1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

72 6,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 699 KB

Nội dung

Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trang 1

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòngcảm ơn sâu sắc đến quý thầy giáo trong Khoa Lý luận chính trị, bạn bè

và người thân đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tạiTrường Đại Học Khoa Học Huế Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn côgiáo Th.S Nguyễn Thị Phương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu khóa luận này

Tôi cũng xin cám ơn thư viện Trường Đại học Khoa học, phòng tưliệu Khoa Lý Luận chính trị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóaluận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng do hạn chế về thời gian và điềukiện nghiên cứu, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sựgóp ý của quý thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm để khóa luận của tôiđược hoàn thiện hơn

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5/2014Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Mỹ Vân

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG6

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 6

1.1 Một số quan niệm về mâu thuẫn 6

1.1.1 Khái niệm “mâu thuẫn” 6

1.1.2 Quan niệm trước triết học Mác về mâu thuẫn 7

1.1.3 Quan niệm về mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin 15

1.2 Nội dung của quy luật mâu thuẫn 21

1.2.1 Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến 21

1.2.2 Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

……… 23 1.2.3 Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển 27

1.2.4 Một số loại mâu thuẫn 29

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn 30

Chương 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

2.1 Tính tất yếu khách quan của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 33

Trang 3

2.1.2 Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước 34

2.1.3 Định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

2.2.2 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất 49

2.2.3 Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trước đây và trong nền kinh

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thư gửi A.M.Goocki, Lênin viết: “Quả là nhà triết họcHêghen đã nói đúng: “Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn, vànhững mâu thuẫn sống thì lại phong phú hơn nhiều, nhiều vẻ hơn nhiều và

có một nội dung dồi dào hơn nhiều so với điều mà trí tuệ con người cảm

thấy lúc ban đầu” [13;297] Phép biện chứng suy cho cùng là biện chứng về

những mâu thuẫn Do tầm quan trọng của nó mà Lênin đã xem lý luận về sựthống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâuthuẫn) là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhâncủa phép biện chứng duy vật Vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vậnđộng, phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúpchúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phépbiện chứng duy vật Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tựnhiên, xã hội và tư duy của con người Trong hoạt động kinh tế cũng mangtính phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng… Mâu thuẫn tồntại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Trong mỗi sự vật, mâu thuẫnhình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùngmột lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lạihình thành… Cho nên nắm vững quan điểm macxit về mâu thuẫn sẽ giúp người

ta hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học biết khám phá bản chấtcủa sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển

Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểumọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng.Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng

Trang 6

phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ đểgiải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự pháttriển của sự vật, hiện tượng.

Kinh tế thị trường là “của cải chung về sự phát triển của xã hội loàingười” nó luôn luôn là một vấn đề cần nghiên cứu về lý luận cũng như trongthực tiễn trên phạm vi toàn thế giới Quá trình vận động trong nền kinh tế thịtrường những năm gần đây đã khẳng định rằng việc lựa chọn mô hình kinh tếthị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là hoàntoàn đúng đắn và hợp lý

Ở nước ta hiện nay, sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởixướng và lãnh đạo Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề

lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp Nó thể hiện mối quan hệ chặtchẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai tròchủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhândân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Đây là sự lựa chọn conđường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh

tế đáp ứng yêu cầu “đi tắt, đón đầu” đang đặt ra như một yếu tố sống còn Sự

hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thử nghiệm phát triển từ thấp đến cao, từchưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện

Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng lãnh đạo đã giành đượcnhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyểnnền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong những chuyển biến đó

đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng trong những thành công đó luônluôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới,đòi hỏi phải được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Trang 7

Với đề tài: “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, tác giả mong muốn góp phần làm rõ hơn

-những xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, -những bảnchất và mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế, của việc hình thành và xây dựngcon người xã hội chủ nghĩa Việc nhận thức được thực chất của giai đoạn quá

độ, chi phối được nó sẽ tránh khỏi những sai lầm, chủ quan nóng vội duy ýchí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc tránh sao chép những sai lầm cóthể xảy ra

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Với tầm quan trọng của mâu thuẫn, từ trước đến nay, việc nghiên cứuxoay quanh vấn đề này đạt được những kết quả đa dạng và không kém phầnsâu sắc Mỗi công trình đó đều tiếp cận và nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn

ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau Nhìn chung, cáccông trình này ngoài việc làm rõ những nội dung cơ bản của quy luật còn gắnvới vấn đề thực tiễn nào đó, một địa phương nào đó, hoặc với một giai đoạnlịch sử nhất định

Với những mảng đề tài như:

- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2008), “Lý luận mâu

thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”.

Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triếthọc và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xác định và giải quyết mâuthuẫn trong giai đoạn lịch sử của dân tộc từ 1930 – 1945

- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn”

(2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, của tác giả Nguyễn TrọngChuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn Các tác giả đã đi sâu phân tíchđánh giá tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trungphân tích các nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nêu lên

Trang 8

mối quan hệ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng

và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Từ đó tácgiả định hình được mô hình của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởnước ta hiện nay

- Đề tài “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào

công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế” (2002) của tác giả Nguyễn Thái

Sơn Tác giả đã khái quát sơ lược về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triếthọc và từ đó vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế…

- “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con

đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS.TS

Phạm Ngọc Quang Tác giả đã khái quát được những mâu thuẫn cơ bản vànhững mâu thuẫn chủ yếu của nước ta Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một sốgiải pháp giải quyết các mâu thuẫn đó phù hợp với thực tế phát triển đất nước

và xu thế của thời đại

- “Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn

Hùng Cuốn sách đã làm rõ về quy luật mâu thuẫn theo quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội

Đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong trong Triết học Mác –Lêninvào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam hiện nay” cũng là sự kế thừa trong đổi mới về nội dung, về nhữngphương hướng và các cách thức giải quyết đúng đắn, hợp lý đối với nhữngmâu thuẫn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quan niệm về mâu thuẫn và quyluật mâu thuẫn trong Triết học Mác – Lênin

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quan niệm khác nhau về mâuthuẫn trong lịch sử triết học và đi sâu tìm hiểu quy luật mâu thuẫn trong triết

Trang 9

học Mác - Lênin, từ đó vận dụng vào trong việc xây dựng nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số quan niệm khác nhau về mâuthuẫn để khẳng định tính đúng đắn của quan niệm Mác- lênin về vấn đề này

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Một là, khảo sát một cách có hệ thống và làm rõ những tư tưởng vềmâu thuẫn trong lịch sử triết học, đồng thời làm rõ nội dung của quy luật mâuthuẫn

+ Hai là, từ sự phân tích, thấy rõ được tầm quan trọng của lý luận đó vàvận dụng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan

và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử

- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp biện chứngduy vật, kết hợp với các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, logic-lịch sử,… để làm sáng tỏ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra

6 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận góp phần làm rõ lý luận của Triết học Mác – Lênin về mâuthuẫn, đồng thời chỉ ra một số mâu thuẫn trong việc xây dựng nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đồng thời khóa luận còn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương và 6 tiết

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN

TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

1.1 Một số quan niệm về mâu thuẫn

1.1.1 Khái niệm “mâu thuẫn”

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thànhvới các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triểnngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong

sự vật, hiện tượng

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và

tư duy con người Trong hoạt động kinh tế hoạt động đó cũng mang tính phổbiến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng, tính kếhoạch hóa của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô Chính phủ của nềnsản xuất hàng hóa Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sựvật kết thúc tồn tại của mình, trong mỗi sự vật mâu thuẫn tồn tại không chỉ cómột mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lậpmâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành

Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính hai mặt của tất cả các sự vật, hiệntượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận độngtheo hướng hài hòa Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là độnglực của sự phát triển, bởi vì trong mỗi sự vật đều có ít nhất hai mặt, hai lậptrường, hai thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau đểchiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm vàkhi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng vàchất sang một hình thái mới Còn triết học phương Đông thì cho rằng, cácnhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm

Trang 11

thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời giancủa việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biếnđổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là phạm trù của phép biện chứng, biểu hiện nguồn gốc bêntrong của mọi sự vận động, gốc rễ của sự sống, nguyên lý của sự phát triển.Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tưduy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiệnthực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đườngvươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực

Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng được phản ánh vào trong tư duy,trong các khái niệm, lý luận với cái gọi là những mâu thuẫn logic biểu hiện sự

mơ hồ tính chất không triệt để của tư tưởng

Những mâu thuẫn logic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó xuất hiện

do sai lầm trong tư duy Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn được tạothành từ hai phán đoán phủ định nhau về cùng một quan hệ cùng một thờiđiểm; trong hai phán đoán đối lập đó, chỉ có một là chân lý

Quy luật mâu thuẫn là sự phản ánh vào tư duy tính xác định về vật chấtcủa các khách thể, là sự phản ánh cái sự thật giản đơn là nếu không nói đến sựbiến đổi của khách thể, thì nó không thể đồng thời có được những đặc tính bàitrừ lẫn nhau

Mọi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong, bởi vì bản chất của mọi

sự vật là động chứ không tĩnh, khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh.Như vậy, chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và làtốt chứ không phải xấu, vì nó giúp cho sự phát triển

1.1.2 Quan niệm trước triết học Mác về mâu thuẫn

Có thể nói, sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng bao giờcũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật Do

Trang 12

vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Vấn đề nàysớm được các nhà triết học trước Mác quan tâm nghiên cứu, và có nhữngphỏng đoán thiên tài về sự tương tác giữa các mặt đối lập, xem nó là nguyênnhân của sự hình thành, vận động và biến đổi của vũ trụ, vạn vật.

Những nhận định ban đầu của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại, tuymới dừng lại ở phỏng đoán, cảm tính của các triết gia thuộc trường phái ÂmDương – Ngũ Hành về bản chất của sự vật, hiện tượng nhưng phần nào đãbiểu lộ thế giới quan duy vật, không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của sựvật, hiện tượng mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng vận động và phát triển

là do chính sự tác động của các yếu tố đối lập chứa đựng trong bản thân chúng.Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành là một trong chín trường phái triết họccủa Trung Quốc thời cổ đại Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành là thuyết thể hiệnquan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và ở đó cũng thể hiện tư tưởng biệnchứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổđại Nó giải thích nguồn gốc của quá trình biến hóa của vạn vật Các triết giatrong trường phái này cho rằng thế giới các hiện tượng và sự vật vẫn chứađựng hai yếu tố vừa đối lập nhau, vừa thống nhất với nhau, vừa bao hàmtương tác lẫn nhau Âm - Dương là hai thế lực đối chọi nhau nhưng lại thốngnhất với nhau trong vạn vật, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa Âm

- Dương không phải là hủy thể của nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau,động lực của mọi vận động, phát triển

