Đa dạng hóa vàn âng cao chất lượng các sản

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 69 - 73)

phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm mang tính đặc thù;

nâng cao tính hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

Đây là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế du lịch. Bởi vì để phát triển kinh tế du lịch thì phải quan tâm đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Công tác tuyên truyền, quảng bá có vai trò tích cực đối với quá trình xây dựng hình ảnh, thương hiệu và mở rộng thị trường du lịch.

Để thực hiện tốt giải pháp này, cần phải thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau đây:

Một là, đa dạng hóa và đặc thù hóa sản phẩm du lịch với chất lượng cao. Xu hướng đa dạng hoá và độc đáo hoá sản phẩm du lịch bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch. Những yêu cầu này thường mang tính đặc thù, phụ thuộc vào tập quán, lịch sử xã hội và văn hoá của mỗi vùng, mỗi nước và phụ thuộc vào sở thích của mỗi du khách. Mặt khác, xu hướng này còn chịu tác động bởi sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, nghiên cứu để tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, giá thành thấp và có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt quan tâm đa

dạng hoá hình thức và sản phẩm du lịch, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng điểm thăm quan du lịch ở Thanh Hoá còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược khai thác đồng bộ, nguồn kinh phí đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển… nên chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp. Để khắc phục những hạn chế trên, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần thiết phải:

Tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch chính (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách) của Thanh Hoá và những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, đặc thù, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch ở các địa phương khác, cũng như các nước khác trên thế giới.

Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn phục vụ của ngành Du lịch.

Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều loại hình vui chơi, giải trí ở các điểm như trung tâm thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn…và xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh; ở mỗi điểm vui chơi giải trí cần nghiên cứu để tạo ra sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lập trong thiết kế và hình thức tổ chức. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có sự hợp tác chỉ đạo chung giữa các doanh nghiệp. Từ đó, có

thể tạo ra được một bức tranh đa dạng của những sản phẩm độc đáo có tính hấp dẫn lớn trên phạm vi toàn tỉnh. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của du khách ở tỉnh Thanh Hoá.

Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở thành phố Thanh Hoá và thành phố Sầm Sơn. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này. Quy hoạch lại các nghề truyền thống phục vụ du khách. Tuy nhiên, ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo này.

Cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương phụ cận, đặc biệt là Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế… để tạo ra nhiều hơn nữa sản phẩm du lịch có chất lượng thông qua các tuyến, các điểm du lịch liên vùng. Song phải có sự tổ chức thống nhất về giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm mất niềm tin ở du khách.

Hai là, có cơ chế giá cả sản phẩm du lịch phù hợp.

Giá cả của sản phẩm du lịch được xác định trên thị trường khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và không gian của nó. Vì vậy, việc áp dụng cơ chế giá cả sản phẩm du lịch một cách linh hoạt là điều hết sức cần thiết để thu hút khách du lịch. Trong quá trình cung ứng sản phẩm du lịch, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhà cung ứng sản phẩm du lịch ở tỉnhThanh Hoá có thể áp dụng các chiến lược giá cả như sau:

Chiến lược giá thấp: Có thể áp dụng khi đưa một sản phẩm du lịch mới ra thị trường như sản phẩm du lịch biển Hải Tiến, động Tiên Sơn … hoặc nhằm mục đích sử dụng, khai thác tổng hợp mọi khả năng của cơ sở trong giai đoạn mùa cao điểm. Việc áp dụng chiến lược giá thấp này, một mặt, thu hút được du khách có mức thu nhập trung bình, mặt khác, từ việc giảm giá trong

trường hợp kéo dài thời gian nghỉ lại của du khách, thì việc giảm giá ở bộ phận này sẽ được bù đắp lại ở bộ phận khác của sản phẩm du lịch.

Chiến lược giá trọn gói: Đây là chiến lược bán cả cụm sản phẩm với cơ cấu cho trước. Áp dụng chiến lược này sẽ tạo sự yên tâm tối thiểu cho quá trình nhập trung bình). Nhưng điều quan trọng hơn trong chiến lược giá cả trọn gói là chiến thuật thu bổ sung các nhu cầu mới phát sinh kèm theo cụm sản phẩm đã bán theo giá trọn gói.

Chiến lược tăng giá: Có thể sử dụng ở những nơi mà độ co dãn của nhu cầu du lịch thấp (như du lịch chữa bệnh, du lịch hội thảo…). Tuy nhiên, để có được chiến lược giá cả sản phẩm du lịch thích hợp, đòi hỏi các nhà cung ứng du lịch cần phải bám chắc thị trường, nắm chắc tâm lý, phản ứng của khách để có những xử lý thích đáng về cơ chế giá cả, đây là một vấn đề hết sức nhậy cảm đòi hỏi phải coi nó là một vấn đề khoa học và đồng thời là một nghệ thuật.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thanh Hoá, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc cần làm của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá là tuyên truyền quảng bá du lịch. Những định hướng chính trong công tác này tại Thanh Hoá cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Xây dựng một chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá về du lịch Thanh Hoá ra các thị trường du lịch trong và ngoài nước thông qua các hình thức quảng cáo có tính chất chuyên ngành bằng hình ảnh qua phim truyền hình, các sách báo giới thiệu về danh thắng, làng nghề, lễ hội… của du lịch Thanh Hoá.

Tăng cường chất lượng hiệu quả hoạt động của trang Website về du lịch Thanh Hoá trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong đó cần tập trung

giới thiệu về tiềm năng du lịch, các điểm du lịch mới, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống của tỉnh, nhằm tạo ấn tượng đẹp về du lịch Thanh Hoá với du khách. Đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền các ấn phẩm, phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tực theo các kênh khác nhau có chất lượng, phản ánh đầy đủ các thông tin về du lịch Thanh Hoá..

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về du lịch Thanh Hoá. Cần sớm thành lập trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo để kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch. Tranh thủ những lợi thế về sự ổn định chính trị, về truyền thống văn hoá và lịch sử, cần sớm xây dựng các sự kiện về du lịch Thanh Hoá, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh về du lịch Tỉnh nhà, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá một cách hiệu quả nhất.

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách không chỉ đối với những người trực tiếp làm du lịch, mà còn đối với cả cộng đồng dân cư. Kiên quyết xoá bỏ và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi trộm cắp, gây mất trật tự an ninh; bắt chét, chèo kéo khách, ăn xin, nạn cò mời chào, bán các dịch vụ kém chất lượng hoặc ép giá quá cao, làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Thanh Hoá trong lòng du khách.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w