Thực trạng về hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng ở việt nam (Trang 38 - 49)

2.1.1 Thực trạng về các bộ phận cấu thành hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Thứ nhất, thực trạng về lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Về người lao động, Việt Nam có quy mô dân số vào loại lớn hơn 84 triệu dân, xếp thứ 13 trên thế giới. Đó là tiềm năng cực kỳ to lớn về nguồn lực con người, nguồn lao động dồi dào để phát triển đất nước. Dân số trong tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Việt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào, song nhìn chung là chất lượng chưa cao mặc dù trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lực đang phát triển và có xu hướng tăng cao hơn. Năm 2000, tỷ lệ người biết chữ là 96.42%, toàn quốc đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, số năm đi học trung bình của dân cư là 7.3 năm, được xếp vào các nước có trình độ dân trí khá trên thế giới và khu vực. Trong 5 năm 2001 – 2005, cả nước đã đào tạo thêm được trên 900,000 người có trình độ đại học, cao đẳng trong đó có khoảng 350,000 được đào tạo đại học chính quy, ngoài ra tổng số người được đào tạo sau đại học cũng có xu hướng tăng. Một trong những ưu điểm của người lao động Việt Nam là tính cần cù, siêng năng, hăng say tìm tòi, sáng tạo. Họ không chỉ biết áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để xoá đói, giảm nghèo, vượt khó làm giàu mà còn phát huy sáng tạo, cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu lao động sản xuất.

Tuy nhiên, việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ: Một là, chúng ta quá đề cao mặt xã hội, nặng động viên tinh thần; nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu

vật chất, chưa thực sự chú ý đến lợi ích cá nhân người lao động; có lúc có nơi đã đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân, nên không phát huy được tính tích cực của người lao động; vai trò của cá nhân bị lu mờ; tài năng cá nhân không được khuyến khích; tính cách riêng của cá nhân không được thừa nhận. Hai là, tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, một bộ phận cán bộ tham nhũng, cửa quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân đang làm biến dạng nhân cách con người làm giảm nhiệt tình hăng say lao động, hạn chế sức sáng tạo trong một bộ phận những người lao động, tác động không nhỏ tới niềm tin và sự tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trau dồi đạo đức cách mạng của các thế hệ trẻ hôm nay. Nhiều người muốn ở lại thành phố, bỏ nghề gây lãng phí cho xã hội và gia đình. Cơ cấu đào tạo giữa các ngành, giữa các bậc học chưa hợp lý, do vậy vẫn dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ hiện nay. Tình trạng thiếu việc làm trong một bộ phận thanh niên đang tạo ra sức ép lớn cho xã hội. Ba là, sự kết hợp các nguồn lực ở nước ta còn nhiều hạn chế. Khí hậu Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông, công nghiệp vùng nhiệt đới nhưng hiệu quả khai thác đất đai ở nước ta còn thấp, trong khi đó sức lao động ở Việt Nam còn dôi dư khá nhiều. Tình trạng thiếu việc ở nông thôn, một bộ phận người lao động thất nghiệp ở thành phố đang gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Bốn là, năng lực lao động của người lao động Việt Nam còn hạn chế: nhìn chung sức khỏe kém, đa số lao động không có trình độ chuyên môn kinh tế; đến năm 2005 mới có 25% lao động qua đào tạo, trong đó 15,5% được đào tạo nghề, thiếu trầm trọng lao động trình độ cao, phạm vi kỹ năng đào tạo rất hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, năng suất lao động thấp, làm việc trong điều kiện công nghệ lạc hậu, phong cách làm việc công nghiệp, tính tự chủ, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng chuyển đổi việc làm, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc, chính trị còn yếu, khả năng hội nhập chưa cao, hệ thống an sinh xã hội và an toàn việc làm còn chưa phát triển.

Về khoa học công nghệ, theo xu hướng chung của thế giới, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều lực lượng sản xuất mới, không thể không nhắc tới sự phát triển của khoa học công nghệ bởi lẽ ngày nay khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Có thể nói khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho công cụ sản xuất hiện đại.

Trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản. Đến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía được sử dụng giống mới. Trong thời gian qua các hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ điện nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu và phổ biến vào sản xuất các mẫu máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa quá trình sản xuất lúa, lạc, mía… Trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông, lâm sản, nhiều loại hình công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất, góp phần làm tăng giá trị sản xuất của một số nông sản và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Mẫu máy cấy tự hành loại nhỏ, công suất 1,5-2 ha/ ngày, phù hợp với điều kiến sản xuất ở Việt Nam đã được chế tạo thành công bằng công nghệ trong nước. Với giá thành không cao, máy cấy này hoàn toàn phù hợp với điều kiện đầu tư của người nông dân tại các vùng có lao động sản xuất nông nghiệp bắt đầu khan hiếm. Đã có khoảng 20 chiếc được chế tạo và sử dụng tại miền Bắc. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công dây chuyền xử lý quả thanh long là loại quả khó rửa sạch vì có tai quả (các nước chỉ có dây chuyền xử lý loại quả trơn như xoài, táo…). Dây chuyền xử lý thanh long công suất từ 1.5 - 2 tấn/ giờ, trong thời gian dự án đã xử lý được 1000 tấn thanh long, trong đó xuất khẩu đi châu Âu được trên 200 tấn tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh long Hoàng Hậu. Do

