Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịc hở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 31 - 49)

Ở TỈNH THANH HÓA

2.1. Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở tỉnhThanh Hóa Thanh Hóa

2.1.1.Thành tựu

Trong những năm qua, cùng với du lịch cả nước, kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa đã có những bước chuyển biến tích cực, quan trọng và thu được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ tỉnh, theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đặc biệt hơn, kinh tế du lịch càng ngày càng khẳng định vị thế của mình sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thế kỷ XXI. Những thành tựu chủ yếu của ngành kinh tế du lịch được thể hiện trên các lĩnh vực sau đây:

Một là, nguồn nhân lực du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu khá hợp lý bước đầu đáp ứng được sự phát triển của kinh tế du lịch của tỉnh.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm hơn. Tỉnh đã xây dựng và triển khai các đề án: Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Thanh Hóa đến năm 2020; đề án nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đề án nâng cấp, thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch; đề án liên kết đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế ở tỉnh Thanh Hóa…

Hiện nay, ở Tỉnh đã xây dựng được 02 trường đại học, 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp có chức năng đào tạo ngành nghề du lịch mang tính chuyên sâu. Các trường đã tổ chức kiện toàn, nâng cấp, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, mở thêm các mã ngành phù hợp nhu cầu đào tạo, tích cực

phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, góp phần quan trọng cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Ban quản lý Dự án EU và các địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, như: Mở 03 lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Bá Thước (100 học viên/lớp); 02 lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh về kỹ năng du lịch giành cho cộng đồng và khóa học về tổ chức dịch vụ ăn, nghỉ cho cộng đồng dân cư (60 học viên/lớp); 01 lớp thuyết minh viên du lịch (75 học viên); 01 lớp Bồi dưỡng Quản lý nhà nước về Du lịch (100 học viên); 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn tuyến du lịch sông Mã (30 học viên); 07 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (100 người/lớp); 02 lớp tập huấn về vận hành Trung tâm thông tin du lịch và Xây dựng chính sách và Quy hoạch du lịch có trách nhiệm cho cán bộ quản lý tại địa phương (30 học viên/lớp) [1]. Một số địa phương trọng điểm phát triển du lịch như: Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương… đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức về du lịch cho lao động tham gia kinh doanh du lịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng đã chủ động tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.

Về số lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch hàng năm tăng đáng kể. Tính đến hết năm 2015, tổng số lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch khoảng 18.600 lao động; trong đó số lao động được đào tạo, bồi dưỡng chiếm 72,6%; lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm 27,4%; 60% lao động cộng đồng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về du lịch và văn hóa giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch [37].

Riêng trong năm 2016, tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 20.500 lao động, tăng 1.900 lao động so với năm 2015 trong ngành du lịch; trong đó số lao động được đào tạo, bồi dưỡng chiếm 74,1% tăng 1,5% so với năm 2015; lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm 25,9% giảm 1,5% so với năm 2015; 80% lao động cộng đồng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về du lịch và văn hóa giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, tăng 20% so với năm 2015. Dự kiến đến năm 2020 toàn ngành có 40.000 lao động du lịch: Trong đó số lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chiếm 80% ( Đại học trở lên chiếm 10%; trung cấp và cao đẳng chiếm 32%; đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm 38%) [1]. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên sâu, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho lao động trong ngành du lịch và các đơn vị liên quan; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng; khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hàng năm ngân sách Tỉnh chi tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu theo từng chuyên đề từ quản lý đến kinh doanh, xúc tiến, giao tiếp… cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương, các khu, điểm du lịch; các lớp thuyết minh viên du lịch; các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch bền vững cho cộng đồng tại các khu điểm du lịch; các địa phương chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, văn hóa giao tiếp ứng xử cho cán bộ, lao động và cộng đồng địa phương tham gia kinh doanh du lịch.

Vai trò của Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, được củng cố. Là đầu mối tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu cho các doanh nghiệp du lịch và là đầu mối trong việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo và dự thi nhận chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam do hội đồng cấp

Chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam cấp; hỗ trợ Hiệp hội Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu cho giám đốc quản lý khách sạn vừa và nhỏ; giám đốc lữ hành; các khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản.

