1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên hệ phổ biến và quan điểm về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin và của Đảng ta

66 1,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 737,5 KB

Nội dung

Mối liên hệ phổ biến và quan điểm về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin và của Đảng ta. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàn diện và sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Trang 1

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Triết họcnày, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáotrong Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Khoa họcHuế; đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầygiáo Th.s Phan Doãn Việt, người đã tận tình chỉ bảo, giúp

đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốtnghiệp của mình

Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thư việnTrường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm học liệu Đại họcHuế, gia đình, bạn bè đã tạo những điều kiện thuận lợinhất cho tôi trong quá trình làm khóa luận

Dù có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luậncủa tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2014Sinh viên thực hiệnTrương Thị Hoài My

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 2

TW : Trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu của đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN, QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 6

1.1 Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện 6

1.1.1 Khái niệm “mối liên hệ” 6

1.1.2 Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến 9

1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến .19 1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Đảng ta về giáo dục và đào tạo 24

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về giáo dục và đào tạo 24

1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo 30

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH, HĐH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 37

2.1 Những yêu cầu cấp bách của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp CNH, HĐH 37

Trang 4

2.2 Đánh giá chung về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những giải pháp

để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo 38

2.3 Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế 41

2.3.1 Tình hình và nguyên nhân 41

2.3.2 Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 43

2.3.3 Nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện 46

C KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quan điểm toàn diện mà cơ sở lý luận của nó là nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duyvật macxít, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện,sai lệch giản đơn về sự vật, hiện tượng Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật,hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổbiến của phép biện chứng duy vật có vai trò lớn trong chỉ đạo hoạt động thựctiễn và nhận thức của con người trong đó có vấn đề giáo dục và đào tạo

Ngày nay, khi Đảng và nhà nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mớitoàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hộinhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn Thực tiễn đóđặt ra nhiều vấn đề đổi mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đềquan trọng là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầuCNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhậpquốc tế

Trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) đã đề ra công cuộc đổi mới căn bảntoàn diện về giáo dục và đào tạo được thực hiện theo tinh thần: “giáo dục và đàotạo là một hệ thống xuyên suốt từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp đến giáo dục đại học; giáo dục chính quy và giáo dục thườngxuyên; giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội; chất lượng giáo dục phụ thuộcvào các yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo đến sử dụng kết quả đầu ra Phát triểngiáo dục và đào tạo phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống vănhóa của dân tộc, vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa đón đầu những đòi hỏi củatương lai và cần được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, đảm bảo đồng bộ cả về

cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngủ nhà giáo”

Trang 6

Bên cạnh các thành tựu và đóng góp quan trọng của giáo dục và đào tạotrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những yếu kém bất cập kéo dàinhiều năm của giáo dục, đào tạo, đồng thời yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐHđất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớiđòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, từ quan điểm,

tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, cơchế, chính sách và các điều kiện thực hiện Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng,quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục và đào tạo và sựthamgia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học Đổi mới tất cả cácbậc học, ngành học ở cả Trung ương và địa phương Đổi mới căn bản và toàndiện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà kế thừa, phát triển những quanđiểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm đã

có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởng mới, kiênquết chấn chỉnhnhững lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố mới.Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấphọc, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọngtâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp

Để thực hiện được sự đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đàotạo như trong nghị quyết đã đưa ra thì Đảng ta phải có phương hướng, chínhsách, quan điểm phù hợp và phải đứng trên quan điển toàn diện để đổi mới

Nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới giáo dục và đào tạo chỉ cóthể giải quyết một cách hiệu quả khi quán triệt quan điểm toàn diện xemxét tất cả các mặt, các chiều hướng có thể xảy ra trong quá trình đổi mới

Vì lý do đó nên tôi chọn đề tài: “Quan điểm toàn diện và sự vận dụng củaĐảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổbiến là vấn đề được các nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nhưng chỉđến khi Chủ nghĩa Mác ra đời, quan điểm này mới được trình bày một cáchkhoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhất của nó Quan điểmnày hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trở thành cơ sở lýluận để các nhà khoa học vận dụng vào qúa trình nghiên cứu và hoạt độngthực tiễn Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quan điểm toàn diện với

cơ sở lý luận về mối liên hệ phổ biến đã được nhiều tác giả nghiên cứu, chẳnghạn: “ Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn Lâm khoa học Liên

Xô, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “ Giáo trình Mác - Lênin” (2010),Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị

“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, Nxb, Lý luận chínhtrị, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,(2004); Quan điểm giáo dục vàđào tạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta

Đối với việc vận dụng quan điểm toàn diện của Đảng ta trong Nghịquyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạođáp ứng yêu cầu CHH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đây là vấn đề mới nên ít tác giả đề cập

và được quán triệt trong văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trungương khóa XI của Đảng và trong các văn kiện đại hội của Đảng trong cácnăm các nhiệm kì

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài: làm cơ sở lý luận của quan điểm toàndiện, đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm giáo dục và đào tạo

Trang 8

của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta vào công cuộc đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục và đào tạo trong nghị quyết TW 8 (khóa XI).

Để thực hiện mục đích đó khóa luận có 2 nhiệm vụ:

Một là: Trình bày quan điểm toàn diện – cơ sở lý luận của nó là mối

liên hệ phổ biến và quan điểm về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác –Lênin và của Đảng ta

Hai là: Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐHtrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàndiện và sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng củaĐảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và hội nhập quốc tế

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về mối liên hệ phổbiến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của Đảng ta để vận dụng vào nghị quyết TW 8 (khóa XI) vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

- Đề tài đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, thống

kê, so sánh

6 Đóng góp của đề tài

Trang 9

Về lý luận: Khóa luận là sự khái quát về quan điểm toàn diện và sự vậndụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Về thực tiễn: Khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho nhữngngười học tập, nghiên cứu cho nội dung liên quan

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương và 5 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận chung của quan điểm toàn diện và quan điểm giáo dục và đào tạo

1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng ta về giáo dục vàđào tạo

Chương 2: Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

2.1 Những yêu cầu cấp bách của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệpCNH, HĐH

2.2 Đánh giá chung về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục vàđào tạo trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH

2.3 Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Trang 10

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN

DIỆN, QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1 Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

1.1.1 Khái niệm “mối liên hệ”

Thế giới được tạo thành từ những sự vật hiện tượng những quá trìnhkhác nhau Vì vậy, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn

nhau hay tồn tại biệt lập với nhau.