Các triết gia thuộc trường phái này cho rằng, hai mặt đối lập vốn tồn tạitrong tất cả các sự vật, hiện tượng, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, từ cái đơngiản đến phức tạp, từ giới tự nhiên đến xã hội, từ thể chất đến tinh thần conngười Nó vừa biến dịch mà bất dịch, mâu thuẫn và thống nhất, đối lập màvẫn hài hòa với nhau Biểu hiện cụ thể của Âm - Dương là các mặt đối lậpnhư: mặt trời - mặt trăng; cao - thấp; nóng - lạnh; quân tử - tiểu nhân; cha -mẹ; nhanh - chậm

Trang 13

Âm - Dương tuy đối lập, mâu thuẫn, song không tách rời nhau mà xâmnhập vào nhau, quấn quýt lấy nhau nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cânbằng của cái đa và cái duy nhất Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhấtgiữa cái bất biến và biến đổi Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm -nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗimặt đối lập của Thái cực

Lão Tử - người sáng lập ra Đạo gia, một trong những trường phái triếthọc lớn của Trung Quốc thời cổ đại, là nhà biện chứng số một của triết họcphương Đông Ông đã đưa ra nhiều tư tưởng có giá trị về mâu thuẫn Ông chorằng mọi sự sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ “Đạo” mà ra Đạo khôngchỉ là khởi nguyên mà còn là động lực cho sự vận động và biến đổi của muônloài, muôn vật trong vũ trụ Quan niệm về biến động là sự tương tác giữa haicực đối lập, đã đưa Lão Tử đến sự khám phá tính đối lập và tính thống nhấtgiữa hai cực của mâu thuẫn Theo Lão Tử, mọi sự vận động, biến đổi đều cónguồn gốc từ trong bản thân sự vật Mỗi vật đều là thể thống nhất của hai mặtđối lập vừa tương hòa, vừa xung khắc, vừa đối lập lại vừa liên hệ, ràng buộcbao hàm nhau Tuy nhiên, ông chưa nắm thực chất của sự chuyển hóa, hiểuchuyển hóa một cách máy móc Không nhấn mạnh đấu tranh với tư cách làphương thức giải quyết mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển, trái lại đềcao tư tưởng điều hòa mâu thuẫn

Nền triết học Trung Quốc là nền triết học có lịch sử lâu đời Nhìn chung,các nhà triết học Trung Quốc cổ đại khi luận giải những vấn đề về tự nhiên và

xã hội đã thừa nhận mâu thuẫn và sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập trongcác sự vật, hiện tượng Tuy vậy, do bị hạn chế về thế giới quan và nhân sinhquan, do địa vị giai cấp của mình nên các triết gia đã không thoát khỏi lậptrường duy tâm trong việc giải thích về sự vận động và biến đổi của lịch sử xãhội, đã làm mất đi tính duy vật, làm nghèo đi tính biện chứng ban đầu của nó.Tuy có thừa nhận mâu thuẫn và tính phổ biến của nó song lại chủ trương điềuhòa mâu thuẫn

Trang 14

Các hệ thống triết học Ấn Độ đã thừa nhận thế giới vũ trụ vạn vật luônluôn vận động, phát triển và biến đổi không ngừng Trong triết học Phật giáo,thế giới tự nhiên và nhân sinh đều được nhìn nhận qua sự phân tích nhân quả.Nhân quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, một kếtquả của một nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác.Triết học Phật giáo đã tìm thấy sự đối lập của các mặt trong sự đồng nhất củachúng, vạch ra được những mâu thuẫn nội tại của chúng như bản thể tuyệt đốitrong thế giới hiện tượng, ý thức và vô thức, niết bàn và vô minh Họ cho rằngthế giới vũ trụ không phải là cái gì đó thuần nhất, đơn giản mà là bao trùmtrong đó hai mặt đối lập vừa bất biến vừa biến đổi, vừa đứng im vừa vậnđộng, vừa trong trạng thái thăng bằng, ổn định, vừa trong trạng thái khôngcân bằng, không ổn định Các trường phái này đều xem xét các yếu tố khởinguyên của thế giới là bất biến, tồn tại vĩnh viễn còn các sự vật hiện tượng cụthể thì biến đổi, chuyển hóa không ngừng.

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời từ xã hội chiếm hữu nô lệ với những mâuthuẫn gay gắt giữa tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc Triết học HyLạp cổ đại là triết học của giai cấp chủ nô, cho nên nó mang tính đảng, tínhgiai cấp sâu sắc Điều này thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm; giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Một trong những đặc trưng quan trọng của triết học Hy Lạp cổ đại lànhững mối liên hệ của nó với thần thoại và các hình thức sinh hoạt tôn giáonguyên thủy Từ đó phép biện chứng mang tính nhân hình trong truyện thầnthoại, mọi hình thức và dạng cơ bản tư tưởng biện chứng được phác họa rõnét trong lịch sử phát triển của phép biện chứng cổ đại “Theo nghĩa đen,phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đốitượng” [23;429]

Mâu thuẫn được coi là hạt nhân của phép biện chứng và ngay từ đầu đãđược Hêraclit bàn đến Hêraclit là nhà biện chứng lỗi lạc nổi tiếng ở Hy Lạp