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung. Riêng kinh tế du lịch nó cũng là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh; Vì vậy trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ điều hành kinh doanh, nhân viên nhà nghỉ, hướng dẫn viên ở các điểm du lịch. Qua kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực nêu trên đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng cả về số lượng và chất lượng. Làm cho hiệu quả kinh tế du lịch được nâng lên rõ rệt.

Hai là, các điểm, khu, tuyến du lịch được đầu tư phát triển, tăng về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao.

Tỉnh Thanh Hóa đã tập trung các nguồn lực, đầu tư xây dựng mới kết hợp với tôn tạo các điểm, khu, tuyến du lịch phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Trước đây các điểm, khu, tuyến du lịch chưa được đầu tư phát triển do ngành kinh tế du lịch chưa được cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm. Nhưng hiện nay số lượng các điểm, khu, tuyến du lịch ngày một gia tăng. Cụ thể:

Như các điểm du lịch: Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ, Hàm Rồng, Nghi Sơn, Suối cá Cẩm Lương, Động Từ Thức, Động Bo Cúng, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông... các khu du lịch trước đây chưa có thì nay mới được quy hoạch đầu tư xây dựng và đã đi vào hoạt động: Hải Tiến (Hoằng Hóa), Nam Sầm Sơn (Quảng Xương), Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu Kinh tế Nghi Sơn…

Trước đây các Tuor du lịch chưa phát triển thì nay đã phát triển về số lượng, thông qua các Tuor du lịch này du khách có thể rất thuận lợi cho các hoạt

động du lịch của mình, cùng một chuyến đi du lịch du khách có thể thăm quan nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh khác nhau mà không phải bị gián đoạn do các yếu tố về giao thông. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 67 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 02 văn phòng đại diện, 02 đại lý lữ hành). Nhìn chung, các doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng việc kết nối các dịch vụ, cung cấp phong phú, đầy đủ các dịch vụ đi kèm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của du khách. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trang website riêng và tổ chức tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Tỉnh qua báo hình, báo nói, báo viết. Công tác nghiệp vụ về hướng dẫn, thuyết minh, tư vấn, cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch được triển khai nhanh, kịp thời và chính xác. Trong năm 2016, đã cấp mới và đổi 37 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó: 05 thẻ quốc tế, 32 thẻ nội địa) [37].

Chất lượng các Tuor du lịch cũng được đầu tư cơ sở vất chất hết sức chu đáo, điều kiện, tiện nghi của các Tuor du lịch càng ngày càng đáp ứng thị yếu của du khách, cụ thể như đã có xe đưa đón trả khách tận nhà, các dịch vụ như vệ sinh, ăn uống, mua sắm cũng đã được trang bị rất hiện đại; cơ cấu các loại hình tuyến du lịch cũng khá đa dạng, du khách có thể lựa chọn theo nhu cầu cá nhân của mình, cụ thể như: Tour Đền Dâu - Đền Sòng - Đền Cô Chín - Đền Ông Hoàng Mười - Đền Bà Triệu; Tour Suối Cá Thần - Pù Luông - Lam Kinh - Thành Nhà Hồ; Tour Biển Sầm Sơn - Suối cá thần Cẩm Lương…

Ba là, các dịch vụ du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.

Trước đây khi kinh tế du lịch chưa được chú trọng đầu tư, phát triển thì các dịch vụ du lịch như: Ăn uống, nghỉ dưỡng; khách sạn, nhà hàng; vận chuyển khách hàng; mua sắm; bán hàng lưu niệm… chưa phát triển, số lượng còn ít, chất lượng yếu kém do không được đầu tư. Nhưng hiện nay hệ thống các dịch vụ du lịch trên đã phát triển không ngừng cả về số, chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng: Trước đây dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng chưa được quan tâm quản lý vì vậy hiện tượng “chặt chém” khác hàng diễn ra thường xuyên làm cho khác du lịch bấn bình, nhưng hiện nay đã được quản lý chặt chẽ.

