nguyên lý cấu tạo và vậnđộng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội là: trên cơ sở trình độ phát triểnnhất định của lực lượng sản xuất thì có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó
Trang 16và trên cơ sở quan hệ sản xuất đó thì có một kiến trúc thượng tầng tương ứngđược xây dựng lên Do đó, sự thay đổi của lực lượng sản xuất kéo theo sựthay đổi của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của xã hội không thể
tự chúng biến đổi, phát triển, mặc dù chúng có thể tác động ngược lại đối vớilực lượng sản xuất
Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác hiểuhình thái kinh tế - xã hội không hoàn toàn đồng nhất với xã hội, nhưng trongkhi thể hiện nhận thức của mình, có khi các ông đã dùng cả những từ xã hội,kết cấu xã hội để chỉ hình thái kinh tế - xã hội Chẳng hạn có thể thấy điềunày qua các thuật ngữ mà các ông đã sử dụng như “xã hội cổ đại”, “xã hộiphong kiến” và “kết cấu của xã hội” Vì thế, không nên nhầm lẫn khái niệmhình thái kinh tế - xã hội với quan niệm về xã hội toàn vẹn, cụ thể, với quanniệm về xã hội nói chung hoặc về kết cấu chung của các xã hội cụ thể, cũngkhông nên đồng nhất đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội với sự toàn vẹncủa nó
1.1.1.3 Các quy luật cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội
Bên cạnh chỉ ra khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội cũng như cấutrúc của nó, lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn chỉ ra hai quy luật kháchquan, phổ biến, cơ bản nhất chi phối sự vận động, phát triển của xã hội thôngqua việc phát triển mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Thứ nhất, ta bàn đến biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất
Để tiến hành sản xuất vật chất, con người vừa phải quan hệ với tựnhiên, quan hệ đó được biểu hiện ở lực lượng sản xuất, vừa phải quan hệ vớinhau trong quá trình sản xuất, biểu hiện ở quan hệ sản xuất Đây là quan hệ
“kép” khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của loài người, làhai mặt thống nhất của một phương thức sản xuất
Trang 17Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sảnxuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định Mỗi hình thái kinh tế - xã hội
có một phương thức sản xuất riêng Các cuộc cách mạng xã hội đều gắn với
sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất mới, tiến
bộ hơn Khi xuất hiện một phương thức sản xuất mới thì đời sống xã hộicũng thay đổi căn bản, từ đời sống kinh tế đến chính trị, xã hội và tinh thần.Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người là lịch
sử phát triển, kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất: công xã nguyênthủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.Lực lượng sản xuất là toàn bộ nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trìnhsản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sảnxuất cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất biểuhiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Trình độ của lực lượng sảnxuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giaiđoạn lịch sử nhất định Đó là thước đo năng lực thực tiễn của con ngườitrong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển củaloài người
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sảnxuất (trước hết là công cụ lao động) và khoa học công nghệ Với tính cách làchủ thể trong sản xuất, con người với sức lao động, kinh nghiệm, thói quen,tri thức khoa học - kỹ thuật của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết làcông cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Quá trình
đó cũng là quá trình cải tiến công cụ, bổ sung và hoàn thiện tư liệu lao độngnhằm đạt năng suất lao động xã hội cao Với ý nghĩa đó, người lao động lànhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất Mặt khác chúng ta cũngthấy, tư liệu sản xuất là sản phẩm lao động của con người, giá trị và hiệu quảthực tế của tư liệu sản xuất phụ thuộc trình độ thực tế và sử dụng của conngười, do đó mà người lao động đóng vai trò rất quan trọng Do vậy, Lênin
đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là
Trang 18người lao động” Về tư liệu sản xuất, nó bao gồm đối tượng lao động và tư
liệu lao động Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao độngcon người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình, bao gồmhai loại: Loại có sẵn trong tự nhiên (quặng, gỗ, tôm cá ) và loại đã qua chếbiến (như bông kéo sợi, vải để may mặc ) Tư liệu lao động gồm một vậthoặc hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con ngườilên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩmđáp ứng yêu cầu con người Tư liệu lao động gần công cụ lao động và tư liệuphụ trợ trong quá trình sản xuất Công cụ lao động là nhân tố phân tích rõtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định đến năngsuất lao động và chất lượng sản phẩm và do đó, nó có vị trí quyết định trong
tư liệu sản xuất Cùng với những sáng chế, phát minh khoa học trong mộtthời đại, công cụ không ngừng được cải tiến, tư liệu sản xuất mở rộng, đốitượng lao động đa dạng hóa, ngành nghề mới xuất hiện dẫn đến phân cônglao động xã hội ngày càng cao Trình độ phát triển của công cụ lao động vừa
là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩnphân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế, kỹ thuật trong lịch sử.C.Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúngsản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tưliệu lao động nào” Cùng với công cụ lao động thì các tư liệu phụ trợ cũngđóng vai trò quan trọng, đó là những bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc giántiếp cho quá trình sản xuất (như nhà xưởng, kho, băng truyền, đường giaothông, bến cảng )
Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức nó trở thành nguyên nhântrực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất, quản lý, điều khiển các quátrình công nghệ, tạo ra những ngành sản xuất mới, những nguồn năng lượngmới với hàng loạt vật liệu nhân tạo có tác dụng to lớn, nhiều mặt mà cáccuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật ở những thế kỷ trước không có được
Trang 19Với ý nghĩa to lớn đó, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếpcủa quá trình sản xuất xã hội.