Trang 15

cổ đại - người được Lênin coi là nhà sáng lập ra phép biện chứng Ông khôngnhững nổi tiếng với học thuyết dòng chảy mà còn trở nên bất hủ trong quanniệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thốngnhất của vũ trụ Ông cho rằng mọi sự vật đều là sự thống nhất của các mặt đốilập, mọi cái đồng nhất luôn luôn tồn tại trong sự khác biệt đó, cái hài hòa củanhững cái căng thẳng, đối lập: đối lập giữa thiện và ác, giữa trẻ và già, sống

và chết… Ông coi đó là sự “tương phản”, “tương hành” trong vũ trụ Khi tồntại trong một sự vật thì các mặt đối lập luôn có sự ràng buộc với nhau Hêraclitkhẳng định đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ và đó

là một mặt trong “sự sống” của mọi sự vật đang biến đổi Ông cũng coi vậnđộng và đứng im là một sự thống nhất của của các mặt đối lập, giống như đấutranh và hài hòa chúng tồn tại thông qua nhau và là điều kiện tồn tại của nhau.Ông thừa nhận sự thống nhất của vận động và đứng im có tính phổ biến

Hêraclit thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập nhưngtrong các mối quan hệ khác nhau Bản thân logos là sự thống nhất của các mặtđối lập Vũ trụ là thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra cáccuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau Nhờ các cuộc đấutranh đó mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời Điều đólàm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ mãi không ngừng Bản thâncuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn diễn ra trong sự hài hòa nhất định,dựa trên sự quy định của logos Như vậy, Hêraclit đã thừa nhận tính phổ biếncủa vận động, đồng thời ông đã tìm ra nguyên nhân của sự vận động ngaytrong bản thân sự vật

Đóng góp của Hêraclit là cách trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập Hêraclit cho rằng, logos vũ trụ là cái tạo ra

“dòng chảy” liên tục của vạn vật thông qua sự đấu tranh hài hòa của các mặtđối lập, logos vũ trụ chính là chân lý, là tri thức khách quan về vạn vật trongquá trình thường xuyên, liên tục “trôi đi, chảy đi theo dòng chảy của chúng”

Trang 16

Tuy Hêraclit đã cố thể hiện bản chất mâu thuẫn của các sự vật trong logos chủquan, song đã gặp trở ngại về vấn đề khả năng phản ánh bản chất mâu thuẫncủa các sự vật, kể cả bản chất mâu thuẫn vận động vào logos của khái niệm Đóng góp cho nền triết học Hy Lạp còn phải kể đến Đêmôcrit vớikhuynh hướng nguyên tử luận Trong các công trình của mình tư tưởng củaông phản ánh về mâu thuẫn, về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đốilập, đó là sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác, giữa tập hợp và phân tántrong quá trình vận động của nguyên tử Ông diễn tả sự vận động của thế giớivật chất như là một quá trình vĩnh viễn, vô tận từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp, vận động là thuộc tính của các nguyên tử, “các nguyên tử bảnchất là bất động, đã vận động được là nhờ va chạm”

Như vậy, trong quan niệm về mâu thuẫn, triết học Hy Lạp cổ đại chỉdừng lại ở giới hạn nêu vấn đề Nhiều nhà triết học đã nhận thức được sự tồntại của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng Thừa nhận có mâu thuẫn, cócác mặt đối lập nhưng chỉ là những phỏng đoán thiên tài, chưa được chứngminh một cách khoa học, cũng như chưa được nghiên cứu một cách tự giác.Tuy nhiên những quan niệm về mâu thuẫn của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại

là mầm mống cho sự phát triển của các quan niệm sau này, đặc biệt là quanniệm của triết học Mác

Đỉnh cao của triết học phương Tây là triết học cổ điển Đức, đây đượcxem là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng phương Tây,đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại Trong triết học cổ điểnĐức, phép biện chứng đã trở thành một lý luận được xây dựng một cách có hệthống Hêghen là đại biểu xuất sắc nhất của nền triết học cổ điển Đức Theonhận xét của Ănghen: “Hêghen không chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn

là nhà triết học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo

thành thời đại” [22;422] Cống hiến lớn nhất của Hêghen là phép biện chứng,

mặc dù đó là phép biện chứng duy tâm

Trang 17

Hêghen đã xây dựng lý luận mâu thuẫn và đưa ra cách thức giải quyếtmâu thuẫn Trong “học thuyết về bản chất” của “khoa học logic”, Hêghen đãtriển khai mâu thuẫn: đồng nhất - khác nhau - đối lập - căn cứ và coi đó là quyluật bên trong của bản chất Theo Hêghen, lúc đầu bản chất là sự đồng nhấtgiữa những sự quy định khác nhau, rồi sau, trong sự đồng nhất, phát hiện ra

sự khác biệt, khác biệt lại chuyển thành mặt đối lập, và cuối cùng là xuất hiệnmâu thuẫn Mâu thuẫn bao hàm trong ngẫu nhiên, thể hiện ra ở chỗ cái ngẫunhiên có cơ sở lại vừa không có cơ sở, và do đó ngẫu nhiên biểu hiện tínhchất hai mặt của bản thân hiện thực trong sự thống nhất giữa hiện thực vớikhả năng và trong sự đối lập của nó với khả năng

Hêghen nhấn mạnh, bất kỳ sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt

và mâu thuẫn Ông coi mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, là nguyên lýcủa phát triển Ông khẳng định: Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vậnđộng và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trongbản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạtđộng, tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó Chính sựkhông ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa những quan hệ xã hội làmột trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển Đây là một khám phá vĩđại của Hêghen về vai trò nền tảng của mâu thuẫn trong sự phát triển của thếgiới khách quan và trong sự nhận thức nó của con người

