1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng các phạm trù liên hệ và liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

18 740 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 48,43 KB

Nội dung

Khái niệm Mối liên hệ và mối liên hệ phổ biếnTrong phép biện chứng, khái niệm mối liên dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa cá

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận Triết Học

Vận dụng các phạm trù ‘liên hệ’ và ‘liên hệ phổ biến’ của phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nhóm 24

Lớp đêm 2-4-6

Khóa 24 thực hiện

Nhóm trưởng :Nguyễn Hoàng Phương

Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2

1 Khái niệm: 2

2 Tính chất 2

3 Ý nghĩa phương pháp luận 4

PHẦN 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ LIÊN HỆ VÀ LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5

I.Toàn cầu hóa 6

II.Hội nhập kinh tế 9

III.Giải pháp 13

KẾT LUẬN 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới ở mức

độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã đưa ra văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh

tế quốc tế.Trong bối cảnh toàn cầu hóa ồ ạt như hiện nay đặt vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và chính xác Hai mặt đó có mối quan

hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta

ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở ”Vận dụng

các phạm trù ‘liên hệ’ và ‘liên hệ phổ biến’ của phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

“nhóm viết bài tiểu luận này với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc

hơn, cặn kẽ hơn, toàn diện hơn về những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế

Trang 4

PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Khái niệm

Mối liên hệ và mối liên hệ phổ biếnTrong phép biện chứng, khái niệm mối liên

dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới

Thí dụ: Mối liên hệ giữa điện tích dương và điện tích âm trong một nguyên tử; mối liên hệ giữa các nguyên tử, giữa các phân tử, giữa các vật thể; mối liên hệ giữa vô cơ với hữu cơ; giữa sinh vật với môi trường; giữa xã hội với tự nhiên; giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng;giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các mặt, các bộ phận của đời sống xã hội; giữa tư duy với tồn tại; giữa các hình thức, giai đoạn nhận thức; giữa các hình thái ý thức xã hội…

Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới

Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…

Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định hoặc mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định

2.Tính chất của các mối liên hệ

a) Tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan Sự quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của

nó, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức được những mối liên hệ đó

Trang 5

Tính phổ biến của mối liên hệ Phép biện chứng duy vật khẳng định: Không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong

sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau Không có bất cứ

sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác

và làm biến đổi lẫn nhau

Ph.Ăngghen chỉ rõ, tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được

là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau

Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”

b) Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng Tính chất này được biểu hiện ở chỗ:

Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của

sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại thành các mối liên hệ sau:

1 - Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài

2 - Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp

3 - Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu

4 - Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản

5 - Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến

Trang 6

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét

sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữ sự vật đó với sự vật khác Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan.“Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó

Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và

sự cứng nhắc”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976, t.42, tr.384)

Đối lập với quan điểm biện chứng toàn diện thì quan điểm siêu hình xemxét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác

Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện.Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau.Thuật nguỵ biện cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống

cụ thể để đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc

Trang 7

PHẦN 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ LIÊN HỆ VÀ LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Tại sao phải vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Sau khi nghiên cứu kỹ phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biên ta dễ ràng nhận ra rằng sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau chuyển hoá lẫn nhau hay nói cách khác mọi sự vật hiện tượng tồn tại phải có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác chứ không thể tồn tại một cách tách biệt độc lập Sở dĩ các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau là vì chúng là biểu hiện của vật chất vận động Có nguồn gốc chung từ vật động mà khi sự vận động

có nghĩa là có mối liên hệ và các mối liên hệ của sự vật là cái khát quan vốn có của sự vật Chính vì vậy khi xem xét việc xây dựng nền kinh tế trong nước chúng

ta không thể tách rời khỏi việc hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại Hơn nữa theo quan điểm toàn diện khi xem xét một sự việc hiện tượng mà cụ thể ở đây việc toàn cầu hóa đang diễn ra ồ ạt chúng ta phải xem xét nó trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều mặt khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa với hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại Có như vậy chúng ta mới nắm được thực chất của sự vật mới tránh được những sai lầm cực đoan phiến diện một chiều.Đặc biệt đây lại là những vấn đề rất cấp bách đặt

ra đối với chúng ta khi tham gia quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá.Chỉ có thể dựa trên nguyên lý mối liên hệ phổ biến mới có thể giúp chúng ta nhìn sâu hơn, hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu Hơn nữa cũng theo quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó ta phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể không gian cụ thể Vấn đề chúng ta đang nghiên cứu ở đây cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tình hình kinh tế nước ta hiện nay để thấy rõ hơn được ảnh hưởng của tình hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn cặn kẽ hơn, tổng quát hơn Chẳng hạn liệu hội nhập kinh tế quốc tế có phải là một xu thế tất yếu không, hội nhập có phải là hoà

