Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 54 - 57)

Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua, đã và đang nổi lên các mâu thuẫn cần phải giải quyết là:

Một là, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi tăng trưởng cao về doanh thu từ ngành Du lịch với đảm bảo các vấn đề xã hội.

Sự tăng trưởng cao, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận trong phát triển kinh tế du lịch luôn là một mục tiêu hàng đầu của ngành Du lịch. Điều đó thôi thúc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện nhiều biện pháp, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới. Song việc sử dụng các biện pháp có thể đưa đến những tác động tiêu cực như việc thương mại hóa các đặc trưng và giá trị của địa phương, làm biến đổi những nét văn hóa địa phương thành hàng hoá; tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và an toàn xã hội như tội phạm, sử dụng lao động trẻ em, nạn mại dâm… Bởi vậy, trên cơ sở tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận lại đòi hỏi các sản phẩm du lịch được cung ứng phải là tuân theo quy định của pháp luật, không làm băng hoại các giá trị truyền thống, phong tục tập quán của địa phương hay hủy hoại giống nòi.

Hai là, mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển kinh tế du lịch truyền thống với xu hướng phát triển kinh tế du lịch hiện đại.

Với xu hướng phát triển kinh tế du lịch truyền thống, các giá trị tài nguyên du lịch được khai thác một cách triệt để nhất vì mục đích tối đa hóa

lợi nhuận, mà thường ít quan tâm hơn đến vấn đề môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội. Xu hướng phát triển kinh tế du lịch hiện đại trên thế giới hiện nay và trong tương lai có những thay đổi về nhu cầu du lịch là hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội; đồng thời chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Do vậy, giải quyết tốt mâu thuẫn này là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm ngay từ vấn đề xây dựng, hiện thực hóa Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ba là, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên du lịch với bảo vệ môi trường du lịch, môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế du lịch.

Phát triển kinh tế du lịch luôn đòi hỏi một lượng tài nguyên du lịch lớn để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường; nhận thức và công cụ quản lý Nhà nước về môi trường trong ngành Du lịch còn hạn chế..., điều đó luôn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và môi trường sinh thái. Do đó, bảo vệ môi trường du lịch, môi trường sinh thái là vấn đề rất quan trọng để kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững.

** * * *

Chương hai luận văn tập trung phân tích thực trạng về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Luận văn đã đề cập đến thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch, đồng thời phân tích nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa thời gian tới. Tác giả cho rằng tỉnh Thanh Hóa là địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở kinh

tế, hạ tầng kỹ thuật, xã hội mà ít địa phương có được. Bên cạnh những lợi thế lớn mà thiên nhiên ban tặng, cấp ủy Đảng và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng có rất nhiều cố gắng và được Trung ương đánh giá cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và giao cho các ngành, địa phương thực hiện trên cơ sở các nghị quyết của Tỉnh đề ra. Kết quả cho thấy trong những năm gần đây và đặc biệt là giai đoạn 2011-2015, mặc dù nền kinh tế của Tỉnh còn chưa phát triển mạnh nhưng ngành du lịch vẫn tăng trưởng tương đối cao [43], giai đoạn 2010-2016 đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh và đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế đáng kể, chưa xứng tầm với những lợi thế đang có. Thực tế về quy hoạch đã được phê duyệt nhưng việc thực hiện còn thiếu bền vững, nguồn nhân lực đã được đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cao, đặc biệt là trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ khi đón khách du lịch quốc tế. Cả về vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái, chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về kinh tế nên đã ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, tác giả đưa ra những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Tỉnh trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 54 - 57)