Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng. Liên hệ việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Trong phép biện chứng này, có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó nó không chi dừng lại ở việc giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Trang 1Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng Liên hệ việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Giảng viên: GVC, Ths Nguyễn Thị Hồng Vân
Nhóm 7:
Bùi Thị oanhPhạm Thị Hiên
Trang 2Mục lục
Mục lục 2
Lời nói đầu 3
1 Cơ sở lý luận 4
1.1 Phép biện chứng 4
1.1.1 Khái niệm biện chứng và phép biện chứng 4
1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng 7
1.2 Phép biện chứng duy vật 8
1.2.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật 9
1.2.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 9
1.3 Các quy luật cơ bản của phép biên chứng duy vật 13
1.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 13
1.3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 15
1.3.3 Quy luật phủ định của phủ định 17
1.4 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật 18
2 Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng 19
2.1 Phủ định, phủ định biện chứng 19
2.2 Phủ định của phủ định 21
3 Liên hệ 23
3.1 Giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống ở Việt Nam 23
3.2 Áp dụng Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng vào việc kế thừa phát triển sáng tạo cúa giá trị truyền thống 26
3.3 Liên hệ bản thân và công việc 34
4 Kiến nghị đề xuất 35
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo 40
Lời nói đầu
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 3Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin là phép biện chứng được xác lậptrên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Trong phép biện chứng này, có sựthống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó nó không chidừng lại ở việc giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạothế giới Với những đặc trưng cơ bản đó, phép biện chứng duy vật đóng vai trò là mộtnội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học củachủ nghĩa Mác – LêNin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học Trongphép biện chứng cũng nghiên cứu về các quy luật – là những mối liên hệ khách quan,bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bêntrong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, sự kiện với nhau Trong các quy luật đó,quy luật phủ định là một trong ba quy luật cơ bản nhất Phủ định là khái niệm chỉ sựmất đi của sự vật này, sự ra đời của sự vật khác Phủ định biện chứng là sự phủ địnhtạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật Với tư cách không chỉ làhọc thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học thuyết về sự phát triển, phépbiện chứng duy vật chú trọng phân tích không phải sự phủ định nói chung mà căn bản
là sự phủ định biện chứng Chính vì sự quan trọng của phép biện chứng duy vật nóichung và phủ định biện chứng mà nhóm em quyết định chọn đề tài tìm hiểu về phépbiện chứng duy vật về phủ định biện chứng Từ đó, liên hệ việc kế thừa, phát triểnsáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay Do hiểu biết vàthời gian có hạn nên trong bài tìm hiểu còn nhiều han chế, rất mong thầy, cô và cácbạn đóng góp thêm để nhóm tiếp tục hoàn thiện bài tiểu luân của mình
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 41 Cơ sở lý luận
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứngduy vật, quy luật này vạch ra khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động,phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướngvận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thànhhình thức mạng tính chu kỳ “phủ định của phủ định”
1.1 Phép biện chứng
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệthống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắcphương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Đây là phép biện chứng chủ quan, đốilập với phép siêu hình
1.1.1 Khái niệm biện chứng và phép biện chứng
● Biện chứng, dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa phản ánh sựtồn tại, vận động và phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy.Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan là biện chứngcủa thế giới vật chất và biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng trong hoạtđộng tinh thần của con người
● Phép biện chứng, là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giớithành hệ thống các nguyên lý, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống cácnguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn
Kết cấu phép biện chứng bao gồm thế giới quan (hệ thống những quan điểm duyvật hoặc duy tâm về thế giới) và phương pháp luận (nguyên tắc phương pháp luận
về nhận thức và hoạt động thực tiễn) Chính vì vậy khi nghiên cứu các hình thức
cơ bản của phép biện chứng chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau căn bản giữa cáchình thức lịch sử của phép biện chứng
Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclit từng nói:"Không ai tắm hai lần trên một dòngsông" điều đó thể hiện sự vận động không ngừng của sự vật hiện tượng trong thếgiới luôn luôn biến đổi.Dòng chảy của con sông làm cho nước sông chỗ đó sẽkhông còn là nó trong ngày hôm sau Trong cơ thể sống thì luôn có quá trình biếnđổi lí hóa sinh Trong nguyên tử thì luôn có sự chuyển động của các hạt điện tích
Tự nhiên,xã hội,tư duy,diễn biến tâm lí của con người,cũng có sự vận động và
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 5không có gì là bất biến.Thời thế có thể đổi thay,trật tự xã hội có thể biến đổi,"mặttrời cũng ngày một mới",đến trái đất cũng chưa phải đã là trường tồn vĩnh cửu.Phát triển là một khía cạnh của vận động,đó là trạng thái vận động tự thân từ nộilực,từ sự tác động lẫn nhau của các yếu tố bên trong,nhờ những xung đột mâuthuẫn từ trong lòng sự vật hiện tượng mà ra.Sự vật hiện tượng nào cũng có nhữngmối liên hệ của các yếu tố bên trong nó và cũng có cả những mối liên hệ với các
