Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịc hở tỉnh Thanh Hóa thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 63 - 67)

Thanh Hóa thời gian tới

3.2.1.Bổ sung hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa

Đây là giải pháp quan trọng đầu tiên quyết định đến sự phát triển của kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Bởi vì chỉ có trên cơ sở quy hoạch tốt thì kinh tế du lịch mới phát triển bền vững, khắc phục tình trạng phát triển lộn xộn, tùy tiện, chạy theo mùa vụ. Có vai trò như la bàn định hướng, quy hoạch hợp lý sẽ tạo cơ sở để thiết lập các kế hoạch dài hạn cho phát triển. Trong xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cũng vậy, chỉ khi quy hoạch sát đúng với thực tế và hài hòa được mọi lợi ích, thì việc khai thác tiềm năng du lịch mới mang lại hiệu quả như mong đợi. Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch to lớn, phong phú, tạo cơ sở để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy, việc lập quy hoạch phát triển du lịch, bao gồm cả quy hoạch chung và quy hoạch cụ thể được tỉnh ta đặc biệt quan tâm.

Để thực hiện tốt giải pháp này, cần phải thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế du lịch phải dựa trên các luận cứ, cơ sở khoa học.

Quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế du lịch đối với từng khu, điểm du lịch, đối với tỉnh Thanh Hóa phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược như: Bổ sung Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Vườn quốc gia Bến En là khu du lịch quốc gia; Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương, biển Hải Tiến, biển Hải Hòa là điểm du lịch quốc gia trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [31], trong đó Thành Nhà Hồ được quy hoạch là điểm Du lịch Quốc Gia). Căn cứ chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17/10/2016 về kế hoạch thực hiện chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng theo quyết định Số 369/QĐ-TTg ngày 5/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đô thị du lịch biển Tiên Trang, huyện Quảng Xương, QĐ số 4821/QĐ-UBND ngày 31/12/2014; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch suối cá Cẩm Lương, QĐ số: 3004/ QĐ-UBND ngày 24/4/2014 ; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái rừng Trường Lâm, khu kinh tế Nghi Sơn, QĐ số: 2976/ QĐ-UBND ngày 10/8/2015; quy hoạch tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước QĐ số 5079/ QĐ- UBND ngày 04/12/2015 của chủ tịch UBND tỉnh; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đảo Mê - Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, QĐ số 3209/QĐ- UBND ngày 24/8/2015 [37].

Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng lợi thế, tiềm năng du lịch, thực trạng phát triển kinh tế du lịch, bám sát các mục tiêu phát triển bền vững như tăng

trưởng kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái, Quốc phòng - An ninh… cũng là một cơ sở khoa học quan trọng cho xây dựng quy hoạch, đề án phát triển kinh tế du lịch của huyện. Song song với quy hoạch ngành du lịch, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo địa giới địa lý, phân bổ dân cư và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung... khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hai là, xác định rõ trách nhiệm giữa các Sở, Ban, Ngành liên quan trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế du lịch để đảm bảo gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động du lịch.

Đối với Sở VHTT&DL: Tham mưu, đề xuất cho UBND Tỉnh ban hành các chủ trương, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế du lịch. Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ; quản lý về mặt nghiệp vụ du lịch; quản lý hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với các Sở, Ban, Ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch, chỉ đồng ý cấp phép đầu tư với những dự án đảm bảo được các tiêu chí của phát triển bền vững. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt quy hoạch.

Các Sở, Ban, Ngành liên quan: Là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch tham mưu cho UBND Thành phố các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

Trong đó: Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu cho UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững; xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình UBND Tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở VHTT&DL đề xuất UBND Tỉnh các chủ trương, chính sách

khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch và triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.

Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp cùng Sở VHTT&DL với UBND các huyện, thị xã xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch trình UBND Tỉnh phê duyệt và cấp vốn đầu tư.

Sở Công Thương: Phối hợp cùng Sở VHTT&DL xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế du lịch trình UBND Tỉnh phê duyệt và hỗ trợ đầu tư; triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển kinh tế du lịch… trên quan điểm phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch cũng như các dự án đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở VHTT&DL trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở VHTT&DL, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm, 10 năm nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch bền vững; đồng thời, xây dựng phương án bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh và tại các khu, điểm du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở VHTT&DL trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của Tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với VHTT&DL trong việc triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

Bộ chỉ huy quân sự và Công an Tỉnh: Tham mưu, đề xuất cho VHTT&DL trong việc kết hợp các hoạt động du lịch với vấn đề Quốc phòng - An ninh khi xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho du khách về các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách trên các tuyến, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w