Vì là nhà triết học duy tâm nên Hêghen không tránh khỏi những hạn chếnhất định trong lý luận về mâu thuẫn Hêghen đã có tư tưởng biện chứng vềmâu thuẫn, dự đoán được mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, phát triểncủa sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn trong hệ thống triết học của ông không phải

là mâu thuẫn của hiện thực khách quan mà là của tinh thần thế giới, ý niệmtuyệt đối Hơn nữa, do bị chi phối bởi quan niệm dân tộc và lợi ích giai cấp

mà ông đại diện nên ông có quan điểm thỏa hiệp khi giải quyết mâu thuẫn Vìthế dẫn đến kết cục hệ thống triết học của ông mâu thuẫn với phép biện chứng

Trang 18

của ông C.Mác và Ph.Ănghen đã phê phán một cách triệt để các hạn chếtrong triết học Hêghen, đồng thời hai ông đã tiếp nhận “hạt nhân hợp lý” củaphép biện chứng của Hêghen - học thuyết phát triển thông qua mâu thuẫn đểxây dựng và phát triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình.Cantơ là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởngphương Tây trước Mác Cantơ với học thuyết về mâu thuẫn cũng đã góp phầnquan trọng trong sự phát triển phép biện chứng với tư cách là logic và phươngpháp luận Ông cho rằng lý tính con người có khát vọng xâm nhập vào lĩnhvực “vật tự nó” để đạt tới tri thức tuyệt đối vượt ra ngoài giới hạn của kinhnghiệm cảm tính Điều đó nảy sinh những mâu thuẫn (antinômia) Cantơ nêulên bốn mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn được cấu tạo từ hai luận đề đối lập nhau.Cantơ có đóng góp cho phép biện chứng là ông xem mâu thuẫn là thuộc vềbản chất, cái tính quy định của tư duy Việc tìm ra các atinômia - mâu thuẫncủa Cantơ được xem là một thành tựu quan trọng của nhận thức triết học, bởi

vì bằng điều đó vận động biện chứng của tư duy được đề cao Tuy vậy, Cantơcũng đã bộc lộ những hạn chế: ông mới chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tưtưởng, trong lý tính con người, chưa nhìn thấy được mâu thuẫn có trong toàn

bộ đời sống hiện thực khách quan Cantơ cũng mới dừng lại ở việc phân tíchcác mặt đối lập để kết luận đúng sai, chứ chưa đề xuất các giải pháp để giảiquyết mâu thuẫn, và vì thế chưa thấy động lực của việc nảy sinh và giải quyếtmâu thuẫn Trên thực tế tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng mâuthuẫn nhưng ở Cantơ - ông đã hạn chế số lượng các Antinômia - mâu thuẫn.Triết học cổ điển Đức dù chỉ trải qua một giai đoạn lịch sử tương đốingắn nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học Mác

đã kế thừa những tư tưởng biện chứng, nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩaduy vật hiện đại

Trang 19

1.1.3 Quan niệm về mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Nó rađời do đòi hỏi thực tiễn chính trị - xã hội và là quá trình phát triển hợp quyluật của triết học và của nhận thức khoa học Triết học Mác là sự kế thừa tất

cả những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ thời cổ đại đến thờiđại các ông, dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại, kháikhát thực tiễn thời đại mình, C.Mác và Ph.Ănghen đã phát triển học thuyếtmâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới

Các nhà triết học trước Mác tuy đã đề xuất những tư tưởng biện chứng,song nhìn chung còn mang tính chất siêu hình và duy tâm, đặc biệt là nhà triếthọc duy tâm người Đức Hêghen Hêghen có tư tưởng biện chứng về quy luậtlượng - chất Tuy nhiên, sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

và ngược lại trong hệ thống triết học của ông chỉ là sự thay đổi thuần túy củacác khái niệm: chất, lượng, độ Ông cũng có tư tưởng biện chứng về quy luậtphủ định của phủ định Tuy nhiên phủ định trong triết học của ông là hiệnthân của tinh thần thế giới chứ không phải của hiện thực khách quan Hêghencũng có tư tưởng biện chứng về các phạm trù: riêng - chung; bản chất - hiệntượng; nguyên nhân - kết quả… Tuy nhiên, những cặp phạm trù này cũng chỉ

là kết quả tha hóa của tinh thần thế giới

Mác và Ănghen đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâmcủa Hêghen sau khi tách “hạt nhân hợp lý” vốn có của nó, vứt bỏ lối giải thíchduy tâm về các hiện tượng tự nhiên và xã hội Các ông cũng đã phê phán và

kế thừa sáng tạo tri thức nhân loại để tạo nên sự thống nhất giữa chủ nghĩaduy vật và phép biện chứng Khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật

và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học, C.Mác và Ănghen đã tạo

Trang 20

nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chúng là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng

Trong phép biện chứng duy vật, các quy luật cơ bản có quan hệ chặt chẽvới nhau Trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpđược xem là hạt nhân của phép biện chứng Triết học Mác đã quan niệm vềmâu thuẫn với tư cách là nguồn gốc động lực của vận động và phát triển tronggiới tự nhiên, xã hội và tư duy

C.Mác và Ph.Ănghen trong khi xây dựng phép biện chứng duy vật khoahọc triết học về sự phát triển phổ biến và tính quy luật của việc cải tạo cáchmạng thế giới đã luôn dựa vào thước đo là thực tiễn, đã tiến hành trên lậptrường chính đảng vô sản, một cuộc đấu tranh không mệt mỏi và triệt để với

hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản Phép biện chứng đã gạt bỏ sự thỏa hiệp với

hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Thực ra chỉ đứng trên lập trường của giaicấp vô sản, giai cấp mang sứ mệnh phá vỡ xã hội cũ bóc lột, xây dựng xã hộimới cộng sản chủ nghĩa mới có khả năng xây dựng thế giới khoa học triếthọc duy vật biện chứng