sự vật hiện tượng khác ở bên ngoài.Nhưng dù thế nào thì khi nhìn một cách tổngthể cũng có thể quy về thành các mối liên hệ bên trong theo quy luật phát triển.Sựvật là thể thống nhất của nhiều yếu tố nhưng trong quan hệ với bên ngoài nó lạichỉ là một mắt xích,một yếu tố nhỏ trong thể thống nhất rộng lớn hơn
Trong cuộc sống thực tế những biểu hiện của tính biện chứng vô cùng đa dạngphong phú Đời người thì biến hóa theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử,1 năm thì có cácmùa xuân-hạ-thu-đông,tre già măng mọc ,cái này hôm nay là mới nhưng rồi sẽ lạitrở thành cái cũ và bị cái mới khác phủ định Vì thế mà phải cần nắm chắc cácquy luật biện chứng để vận dụng
Trong phương thức sản xuất luôn có sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất làm động lực cho PTSX phát triển và cụ thể hơn thì LLSX làđiều kiện tiên quyết,quyết định tới QHSX sự phát triển phải luôn bắt đầu từ sựtích lũy của LLSX.Nếu QHSX không phù hợp sẽ dẫn tới kìm hãm LLSX và dẫntới mâu thuẫn,LLSX sẽ đấu tranh phá vỡ QHSX cũ tạo ra QHSX mới phù hợphơn,còn nếu QHSX tiến bộ quá cũng lại là không ổn nó có thể phá hủy LLSX,vàsau đó thì LLSX lại tạo ra QHSX tuy không tiến bộ bằng nhưng lại tương ứng phùhợp hơn.QHSX tác động trở lại LLSX hoặc là kích thích,hoặc là cản trở hoặc làphá hủy
Cơ sở hạ tầng quyết định tới kiến trúc thượng tầng,mỗi giai cấp,tầng lớp luôn cóphong cách,tư tưởng và văn hóa nghệ thuật phù hợp với mình.Lượng là mặt quyếtđịnh,muốn phát triển trước hết phải có sự tích lũy về lượng đến một mức độ nhấtđịnh lượng sẽ phã vỡ khuôn khổ của chất cũ tạo ra sự chuyển biến về chất Ví dụnhư muốn có phát triển phải có tăng trưởng, con người phải có sự tích lũy lớn lên
về thể chất,trí tuệ,tính cách,tâm lí thì mới có thể chuyển từ trẻ con thành ngườilớn
Trong cấu trúc nguyên tử thì sự thay đổi về hạt electron mang điện tích âm sẽ là
cơ sở căn bản để thay đổi tính chất của nguyên tử.Vật chất quyết định ý thức,kếtcấu của cái chiêng hay vật liệu làm ra nó thay đổi thì âm thanh cũng biến đổi theo
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 6tương ứng,quá trình sinh hóa,hay biến đổi về thần kinh của bộ não sẽ quyết định
để hình thành ra những cảm giác,ý thức tương ứng.Trong xã hội thì dân là cáigốc,xây dựng lên cũng là dân mà cải cách cũng bắt đầu từ dân
Như thế rõ ràng trong các mặt đối lập,trong các yếu tố cấu thành nên sự vật luôn
có một mặt,một yếu tố đóng vai trò quyết định,làm cơ sở đầu tiên,điều kiện tiênquyết cho động lực phát triển.Các mặt đối lập tác động qua lại lẫn nhau phát sinhmâu thuẫn rồi lại đấu tranh gải quyết mâu thuẫn tạo ra sự cân bằng hài hòa tạmthời đứng yên,sau đó sự tác động mới lại làm phá vỡ trạng thái tĩnh,cân bằng ấy
để tiếp tục chu kì phát triển mới Ý nghĩa của quy luật đấu tranh là phải luôn xácđịnh được yếu tố quyết định trong lòng sự vật từ đó tập trung ưu tiên tích lũy pháttriển trước để làm động lực đẩy tất cả tiến lên.Cái “không” có tính quyết định tiến
bộ quá mức so với quyết định sẽ làm phá hủy sự phát triển,còn làm cho sự vật đixuống.Cái này phát triển tới mức độ nhất định sẽ đẩy cái kia phát triển theo tạo ra
sự cân đối,phù hợp mới sau đó lại tác động trở lại kích thích sự phát triển cho mặtquyết định Trong nhận thức thì hoạt động thục tiễn là điều kiện tiên quyết quyếtđịnh cho nhận thúc phát triển:Hoạt động thực tiễn-trực quan sinh động – tư duytrừu tượng – hoạt động thực tiễn Sự đấu tranh bắt đầu từ khi có sự phân hóa tínhthống nhất làm các trạng thái khác biệt.Triết lí vô cực cho rằng không tranh đấukhông phân hóa là nguyên bản của sự vật hiện tượng,phát triển tới mức cao nhấtlại làm cho các mặt đối lập thống nhất quay về nguyên bản ban đầu
Sự phát triển có tính chu kì là vấn đề mà nhiều tư tưởng nhắc tới,sự vật phủ định
nó thành cái mới rồi lại dường như quay về như cũ nhưng ở chu kì mới cao hơn vềchất.Phát triển chỉ được công nhận khi phải có điều kiện đủ là phát triển cả vềchất,tất cả các yếu tố,các mặt đối lập cùng chuyển lên trạng thái cao hơn,phảinhảy sang 1 giai đoạn quá trình cao hơn,khuôn khổ cũ phải bị phá vỡ hoàntoàn.Còn phát triển theo kiểu chỉ tích lũy về lượng,không nhảy về chất,biến đổiloanh quanh trong 1 khuôn khổ cố định thì chỉ là tăng trưởng,mới chỉ phát triển về
1 mặt,một yếu tố nào đó chưa thể toàn diện,còn bị mất cân đối
Phép biện chứng có thể coi là lĩnh vực có tầm bao quát lớn và gần gũi sâu sát vớithực tế nhất trong các vấn đề của triết học Vì thế ai cũng nên tìm hiểu dù chuyênmôn hay không chuyên,dù hiểu nông hay sâu thì cũng rất có ích lợi cho tư duy suynghĩ của mỗi người khi nhìn nhận đánh giá và giải quyết các vấn đề trong cuộcsống
1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 7Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện chứng chất phác cổđại; phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩaMác – Lênin.
● Phép biện chứng chất phác cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng tronglịch sử triết học
○ Tư tưởng biện chứng của các nhà triết học Trung hoa cổ đại là họcthuyết Âm – Dương thể hiện trong "Dịch học” (học thuyết về nhữngnguyên lý, qui luật phổ biến trong vũ trụ là Thái dương – Thái âm trongThái cực) và “ Ngũ hành” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác,biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ là Kim – Mộc – Thủy –Hỏa – Thổ) Âm Dương – Ngũ hành là hai phạm trù cơ bản trong tưtưởng triết học trung Hoa cổ đại, là những khái niệm có tính khái quát,trừu tượng đầu tiên trong quan niệm của cổ nhân về sự sản sinh, biếnhoá của vũ trụ Đây cũng là một bước tiến bộ hình thành quan niệm duyvật và biện biện chứng sơ khai về vũ trụ của người trung Hoa cổ đại Tưtưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật
và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau,nhưng tương tác với nhau Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệtđối mà trong một hệ thống ảnh hưởng Sinh – Khắc với nhau theo cácnguyên tắc sau đây:
■ Tương sinh (sinh hoá cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy;Thủy sinh Mộc, Mộc sinh hoả, Hoả sinh Thổ, v.v… “Ngũ hànhtương sinh” là quá trình các yếu tố tác động, chuyển hoá chonhau, tạo ra sự biến chuyển liên hoàn trong vũ trụ, vạn vật Đấtsinh ra các thể rắn biến thành kim loại Kim loại nóng chảy sinh
ra nước Thủy là nguồn gốc của sự sống của gỗ Gỗ cháy sinh ralữa Lửa thiêu cháy mọi sinh vật sinh ra đất, v.v…
■ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả,Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, và Mộc khắc Thổ, v.v… “Ngũhành tương khắc” là quá trình các yếu tố ngũ hành đối lập, tạo ra
sự ràng buộc chế ước lẫn nhau giữa chúng Thủy khắc Hoả vìnước lạnh làm hạ nhiệt và dập tắt lửa Hoả khắc Kim vì lửa làmnóng chảy, biến dạng kim loại và các thể rắn Kim khắc Mộc vì
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 8vì kim khí có thể cưa, chặt cây cối Mộc khắc Thổ vì rễ cây ănsâu vào đất, v.v…
○ Tư tưởng biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại là tư tường về “Vôngã”, “Vô thường”, “Nhân duyên” Tư tưởng này để thể hiện trong thếgiới quan và nhân sinh quan của Phật giáo
○ Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là tư tưởng củaArixtốt về các hình thức của tư duy biện chứng hoặc của Hêracơlít về
sự tồn tại, vận động và biến đổi của các sự vật và hiện tượng, v.v…Quan điểm cơ bản cũng thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng thông quanhững mối liên hệ, sự vận động, sự thay đổi chuyển hoá cho nhau Theo như cáchđánh giá của Ăngghen đó là phép biện chứng nguyên thủy, ngây thơ cơ bản làđúng nhưng chưa đạt đến kết quả của những sự nghiên cứu và thực nghiệm khoahọc Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phải nói đến tính lịch sửcủa sự phát triển khoa học thời kỳ này
● Phép biện chứng duy tâm của Hêghen với quan điểm cơ bản đã coi biện chứngcủa thế giới khách quan là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” Trong quá trìnhphát triển ấy sự “tự tha hoá” của “ý niệm tuyệt đối” trong tự nhiên, xã hội và tưduy sau đó lại trở về với ý niệm tuyệt đối Hêghen là người đã có công trong việcphê phán tư duy siêu hình và là nguời đã trình bày có hệ thống những phạm trù,qui luật của phép biện chứng Mặc dù phép biện chứng của ông là duy tâm và cònchứa đựng rất nhiều mâu thuẫn mà chính Hêghen không tự mình giải quyết được
● Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin sẽ được trình bày ở mục 1.2
Trang 91.2.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý,những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực.Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển làhainguyên lý khái quát nhất Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "phép biện chứngchẳng quachỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự pháttriển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" Các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa về phép biện chứng duy vật khi nhấnmạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến ” hoặc theo Lênin:
“Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển…”
Phép biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản củaphép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng Đó là:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển;
Các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên vàngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiệnthực;
Các qui luật: Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi
về chất và ngược lại; Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quiluật phủ định của phủ định;
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.2.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập trên nền tảng thếgiới quan duy vật khoa học Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin khácvới với thế giới quan duy vật chất phác (trực quan, ngây thơ và chất phác) cổ đại vàthế giới quan duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dungthế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), nókhông chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới Phépbiện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khác với phép biện chứng chấtphác cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen Vì, trong hai phép biện chứng
đó đều bao hàm mâu thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp luận
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 10Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
■ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
● Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật
và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không
có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu cóchỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp v.v Ngược lại, phépbiện chứng duy vật cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượngcủa thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng
có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc,qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau v.v
Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóagiữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yêu tố của mỗi sự vật,hiện tượng trong thế giới Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên
hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể
Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ những mối liên hệ ở nhiều sựvật, hiện tượng của thế giới Đây chính là đối tượng nghiên phép biệnchứng duy vật là những mối liên hệ chung, phổ biến nhất của thế giới Vìvậy, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”
● Tính chất của mối liên hệ
○ Tính khách quan của mối liên hệ, tức là cái vốn có của các sự vật hiệntượng độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của conngười; con người có thể nhận thức và vận dụng trong hoạt động thựctiễn
○ Tính phổ biến của mối liên hệ, tức là trong sự tồn tại của các sự vật vàhiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫnnhau, mà chúng là một thể thống nhất Trong thể thống nhất đó tạothành những cấu trúc, những hệ thống và là một hệ thống mở bởinhững mối liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc, qui định,chuyển hoá cho nhau, v.v…
○ Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ, tức là các sự vật, hiện tượnghay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhaugắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 11● Ý nghĩa phương pháp luận
○ Xuất phát từ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ đã cho chúng
ta thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải cóquan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nótrong mối quan hệ với sự vật khác Đồng thời phải nghiên cứu tất cảnhững mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó Qua đó đểxác định được mối liên hệ bên trong, bản chất, v.v để từ đó có thể nắmđược bản chất, qui luật của sự vật và hiện tượng
o Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ đã cho chúng tathấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quanđiểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồntại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là mộtquá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể Cho nên khi phân tíchtính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan
hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó
■ Nguyên lý về sự phát triển
● Khái niệm phát triển
Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển,nếu có thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặcgiảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ không phải về mặt chất lượng v.v Ngược lại, phép biện chứng duy vật rằng phát triển là khuynh hướng chungtrong sự vận động của các sự vật và hiện tượng; cần phân biệt giữa kháiniệm vận động và khái niệm phát triển Vận động là sự biến đổi nói chung và
là phương thức tồn tại của vật chất Ngược lại, khái niệm phát triển thìkhông khái quát mọi sự vận động, biến đổi nói chung, nó chỉ khái quátnhững vận động đi lên, theo một khuynh hướng từ đơn giản đến phức tạp, từcái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Trang 12lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người
có thể nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn;
o Tính phổ biến của sự phát triển thể khẳng định phát triển là khuynhhướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng của thếgiới là quá trình xuất hiện cái mới phù hợp với các qui luật khách quanvốn có của nó
o Tính đa dạng phong phú của sự phát triển thể hiện ở tính lịch sử cụ thểtrong các hình thức vận động của các sự vật hiện tượng của thế giới
● Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, phải có quan điểm phát triển, nhậnthức đúng về cái mới và tiêu chuẩn của sự phát triển để nhận thức đượckhuynh hướng vận động của sự vật và hiện tượng
● Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượngphải đặt nó trong sự vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi,chuyển hóa của chúng trong một quá trình từ thấp đến cao, từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện, v.v…
● Quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải nhận thức đúng về cái mới, vềtiêu chuẩn của sự phát triển Sự ra đời của cái mới là một quá trình,trong đó yếu tố kế thừa những mặt tích cực của cái cũ là điều kiện tiền
đề cho sự tồn tại và phát triển của cái mới Tiêu chuẩn của sự phát triển
là cái mới nhưng không phải bất kỳ một cái mới nào, kà là cái mới phùhợp với qui luật khách quan
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 131.3 Các quy luật cơ bản của phép biên chứng duy vật
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp lại giữa cácmặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượngvới nhau Trong thế giới tồn tại nhiều loại quy luật, khác nhau về mức độ phổ biến,tính chất, vai trò Do đó việc phân loại quy luật là cần thiết Với tư cách là một khoahọc về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứunhững quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tưduy của con người Đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thànhnhững sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập, quy luật phủ định của phủ định
1.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến thể hiện hình thức và cách thức của các quátrình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy
1.3.1.1 Khái niệm chất, lượng
Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồngnhất với khái niệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản
và không cơ bản Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiệntượng Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi
Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấuthành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng,thông qua các mối liên
hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tínhchỉ có ý nghĩa tương đối
Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùythuộc vào các mốiquan hệ cụ thể của nó với những cái khác Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật,biểu hiện tính ổn định tương đối của nó
Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệucủa các quá trình vận động, phát triển của sự vật
