B. NỘI DUNG
2.1. Những yêu cầu cấp bách của giáo dụcđào tạo đối với sự nghiệp CNH, HĐH
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
2.1. Những yêu cầu cấp bách của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp CNH, HĐH CNH, HĐH
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức lại về thời kỳ quá độ và tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển mình thực sự. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) đã kết luận: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đó là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa. Xuất phát từ những thành quả của 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã được tạo ra, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Yếu tố CNH, HĐH đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu, "CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nướcchung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN".
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định sự nghiệp CNH, HĐH với tính cách là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Nước ta bước vào CNH, HĐH trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi lớn với các hướng chủ yếu như: hợp tác và phát triển ngày càng trở thành xu thế chính; phát triển công nghệ chuyển sang nền kinh tế tri thức; toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng. Chính vì thế nước ta tiến hành công nghiệp hóa theo truyền thống, mà công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa kiểu mới, trong đó sử dụng ít năng lượng, ít vật lực nhưng nhiều hàm lượng trí tuệ.
Quy mô và nội dung thực hiện CNH, HĐH rất rộng, bao gồm các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Địa bàn thực hiện CNH, HĐH rất rộng và phức tạp với nhiều trình độ phát triển khác nhau; được tiến hành trong nền kinh tế thị trường.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi tắt, đi nhanh, kết hợp tuần tự và nhảy vọt theo định hướng XHCN. Yếu tố có tính quyết định là trí tuệ và năng lực của con người. Do đó, Đảng ta đã chỉ ra giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động lực, là nền tảng để thực hiện CNH, HĐH đất nước. [5;27]
Như vậy, muốn thực hiện CNH, HĐH phải dựa vào con người, nguồn lực con người. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của CNH, HĐH ở nước ta.
Do đó, ngành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ rất lớn là phải mạnh dạng tìm ra những cách đi hoàn toàn mới để tạo ra được nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,HĐH phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.