Theo từ điền Tiếng Việt, thì “mối” là “ đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ

dùng để buộc thắt lại với nhau; chổ nối , chổ thắt, chổ từ đó có thể quan hệ

với một tổ chức, cơ sở liên lạc”[20;640] Còn “liên hệ” là chỉ sự vật, sự việc

có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mối quan hệnhất định”[20;567] Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theo cách là sựquan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trìnhtrong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường của nó

Theo quan điểm biện chứng, khái niệm “liên hệ” phản ánh sự phụ

thuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và quy định lẫn

nhau của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới “Liên hệ” còn phản ánh sự tác

động qua lại lẫn nhau giữa chúng Đó là kiểu liên hệ đặc biệt mà trong đó các

sự vật hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách trực tiếp, hoặc giántiếp, nhờ đó mà sự vận động, biến hóa của thế giới được thực hiện thườngxuyên, liên tục

Mối liên hệ trước hết là mối liên hệ giữa các đối tượng và hiệntượng của hiện thực nhưng không phải bất kì quan hệ nào cũng đều có

Trang 11

mối liên hệ Trong thế giới tất cả các hiện tượng đều nằm trong tình trạngliên hệ lẫn nhau và biệt lập với nhau Chúng liên hệ với nhau trong mốiliên hệ này, nhưng lại không liên hệ với nhau trong mối liên hệ khác.Trong các hiện tượng có những thay đổi xảy ra giả định phải có nhữngthay đổi tương ứng trong các hiện tượng khác.

Đến các nhà triết học Mác - Lênin thì khái niệm mối liên hệ phổ biếnmới có quan niệm đúng đắn, khoa học và đầy đủ nhất Phê phán các quanđiểm siêu hình khi đã cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệtlập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụthuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau, nếu giữa chúng có sự quyđịnh lẫn nhau thì có chăng cũng chỉ là sự liên hệ hời hợt bề ngoài, mang tínhngẫu nhiên, là sự quy định lẫn nhau một cách giản đơn Đồng thời cũng phêphán quan điểm khi cho rằng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó,nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng

Ăngghen cho rằng, khi chúng ta nghiên cứu giới tự nhiên, lịch sử loàingười hay sự hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước hết trướcmắt chúng ta hiện ra một bức tranh chằng chịt vô tận những mối liên hệ vànhững tác động qua lại lẫn nhau: trong đó, không có cái gì là không vận động,biến hóa, xuất hiện và biến đi

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, một trong những thuộc tính bảnchất của thế giới vật chất là sự liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng Tínhthống nhất vật chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình hiện thực là cơ sở kháchquan của sự liên hệ phổ biến Khái niệm liên hệ phổ biến được hình thành nhưmột trong những kết quả của sự khái quát thực tiễn và tri thức khoa học

Phép biện chứng nói chung đều thừa nhận mối liên hệ phổ biến củanhững sự vật, hiện tượng, quá trình cấu thành thế giới Tuy vậy, khi nói về cơ

sở của sự liên hệ phổ biến, phép biện chứng duy tâm, coi cơ sở của sự liên hệphổ biến là ở cảm giác (duy tâm chủ quan), hay ở ý niệm tuyệt đối (duy tâmkhách quan) Đó là những cách giải thích một cách chủ quan, thần bí, không

Trang 12

khoa học Đứng trên quan điểm duy vật khoa học, phép biện chứng duy vậtkhẳng định rằng, cơ sở của sự liên hệ là ở tính thống nhất vật chất của thếgiới Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng,khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tạikhác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất Ngay cả tư tưởng,

ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc tính củamột dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của chúngcũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan

Vượt lên trên quan điểm siêu hình, phép biện chứng duy vật cho rằngkhông thể hiểu được bất cứ một hiện tượng nào trong tự nhiên nếu người tatách nó ra khỏi những hiện tượng chung quanh mà ta xét Vì bất cứ một hiệntượng nào trong bất kỳ một lĩnh vực nào của tự nhiên cũng đều có thể biếnthành một cái vô nghĩa, nếu người ta tách nó ra khỏi những điều kiện chungquanh để xét nó ngoài những điều kiện đó; trái lại, bất cứ hiện tượng nào cũngđều có thể hiểu được, có thể chứng minh được, nếu người ta xét nó trong điềukiện là nó có sự liên hệ không tách rời với những hiện tượng chung quanh chếước Tự nhiên không phải như là một sự tích lũy ngẫu nhiên của các sự vật, cáchiện tượng tách rời nhau, riêng biệt và độc lập với nhau, mà như là một thểthống nhất, có liên hệ nội bộ, trong đó các sự vật, hiện tượng đều có những mốiliên hệ hữu cơ với nhau, đều thúc đẩy lẫn nhau và chế ước cho nhau

Luận điểm trên đây có một ý nghĩa rất lớn Người ta không chú trọngđến mối liên hệ khách quan và đến tính chất tùy thuộc lẫn nhau của các hiệntượng, người ta sẽ hình dung tự nhiên như một đống hỗn độn, không phụctùng bất cứ một quy luật nào cả, và tuyệt nhiên không thể nào được giải thíchmột cách hợp lý Hiểu được một hiện tượng, tức là phát hiện ra sự liên hệnhân quả của hiện tượng đó với những hiện tượng, sự vật khác, người takhông thể chẳng hạn như giải thích sự tiến hóa của thực vật và động vật màkhông nói đến những điều kiện sinh sống của nó Người ta coi sự liên hệ của

nó, sự liên hệ để có thể hiểu những quy luật của giới sinh vật là trọng yếu

Trang 13

1.1.2 Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến vàtính đa dạng phong phú