Triết học Mác đã quan niệm về mâu thuẫn với tư cách là nguồn gốc độnglực của vận động và phát triển trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

C.Mác và Ph.Ănghen trong khi xây dựng phép biện chứng duy vật khoahọc triết học về sự phát triển phổ biến và tính quy luật của việc cải tạo cáchmạng thế giới đã luôn dựa vào thước đo là thực tiễn, đã tiến hành trên lậptrường chính đảng vô sản, một cuộc đấu tranh không mệt mỏi và triệt để với

hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản Phép biện chứng đã gạt bỏ sự thỏa hiệp với

hệ tư tưởng của giai cấp thống trị C.Mác đã phân tích trước hết cái đơn giảnnhất, quen thuộc nhất, thông thường nhất, cái thường gặp, mối quan hệ của xãhội tư sản: sự trao đổi hàng hóa Sự phân tích, phát hiện trong cái hiện tượngđơn giản ấy mầm mống của tất cả những mâu thuẫn của xã hội hiện đại.C.Mác đã nghiên cứu các hiện tượng kinh tế trong mối liên hệ lẫn nhau và

Trang 21

trong trạng thái vận động, tức là trong tình trạng mâu thuẫn luôn luôn phátsinh và được giải quyết Hàng hóa đã được xem xét như là tế bào kinh tế của

xã hội tư sản, tức không xem nó một cách biệt lập mà xem đó là điểm xuấtphát của một chỉnh thể Đồng thời nghiên cứu mâu thuẫn của hàng hóa, mâuthuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, trong trao đổi giá trị chuyển từ mâu thuẫnbên trong thành mâu thuẫn bên ngoài, thành mâu thuẫn giữa hình thái giá trịtương đối và hình thái ngang giá, nhờ có tiền tệ mà mâu thuẫn này đã tìmđược lối giải quyết

Mác đã phát hiện ra những mâu thuẫn bên trong của hệ thống tư bản chủnghĩa và coi đó là bản tính tồn tại của nó, là nguồn gốc của sự vận động, pháttriển và tiêu vong của nó Những mâu thuẫn của hệ thống tư bản chủ nghĩatrước hết là những antinomia (mâu thuẫn trong quy luật, sự xung đột của quyluật với bản thân nó) trong bản chất, tương ứng với những điều đó ông pháthiện ra những antinomi gay gắt khách quan trong khái niệm chân chính vềmỗi quá trình thực hiện của nó Mác đã đề cập đến khía cạnh giải quyết mâuthuẫn Sự xung đột định đề và phản đề (antinomi) chẳng qua chỉ là hình thứclogic có nội dung mang tính phạm trù của việc đặt bất cứ vấn đề nào nóichung, của việc đặt và diễn giải vấn đề bằng ngôn ngữ của bản thân đốitượng Ta thấy rằng thực chất của mâu thuẫn biện chứng chỉ được vạch ra vớiđiều kiện tất yếu là hiểu được toàn bộ chức năng đặc thù của nó trong quátrình nhận thức, cụ thể là chức năng của nó với tư cách là cái hình thức logicchứa đựng nội dung của chân lý

Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ănghen đã đề cập đến mâu thuẫn.Khi xem xét các sự vật trong sự vận động sự biến đổi, sự sống sự tác động lẫnnhau của chúng, lúc đó chúng ta sẽ lập tức rơi vào những mâu thuẫn, bản thân

sự vận động đã là một mâu thuẫn, đó là ở chỗ mâu thuẫn đó cứ luôn luôn sảnsinh ra và đồng thời cũng tự giải quyết lấy Như vậy, đã có một mâu thuẫn tồntại một cách khách quan ở trong bản thân các sự vật và các quá trình

Trang 22

Mâu thuẫn là thuộc tính khách quan tồn tại trong tất cả các sự vật, hiệntượng Mâu thuẫn tự đề ra và tự giải quyết không ngừng và khi mâu thuẫn đãhết thì sự sống cũng không còn nữa Mâu thuẫn tồn tại và được giải quyếttrong sự vận động đi lên vô tận.

Như vậy, Mác và Ănghen đã có một bước tiến trong việc khám phá quyluật mâu thuẫn, từ đó nguồn gốc và động lực của sự phát triển được lý giảimột cách đúng đắn

Lênin đã nghiên cứu học thuyết macxit về mâu thuẫn, tiếp tục phát triểnnhững quan điểm của Mác - Ănghen về mâu thuẫn phù hợp với hoàn cảnhmới của thời đại

Mác đã chỉ ra rằng, mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư sản là mâu thuẫn đốikháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Mác và Ănghen đã khẳng địnhvai trò đấu tranh của các mặt đối lập, xem cuộc đấu tranh giai cấp giữa giaicấp vô sản và giai cấp tư sản là một động lực quan trọng để xóa bỏ chế độ tưbản chủ nghĩa, hình thành nên chế độ cộng sản chủ nghĩa Như vậy đấu tranhgiai cấp mà đỉnh cao là thời kỳ cách mạng được xem như là đòn bẩy để thayđổi hình thái kinh tế xã hội Do đó, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp củalịch sử xã hội có giai cấp