ứng dụng dây chuyền này nên một số khách hang nước ngoài đã đặt mua trái thanh long của công ty.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, theo đó là sự phát triển của công nghệ tự động hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giảm tỉ lệ người lao động trực tiếp “công nhân cổ xanh” (là số công nhân chủ yếu sử dụng sức lực cơ bắp và thực hiện một số thao tác máy móc trong khi lao động) thay vào đó là “công nhân cổ trắng” mà năng suất lao động lại tăng nhanh và cao. Ví dụ: đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hóa chế biến nông sản; chế tạo, lắp đặt đưa vào vận hành dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 tấn. Năng suất dây chuyền tăng hơn so với yêu cầu cần thiết 20% (7 tấn/ giờ). Hệ thống cân định lượng đạt độ chính xác cao (sai số nhỏ hơn 0,4%). Độ đồng đều của sản phẩm đạt trên 99%. Sản phẩm chất lượng cao, ổn định và đã được công nhận đạt chất lượng quốc tế, góp phần làm giảm được 70% lao động, giá thành dây chuyền thấp, chỉ bằng 35% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.

Các nhà khoa học đã tạo ra được một số sản phẩm gồm các loại robot có công dụng khác nhau với những mức độ thông minh khác nhau và đưa vào ứng dụng tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp như: robot hàn ứng dụng tại nhà máy đóng tàu Hà Nội, robot sơn ứng dụng tại cơ sở công nghiệp quốc phòng, nhà máy sửa chữa tăng thiết giáp (Bộ quốc phòng). Việc chế tạo robot thông minh đang được tiếp tục hoàn thiện và đưa vào ứng dụng từng bước trong công tác quốc phòng, chống các bệnh lây lan tại bệnh viện trong ngành y tế và phục vụ các dây chuyền sản xuất thuốc nổ thuộc lĩnh vực quốc phòng.

Thứ hai, thực trạng về quan hệ sản xuất. Chúng ta cần khẳng định: quan hệ sản xuất mà chúng ta đang thiết lập và xây dựng là quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính xác hơn là quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì chúng ta chưa thực sự có chủ nghĩa xã hội mà mới đang trên đường xây dựng nó. Sở dĩ phải nói nó

tiến bộ là vì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất có bản chất tiến bộ trong lịch sử, nó hơn hẳn quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (với bản chất là bóc lột và ngày càng tỏ ra lỗi thời không phù hợp với lịch sử). Nói cách khác, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là sẽ dần dần xóa bỏ áp bức bóc lột và đưa mọi thành viên trong bộ máy sản xuất và cả xã hội đến ấm no hạnh phúc. Quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba lĩnh vực cơ bản: quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về điều hành quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối và trao đổi sản phẩm trong guồng máy sản xuất hiện nay. Về quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất: Ở nước ta hiện nay có thể nói là đã và đang từng bước hoàn thiện theo hướng tiến bộ và phù hợp. Nhưng đó là một quá trình đau đớn và gay go phức tạp. Đã có lúc chúng ta chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu cơ bản (tập thể và nhà nước) thì nay chúng ta đã thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại. Trong đó, sở hữu nhà nước giữ vị trí chủ đạo và then chốt. Điều này phù hợp với lực lượng sản xuất hiện có của đất nước. Quan hệ sở hữu của chúng ta tiến bộ vì nó đang vận hành theo hướng hạn chế dần dần và phấn đấu đi đến xóa bỏ áp bức bóc lột đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn xã hội. Mặt khác, các thành phần sở hữu này được bình đẳng trước pháp luật và hợp tác hỗ trợ liên kết với nhau cùng phát triển. Chúng ta cố gắng thanh toán tệ nạn là dùng sở hữu tư liệu sản xuất để bóc lột, cướp đoạt lẫn nhau dẫn đến sự phân hóa giữa lao động và chủ sở hữu kết quả là sự phân cách giàu nghèo ở mức độ quá lớn dẫn đến nguy cơ xung đột bùng nổ xã hội. Các thành phần sở hữu ở nước ta, toàn dân (nhà nước), tập thể, tư bản tư nhân (tư bản nhà nước, và cá nhân) đã và đang phát huy tác dụng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước đã tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và giữ được sự ổn định về chính trị gắn với công bằng tiến bộ xã hội. Chúng ta đang tiến hành những đổi mới rất quan trọng như thực hiện cổ phần hóa và đổi mới cơ chế quản lý (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) để đẩy mạnh vai trò của thành phần kinh tế sở hữu nhà nước, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt

là chống thất thoát lãng phí một cách ghê gớm đủ sức phát triển và tham gia hội nhập thành công.

