Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.Mối liên hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội”.
Trang 1Đề tài
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Giáo viên hướng dẫn: GVC Ths Nguyễn Thị Hồng Vân Nhóm 4: Đỗ Thị Nhẫn
Trần Đức Thăng Lớp: CH10CNT3
Trang 2NỘI DUNG
I- Lời mở đầu
II- Mối liên hệ phổ biến
1 Liên hệ - Liên hệ phổ biến
2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
3 Yêu cầu của nguyên lý phổ biến
III- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
1 Tăng trưởng kinh tế
2 Công bằng xã hội
3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
4 Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến 2010
IV- Kiến nghị đề xuất
V- Kết luận
Trang 3I- Lời mở đầu
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Lý luận
chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội”.
Để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng
ta cần phải giải quyết hai vấn đề mấu chốt sau đây:
Một là, làm thế nào để tận dụng những cơ hội do tăng trưởng kinh tế đem lại nhằm thực hiện công bằng xã hội?
Hai là, làm thế nào để việc thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo
điều kiện tăng trưởng kinh tế cao và bền vững?
Trang 4II- Mối liên hệ phổ biến
Liên hệ - Liên hệ phổ biến ?
Liên hệ : là sự quy đinh lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiên tượng với nhau
Liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong TN, XH và cả tư duy Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát tồn tại thông qua các mối liên hệ đặc thù của sự vật hiện tượng, nó phản ánh tính đa dạng và đặc thù của thế giới
Trang 5II- Mối liên hệ phổ biến
Trang 8III- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập thực tế hay
sự gia tăng về qui mô sản lượng của toàn bộ nền kinh
tế trong một khoảng thời gian nhất định
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến của nền kinh
tế trên các mặt, bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô sản lượng, tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội
Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan
hệ biện chứng với nhau
Trang 9III- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Phát triển bền vững:
Là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại khả năng thỏa mãn nhu
cầu của các thế hệ tương lai
Phát triển bền vững được hiểu là quá trình phát triển
có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm có: (1) phát triển kinh tế (2) phát triển xã hội (3) bảo vệ môi trường
Phát triển bền vững là sự phát triển những giá trị
của con người, trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ là yếu tố biểu thị năng lực thỏa mãn nhu cầu của con
người, nhưng không phải là tất cả
Trang 10III- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Công bằng xã hội
Công bằng xã hội và bình đẳng là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau
Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương
diện kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, đạo đức
Công bằng xã hội không phải là vấn đề cá nhân mà là
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội
Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện
quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Trang 11III- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy
Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế
Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Trang 12Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến 2010
Thành tựu
+ Tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm liền(2006
8,23%, 2007 8,46%, 2008 6,18%, 2009 5%, 2010 6,5%) + Tổng sản phẩm trong nước 2010 đạt 106 tỷ USD gấp 2 so
với năm 2005, GDP 1990 là 200 USD năm 2010 là
1200USD
+ Tạo lao động việc làm giai đoạn 1991-2000 là 1-1,2 triệu
việc làm, 2001-2005 1,4-1,5 triệu, 2006-2010 là 1,6 triệu + Xóa đói giảm nghèo giảm từ 30% 1992 xuống 9,5% 2010
Trang 13Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến 2010
Thành tựu
+Sự nghiệp giáp dục phát triển mới về quy mô đa dạng hóa về loại hình trường lớp
+ 2009 1,3 triệu sinh viên nghèo được NH chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học
+ Hoạt động khoa học công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận
+ Chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, Bảo hiểm y tế
mở rộng đến 60% dân số
+ Chỉ số phát triển con người tăng đều trong những thập niên qua
Trang 14Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến 2010
Hạn chế
+ Đến nay Việt Nam vẫn là nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp
+ Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng
+ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế dân doanh chưa chưa được bình đẳng so với doanh nghiệp quốc doanh + Một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt còn độc quyền kinh doanh làm ảnh hưởng đến thị trường
Trang 15Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến 2010
Hạn chế
+ Tốc độ giảm nghèo gần đây có xu hướng chậm lại, tình trạng tái nghèo còn nhiều nhất là vùng sâu vùng xa
+ Hiện tỉ lệ nghèo chiếm 17%, chênh lệch giàu nghèo càng
ngày càng lớn 4,43 lần 1992-1993 lên 8,14 lần 2006.
+ Thất nghiệp, đặc biện vùng nông thôn nông đân mất ruộng
do CNH-HĐH ko được đào tạo nghè mới kiếm sống.
+ Giáo dục học tập vừa quá tải và lạc hậu, chất lượng đào tạo thấp không đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH
+ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập, người ngheo có ý cơ hội tiếp xúc với dịch vụ y tế
+ Tệ nạn xã hội tham nhũng, buôn lậu, mại dâm, ma túy Vẫn đang diễn biến phức tạp nhiều nới.
Trang 16IV- Kiến nghị đề xuất
Tăng trưởng kinh tế là là điều kiện vật chất bảo đảm tiến
bộ và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội là hai nhân tố chủ lực của phát triển kinh tế bền vững
Tăng trưởng kinh tế gắn liền phát triển văn hóa đảm bảo các quyền con người, bảo vệ môi trường
Không có công bằng tuyệt đối và cần xóa bỏ chủ ngĩa cào bằng, bình quân
Trang 17IV- Kiến nghị đề xuất
Hoàn thiện mô hình phát triển toàn diện hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động
Xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội
Hoàn thiện chính sách phân phối
Đổi mới chính sách xã hội
Trang 18V- Kết luận
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi của mọi thời đại
Tăng trưởng tự nó không đem lại công bằng xã hội và ngược lại công bằng xã hội không dựa trên tăng trưởng kinh tế thì chỉ là công bằng mong manh
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội
Thực hiện công bằn xã hội tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững
Tăng trưởng và công bằng không hề có sự mâu thuẩn nhau Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ biện
chứng, phụ thuộc lẫn nhau