- Tính khách quan của mối liên hệ

Sự liên hệ được hiểu như trên là mang tính chất biện chứng chung nhấtbao trùm toàn bộ thế giới vật chất Không những các sự vật, hiện tượng liên

hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành các sự vật, hiện tượng cũngliên hệ với nhau Không những các giai đoạn trong một quá trình mà các quátrình trước và sau sự vận động, phát triển của thế giới nói chung và của từng

sự vật, hiện tượng nói riêng cũng luôn luôn liên hệ với nhau – cái quá khứ,hiện tại, và tương lai, kế thừa, chuyển tiếp lẫn nhau tạo thành dòng chảy bấttận của lịch sử Không chỉ tự nhiên, mà cả trong lĩnh vực đời sống xã hội vàtinh thần mỗi sự vật, hiện tượng cũng luôn luôn liên hệ tác động qua lại lẫnnhau Mối liên hệ của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới (tự nhiên, xã hội và

tư duy) là khách quan, phổ biến

Khi nói về cơ sở của mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng duy tâmcho rằng là ở cảm giác (duy tâm chủ quan), hay ở ý niệm tuyệt đối duy tâmkhách quan) Đó là những cách giải thích một cách chủ quan, thần bí, không

có cơ sở khoa học Trên cơ sở khoa học phép biện chứng macxít khẳng địnhrằng, cơ sở của sự liên hệ phổ biến là ở tính thống nhất vật chất của thế giới.Các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thìcũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giớivật chất Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vậtchất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óccon người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của quá trình vậtchất khách quan

Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các

sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan Theo quan điểm đó, sự

Trang 14

quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật,hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lậpkhông phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức vàvận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

- Tính phổ biến của các mối liên hệ

Ăngghen nhấn mạnh rằng hình thức của tính phổ biến là hình thức củacái hoàn thành bên trong, là sự kết hợp nhiều cái hữu hạn thành cái vô hạn Trong khoa học tự nhiên, hình thức biểu hiện của tính phổ biến là quy luật,quy luật này cho phép dự kiến trước sự diễn biến của các quá trình và cáchiện tượng khác nhau trong điều kiện nhất định, tức là cho phép kế hoạch hóamột cách hợp lý hoạt động sản xuất

Để thấy rõ sự biểu hiện của mối liên hệ có tính phổ biến trong các sựvật, hiện tượng và quá trình, chúng ta xem xét nó thông qua mối liên hệ giữacác cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Bởi vì, phạm trù lànhững khái niệm rộng nhất phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính haynhững mối liên hệ chung nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới kháchquan Lênin viết: “ Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tựnhiên Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên,những phạm trù là những giai đoạn của sự tách biệt đó, tức là của sự nhậnthức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức vànắm vững màng lưới”[13;102]

Thứ nhất, mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng

Đây là mối liên hệ phổ biến nhất, liên quan tới toàn bộ quá trìnhnhận thức của con người Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cáiriêng và cái chung không thể tách rời nhau Không có cái chung tồn tại độclập, đứng ngoài cái riêng mà ngược lại: “cái chung chỉ tồn tại trong cáiriêng, thông qua cái riêng” [13;381] Mỗi cái chung chỉ là một bộ phận,một thuộc tính, một đặc điểm của cái riêng Cái riêng là cái toàn thể, cái

Trang 15

chung là cái bộ phận, vì cái chung không bao quát hết cái riêng và cái riêngphong phú hơn cái chung.

Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũng sâu sắc hơn cái riêng, vì

nó là cái bản chất, cái mang tính quy luật Cũng vì vậy, Lênin khẳng định:

“cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung”[13;381] Cáiriêng là cái tồn tại độc lập tương đối với những cái khác Mỗi cái riêng đềuchịu sự tác động cụ thể của môi trường mà nó tồn tại, bị chi phối bởi nhữngmối liên hệ bên trong và bên ngoài Điều đó, tạo nên những sự vận động cụthể, mang tính đặc thù Tuy vây, mọi cái riêng đều bị chi phối bởi nhữngmối liên hệ chung, bởi các quy luật chung và thông qua các hình thức vậnđộng muôn vẻ, cuối cùng nó đều đi theo những con đường khác nhau để đitới những kết cục chung, tất yếu của từng loại sự vật, hiện tượng hay củatoàn bộ thế giới khách quan

Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung Mỗi cái riêng, bêncạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái không lập lại,cái đơn nhất Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo thành cáiriêng Trong cái riêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau.Cái đơn nhất chuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơnnhất, nhưng không bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ

Bản thân cái đơn nhất khi trở thành cái phổ biến thì ở từng cái riêngkhác nhau lại được biểu hiện ra dưới hình thức đặc thù Vì vậy, trong đời sốnghiện thực không ở đâu và không bao giờ có sự tác động giống nhau tuyệt đối.Chính điều đó đã tạo nên một thế giới phong phú, đa dạng nhưng vẫn vậnđộng theo quy luật chung

Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị

sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từcái riêng, từ những sự vật riêng lẽ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quancủa con người bên ngoài cái riêng

Trang 16

Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thứcphải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung đểtạo ra cái riêng Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nênkhi áp dụng cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho nóthích hợp

Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra Không có nhân thì không cóquả Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau Tất nhiên, mọi cái cótrước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thì phải

có trước kết quả Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng không phải cứ mộtnguyên nhân thì cho một kết quả Trong thực tế có nguyên nhân sinh ra nhiềukết quả và ngược lại một kết quả lại do nhiều nguyên nhân Điều này có thểxảy ra trong mọi lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất trong lĩnh vực xã hội Xã hộivốn là sự tổng hợp của những mối quan hệ đa dạng, đang chéo nên thườngquan hệ nhân quả cũng không đơn giản Vì vậy, trong nhiều trường hợp nếukhông tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện, giản đơn

Khi nhân tạo ra quả thì lại trở thành một tác nhân để sinh ra quả khác

và cứ thế quan hệ nhân quả tiếp nối đến vô cùng tận Vì vậy, khi xác địnhquan hệ nhân quả thực tế chỉ là xác định một mắt khâu của quá trình vận động

mà thôi

Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và vai trò của cácnguyên nhân không giống nhau nên triết học Mác chia nguyên nhân rathành nhiều loại

Nguyên nhân bên trong là sự tác động qua lại của các bộ phận, các yếu

tố tạo thành sự vật gây nên sự biến đổi của sự vật Nguyên nhân bên ngoài là

sự tác động qua lại giữa các sự vật tạo nên sự biến đổi của từng sự vật ấy Khixét nguyên nhân bên trong và bên ngoài bao giờ cũng xét trong mối quan hệkhác Trong hai nguyên nhân này, nguyên nhân bên trong bao giờ cũng giữ

Trang 17

vai trò quyết định đối với sự biến đổi của sự vật, còn nguyên nhân bên ngoàichỉ thực sự có tác dụng khi nó chuyển được thành nguyên nhân bên tronghoặc thông qua nguyên nhân bên trong.

