Phát triển kinh tế du lịc hở tỉnhThanh Hóa gắn với việc bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mô

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 63)

tồn các di sản văn hóa truyền thống; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch” [21, tr.225]. Đối với tỉnh Thanh Hóa, là địa phương có bề dày lịch sử, đã để lại cho tỉnh Thanh Hóa nhiều giá trị nhân văn quý giá, đó là các công trình kiến trúc cổ tự nổi tiếng, các lễ hội, các môn

nghệ thuật đặc sắc, các làng nghề truyền thống và nét văn hóa của người xứ Thanh. Trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa đang dần trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; song nó cũng rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Bởi vậy, phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa phải đia đôi với bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, trong đó cần tuân thủ nguyên tắc: Dù với bất cứ lý do nào cũng phải bảo lưu tối đa những giá trị nguyên gốc của di sản.

Để thực hiện quan điểm này, cần thực hiện tốt các yêu cầu:

Một là, Trong quá trình phát triển kinh tế du lịch phải coi trọng các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Thông qua hoạt động phát triển kinh tế du lịch cần gắn với việc bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường đô thị, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành Tỉnh có cảnh quan xanh, sạch, đẹp; làm tăng vẻ đẹp cho đất nước.

Hai là, phát triển kinh tế du lịch phải gắn với củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Du lịch được nhiều quốc gia coi là ngành ngoại giao thứ hai của đất nước, của địa phương. Hoạt động kinh tế du lịch góp phần tăng cường khả năng mở rộng, giao lưu, trao đổi văn hóa của đất nước với bạn bè quốc tế, các vùng miền khác nhau, họ đến đây để thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình. Tuy nhiên, cần xác định rõ, phát triển kinh tế du lịch nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, tạo môi trường thân thiện cho giao lưu văn hóa giữa các dân tộc nhưng phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh, ổn định về chính trị, hòa bình, hữu nghị sẽ tạo môi trường an toàn cho người dân và du khách tới tham quan, kích thích sự hợp tác của du lịch khu vực và quốc tế. Một bầu không khí bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo (như để xảy ra những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược...), dịch bệnh, thiên tai… sẽ làm ảnh hưởng xấu (cả trực tiếp và gián tiếp) tới việc phát triển kinh tế du lịch, gây nên nỗi hoài nghi,

tâm lý sợ hãi cho du khách, suy giảm đáng kể lượng khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch. Như vậy, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch. Do đó, trong quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển các khu, điểm du lịch, phát triển sản phẩm và tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch phải luôn tính toán, cân nhắc một cách cẩn thận về các vấn đề quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục địa phương và giảm thiểu, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch gây ra. Giải quyết đồng bộ những yếu tố đề cập ở trên sẽ là cơ sở quan trọng bảo đảm cho kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w