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 14Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phươngthức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng Haiphương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất vàlượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chấtnhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng
1.3.1.2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật
Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt đókhông tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượngtất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự thay đổi về lượng bất kỳnào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượngchưa dẫn đến sự thay đổi về chất
Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảnggiới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,hiện tượng Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó mà chưa chuyểnhóa thành sự vật, hiện tượng khác
Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về chất
Sự vận động, biến đổicủa sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Lượngbiến đổi trong phạm vi “độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến mộtgiới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất
Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với nhữngđiều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Sự thay đổi về chất gọi làbước nhảy Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật,hiện tượng; là sự kết thúc một giai đoạn vận động,phát triển đồng thời là điểm khởiđầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liêntục của sự vật
Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng:Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới Chất mới tác động tới lượng mới
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 15làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sựvật
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặtchất và lượng Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thôngqua bước nhảy Chất mới ra đời sẽ tác động trởlại sự thay đổi của lượng mới Quátrình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy
1.3.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tínhquy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhậnthức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng - Những sự thay đổi về lượng sẽdẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọngquá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tácđộng của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật - Sự thay đổi về lượngchỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thựctiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ - Bước nhảy của sự vật,hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thứccủa bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể Đặc biệt trong đời sống xã hội, quátrình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vàonhân tố chủ quan của con người Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động củacác chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quảnhất
1.3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân”của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổbiến của mọi quá trình vận động và phát triển
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 161.3.2.1 Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Khái niệm mâu thuẫn
Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgic, không có sự thống nhất,không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập
Ngược lại, phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệthống nhất vàđấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,những khuynhhướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau Ví dụ:điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơthể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế
Tính chất chung của mâu thuẫn
Tính khách quan và phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và
tư duy cũng tồn tại, vận động trên cơ sở các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của
nó hoặc giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thểbao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiệnlịch sử cụ thể khác nhau; giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, pháttriển của sự vật Đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơbản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng Trong các lĩnh vực khácnhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phongphú trong sựbiểu hiện của mâu thuẫn
1.3.2.2 Quá trình vận động của mâu thuẫn
Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập Khái niệm thống nhấtcủa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy địnhlẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại Xét về phươngdiện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau Sự thốngnhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó
Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qualại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập Hình thức đấu tranh của các mặt đối
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 17lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật,hiện tượng
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóagiữa chúng Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùythuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch
sử cụ thể
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng làtuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sựthống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng
Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự liên hệ,tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển trong thế giới “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”