Như vậy, lực lượng sản xuất là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố
có vị trí, vai trò riêng và tồn tại trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.Trong có, công cụ lao động là yếu tố động nhất, còn con người là nhân tốquyết định nhất Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng nó luôn làyếu tố khách quan, được kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.Nhưng con người không chỉ có quan hệ nhất định với tự nhiên mà còn
có quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất Mối quan hệ đó đượcC.Mác gọi là quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất thể hiện ở quan hệ sở hữuđối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động vớinhau trong sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm
Để tiến hành sản xuất, con người còn phải quan hệ với nhau để trao đổihoạt động và kết quả lao động, do đó sản xuất bao giờ cũng mang tính chất
xã hội C.Mác viết: “Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợpvới nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt độngvới nhau Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và quan
hệ chặt chẽ với nhau, và chỉ có trong phạm vi những mối liên hệ và quan hệ
đó thì mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là sản xuất”
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệxuất phát cơ bản, đặc trưng cho từng xã hội, giữ vai trò quyết định đến cácquan hệ khác Địa vị kinh tế của các tập đoàn người trong sản xuất và trongphân phối sản phẩm đều do chế độ sở hữu và các hình thức chiếm hữu đốivới tư liệu sản xuất quy định Lịch sử xã hội đã trải qua hai kiểu sở hữu về tưliệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Nếu tư liệu sản xuất nắmtrong tay một số ít người, còn những người khác không có hoặc có rất ít tưliệu sản xuất thì quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất vàtrong đời sống xã hội nói chung là quan hệ thống trị và bị thống trị, là quan
hệ bóc lột và bị bóc lột Nếu tư liệu sản xuất là tài sản chung của xã hội thì
Trang 20quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xãhội nói chung và quan hệ hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhằm đạt mụcđích sản xuất là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho tất cảnhững người lao động.
Trong sự tác động lẫn nhau của các quan hệ cấu thành quan hệ sản xuất,quan hệ về tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối có vai trò rất quan trọng,
có thể góp phần củng cố, phát triển quan hệ sản xuất Quan hệ tổ chức vàquản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức,điều khiển quá trình sản xuất Nó do quan hệ sỡ hữu quy định và phải thíchứng với quan hệ sở hữu Tuy nhiên, có trường hợp quan hệ tổ chức và quản
lý không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu Quan
hệ về phân phối sản phẩm sản xuất mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sảnxuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó tác động trực tiếpđến lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người tronglao động sản xuất và đồng thời nó cũng tác động trở lại quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất và quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời nhau,thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất nhất định Tronghai mặt đó, lực lượng sản xuất là nội dung thường xuyên biến đổi, phát triển;quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định Sự tácđộng qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quyluật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội Nội dungcủa quy luật này thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sảnxuất, làm cho quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó Khi một phươngthức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độphát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản xuất
Trang 21là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất Trong trạng thái đó, tất cảcác mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sảnxuất phát triển Điều đó có nghĩa là quan hệ sản xuất tạo điều kiện sử dụng
và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất, và do đóthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất địnhlại làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sựphát triển của lực lượng sản xuất Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềngxích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Yêucầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thaythế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ pháttriển mới của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục pháttriển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa
là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.C.Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượngsản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có,hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâuthuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sảnxuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượngsản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sảnxuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sảnxuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lựclượng sản xuất Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác độngđến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân cônglao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học vào sản xuất và do
đó, tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu, hoặc