Lênin đã phát triển và cụ thể hóa những tư tưởng của Mác Lênin chỉ rarằng sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã dẫn đến chỗ làm xuất hiện hàngloạt hiện tượng lịch sử và điều kiện về nguyên tắc của xã hội chế độ tư bản cómâu thuẫn cơ bản của nó là sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô sản Lêninkhẳng định, biện chứng của sự phát triển xã hội trong thời đại đế quốc chủnghĩa đã làm nổi lên hai hình thức cơ bản của các mâu thuẫn xã hội Các mâuthuẫn đối kháng đã tồn tại trong các hình thái có giai cấp trước chủ nghĩa xãhội Chúng có đặc điểm đó là tính thống nhất của các mặt đối lập về kinh tế,chính trị, tâm lý xã hội và tư tưởng Trong dạng mâu thuẫn này, một bên làbảo thủ, phản động, và cố kìm hãm việc giải quyết nó, với một bên là tiến bộ

Trang 23

cách mạng, đang làm cho mâu thuẫn này phát triển cao, đó là mâu thuẫn giữalao động và tư bản, ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc vàcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bị áp bức Phương thức giải quyết mâuthuẫn đối kháng này là đấu tranh giai cấp mà hình thức cao nhất của nó làcách mạng xã hội.

Lênin cho rằng trong thời đại đế quốc sẽ xuất hiện một số dạng mâuthuẫn mới Một trong những dạng ấy là mâu thuẫn trong nội bộ bản thân giaicấp các nhà tư bản, giữa các tổ chức độc quyền riêng rẻ, các liên minh của các

tổ chức độc quyền, các nhóm cường quốc - đế quốc Dạng đối kháng này cóđặc điểm là hai mặt của nó về bản chất đều bảo thủ và phản động Tuy nhiênchỉ bằng sức mạnh của mình thì giai cấp tư sản không thể giải quyết mâuthuẫn, cũng như việc giải quyết mâu thuẫn sẽ không tránh khỏi việc dẫn đếnchỗ làm suy yếu hệ thống thế giới của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp ngày càngnhiều lĩnh vực thống trị kinh tế và chính trị của nó Khi phân tích hình thức đốikháng của các mâu thuẫn xã hội trong chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã đi đến kếtluận, nó có tính chất lịch sử nhất thời và tất yếu sẽ biến mất cùng với sự diệtvong của chủ nghĩa tư bản và của tất cả các hình thức người bóc lột ngườikhác

Tư tưởng của Lênin về tính chất của các mâu thuẫn đối kháng là cơ sở lýluận quan trọng cho sự phân tích khoa học hiện đại biện chứng của sự pháttriển xã hội và của các mặt, các yếu tố của nó, là những mầm mống của tươnglai, của sự phát triển tiến bộ nhất

Trong thời kỳ quá độ, thời kỳ chứa đựng đối lập giữa cái cũ và cái mới,cuộc đấu tranh của các giai cấp khác nhau và dưới những hình thức khácnhau, thì việc tiếp tục nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn và về việc ứng dụng

nó trên thực tế là có ý nghĩa hàng đầu Trong thời kỳ ấy, hình thành nhữngtính quy luật khác so với chế độ tư bản chủ nghĩa và những tính quy luật này

đã quy định phương hướng tư tưởng của Lênin

Trang 24

Lênin khảo sát về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,

lý luận về những mâu thuẫn biện chứng liên quan đến thời kỳ quá độ Khinghiên cứu vấn đề về những mâu thuẫn của thời kỳ quá độ, Lênin xem xétchúng trong sự tác động qua lại và liên hệ qua lại, với tính cách là một hệthống những mâu thuẫn, và đã xác định những mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu,phổ biến và đặc thù, bên trong và bên ngoài Lênin đã đóng góp nhiều điềumới mẻ vào mặt này của học thuyết Macxit về mâu thuẫn

Lênin chỉ ra rằng, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn có ý nghĩa hàngđầu đối với một hiện tượng hay một quá trình ở một giai đoạn phát triểnnhất định của nó

Lênin cũng đã đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫnthể hiện chính bản chất của một hiện tượng nào đó, của một quá trình nào đó

và có ảnh hưởng quyết định tới tất cả những mâu thuẫn khác

Trong học thuyết mácxít về mâu thuẫn, Lênin cũng đã cụ thể hóa cả vấn

đề tác động qua lại giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Lêninnhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến sự tác động qua lại của mâu thuẫn bêntrong và mâu thuẫn bên ngoài nhằm đánh giá đúng đắn vai trò của mâu thuẫnnày hay mâu thuẫn khác trong sự phát triển của các hiện tượng và quá trình Lênin đã phát hiện ra và luận chứng một cách toàn diện tính quy luật củabước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội với tính cách là một sựphát triển lịch sử từ những mâu thuẫn đối kháng sang mâu thuẫn không đốikháng Lênin đã phân tích tất cả các hình thức và các dạng mâu thuẫn trongthời kỳ quá độ

Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, pháttriển của bản thân sự vật, hiện tượng; phản ánh quá trình đấu tranh giải quyếtmâu thuẫn bên trong sự vật

Với tư cách là người kế tục và bảo vệ sự nghiệp của C.Mác vàPh.Ănghen, V.I.Lênin đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn lên một tầm cao

Trang 25

mới Lênin đã đưa ra những quan điểm đầy đủ và sâu sắc, cùng với nó lànhững luận chứng sắc bén nhằm làm rõ thêm quy luật mâu thuẫn với tư cách

là hạt nhân của phép biện chứng

1.2 Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Trong phép biện chứng duy vật, quy luật thống nhất và đấu tranh của cácmặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng.Nghiên cứu quy luật này để thấy rõ được nguồn gốc, động lực của sự vậnđộng và phát triển Theo quan điểm biện chứng thì sự vật nào cũng là một thểthống nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướngtrái ngược nhau Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâuthuẫn sự vật