1.3.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vậnđộng, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn,phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn gốc, bản chất,khuynh hướng của sự vận động phát triển
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyếtmâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loạimâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp Trong quá trình hoạt động nhận thức
và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàncảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương phápgiải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất
1.3.3 Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định, thể hiện khuynh hướng cơ bản phổ biến của mọi vậnđộng, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynhhướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạothành hình thức mạng tính chu kỳ “phủ định của phủ định”
Phủ định biện chứng có vai trò to lớn đối với các quá trình vận động, phát triển Phủđịnh biện chứng là dây chuyền vô tận Trong quá trình vận động, phát triển, không có
sự vật, hiện tượng nào tồn tại vĩnh viễn Sự vật ra đời, trải qua những giai đoạn nhấtđịnh rồi trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới tiến bộ hơn Sự vật mới này
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 18đến lượt nó cũng sẽ trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới khác Sự phát triển
là quá trình vô tận không có sự phủ định cuối cùng
Cụ thể về phủ định và phủ định của phủ định sẽ được làm rõ ở phần 2
1.4 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin có hai đặc trưng cơ bản
Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - LêNin phép biện chứng đượcxác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Với đặc trưng này, phépbiện chứng duy vật chẳng những có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm
cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hêghen (là phép biện chứng đượcxác lập trên nền tảng thế giới quan duy tâm) mà còn có sự khác biệt về trình độ pháttriển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử phát triển triết học từthời cổ đại (là phép biện chứng về căn bản được xây dựng trên lập trường của chủnghĩa duy vật nhưng đó là chủ nghĩa duy vật còn ở trình độ trực quan, ngây thơ vàchất phát)
Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin có sự thống nhấtgiữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứngduy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhậnthức và cải tạo thế giới Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật củachủ nghĩa Mác – LêNin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thếgiới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới Trên
cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến củacác quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – LêNin cung cấpnhững nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới vàcải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn làphương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phương pháp luận phân tíchmâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, pháttriển,… Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại đểgiai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới
Với những đặc trưng cơ bản đó mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nộidung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủnghĩa Mác – LêNin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – LêNin,đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt độngsáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Nhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3
Trang 192 Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng
2.1 Phủ định, phủ định biện chứng
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồntại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới Sự thaythế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Không như vậy sựvật không phát triển được Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định
Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động vàphát triển Trong lịch sử triết học, tuỳ theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhàtriết học và các trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định Có quanniệm cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trìnhcủa sự vật cũ Pitago cho rằng sự phát triển của xã hội phải trải qua chu kỳ là 78 vạnnăm Còn triết học Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi: “ Cátbụi lại trở về với cát bụi” Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là
sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vậnđộng và phát triển của sự vật Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật,
ở một lực lượng siêu nhiên nào đó
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượngdẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làmcho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thaythế Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sựvật Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ Điều đó cũng có nghĩa là
sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mớithay thế cái cũ Đó là phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự
phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn
sự vật cũ Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trìnhphát triển của sự vật.Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung màcăn bản là học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng duy vật chú trọng phân tíchkhông phải sự phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau: Tính khách quan và tính kếthừa
Tính khách quan: Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân
của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật Đó chính là giải quyết những mâuNhóm 7: Bùi Thị Oanh – Phạm Thị Hiên Lớp CH10CNT3