Phát triển kinh tế du lịc hở tỉnhThanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 57 - 59)

kinh tế mũi nhọn của Tỉnh

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thì kinh tế du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Mặt khác Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển du lịch là một trong 5 chương trình trọng tâm với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 du lịch Thanh Hóa cơ bản khắc phục được tính mùa vụ và trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Để thực hiện quan điểm này cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, trong những năm trước mắt, ngành Du lịch tỉnh Thanh Hóa cần phải đạt được giá trị gia tăng của ngành cao, góp phần vào ngành du lịch cả nước chiếm 5-10% GDP. Phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, phát triển kinh tế du lịch đảm bảo gia tăng nhanh về thu nhập, lấy thu nhập du lịch là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của ngành. Nâng cao hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định và lâu dài các chỉ tiêu tăng trưởng, tạo giá trị gia tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ và nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách địa phương; không ngừng tăng mức đóng góp vào cơ cấu GDP của Tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội với vai trò là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng. Từng bước khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự trở thành Tỉnh phát triển du lịch của đất nước và là một trong những đầu mối thu hút và phân phối khách cho vùng Bắc Trung Bộ và cả nước như

“Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2030” đã xác định.

Hai là, du lịch phải tạo lập và nâng cao được vị thế mình.

Du lịch tỉnh Thanh Hóa là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Do vậy phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa phải góp phần vào làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân sách của Tỉnh và quốc gia; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan. Đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa như Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước... Làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa của Tỉnh mang đậm bản sắc xứ Thanh, là cầu nối, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và du lịch góp phần quan trọng đối với bảo tồn, nâng cao nhận thức thức trách nhiệm cho cộng đồng đối với công tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Ba là, tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển.

Trước hết, du lịch ở tỉnh Thanh Hóa là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Như vậy, có thể khái quát các vấn đề về chính sách du lịch của Tỉnh bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích của các ngành kinh tế khác, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa tăng cao và cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2016 và những năm trước đó, đã góp phần nâng mức tăng

trưởng chung về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Các ngành dịch vụ có giá trị cao như ngân hàng, hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch… được khai thác và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Bốn là, góp phần quan trọng đối với các vấn đề xã hội.

Kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển phải làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật như “điện, đường, trường, trạm” các dịch vụ du lịch, các vấn đề an sinh xã hội, vệ sinh môi trường… phát triển không ngừng làm thay đổi diện mạo của Tỉnh. Đặc biệt phải kể đến môi trường xã hội, cho đến nay hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh bước đầu đã đẩy lùi được tình trạng ăn xin, bán hàng rong. Giá hàng hóa, dịch vụ được niêm yết công khai và thực hiện bán đúng giá niêm yết, thiết lập lại trật tự các khu dịch vụ; đảm bảo không gian thông thoáng, thuận tiện cho khách du lịch tham quan và nghỉ dưỡng... Trong đó, phải kể đến khu du lịch Sầm Sơn, hiện thành phố đã đầu tư lắp đặt 48 cụm, với 88 loa truyền thanh phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền du lịch, đồng thời duy trì hoạt động 4 số điện thoại đường dây nóng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa (Trang 57 - 59)