Trang 22“tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi quan hệ sản xuấtkìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì theo quy luật chung, quan
hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đểthúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Tuy nhiên, việc giải quyếtmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giảnđơn Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người.Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cáchmạng xã hội
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội Nó chi phối sựvận động, phát triển của toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại
Thứ hai, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạtầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xãhội nhất định Cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thuỷ,đều bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội
cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai Trong đó, quan hệsản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sảnxuất khác, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội Bởi vậy,
cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuấtthống trị trong xã hội đó Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sảnxuất mầm mống cũng có vai trò nhất định
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, phápquyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xãhội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội đượchình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định
Như vậy, xét trong phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hìnhthức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ
Trang 23xã hội thì các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức cơ sởhiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Trong kiến trúc thượng tầng có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có đặc điểmriêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác độngqua lại lẫn nhau Tất cả các yếu tố đều hình thành, phát triển trên cơ sở hạtầng, song yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng Cónhững yếu tố như chính trị, pháp quyền có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạtầng; còn các yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp.Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Đóchính là cuộc đấu tranh về mặt chính trị, tư tưởng giữa các giai cấp đốikháng, trong đó, đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị - tư tưởng của giaicấp thống trị Trong chính trị, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất Nó tiêubiểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ có nhà nước, giaicấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt củađời sống xã hội
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hìnhthái kinh tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lạilẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; song kiếntrúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng cònthể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổitheo C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng
đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng”
Sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng không chỉ diễn ra trong giai đoạnthay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác,
mà còn diễn ra trong quá trình biến đổi của mỗi một hình thái kinh tế - xãhội Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, có những yếu tố thay đổinhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, phápquyền; nhưng cũng có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ
Trang 24thuật Trong xã hội có giai cấp, thay đổi căn bản kiến trúc thượng tầng phảithông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượngtầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng kiến trúc thượng tầng lại có tínhđộc lập tương đối trong quá trình vận động, phát triển và có tác động tích cựctrở lại cơ sở hạ tầng
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạtầng Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tácđộng khác nhau Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố tác động mạnhnhất đối với cơ sở hạ tầng vì nó là bộ máy quyền lực tập trung của giai cấpthống trị về kinh tế Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học,đạo đức, tôn giáo cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng bị nhà nước,pháp luật chi phối
Sự tác động của các yếu tố kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầngthường diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau Trong đó, chức năng xã hộicủa kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ
cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc pháhoại chế độ kinh tế đó Mỗi giai cấp chỉ có thể giữ vững được sự thống trị vềkinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị, tư tưởng
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theohai chiều Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh
tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tácđộng ngược lại, sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm tiến bộ xã hội
Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đỗi với sự phát triểnkinh tế, nhưng không làm thay đổi được xu hướng phát triển khách quan của
xã hội Xét đến cùng, nhân tố kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, kinh
tế quyết định chính trị Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tếthì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ
Trang 25được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếptục phát triển.