Khi một kết quả có nhiều nguyên nhân thì vai trò của các nguyên nhânđối với việc hình thành kết quả không giống nhau Những nguyên nhân nàoquyết định sự ra đời của kết quả thì gọi là nguyên nhân chủ yếu Nhữngnguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả thì gọi là thứ yếu Vì vậy trong hoạtđộng thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân

cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bênngoài, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan… Đồng thời, phảinắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện phápthích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động

và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực

Trong đời sống xã hội còn có sự phân biệt giữa nguyên nhân kháchquan và nguyên nhân chủ quan Đây là nguyên nhân được xác định trongmối quan hệ chủ thể của hành động Nguyên nhân là những sự tác độngđộc lập với các chủ thể xác định Nguyên nhân chủ quan là sự tác độngxảy ra do sự điều khiển của một cá nhân, một giai cấp, hay một tổ chức xãhội nào đó Nguyên nhân chủ quan không chỉ ảnh hưởng tới chất của kếtquả, mà còn ảnh hưởng tới lượng của kết quả Chẳng hạn, chất lượng củacác sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan

Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong phép biện chứngduy vật và là một trong những nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến,dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái tất nhiên tức phạm trù chỉ cái donhững nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trongnhững điều kiện nhất định nó phải xảy ra như vậy với cái ngẫu nhiên một

Trang 18

phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất,bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiềuhoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện,

có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi

Mối quan hệ này được Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đềutồn tại một cách khách quan Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quantrọng trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội Tất nhiên bao giờcũng được thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cáitất nhiên trong một điều kiện, một hoàn cảnh cụ thể Nếu cái tất nhiên có tácdụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho

sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm Ăngghen viết: “… cái màngười ta quả quyết cho là tất yếu là hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túycấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cáitất yếu”[15;431]

Trong mối quan hệ xác định, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên có thể đổichổ cho nhau Điều đó có nghĩa là xét trong mối quan hệ này là tất nhiên,nhưng trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau,chúng không tồn tại dưới dạng biệt lập thuần túy cũng như không có cái ngẫunhiên thuần túy Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũngthể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Còn cái ngẫunhiên và hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung chocái tất nhiên Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cái khuynh hướng của

sự phát triển và mỗi khi biểu lộ mình thì khuynh hướng ấy bộc lộ ra những cáingẫu nhiên nào đó Còn tất cả những ngẫu nhiên tồn tại không phải là thuầntúy mà là đã bao hàm cái tất nhiên Cái tất nhiên chỉ có thể tạo ra từ cái ngẫunhiên Đằng sau cái tất nhiên bao giờ cũng ẩn nấp cái ngẫu nhiên

Trang 19

Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổicùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên

có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại

Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chổ khixem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng

đó là cái tất yếu Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ýnghĩa tương đối

Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theoquy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bảnchất nội tại của sự vật nó có thể xảy ra, có thể không Do vậy, trong hoạtđộng thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vàocái ngẫu nhiên Nhưng cũng không bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên, vì cáingẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnhhưởng rất sâu sắc Do vậy trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương ánchính, người ta thấy có phương án hành dộng dự phòng để chủ động đápứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra

Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Đây là mối quan hệ có tính biện chứng Sự gắn bó này thể hiện trướchết ở sự thống nhất giữa chúng Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung vàhình thức Sự vật nào cũng có các nhân tố, các bộ phận tạo thành nó, vì vậy

nó phải có nội dung Nhưng các bộ phận, các nhân tố phải sắp xếp theo mộttrật tự nào đó, phải có màu sắc, hình khối xác định, do vậy nó phải có hìnhthức Tuy nhiên, vai trò của chúng không ngang nhau Nội dung bao giờcũng quyết định hình thức Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫn cáchthức sắp xếp Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổn địnhtương đối Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hình thức.Một khi nội dung của đời sống xã hội đã thay đổi thì các hình thức của nó sẽbiến đổi theo

Trang 20

Mặc dù, hình thức không phải chỉ là nhân tố bị động, nó có thể tácđộng mạnh mẽ tới nội dung Hình thức có thể tác động tích cực hoặc tiêu cựcđến nội dung Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ làm phong phúthêm nội dung, làm sâu sắc thêm nội dung, kể cả khi nó lạc hậu so với nộidung hoặc vượt qua khuôn khổ quy định của nội dung thì nó kìm hãm nộidung, nó sẽ làm sai lệch nội dung, thậm chí có thể phá vỡ nội dung.

Sự không phù hợp giữa nội dung và hình thức có thể dẫn tới xung độtgiữa chúng và đòi hỏi phải “vứt bỏ hình thức cũ”, xác lâp hình thức mới Việcthay đổi này là để đảm bảo nội dung luôn phát triển Sự vận động của xã hộitheo chiều hướng đi lên, tuy vậy nó luôn bị các hình thức cũ kìm hãm Quátrình phát triển xã hội vứt bỏ nhiều hình thức đã lỗi thời, tạo điều kiện cho nộidung cuộc sống luôn luôn phát triển đi từ thấp đến cao Trong cuộc sống hiệnthực, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hết sức đa dạng, một nội dung

có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức, một hình thức lại có thể phản ánhnhiều nội dung

Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng baogiờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất Mỗi bảnchất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường bộc lộqua nhiều hiện tượng khác nhau Tất nhiên, các hiện tượng phản ánh bảnchất không như nhau Có hiện tượng phản ánh bản chất khá trực tiếp, rõràng Ngược lại, có hiện tượng phản ánh bản chất một cách quanh co, phứctạp và trong nhiều trường hợp, các sự vật thường tìm cách che giấu bản chấtcủa mình

Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổi thườngxuyên Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng điều kiện,hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trường khác nhauthì hiện tượng cũng khác nhau Trong thực tế, bản chất cũng không phải là cái

Trang 21

hoàn toàn cố định Theo Lênin: “ không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm thời,chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn có tính chất ước lệ, màbản chất của sự vật cũng như thế”[13;268].