Trang 8

tan hay không, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ như thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Tất cả những vấn đề đó chỉ có thể giải đáp khi chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề chúng ta đang nghiên cứu dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.Từ đó ta có thể thấy

rõ hơn tâm quan trọng của phép biện chứng mối liên hệ phổ biến

I Toàn cầu hóa

1 Khái niệmtoàn cầu hóa

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng mạnh mẽ.Vàcùng với điều đó là những cách lý giải và thái độ không giống nhauđối với

xu thế này.Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá chỉ mới xuất hiện gần đây.Toàn cầu hoá được hiểu làchính sách của Mĩ nhằm bành trướng quyền lực,thống trị thế giới theo kiểu Mĩ,thưc chất toàn cầu hoá là Mĩ hoá.Quan niệm này đã đẩy tới thái độ phải chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập,đa dạng của các quốc gia.

Loại quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan của quốc tếhoá,toàn cầu hoá.Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý kiến khác nhau:Có ngườicho rằngtoàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh

mẽ những mối liên hệsự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau phụ thuộc lẫn nhau của tất

cả các khu vực, các quốcgia các dân tộc trên toàn thế giới ;có người lại cho rằng :

“Toàn cầu hoá là giai đoạn cao của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới,là kết quả tất yếu của phát triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ”

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá nhưng điểm quan trọng

mà tanhận thấy là toàn cầu hoá không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng của các mối quanhệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản ánh qui mô của các hoạt động liênquốc gia.Từ đó ta có thể đưa ra môt khái niệm mang tính

chất khái quát về toàn cầu hoá , sau đây là khái niệm phổ biến nhất: “Toàn cầu

Trang 9

hoá kinh tế chínhlà sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vựt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực,tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.sự gia tăng của xu thế nàyđược thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới,sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”

2 Toàn cầu hóa đang diễn ra ở Việt nam

Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển (cho đến nay) không cưỡng lại được, vừa có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh cho nhiều nơi, nhiều người nhưng lại vừa gây ra những xáo động to lớn trong lối sống của nhiều người khác Nhìn ở góc độ tích cực, toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc đẩy các quốc gia tăng cường, củng cố hơn nữa vai trò, vị trí của mình để chống chọi lại với sự cạnh tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội Nhà nước với quyền lực to lớn của mình sẽ điều chỉnh, sửa đổi những chế định pháp luật, những đường lối, chính sách…cho phù hợp với xu thế chung của thế giới Trong lĩnh vực kinh tế, để phù hợp với nền kinh tế chung của thế giới, nước ta đã tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước, các hiệp ước quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia khác để hình thành nên hành lang pháp lý, những cách xử sự chung cho các quốc gia trong hoạt động kinh tế

Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán, ký kết rất nhiều hiệp định như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS), Hiệp định về Nông nghiệp (AoA), Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC), Hiệp định về Chống bán Phá giá Trong khuôn khổ khu vực và quốc gia, nước ta đã tiên hành đàm phán, ký kết nhiều hiệp định để thỏa thuận cách xử sự chung, hợp lý, có lợi cho các bên trong hoạt động kinh tế

Trang 10

Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội, toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, do vậy nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cùng tăng cao Để hạn chế bớt tác động tiêu cực này của toàn cầu hóa, nước ta đã có nhũng biện pháp thiết thực, rõ ràng trong công tác phòng chống tội phạm Đồng thời với việc tăng cường an ninh quốc gia, nước ta cũng đã và đang tích cực hợp tác với các nước khác trong công tác phòng chống tội phạm quốc tế

3 Mặt trái của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt sự phức tạp, hướng tới xây dựng một

hệ thống thủ tục hành chình tinh gọn, đơn giản nhưng hiệu quả…Đó là một phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội diễn

ra một cách hiệu quả…Đặc biệt, ngày nay yếu tố thủ tục hành chính lại càng trở nên quan trọng, quyết định một phần hiệu quả thu hút và đầu tư của các nhà đầu

tư nước ngoài vào nước ta…

Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó Toàn cầu hóa với những định chế như WTO đã hạn chế năng lực điều hành của nhà nước, không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính sách trong nước Hầu hết các đạo luật chúng ta thông qua trong những năm gần đây là nhằm sửa đổi cách điều hành đất nước phù hợp với thông lệ quốc tế - tức là theo khuôn mẫu chung, không được quyền có ngoại lệ.Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này

và yêu cầu Việt Nam cam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF Các nhà đàm phán các nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các công ty đã thu hẹp khả năng chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Thậm chí, có những cam kết mà để thực hiện phải sửa đổi nhiều luật lệ Hiện tượng thu hẹp vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như Việt Nam mà còn ở các nước phát triển

Ngày đăng: 18/10/2015, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w