1.1.2 Tính lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội.
Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, ứngvới mỗi giai đoạn của sự phát triển là một hình thái kinh tế - xã hội nhấtđịnh Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động, phát triển khách quancủa xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình tháikinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” Tính lịch sử - tự nhiên đóđược biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quátrình lịch sử - tự nhiên” là khẳng định: các hình thái kinh tế - xã hội vận động,phát triển theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủquan của con người V.I.Lênin viết: “Mác coi sự vận động xã hội là một quátrình lịch sử - tự nhiên, chịu sự chi phối của những quy luật không nhữngkhông phụ thuộc vào ý chí, ý thức và ý định của con người mà trái lại, còn
quyết định ý chí, ý thức và ý định của con người.Sự vận động, phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội vừa bị chi phối bởi các quy luật phổ biến, vừa bịchi phối bởi các quy luật riêng, đặc thù Các quy luật vận động phát triển phổbiến của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độphát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúcthượng tầng và các quy luật khác Đó chính là những quy luật phát triển củacác hình thái kinh tế - xã hội với tư cách là quá trình lịch sử tự nhiên
Thứ hai, tính lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội biểuhiện ở sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, từhình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xãhội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất Chính sự phát triển của lựclượng sản xuất quyết định làm thay đổi quan hệ sản xuất Trong quá trình sảnxuất, con người có những quan hệ với nhau Đó là quan hệ sản xuất Những
Trang 26quan hệ sản xuất đó do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định.Đến lượt nó, quan hệ sản xuất lại quy định các quan hệ xã hội khác nhaunhư: chính trị, pháp luật, đạo đức… Khi lực lượng sản xuất phát triển đã cónhững thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thông quacuộc cách mạng xã hội Quan hệ sản xuất thay đổi thì toàn bộ các quan hệ xãhội khác cũng thay đổi Như vậy, phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ
xã hội về chính trị, tinh thần cũng thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của hình tháikinh tế - xã hội V.I.Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vàonhững quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độcủa những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc
để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quátrình lịch sử - tự nhiên” [19, t.1, tr.163] Sự tác động của các quy luật kháchquan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấpđến cao, đó là con đường phát triển chung của nhân loại Theo đó, lịch sửloài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến caonhư sau: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, hình thái kinh tế -
xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, hình thái kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.Thứ ba, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳngnhững diễn ra theo con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏqua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một số hình thái kinh tế - xãhội nhất định Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phốibởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụthể của mỗi dân tộc, như về điều kiện tự nhiên, về chính trị, về truyền thốngvăn hóa, về tác động quốc tế Vì vậy, lịch sử phát triển nhân loại vừa tuântheo những quy luật chung, vừa rất phong phú, đa dạng V.Lênin đã chỉ ra:
“Tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không
loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặcđiểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó” Tính phong
Trang 27phú đa dạng nói lên tính độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mỗi dântộc Tính phong phú đa dạng đó, một mặt, thể hiện ở chỗ, cùng một hình tháikinh tế - xã hội nhưng ở các nước khác nhau có những hình thức cụ thể khácnhau; mặt khác ở chỗ, có những dân tộc lần lượt trải qua tất cả các hình tháikinh tế - xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua mộthay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó Việc bỏ qua đó cũng diễn ratheo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan.C.Mác đã nêu lên một luận điểm rất quan trọng: “Một xã hội ngay cả khi đãphát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thểnào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏnhững giai đoạn đó nhưng có Nhưng có thể rút ngắn và làm dịu bớt cơn đau
đẻ Luận điểm này cho thấy, C.Mác không phủ nhận việc bỏ qua các giai đoạnphát triển tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội mà chỉ phủ nhận việcdùng ý chí chủ quan hoặc dùng những sắc lệnh để “nhảy qua” một giai đoạnphát triển nào đó đang bị quy định bởi những điều kiện và quy luật kháchquan xác định Sau này, Lênin đã làm rõ hơn luận điểm trên đây của C.Mácnhư sau: “Tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đãkhông loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mangnhững đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó”.Như vậy, theo tư tưởng của C.Mác thì quá trình phát triển lịch sử - tựnhiên của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình thể hiện sự thống nhấtgiữa tính logic và tính lịch sử, vừa diễn ra một cách trình tự nối tiếp nhau từthấp đến cao vùa bao hàm bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội nhất định trongđiều kiện xã hội cho phép Trong thực tế lịch sử, sự phát triển thay thế cáchình thái kinh tế - xã hội ở các khu vực khác nhau diễn ra không đồng đều.Tuy cùng một thời gian nhưng có những nước đã đạt tới một hình thái kinh