Hệ thống nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ bình dân, khác sạn chất lượng cao đều được đầu tư phát triển rất mạnh. Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đi đến các điểm, khu, tuyến du lịch đều có các nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn uống nỏi tiếng, bình dân như: Nhà hàng hải sản Đại Dương Xanh; Đại Nghĩa; Hướng Dương… nhà nghỉ Hoa Hồng, Khánh Ngọc… Đặc biệt, Thanh Hóa đã có cơ chế chính sách thu hút tập đoàn FLC đầu tư khu nghĩ dưỡng cao cấp ở thành phố Sầm Sơn với sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao với gần 1.000 phòng nghỉ. Hiện ở Sầm Sơn Thanh Hóa có 650 cơ sở lưu trú với trên 20.000 phòng, xếp thứ 6 về số lượng cơ sở lưu trú trong cả nước; trong đó có 115 khách sạn 1- 5 sao chiếm 27,6% tổng số phòng. Đây là quần thể du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng theo kiến trúc hiện đại, là nơi lý tưởng cho khách quốc tế có nhu cầu nghỉ dưỡng, thăm quan ở tỉnh Thanh Hóa [1].

Dịch vụ khách sạn, nhà hàng: Hệ thống khách sạn, nhà hàng du lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách trong nước và quốc tế. Với nhiều loại hình khách sạn, nhà hàng đa dạng và phong phú, bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ du lịch trước đây, nay đã hình thành nhiều loại hình khách sạn, nhà hàng khác như khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà sàn (du lịch cộng đồng) cụ thể như: Quần thể đạt tiêu chuẩn 5 sao FLC Luxury Resort; FLC Luxury Hotel Samson; Hotel Muong Thanh; Queen Hotel Thanh Hoa; Lam Kinh Hotel...[1].

Tính đến nay, toàn Tỉnh đã có 680 cơ sở lưu trú với 22.300 phòng, trong đó có 172 cơ sở được xếp hạng khách sạn từ 1 - 5 sao, với 8.150 phòng; 380 cơ sở xếp hạng nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 9.900 phòng.

Toàn Tỉnh có 01 quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp - sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao với gần 1.000 phòng nghỉ; 650 cơ sở lưu trú với trên 20.000 phòng, xếp thứ 6 về số lượng cơ sở lưu trú trong cả nước; trong đó có 115 khách sạn 1- 5 sao chiếm 27,6% tổng số phòng; 56 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 4 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 360 cơ sở phục vụ ăn uống, nhà hàng. Đặc biệt, trong 5 năm qua, với sự đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều khách sạn quy mô lớn, chất lượng cao như: Khách sạn nghỉ dưỡng FLC (5 sao), các Khách sạn 4 sao: Mường Thanh, Lam Kinh, Thiên Ý, Dragon Sea… đã góp phần làm cho diện mạo du lịch Thanh Hóa đổi mới căn bản [1].

Chất lượng các cơ sở lưu trú ngày một nâng lên cao, qua công tác thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Năm 2016, đã thực hiện thẩm định và tái thẩm định 180 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó 55 khách sạn được công nhận hạng từ 1 đến 5 sao; 125 nhà nghỉ được cộng nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch) [37].

Dịch vụ vận chuyển, mua sắm và bán hàng lưu niệm phát triển khá: Trước đây phương triện vận chuyển, mua sắm và bán hàng lưu niệm cho khách du lịch chưa phát triển. Nhưng hiện nay hệ thống giao thông đi lại rất thuận lợi, hành khách có thể đi bằng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô đến với Thanh Hóa. Hệ thống các siêu thị, các chợ ở các điểm du lịch phát triển rất mạnh phục vụ thiết yếu cho nhu cầu mua sắm của du khách, với giá cả hợp lý. Ngoài ra hầu hết ở các điểm, khu, tuyến du lịch đều có các cở sở bán hàng lưu niệm của từng quê hương, vùng, miền. Các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của vùng đất xứ Thanh.

Bốn là, chất lượng sản phẩm du lịch từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu của du khách.

Những năm qua, các sản phẩm du lịch của tỉnh Thanh Hóa được phát triển theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện, mang đậm bản

sắc văn hóa xứ Thanh, cụ thể: Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa; phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề; phát triển các sản phẩm du lịch khác.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn tập trung đầu tư khai thác phát triển và tổ chức công bố sản phẩm du lịch mới như: Sản phẩm du lịch cộng đồng sinh thái văn hóa miền núi tại: Thác Ma Hao-Bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh); tuyến du lịch kết nối các điểm phía tây của tỉnh Thanh Hóa (Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương, Pù Luông, Bến En… bước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w