Quan hệ điều hành và quản lý sản xuất: thời gian qua, chúng ta xác lập và đã được thực tế sinh động chứng minh là nó đang được hoàn thiện và đúng hướng tiến bộ và phù hợp. Nếu trước kia chúng ta chỉ chấp nhận quan hệ sản xuất theo hướng tập trung quan liêu bao cấp và thực hiện kế hoạch hóa theo hướng áp đặt thì ngày nay chúng ta chấp nhận nhiều cách quản lý điều hành sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là chấp nhận quan hệ điều hành sản xuất có các yếu tố nhà nước, tập thể, và tư nhân, tư bản (chủ nghĩa tư bản nhà nước). Nghĩa là, bên cạnh điều hành, quản lý theo phương thức cũ như: tập thể, nhà nước đã được đổi mới, đã có thêm quan hệ chủ sở hữu và lao động làm thuê giữa tư bản và lao động. Cho nên phải thanh toán những nguy cơ áp bức, bóc lột quan hệ bất bình đẳng trong khi tiến hành sản xuất là lẽ đương nhiên và rất quan trọng. Thực tế cho thấy, với cách điều hành quản lý sản xuất hiện nay ở nước ta thì tình trạng áp bức bóc lột, quan hệ bất bình đẳng tuy vẫn còn tồn tại nhưng đã được hạn chế rất nhiều, chúng ta chấp nhận nó và công khai thừa nhận quyết tâm xóa bỏ nó. Quan hệ điều hành quản lý sản xuất hiện nay trong các thành phần kinh tế được luật pháp bảo vệ và theo hướng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, với chủ trương cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất - kinh doanh giữa các thành phần kinh tế cũng như thực hiện thi đua yêu nước trong hoạt động kinh tế đã làm cho tính ưu việt của chế độ ta trong lĩnh vực kinh tế xã hội hiện nay ngày một phát huy hiệu quả. Rõ ràng, ở nước ta hiện nay quan hệ quản lý, điều hành sản xuất đang vận hành phát triển theo hướng phù hợp và tiến bộ. Thực tế đang hình thành và phổ biến một kiểu quan hệ mới đó là các “tư cách pháp nhân”. Thực chất đó là quan hệ với nhau bằng luật pháp và theo luật pháp xã hội chủ nghĩa với nội dung rất tiến bộ và nhân đạo. Chính vì thế chúng ta đã và đang hạn chế khắc phục tình trạng cá lớn nuốt cá bé, hay “người với người là chó sói” hay tình

trạng lao động tha hóa trong xã hội cũ. Chính vì sự tiến bộ và phù hợp của quan hệ sản xuất đã thúc đẩy sản xuất phát triển, đã làm cho kinh tế - xã hội giành thêm nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, vẫn phải thấy một số vấn đề nổi cộm như các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí lớn, các doanh nghiệp tư nhân (ngoài quốc doanh) còn tồn tại nhiều tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của công nhân; thậm chí, có nơi còn đối xử thô bạo với người lao động gây bất bình tạo nên bãi công, đình công rất đáng tiếc. Đây là kết quả của việc luật pháp và quy chế quy định trong sản xuất không được thực hiện tốt. Cần phải nhanh chóng khắc phục những nhược điểm đó bằng cách tăng cường kiểm tra luật lao động, luật doanh nghiệp, các quy định của nhà nước về doanh nghiệp chặt chẽ hơn, nhất là thông qua lực lượng thanh tra lao động để hạn chế tiêu cực ngay từ khi có mầm mống, tránh tình trạng để đến mức vỡ lở thành vấn đề lớn mới tập trung giải quyết dẫn đến hậu quả rất to lớn và khó lường.

Cuối cùng là quan hệ về phân phối và trao đổi sản phẩm trong quan hệ sản xuất ở nước ta cũng đang được hình thành và phát triển theo hướng tiến bộ và phù hợp. Chúng ta đã nhanh chóng chuyển hướng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế phân phối sản phẩm theo lao động và kết hợp các cách phân phối khác (phân phối lại) cũng như thực hiện trao đổi sản phẩm ngang bằng theo cơ chế cung cầu của nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như trước kia cơ chế bao cấp chúng ta thực hiện “ngăn sông cấm chợ” thì nay chúng ta đã mở rộng và thực hiện trao đổi thông thoáng có sự

Một phần của tài liệu Lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng ở việt nam (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w