tế - xã hội cao, lại có những nước vẫn còn ở một hình thái kinh tế - xã hộithấp hoặc rất thấp Song, do sự tác động qua lại giữa các nước có trình độphát triển khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các dân tộc chậm
Trang 28tiến Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất đã quốc tế hóa theo sự quốc
tế hóa quan hệ sản xuất dưới nhiều hình thức thì khả năng một dân tộc lạchậu về kinh tế, kỹ thuật có thể “bỏ qua” những giai đoạn phát triển lịch sửnhất định để tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn Quy luật kế thừacủa lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong nhữngđiều kiện nhất định, do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn bên trong vàbên ngoài, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độtiên tiến của nhân loại Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm pháttriển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, về văn hóa, chính trị Sự giaolưu, hợp tác với các trung tâm đó và những nhân tố khác làm xuất hiện khảnăng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không phải lặplại tuần tự các quá trình đã qua của lịch sử nhân loại Thực tế ngày nay, chủtrương phát triển rút ngắn để đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số các quốc giatiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sựphát triển mang tính lịch sử - tự nhiên, mà còn là biểu hiện sinh động của quátrình lịch sử - tự nhiên ấy Chỉ khi người ta “rút ngắn” một cách duy ý chí,bất chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quátrình lịch sử - tự nhiên Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển
xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn baohàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vàihình thái kinh tế - xã hội nhất định
Quan điểm “quyết định luận kỹ thuật” coi kỹ thuật là yếu tố duy nhấtquyết định sự biến đổi từ chế độ xã hội này sang xã hội khác Còn “thuyếthội tụ” cho rằng, do sự tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, chế độ
tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa sẽ “gặp nhau” ở xã hội “công nghiệpthống nhất” Như vậy, những thuyết ấy đã không tính đến quan hệ sản xuấtkhi xem xét và nhìn nhận xu hướng vận dụng của hình thái kinh tế - xã hộinhất định Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, quan hệ sản xuất bao giờcũng là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự khác nhau của một hình thái
Trang 29kinh tế - xã hội này với một hình thái kinh tế - xã hội khác Sự phát triển củayếu tố kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử,đặc biệt là trong sự biến đổi xã hội chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.Song, coi kinh tế, kỹ thuật là yếu tố duy nhất, quyết định sự biến đổi xã hội thì
họ đã phạm một sai lầm “cố ý” là biến loại quy luật xã hội phải thông qua hoạtđộng của con người có ý thức thành loại quy luật tự nhiên mang tính tự động.Hình thái kinh tế - xã hội và thời đại lịch sử là những khái niệm có sựtương đồng và sự khác biệt Thời đại lịch sử cũng có thể trùng với hình tháikinh tế - xã hội nhất định Ví dụ: thời đại phong kiến, thời đại tư bản chủnghĩa… Song, thời đại lịch sử có thể là một thời kỳ trong sự phát triển củamột hình thái kinh tế - xã hội nhất định như thời đại đế quốc chủ nghĩa tronghình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, hoặc thời đại còn là khái niệm dùng để chỉmột thời kỳ phát triển đặc trưng trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xãhội như: thời đại đồ đá, thời đại Phục hưng…
Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể mà sự tồn tại của nó ứngvới một nấc thang lịch sử nhất định như hình thái kinh tế - xã hội nguyênthủy, hình thái kinh tế - xã hội nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến,hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và hình thái kinh tế - xã hội cộngsản chủ nghĩa
Khi nói thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội, muốn nói nội dung cơ bản của thời đại là sự chuyển biến cáchmạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội với những con đường, bước
đi và hình thức khác nhau
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội.
Về mặt lý luận, học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội có
ý nghĩa vô cùng quan trọng Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò chiphối trong việc giải thích về đời sống xã hội Các nhà triết học thực chấtkhông hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội không thể giải quyết một
Trang 30cách khoa học vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử Sự rahọc thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cáchmạng trong nhận thức về đời sống xã hội Sự ra đời của học thuyết Mác vềhình thái kinh tế - xã hội là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm vềlịch sử xã hội, nó đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứuthực sự khoa học Giá trị khoa học và cách mạng của lý luận hình thái kinh tế
- xã hội là ở chỗ, nó đã tiếp cận xã hội đúng như nó đang tồn tại cùng vớibản chất quy định sự tồn tại của chính nó Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội,học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội vạch ra nguồn gốc, động lực bêntrong của sự phát triển xã hội, vạch ra nguyên nhân và cơ sở xuất hiện vàbiến đổi của những hiện tượng xã hội không phải do một lực lượng thần bínào đó, mà là do hoạt động thực tiễn vật chất của con người dưới tác độngcủa các quy luật khách quan
