yếu tố kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử, đặc biệt là trong sự biến đổi xã hội chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Song, coi kinh tế, kỹ thuật là yếu tố duy nhất, quyết định sự biến đổi xã hội thì họ đã phạm một sai lầm “cố ý” là biến loại quy luật xã hội phải thông qua hoạt động của con người có ý thức thành loại quy luật tự nhiên mang tính tự động.
Hình thái kinh tế - xã hội và thời đại lịch sử là những khái niệm có sự tương đồng và sự khác biệt. Thời đại lịch sử cũng có thể trùng với hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Ví dụ: thời đại phong kiến, thời đại tư bản chủ nghĩa… Song, thời đại lịch sử có thể là một thời kỳ trong sự phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định như thời đại đế quốc chủ nghĩa trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, hoặc thời đại còn là khái niệm dùng để chỉ một thời kỳ phát triển đặc trưng trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội như: thời đại đồ đá, thời đại Phục hưng…
Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể mà sự tồn tại của nó ứng với một nấc thang lịch sử nhất định như hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Khi nói thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, muốn nói nội dung cơ bản của thời đại là sự chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội với những con đường, bước đi và hình thức khác nhau.
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội. thái kinh tế - xã hội.
Về mặt lý luận, học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò chi phối trong việc giải thích về đời sống xã hội. Các nhà triết học thực chất không hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội không thể giải quyết một
cách khoa học vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử. Sự ra học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội. Sự ra đời của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, nó đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Giá trị khoa học và cách mạng của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là ở chỗ, nó đã tiếp cận xã hội đúng như nó đang tồn tại cùng với bản chất quy định sự tồn tại của chính nó. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, vạch ra nguyên nhân và cơ sở xuất hiện và biến đổi của những hiện tượng xã hội không phải do một lực lượng thần bí nào đó, mà là do hoạt động thực tiễn vật chất của con người dưới tác động của các quy luật khách quan.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đưa lại quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung. Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Đồng thời, lý luận đó cũng chỉ ra động lực bên trong của sự vận động phát triển xã hội; chỉ ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, và do đó chỉ ra sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lý luận đó đã mang lại một phương pháp luận thật sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội còn cung cấp cho chúng ta phương pháp luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển của xã hội qua các chế độ khác nhau, do đó hiểu được cơ cấu chung của hình thái kinh tế - xã hội và những quy luật phổ biến tác động, chi phối sự vận động và phát triển của các xã hội. Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cũng là lần đầu tiên chỉ ra những tiêu chuẩn thực sự khoa học và duy vật
cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người nhận thức được lôgic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội. Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện, ở các nước, trong các thời kỳ khác nhau. Xã hội không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội khác nhau trong lịch sử.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội còn thể hiện vai trò phương pháp luận của mình. Vai trò đó thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Điều đó cho thấy, không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của con người để giải thích về đời sống xã hội, mà ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ trong sản xuất, từ phương thức sản xuất. Sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hội khác, suy đến cùng phải tạo ra được một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, năng suất lao động cao hơn phương thức sản xuất cũ.
Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội; quan hệ sản xuất lại phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Trong đó, phân tích quan hệ sản xuất không thể tách rời lực lượng sản xuất; phân tích các quan hệ xã hội không thể tách rời quan hệ sản xuất. Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải tiến hành một cách đồng bộ tất cả các mặt của đời sống xã hội; từ lực lượng sản xuất đến
quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó xây dựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghĩa quyết định. Nó đã khắc phục được quan điểm duy tâm, trừu tượng, vô căn cứ về xã hội, bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung, phi lịch sử.
Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng về đời sống xã hội, về vận động phát triển của xã hội phải đi sâu nghiên cứu tìm ra được các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội nói chung, từng xã hội cụ thể nói riêng. V.I.Lênin viết: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội đó”. Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí.
Thứ tư, lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà có con đường phát triển riêng, đặc thù. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu những quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện tự nhiên, về truyền thống văn hóa, về quan hệ giai cấp về điều kiện quốc tế... Điều đó cũng có nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu con đường phát triển của mỗi dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng đắn nhất.
Chính vì thế nó đã đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả các sự kiện lịch sử. Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết những vấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rất đa dạng. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Về mặt thực tiễn, lý luận hình thái kinh tế - xã hội cũng có ý nghĩa to lớn. Trong tình hình thế giới có nhiều biến động, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhiều nhà triết học tư sản đã ra sức xuyên tạc, đòi xem xét lại giá trị bền vững của học thuyết hình thái - kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, trước những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, một số nhà xã hội học phương Tây đã đưa ra quan điểm phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và đòi phải thay thế bằng cách tiếp cận văn minh. Mặc dù, cách tiếp cận sự phát triển xã hội theo ba nền văn minh (văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp - văn minh trí tuệ, văn minh tin học) có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia các thời đại kinh tế nhưng nó chỉ coi trình độ phát triển của khoa học - công nghệ của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất và trực tiếp đối với sự thay đổi của đời sống xã hội, của con người, bỏ qua vai trò của các quan hệ xã hội, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị... Rõ ràng lý thuyết này cố ý bỏ qua vấn đề bản chất, vấn đề chế độ chính trị - tức là vấn đề hình thái - kinh tế xã hội. Như vậy, mặc dù loài người đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt nhưng học thuyết hình thái - kinh tế xã hội vẫn còn nguyên giá trị trên cả hai phương diện: lý luận và phương pháp luận của nó.
Đối với nước ta, nội dung của học thuyết hình thái - kinh tế xã hội là cơ sở lý luận cốt yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn phát triển đất nước theo con đường bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, đưa ra con đường, phương tiện, biện pháp để thực hiện lý
tưởng ấy một cách hợp lý, khoa học và hiện thực. Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội lần thứ VI (12 - 1986) đã từng bước đề ra và hoàn thiện hơn đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó đến nay, Đảng ta đã đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà vấn đề cốt lõi là chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Học thuyết hình thái - kinh tế xã hội đã chỉ ra rằng, trong bất kỳ một nền sản xuất nào, muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải tập trung nguồn lực cùng với tất cả khả năng vốn có để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, về phát triển nguồn nhân lực, về phát triển khoa học công nghệ... Chỉ trên cơ sở đó mới xây dựng được cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, học thuyết hình thái - kinh tế xã hội cũng chỉ ra rằng, cần phải xây dựng những quan hệ sản xuất tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất quá lạc hậu hoặc “tiên tiến” giả tạo thì sẽ trở thành nhân tố phá hoại của lực lượng sản xuất. Sự thích ứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điều kiện tốt nhất để phát triển sản xuất. Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Điều đó được thể hiện tập trung trên một số nội dung chủ yếu sau:
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng định con người là nhân tố quyết định nhất, còn công lao động có vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, do đó phát triển lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa bằng con đường phát triển kinh tế thị trường thì trước hết phải tập trung vào việc phát triển nhân tố con người và công cụ lao động. Do vậy, muốn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một nền kinh tế thị trường hiện đại, thì tất yếu phải dựa vào lực lượng sản xuất có trình độ khoa học - công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ cao (nguồn nhân lực chất
lượng cao). Mặc dù, mục tiêu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhưng cũng cần nhận thức rằng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải xuất phát, trên cơ sở lực lượng sản xuất có trình độ phát triển nhất định. Đó là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng với nhau. Như vậy, để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì