thông thoáng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Đây là giải pháp giữ vị trí quan trọng vì hiện nay ngành du lịch nước ta đang trên đà phát triển, có thể nói là tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch là tương đối nhanh. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực vẫn còn hạn chế, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn ít, lượng khách quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng (chỉ bằng 50% so với Thái Lan). Ngoài việc chưa tạo ra được nét đột phá trong việc đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch có thế mạnh, bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng đó là cơ chế chính sách của nước ta còn chưa đồng bộ, chưa tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nên chưa thu hút một cách tối đa nguồn lực các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế du lịch cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Để làm tốt vấn đề này chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cụ thể hóa luật du lịch, luật doanh nghiệp, các văn bản dưới luật (Nghị định, chỉ thị, nghị quyết...) sao cho đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và phù hợp và phải thực sự đi vào thực tiễn, gắn với điều kiện vùng, miền và phù hợp với từng loại sản phẩm du lịch khác nhau, đảm bảo dễ thực hiện mà không bị chồng chéo. Đáp ứng nhu cầu và khả năng du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể như: Ban hành các văn bản quản lý hoạt động du lịch: Nghị quyết về phát triển du lịch trong tình hình mới; chỉ thị về việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống các văn bản quy định, qui chế quản lý các khu, điểm du lịch; quản lý các dịch vụ du lịch. Tổ chức đường dây nóng là đầu mối tiếp nhận, đấu mối giải quyết kịp thời vướng mắc, khó khăn bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm. Tập trung lập hồ sơ công nhận các khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, địa phương và di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới; đẩy nhanh tiến độ thẩm định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú, dịch vụ đạt chuẩn du lịch; chấn chỉnh việc treo biển hiệu không đúng loại hạng được công nhận; hai năm/lần tổ chức tập huấn, điều tra, tổng hợp thống kê du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch Thanh Hóa. Đặc biệt là chính sách thuế ưu đãi; thuê đất thuận lợi...
Thường xuyên khuyến khích phát triển du lịch với những ưu đãi đặc thù thu hút các dự án đầu tư, phát triển du lịch: Đối với các nhà đầu tư đăng ký kinh doanh dự án du lịch có qui mô lớn, tỉnh sẽ tạo điều kiện ưu tiên đảm bảo cho nhà đầu tư mặt bằng sạch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch hoàn thiện; cho áp dụng hình thức đối tác công - tư trong thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khác để tạo vốn đối ứng khi tham gia dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại khu vực miền núi hoặc lĩnh vực kinh doanh đặc thù…
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính, vấn đề về chính sách thuế, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào du lịch trên địa bàn tỉnh...
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh
nghiệm, chuyên môn sâu, các doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh tham gia đầu tư kinh doanh du lịch tại Thanh Hóa, tập trung vào các khu du lịch trọng điểm: Hàm Rồng, Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nghi Sơn, Nam Sầm Sơn, Bến En, Cửa Đặt - Xuân Liên, Suối cá Cẩm Lương. Có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển du lịch theo hình thức đối tác công - tư đối với các dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích tại: Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, đền bà Triệu, Am Tiên - Núi Nưa, Thái miếu nhà hậu Lê…