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đưa lại quan điểm duy vật về xãhội, chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sảnxuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung Lý luận
đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt,các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau mộtcách biện chứng Đồng thời, lý luận đó cũng chỉ ra động lực bên trong của sựvận động phát triển xã hội; chỉ ra các quy luật vận động, phát triển kháchquan của xã hội, và do đó chỉ ra sự phát triển của các hình thái kinh tế - xãhội là một quá trình lịch sử - tự nhiên Lý luận đó đã mang lại một phươngpháp luận thật sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xãhội theo con đường tiến bộ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội còn cungcấp cho chúng ta phương pháp luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển của
xã hội qua các chế độ khác nhau, do đó hiểu được cơ cấu chung của hình tháikinh tế - xã hội và những quy luật phổ biến tác động, chi phối sự vận động
và phát triển của các xã hội Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế - xãhội cũng là lần đầu tiên chỉ ra những tiêu chuẩn thực sự khoa học và duy vật
Trang 31cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người nhận thức được lôgic khách quancủa quá trình tiến hóa xã hội Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch
sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện, ở các nước, trong các thời kỳ khácnhau Xã hội không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên, máy móc giữa các cánhân mà là một cơ thể sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau.Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, là tiêu chuẩn khách quan đểphân biệt xã hội khác nhau trong lịch sử
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội còn thể hiện vai trò phương phápluận của mình Vai trò đó thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ
sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt
xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Điều đó cho thấy, không thể xuấtphát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của con người để giải thích về đời sống xãhội, mà ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ trongsản xuất, từ phương thức sản xuất Sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hộikhác, suy đến cùng phải tạo ra được một phương thức sản xuất mới tiến bộhơn, năng suất lao động cao hơn phương thức sản xuất cũ
Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, xã hội không phải là sựkết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thểsống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫnnhau Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ
xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội; quan
hệ sản xuất lại phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lựclượng sản xuất Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phảiphân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫnnhau giữa chúng Trong đó, phân tích quan hệ sản xuất không thể tách rờilực lượng sản xuất; phân tích các quan hệ xã hội không thể tách rời quan hệsản xuất Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải tiến hành mộtcách đồng bộ tất cả các mặt của đời sống xã hội; từ lực lượng sản xuất đến
Trang 32quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó xâydựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghĩa quyết định Nó đã khắc phụcđược quan điểm duy tâm, trừu tượng, vô căn cứ về xã hội, bác bỏ cách miêu
tả xã hội một cách chung, phi lịch sử
Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển củacác hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ratheo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan Điều
đó cho thấy, để nhận thức đúng về đời sống xã hội, về vận động phát triểncủa xã hội phải đi sâu nghiên cứu tìm ra được các quy luật vận động pháttriển khách quan của xã hội nói chung, từng xã hội cụ thể nói riêng.V.I.Lênin viết: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứkhông phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, chophép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơthể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quannhững quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định, và cần phảinghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái kinh tế - xãhội đó” Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức
và vận dụng đúng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí
Thứ tư, lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triểnchung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà
có con đường phát triển riêng, đặc thù Điều đó cho thấy, để nhận thức đúngđắn con đường phát triển của mỗi dân tộc phải kết hợp chặt chẽ giữa việcnghiên cứu những quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điềukiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện tự nhiên, về truyền thống văn hóa,
về quan hệ giai cấp về điều kiện quốc tế Điều đó cũng có nghĩa là phải kếthợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử trong nghiên cứucon đường phát triển của mỗi dân tộc Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phảivận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thểcủa mỗi quốc gia, dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng đắn nhất