Điều đó cũng có nghĩa bản chất cũng biến đổi dễ dàng như hiện tượng

Sự biến đổi của bản chất chỉ xảy ra khi có sự tác động mạnh mẽ, hoặc lâu dàitạo nên những biến đổi căn bản, sâu sắc của các nhân tố tạo nên sự vật Trongđời sống xã hội, bản chất của một con người có thể thay đổi do những tácđộng mạnh mẽ lâu dài của hoàn cảnh, của giáo dục Nhưng sự biến đổi nàynhiều khi rất phức tạp và đòi hỏi phải được củng cố, duy trì bằng hằng loạtbiện pháp tích cực, công phu

Thứ sáu, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực

Khả năng đều nằm trong hiện thực, đều có cơ sở là hiện thực Vì vậy,hiện thực nào cũng có chứa đựng các khả năng Trong đó, có cả khả năng tấtnhiên và khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần và khả năng xa, có khả năng tốt

và khả năng xấu Không hiện thực nào không chứa đựng khả năng Khảnăng nằm trong hiện thực nhưng hiện thực luôn luôn vận động, biến đổi nênkhả năng cũng biến đổi theo Trong quá trình vận động của hiện thực luôn

có khả năng mới xuất hiện và khả năng cũ mất đi Có những khả năng màđiều kiện trở thành hiện thực ngày càng tăng, có khả năng các điều kiện đólại giảm dần

Nếu mọi hiện thực đều chứa đựng khả năng thì mọi khả năng cũng đều

có thể trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện Tuy nhiên, trong xã hội để tạo

ra những điều kiện cho khả năng chuyển thành hiện thực, nhân tố chủ quan cóvai trò hết sức to lớn Vai trò của nhân tố chủ quan chính là tạo mọi điều kiện

để chuyển khả năng thành hiện thực, hoặc rút bỏ những điều kiện để một khảnăng xấu nào đó không thể xảy ra Tất nhiên, điều đó chỉ thành công khi conngười nắm bắt được quy luật, hành động theo đúng quy luật Ngược lại, nếucon người làm trái quy luật, dù ý định tốt hay xấu cuối cùng cũng thất bại

Trang 22

- Tính đa dạng và phong phú của liên hệ

Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính phổ biến,tính khách quan của sự liên hệ , mà còn chỉ ra tính đa dạng của nó Các sự vật,hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khácnhau, giữ vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Mặt khác,cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thểkhác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triểncủa sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau Do đó, không thể đồngnhất tính chất, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vậtnhất định, trong những điều kiện khác nhau… Căn cứ vào tính chất, đặc trưngcủa từng mối liên hệ có thể phân loại thành các mối liên hệ sau:

Có mối liên hệ bên ngoài, tức là sự liên hệ của các sự vật, hiên tượngvới nhau Có mối lên hệ bên trong, tức là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhaugiữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận, các quá trình bên trong sự vật, cấuthành sự vật Có những mối liên hệ chung của thế giới, lại có những mối liên

hệ riêng biệt trong từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiên tượng cụ thể Có mốiliên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; lại có những mối liên

hệ gián tiếp, trong đó các sự vật hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhauphải thông qua một hay nhiều khâu trung gian Có mối liên hệ tất nhiên lại cómối liên hệ ngẫu nhiên Có mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật,đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật; lại có mối liên hệkhông cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của

nó Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật có mối liên hệ chủ yếu, quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của sự vật trong giai đoạn đó, lại có mối liên hệthứ yếu Các sự vật, hiện tượng trải qua giai đoạn phát triển khác nhau Chính

sự liên hệ tác động qua lại của các giai đoạn kế tiếp nhau ấy quyết định tínhliên tục trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển của chúng, tuỳ theo

Trang 23

phương hướng của sự tác động mà có mối liên hệ thuận chiều, ngược chiều,mối kiên hệ đơn hoặc mối liên hệ kép…

Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng trên thếgiới không những là vô cùng vô tận mà còn rất phong phú, đa dạng và phứctạp Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống xã hội, tính phức tạp của sự liên hệ đượcnhân lên do sự đan xen, chồng chéo, chằng chịt của vô vàng các hoạt động cómục đích, có ý thức của con người Chính vì vậy, mà quá trình nhận thức vàphân loại đúng có mối liên hệ trong xã hội trở nên khó khăn hơn nhiều so vớitrong giới tự nhiên

1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quantrọng của phép biện chứng duy vật Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận củaquan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mangtính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn Từ việc nghiêncứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến có ý nghĩa như sau:

Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mốiliên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng và phức tạp,

do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàndiện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉxét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chấthay tính quy luật của chúng Chẳng hạn khi đánh giá sự phát triển của mộtquốc gia nào đó, chúng ta phải xét tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốcphòng an ninh của quốc gia đó Có như vậy, mới thấy được sự phát triểntoàn diện của quốc gia đó, vì nếu chỉ xét riêng một lĩnh vực nào đó thì khôngthấy sự phát triển của quốc gia đó, nên phải xét tất cả các lĩnh vực trong mốiliên hệ với nhau

Trang 24

- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các

sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vậttrong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt củachính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vậtkhác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đómới có thể nhận thức đúng bản chất của sự vật

- Phải xem xét các mối liên hệ của sự vật không phải là xem xét mộtcách dàn trải, đồng loạt như nhau, theo kiểu “ bình quân chủ nghĩa”, mà phảiđánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ Từ trong tổng số những mốiliên hệ ấy, trước hết phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu -những mối liên hệ quy định bản chất, quyết định khuynh hướng phát triển của

sự vật, trong suốt quá trình, cũng như ở mỗi giai đoạn tồn tại của sự vật

Như vậy, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối liên

hệ của các sự vật, coi chúng là cơ sở là căn cứ đầy đủ để từ đó rút ra được bảnchất của sự vật Từ chổ hiểu được bản chất của sự vật, phải quay lại giải thíchđược các mối liên hệ khác của sự vật rồi liên kết chúng lại thành một hệ thốnghoàn chỉnh Cho đến khi đó mới hiểu được thấu đáo sự vật, mới có giải phápđồng bộ, đúng đắn, khoa học khi giải quyết sự vật

