Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 76 - 79)

khai xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Đây là giải pháp cốt lõi để phát triển kinh tế du lịch. Bởi vì để phát triển kinh tế du lịch thì phải đảm bảo về nguồn vốn để đầu tư xây dựng và thực hiện các quy hoạch, dự án du lịch. Hầu hết các địa phương trong cả nước vấn đề về tài chính để phát triển kinh tế trong tỉnh nói chung và kinh tế du lịch nói riêng là vấn đề thiết yếu cơ bản.

Để thực hiện tốt giải pháp này, cần phải thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau đây:

Một là, phát huy tiềm năng thế mạnh, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, Thanh Hóa luôn giữ vai trò quan trọng cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, được cả nước biết đến như là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Với nhiều đặc điểm riêng biệt, Thanh Hóa được ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh

thái, đó là: Trung du miền núi, đồng bằng và ven biển; có nguồn tài nguyên rừng, biển, đất đai, khoáng sản phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, du lịch. Tỉnh Thanh Hóa luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Với nhận thức, thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh, Thanh Hóa khẳng định quan điểm nhất quán và cam kết sẽ đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Khu Kinh tế Nghi Sơn với diện tích hơn 106.000 ha, gắn với Cảng nước sâu Nghi Sơn; đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước; trong đó, các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia, như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD, là một trong những dự án đầu tư lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, dự kiến cuối năm 2017 vận hành thương mại; các dự án Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn, xi măng, bến cảng... Ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn; hiện nay, trên địa bàn tỉnh, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch 8 KCN, với diện tích 2.035 ha; trong đó, có 5 KCN được tỉnh Thanh Hóa ưu tiên dành nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng toàn bộ hoặc một phần, đáp ứng yêu cầu về thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh... Ngoài ra, trên cơ sở khai thác lợi thế của Cảng Hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa đang tập trung xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, KCN Lam Sơn - Sao Vàng, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 6.000 ha và cùng với Khu Kinh tế Nghi Sơn, trong tương lai sẽ trở thành những khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh.

Hai là, tích cực, chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Để khai thác tiềm năng, thế mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Thanh Hóa luôn ưu tiên dành nguồn lực cho đầu tư xây

dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đến nay, các công trình đã phát triển tương đối đồng bộ; nhất là các tuyến đường giao thông kết nối các vùng miền trong tỉnh, kết nối Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), các khu du lịch...; đồng thời kết nối với các tỉnh, với nước CHDCND Lào... Chính vì vậy có thể khẳng định, hiện Thanh Hóa có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Riêng Cảng Hàng không Thọ Xuân đã có các tuyến bay nội địa đến nhiều địa bàn trọng điểm về kinh tế, du lịch trong nước. Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo kết nối với nước CHDCND Lào; đồng thời, kết nối với nhiều nước trong khối ASEAN. Cảng Nghi Sơn tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT và đóng vai trò là cửa mở lớn ra biển của khu vực Bắc Trung bộ cũng như cả miền Bắc. Các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ba là, có chính sách mở, tạo cở sở pháp lý thu hút vốn đầu tư.

Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch Thanh Hóa. Đặc biệt là chính sách thuế ưu đãi; thuê đất thuận lợi...

Thường xuyên khuyến khích phát triển du lịch với những ưu đãi đặc thù thu hút các dự án đầu tư, phát triển du lịch: Đối với các nhà đầu tư đăng ký kinh doanh dự án du lịch có qui mô lớn, tỉnh sẽ tạo điều kiện ưu tiên đảm bảo cho nhà đầu tư mặt bằng sạch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch hoàn thiện; cho áp dụng hình thức đối tác công - tư trong thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khác để tạo vốn đối ứng khi tham gia dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại khu vực miền núi hoặc lĩnh vực kinh doanh đặc thù…

Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, vấn đề về chính sách thuế, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào du lịch trên địa bàn tỉnh...

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w