Trang 33Chính vì thế nó đã đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để pháthiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả các sựkiện lịch sử Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết nhữngvấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rất đa dạng Bất kỳ một hiệntượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ cóthể được hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Về mặt thực tiễn, lý luận hình thái kinh tế - xã hội cũng có ý nghĩa tolớn Trong tình hình thế giới có nhiều biến động, sau khi chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoáitrào, nhiều nhà triết học tư sản đã ra sức xuyên tạc, đòi xem xét lại giá trị bềnvững của học thuyết hình thái - kinh tế xã hội Bên cạnh đó, trước nhữngthành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, một số nhà xã hội học phươngTây đã đưa ra quan điểm phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vàđòi phải thay thế bằng cách tiếp cận văn minh Mặc dù, cách tiếp cận sự pháttriển xã hội theo ba nền văn minh (văn minh nông nghiệp, văn minh côngnghiệp, văn minh hậu công nghiệp - văn minh trí tuệ, văn minh tin học) có ýnghĩa quan trọng trong việc phân chia các thời đại kinh tế nhưng nó chỉ coitrình độ phát triển của khoa học - công nghệ của lực lượng sản xuất là yếu tốquyết định duy nhất và trực tiếp đối với sự thay đổi của đời sống xã hội, củacon người, bỏ qua vai trò của các quan hệ xã hội, giai cấp, dân tộc, chế độchính trị Rõ ràng lý thuyết này cố ý bỏ qua vấn đề bản chất, vấn đề chế độchính trị - tức là vấn đề hình thái - kinh tế xã hội Như vậy, mặc dù loàingười đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt nhưng họcthuyết hình thái - kinh tế xã hội vẫn còn nguyên giá trị trên cả hai phươngdiện: lý luận và phương pháp luận của nó
Đối với nước ta, nội dung của học thuyết hình thái - kinh tế xã hội là cơ
sở lý luận cốt yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn phát triển đất nướctheo con đường bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội.Trên cơ sở đó, đưa ra con đường, phương tiện, biện pháp để thực hiện lý
Trang 34tưởng ấy một cách hợp lý, khoa học và hiện thực Đảng Cộng sản Việt Nam
từ Đại hội lần thứ VI (12 - 1986) đã từng bước đề ra và hoàn thiện hơnđường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ đó đến nay, Đảng ta đã đưa ra nhữngquan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, màvấn đề cốt lõi là chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa
Học thuyết hình thái - kinh tế xã hội đã chỉ ra rằng, trong bất kỳ mộtnền sản xuất nào, muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải tập trung nguồnlực cùng với tất cả khả năng vốn có để phát triển lực lượng sản xuất, nhằmtạo điều kiện tốt nhất về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, về phát triển nguồnnhân lực, về phát triển khoa học công nghệ Chỉ trên cơ sở đó mới xây dựngđược cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Mặt khác, học thuyết hình thái - kinh tế xã hội cũng chỉ ra rằng, cầnphải xây dựng những quan hệ sản xuất tương ứng với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất quá lạc hậu hoặc “tiên tiến” giả tạothì sẽ trở thành nhân tố phá hoại của lực lượng sản xuất Sự thích ứng giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điều kiện tốt nhất để phát triển sảnxuất Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm trong phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Điều đó được thể hiện tậptrung trên một số nội dung chủ yếu sau:
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng định con người là nhân tốquyết định nhất, còn công lao động có vai trò quan trọng nhất trong lựclượng sản xuất, do đó phát triển lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa bằngcon đường phát triển kinh tế thị trường thì trước hết phải tập trung vào việcphát triển nhân tố con người và công cụ lao động Do vậy, muốn phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một nền kinh tế thị trườnghiện đại, thì tất yếu phải dựa vào lực lượng sản xuất có trình độ khoa học -công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ cao (nguồn nhân lực chất
Trang 35lượng cao) Mặc dù, mục tiêu của việc phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là để xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đạinhưng cũng cần nhận thức rằng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa cũng phải xuất phát, trên cơ sở lực lượng sản xuất có trình độphát triển nhất định Đó là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng với nhau.Như vậy, để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thìtất yếu phải quan tâm đến việc phát huy, phát triển đầy đủ các yếu tố của lựclượng sản xuất Nhưng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa nếu chỉ chú trọng đến lực lượng sản xuất không thôi thì chưa đủ,
mà còn phải xây dựng những quan hệ sản xuất thích ứng với lực lượng sảnxuất Nước ta đang trong thời kỳ quá độ, trình độ phát triển của lực lượngsản xuất chưa đồng đều cho nên để phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa chúng ta phải tạo lập những yếu tố của quan hệ sản xuất(quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sảnphẩm) phù hợp với thực tiễn
Để đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất nói chung, cũng như từngloại quan hệ sản xuất nói riêng với các lực lượng sản xuất đa dạng, nhiềutrình độ và phát triển năng động theo xu hướng thị trường hóa, xã hội hóa vàquốc tế hóa hiện nay thì cơ cấu sở hữu của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cần phải là cùng tồn tại và gắn bó hữu cơ giữa sở hữu côngcộng (sở hữu toàn dân - do nhà nước đại diện, sở hữu tập thể) và sở hữu tưnhân dưới các hình thức đa dạng, trong sự phân công và phối hợp tự nhiêndựa trên chức năng và khả năng vốn có của các tổ chức kinh tế và doanhnghiệp theo yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Điều này đã đượcV.I.Lênin vận dụng bước đầu khá thành công tại Liên Xô trước đây quachính sách kinh tế mới (NEP) Việc áp dụng nhiều hình thức sở hữu để trên
cơ sở đó xây dựng nhiều thành phần kinh tế là hoàn toàn phù hợp với quyluật cũng như điều kiện cụ thể của nước ta