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện,siêu hình, chỉ thấy một mặt, không thấy toàn bộ Quan điểm toàn diên cũnghoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa chiết trung Thực chất của chủ nghĩa chiết trung

là kết hợp một cách vô nguyên tắc nhiều mối quan hệ, nhiều sự vật, nhiềuhiện tượng… khác nhau tạo thành một mớ hỗn độn các sự kiện, không phânbiệt cái bản chất với cái không bản chất, cái chủ yếu với cái không chủ yếu,dẫn tới lúng túng, chủ quan trong nhận thức Nhìn bề ngoài thì chủ nghĩa chiếttrung có vẻ như “toàn diện”, nhưng thực chất trái với quan điểm toàn diện củaphép biện chứng duy vật

Trang 25

Chủ nghĩa chiết trung và phép ngụy biện thường đi với nhau Ngụybiện là đem những mặt, những mối liên hệ thứ yếu làm chủ yếu, không cơ bảnlàm cơ bản, chuyển cái cá biệt thành cái phổ biến Thuật ngụy biện đưa ranhững lập luận có vẻ như đúng đắn, có sức “ thuyết phục”, có vẻ như toàndiện, nhưng thực chất chỉ là sự vận dụng một cách chủ quan, vô nguyên tắctính mềm dẻo, linh hoạt của các khái niệm, phạm trù, là đối lập với quan điểmtoàn diện Nói về sự khác nhau này, Lênin chỉ rõ: “Tính linh hoạt đó áp dụngmột cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện Tính linh hoạt ápdụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh toàn diện của quá trình vật chất

và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánhchính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới”[13;118]

- Quan điểm toàn diện xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biếncủa phép biện chứng duy vật trên các cơ sở:

Thứ nhất, sự vật, hiện tượng nào cũng chỉ tồn tại trong liên hệ và

thông qua liên hệ

Thứ hai, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó tất cả những liên hệ

cụ thể cũng chỉ là những mắt khâu mà sự thống nhất của chúng tạo lập nênmối liên hệ phổ biến nhờ đó thế giới là một chỉnh thể Điều đó cũng có nghĩa

là bất kỳ sự vật nào tồn tại trên cơ sở của chính nó đều có sự độc lập với cáikhác nhưng đó chỉ là tính độc lập tương đối có điều kiện

Thứ ba, mỗi sự vật cụ thể có vô số mối liên hệ, các mối liên hệ ấy

mang tính lịch sử cụ thể

Cụ thể hóa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm toàn diện đòihỏi xem xét sự vật trong tính toàn diện của tất cả các mặt, các yếu tố, cácquan hệ và liên hệ của nó Nhờ cách xem xét ấy, tư duy mới có thể tránh đượcnhững kết luận phiến diện về sự vật mới có khả năng nắm bắt bản chất sự vậttrong tính toàn diện đầy đủ của nó Với tư cách là nguyên tắc phương phápluận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện thể hiệnmột số yêu cầu sau đây:

Trang 26

Một là, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến,

mối liên hệ vốn có của nó Bản chất của sự vật hiện tượng được hình thành,biến đổi và bộc lộ thông qua mối liên hệ giữa chúng với các sự vật, hiệntượng khác Vì vậy để nhận thức đúng sự vật, hiện tượng không chỉ xem xétbản thân nó, mà còn phải xem xét mối liên hệ của nó với các sự vật, hiệntượng khác Tuy nhiên, trong mỗi điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, conngười không thể nhận thức được tất cả các mặt, các mối liên hệ Bởi vậy, trithức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối

Hai là, xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật phải đánh giá đúng

vị trí vai trò của chúng, tránh xem xét một cách dàn trải bình quân Sự vật tồntại trong mối quan hệ phổ biến, những vị trí, vai trò của các mối liên hệ mớinhận thức được bản chất của sự vật, mới thấy được khuynh hướng vận động

và phát triển của nó Quan điểm toàn diện chân thực không đồng nhất vớicách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của các sự vật,hiện tượng; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sựvật hay hiện tượng đó

Ba là,phải nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể của nó, trong tính

nhiều mặt và sự tác động qua lại quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau Sự vậttrong thực tế tồn tại với tư cách như một chỉnh thể Chỉ có thể xem xét sự vậttrong tính chỉnh thể thì mới có thể nhận thức được bản chất của nó

Như vậy, quá trình hình thành quan điểm toàn diện phải trải qua cácgiai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức mộtmặt một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mốiliên hệ nào đó của sự vật và cuối cùng khái quát những tri thức phong phú đó

để rút ra tri thức về bản chất của sự vật

Quan điểm toàn diện đòi hỏi cải tạo sự vật phải tính đến mối liên hệphổ biến của nó Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố,những mối liên hệ vốn có của nó qua đó xác định mối liên hệ bên trong bản

Trang 27

chất để từ đó có thể nắm bắt được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.

Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác độngnhằm thay đổi những mối liên hệ tương ứng Bởi vậy, Lênin khẳng định rằng:

sự vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng

ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọngđiểm” Sự vận dụng qua điểm toàn diện một cách đúng đắn là một trongnhững nguyên nhân đem lại thành công trong công cuộc đổi mới ở nước tanhất là trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo

Bốn là,mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian, vì vậy

quan điểm toàn diện phải bao hàm cả quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét vàgiải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khinghiên cứu sự vật hiện tượng phải thấy sự tồn tại, vận động và phát triển củabản thân sự vật, hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụthể Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phảiđặt nó trong mối liên hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của cácmối liên hệ đó Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạntồn tại của nó Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chủnghĩa chiết trung, và thuật ngụy biện, vì tất cả những quan điểm ấy đều lànhững phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng

Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạtđộng thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũngnhư mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác Muốn vậy, phải sửdụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác độngnhằm thay đổi những liên hệ tương ứng

Nắm chắc quan điểm toàn diện khi xem xét sự vật, hiện tượng từ nhiềukhía cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật, hiện tượng từ nhiều khía cạnh, từmối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu

Trang 28

sắc, toàn diện về sự vật, hiện tượng đó tránh được những quan điểm toàn diện

về sự vật, hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu Từ đó có thể kết luận về bảnchất quy luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch phù hợpnhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bản thân

1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Đảng ta về giáo dục

và đào tạo

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về giáo dục và đào tạo

Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, giáo dục

và đào tạo luôn chiếm một vị trí quan trọng Giữa thế kỷ XIX, học thuyết Mác

- Lênin, học thuyết mang tính khoa học và cách mạng triệt để nhất trong lịch

sử tư tưởng nhân loại ra đời đã vạch ra những quy luật khách quan trong sự vận động, phát triển của xã hội và sự hình thành nhân cách con người, mở ra nhiều khả năng thực tế cho việc cải biến xã hội, cải biến thế giới.

Học thuyết Mác Lênin với ba bộ phận hợp thành: Triết học Mác Lênin, Kinh tếchính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa cộng sản khoa học đãđưa ra những luận giải về hàng loạt các vấn đề của tự nhiên, xã hội và nhậnthức của con người Song trùng với những kiến giải hết sức khoa học- thựctiễn ấy, C.Mác- Ph.Ăngghen cũng luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục và đàotạo, chỉ rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển kinh tế- xãhội và sự phát triển nhân cách của con người

-C.Mác - Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin khi thừa nhận vai tròquyết định của nhân tố kinh tế- xã hội trong việc hình thành con người vànhân cách con người đều đồng thời khẳng định: Con người là chủ thể của lịch

sử, là lực lượng tự giác, tích cực, sáng tạo ra lịch sử Nghĩa là, con người làsản phẩm của lịch sử, của hoàn cảnh sống, nhưng chính bản thân con ngườilại làm thay đổi hoàn cảnh, thay đổi môi trường sống C.Mác- Ph.Ăngghencho rằng: Bản thân xã hội tạo ra con người với tính cách như thế nào thì nócũng sản xuất ra xã hội như thế ấy

Trang 29

Trong luận cương thứ III về Phoiơbắc, C.Mác viết: “Cái học thuyết duyvật cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục,rằng do đó con người đã biến đổi là sản phẩm của những hoàn cảnh khác vàcủa một nền giáo dục đã thay đổi, cái học thuyết ấy quên rằng chính nhữngcon người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phảiđược giáo dục, Sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh với hoạt độngcủa con người, chỉ có thể được quan niệm và được hiểu một cách hợp lý khicoi đó là thực tiễn cách mạng”[17;10].

Tư tưởng này, cho thấy C.Mác không chỉ ủng hộ triệt để tư tưởng pháttriển toàn diện về nhân cách con người, mà đồng thời còn chứng minh mộtcách khoa học tính tất yếu khách quan của nó và ông cũng chính là một trongnhững người đầu tiên nêu lên con đường thực hiện nó trong thực tiễn đời sống

xã hội, gắn việc đào tạo con người, phát triển hài hoà, toàn diện con người vớiviệc xây dựng xã hội mới

Luận giải các quy luật phát triển của lực lượng sản xuất, Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, chính sự phân công lao động xã hội đã làmcho con người phát triển toàn diện, làm nảy sinh việc phân công lao động trí

C.Mác-óc và lao động chân tay trong lịch sử xã hội loài người Khi đưa ra dự báo vềbức tranh của nền sản xuất hiện đại trong tương lai, hai ông cho rằng nó sẽphát triển theo hai hướng:

Một là: Sự chuyên môn hoá ngày càng hẹp trong sản xuất sẽ làm cho

tính phiến diện trong lao động của mỗi con người ngày càng tăng lên

Hai là: Do sự phân hoá hẹp như vậy, người ta sẽ tìm thấy những điểm

giống nhau giữa các lĩnh vực sản xuất hết sức khác nhau Đó là nguyên tắckhoa học chung tạo thành những cơ sở của các quá trình và thao tác côngnghệ máy móc thực hiện Nếu nắm được cơ sở chung này thì con người cókhả năng nhanh chóng nắm vững kỹ thuật mới

Trang 30

Trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” khi trả lờicâu hỏi thứ 20: “ Xoá bỏ triệt để chế độ tư hữu thì sẽ đưa lại những kết quảgì?”, Ph.Ăngghen trả lời: “ Giống như trong thế kỷ trước, người nông dân

và người công nhân công trường thủ công, sau khi được thu hút vào đại côngnghiệp, đã thay đổi toàn bộ lối sống của họ và bản thân họ đã trở thành nhữngcon người hoàn toàn khác hẳn; hiện nay cũng vậy, việc tiến hành sản xuất tậpthể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất doviệc đó mang lại, sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới và sẽ tạo nênnhững con người mới đó Những con người như hiện nay thì không thể tiếnhành nền sản xuất mang tính chất xã hội được” [18;474-475]

Với quan niệm đó, Ph.Ăngghen đã đề xuất một chiến lược giáo dục:

“Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vữngnhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lầnlượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của

xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ Do đó, công tác giáo dục sẽ làmcho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nayđang buộc mỗi một người phải theo Như vậy là một xã hội tổ chức theonguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, sẽ làm cho những thành viên trong xã hội đó cókhả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình”[19;262]

Công tác giáo dục đó, theo Ph.Ăngghen sẽ làm cho con người thoátkhỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện đang buộc mỗingười phải theo, một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽlàm cho những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàndiện năng lực của mình để phát triển một cách hài hoà, toàn diện Đồng quanđiểm với Ph.Ăngghen, C.Mác khẳng định: “Những người công dân tiên tiếnnhất cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do đó,

Trang 31

của cải loài người, hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhânđang lớn lên” [19;262].

C.Mác còn khẳng định: “Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp laođộng sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứatuổi nào đấy, coi đó không chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sảnxuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những conngười phát triển toàn diện nữa” [19;668]

Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến nội dung giáo dục mộtcách toàn diện, bao gồm: giáo dục thể lực, trí lực, khoa học kỹ thuật tổng hợp

và giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, tức là nội dung giáo dục bao gồmcác mặt: trí, đức, thể mỹ và giáo dục nghề nghiệp Đồng thời, đã chứng minhmột cách khoa học rằng, sự phát triển toàn diện, phát triển mọi khả năng tiềmtàng của con người nhờ giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định sự phát triển

xã hội: “Việc kết hợp giữa lao động sản xuất được trả công, giáo dục trí lực,giáo dục thể lực và giáo dục kỹ thuật tổng hợp sẽ nâng giai cấp công nhân lêncao hơn rất nhiều so với trình độ của giai cấp quý tộc và tư sản” [18;263]

V.I.Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng của C.Mác

và Ph.Ăngghen về giáo dục và đào tạo trong thực tiễn cách mạng nước Nga,trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga vào những thập niênđầu của thế kỷ XX Tại Đại hội Toàn Nga về công tác giáo dục lần thứ nhấtdiễn ra vào ngày 28/8/1918, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của côngtác giáo dục, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thắnglợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin nói: “ Sự nghiệp củanhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư sản; chúng ta tuyên

bố công khai rằng: nói nhà trường đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị, lànối dối và lừa bịp” “ Những người lao động khao khát có tri thức, vì tri thứccần cho họ để chiến thắng [14;92-93]

Trang 32

Chín phần mười quần chúng lao động đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũkhí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếuhọc thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi người có thể thực sự được học hành, là

do bản thân họ quyết định Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quầnchúng đã bắt tay xây dựng một nước Nga mới, xã hội chủ nghĩa” [14;92-93]

Một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết để nâng cao năng suất laođộng là phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dânlao động Điều này, chỉ có thể thực hiện được và thực hiện đạt hiệu quả tối ưunhất là thông qua giáo dục và bằng giáo dục Nhận thức một cách sâu sắc tầmquan trọng của công tác giáo dục trong sự nghiệp chấn hưng đất nước nêntrong Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga tháng 2/1919 ở nội dungnói về nền giáo dục quốc dân, V.I.Lênin viết: “Trong lĩnh vực giáo dục quốcdân, Đảng Cộng sản Nga tự đặt cho mình nhiệm vụ phải hoàn thành sự nghiệpcách mạng tháng Mười 1917 đã bắt đầu nhằm biến nhà trường từ một công cụthống trị giai cấp của giai cấp tư sản thành một công cụ để đập tan nền thốngtrị đó, cũng như để hoàn toàn xoá bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp Nhàtrường phải trở thành một công cụ của chuyên chính vô sản, nghĩa là nhàtrường không những phải truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sảnnói chung, mà còn phải là một công cụ truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng, về tổchức và giáo dục của giai cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và khôngphải vô sản trong quần chúng lao động, nhằm hoàn toàn đập tan sự kháng cựcủa bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản, Kết hợp chặt chẽ công tác giáodục với lao động sản xuất.”[16;141-142]

V.I.Lênin cho rằng, khi cách mạng mới thành công, bước đầu củng cốchính quyền thì nhiệm vụ của công tác giáo dục là tuyên truyền và giáo dục

về tư tưởng, chính trị là chủ yếu Khi cách mạng bước sang giai đoạn hoàbình, xây dựng đất nước thì nhiệm vụ của công tác giáo dục cũng phải có sựthay đổi theo cho phù hợp Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: công tác giáo dục

Trang 33

và đào tạo phải luôn gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, giáo dục vàđào tạo phải trở thành đòn bẩy, thành công cụ, thành nguồn nội lực bên trongcủa quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Tư tưởng giáo dục tổng hợp là tư tưởng giáo dục có ý nghĩa hết sức tolớn đối với thời kỳ CNH, HĐH ở Nga Cuối năm 1920, khi nhận xét bản “Đềcương báo cáo về giáo dục” của Crúpxcaia, V.I.Lênin viết: Bất cứ trong hoàncảnh nào, chúng ta phải mau chóng từng bước chuyển sang giáo dục kỹ thuậttổng hợp để mang lại cho học sinh một tầm nhìn kỹ thuật tổng hợp và các trithức cơ bản ban đầu của giáo dục kỹ thuật tổng hợp, cụ thể là các bài giảng vềđiện, điện khí hoá, về nông học, về hoá học Kết hợp với tham quan nhà máy,nhất là nhà máy điện, nông trường, bảo tàng kỹ thuật Tư tưởng này thực hiệntrong thực tế, xuất phát từ nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất doC.Mác và Ph.Ăngghen tổng kết thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp V.I.Lênin

và các nhà giáo dục Nga đã đưa lên thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục

xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, chỉ đạo việc tổ chức nhà trường và tiến hành hoạtđộng giáo dục, giảng dạy Từ đó, tất cả các trường phổ thông đều mang tínhchất giáo dục lao động và giáo dục kỹ thuật tổng hợp

Bên cạnh những quan điểm về giáo dục và đào tạo nêu trên, V.I.Lênincòn đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi!”, đã trở thành khẩuhiệu, thành câu châm ngôn của hàng triệu, triệu các thế hệ không chỉ của nềngiáo dục ở Nga, mà còn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trênthế giới, trong đó có Việt Nam

Như vậy, cả C.Mác Ph.Ănghen và V.I.Lênin đều khẳng định vai trò tolớn của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sựtác động trở lại của phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ

rõ ý nghĩa lớn lao và vai trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việcphát triển con người, nguồn lực con người nói chung và sự nghiệp CNH,HĐH của mỗi quốc gia nói riêng Những quan điểm ấy có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các nước xã hội chủ

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12]. Hội thảo quốc tế “chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỉ 21”, tạp chí giáo dục thủ đô, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỉ 21
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1986 Khác
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991 Khác
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 Khác
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 Khác
[6].Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Khác
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Khác
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 Khác
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 Khác
[13]. V.I.Lênin (1981), toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva Khác
[14]. V.I.Lênin (1981), toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ Matxcơva Khác
[15]. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[16].C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[20]. Viện ngôn ngữ học (2002), từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w