Khi nói đến mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu củanhững mặt trái ngược nhau Ví dụ, điện có cực âm, cực dương Trong các mặtđối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau (Với nghĩa tác động theo xu hướng tráingược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau

1.2.1 Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bêntrong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng, sự xung đột bênngoài giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tínhquy luật

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thếgiới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thốngnhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặtđối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn

Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượngphổ biến

Trong quan điểm của triết học Mác rõ ràng vật chất tự thân vận động, nóhoàn toàn không phụ thuộc vào một lực lượng siêu nhiên nào, kể cả con

Trang 26

người Chính vì vậy mà khi thừa nhận mâu thuẫn là nguồn gốc của vận độngthì nó đã bao hàm mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan, nó không nhữngkhông lệ thuộc vào ý thức của con người mà còn chi phối, quy định cả hoạtđộng thực tiễn của con người

Mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn hình thành,phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong sự vật quy định

Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn, cho nên vận động chính là ởchỗ mâu thuẫn đó cứ luôn nảy sản sinh và đồng thời tự giải quyết lấy Nhưvậy, mâu thuẫn là thuộc tính khách quan tồn tại trong tất cả các sự vật, hiệntượng Mâu thuẫn tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, khi mâu thuẫn đã hếtthì sự sống cũng không còn nữa Khẳng định tính phổ biến của mâu thuẫn làtrong mọi sự vật hiện tượng cũng như trong mọi giai đoạn phát triển của sựvật, hiện tượng đều có mâu thuẫn

Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất

cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Trong nguyên tử có mâu thuẫngiữa hạt nhân mang điện tích dương và các ê-léc-tơ-ron bao quanh mang điệntích âm Trong sinh vật học có mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, di truyền

và biến dị Trong xã hội có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối kháng.Trong tư duy cũng có mâu thuẫn giữa biết và chưa biết, giữa đúng và sai.Mâu thuẫn tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng, mà còn phổbiến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng Chủ nghĩa tư bản

từ khi ra đời tới lúc diệt vong đều mang đầy mâu thuẫn và ở các giai đoạnphát triển của nó, hình thức và trình độ mâu thuẫn biểu hiện khác nhau Mâuthuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc Mâu thuẫn tồn tại ởmọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển Mâu thuẫn này mất đi thìmâu thuẫn khác lại hình thành Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâuthuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn, vì trong cùng một lúc có rất nhiều mặt

Trang 27

đối lập Quá trình tác động chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau tạo thànhđộng lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan củachính bản thân các sự vật, hiện tượng

Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, trong tất cả các sự vậtđều tồn tại mâu thuẫn, sự vật hiện tượng khác nhau thì chứa đựng những mâuthuẫn khác nhau, bản thân sự mâu thuẫn cũng có sự vận động và biến đổikhác nhau trong từng giai đoạn Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâuthuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau:Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu

Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Như vậy, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cho thấy mốiliên hệ khách quan cơ bản, tất yếu và phổ biến của các sự vật hiện tượng, nóqui định nguồn gốc, động lực phát triển tất yếu của thế giới vật chất Đó chính

là qui luật thống nhất và đấu tranh giữa của các mặt đối lập, một trong nhữngqui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

1.2.2 Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập vừa có quan hệ thống nhất với nhau,vừa đấu tranh với nhau

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quátnhững thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùngmột sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó Do đó, cần phải phân biệtrằng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Bởi vì trongcác sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại hai mặtđối lập Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật hiện tượng có thể cùng tồn tạinhiều mặt đối lập Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng

Trang 28

một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiềunhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau (sự chuyển hoá này tạo thànhnguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển của

sự vật, thì hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn)

Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đốilập liên hệ nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau Mặt đối lập này lấymặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại Nếu thiếumột trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồntại của sự vật Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện khôngthể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào

Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn còn đồng nghĩa với kháiniệm “đồng nhất”, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn bài trừlẫn nhau trong tất cả các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, xã hội và tưduy, song “đồng nhất” còn có ý nghĩa khác, đó là sự chuyển hoá lẫn nhau giữacác mặt đối lập; và như vậy sự “đồng nhất” là không tách rời với sự khác nhau

và đối lập (Ví dụ liên hệ: một vật vừa là nó vừa không phải là nó Quan điểmnày hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình phiến diện, xem sự vật mangtính đồng nhất thuần tuý không có đối lập, không có sự chuyển hoá)

Chúng ta biết rằng, tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn ở trạng tháivận động và biến hóa Đó là sự thống nhất liên hệ ở bên trong của cái đangtồn tại và cái đang biến hóa, của tính đồng nhất và khác biệt, của yên tĩnh vàvận động, của cái biến đi và cái xuất hiện Cần phải chú ý đến những mặt của

nó, xem xét những mặt đó trong mối liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau đểthấy và giải thích được sự vận động Sự vận động và biến hóa là sự thốngnhất, sự thâm nhập lẫn nhau giữa các mặt đối lập, sẽ không có mặt này nếukhông có mặt kia, sẽ không có cái toàn bộ nếu không có mối liên hệ giữa haimặt đó Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là ở chỗ mỗi sự vật, hiện tượngchứa đựng bên trong mình cái khác với nó, cái đối lập với nó, nhờ vậy mà nó

Trang 29

vượt ra khỏi giới hạn tồn tại của nó và trong một ý nghĩa nhất định nó đồngnhất với cái không tồn tại.

Sự thống nhất của các mặt đối lập đó là sự cùng tồn tại, sự liên kết,nương tựa, bổ sung cho nhau của các mặt đối lập trong trong cùng một sự vật.Nếu không có sự thống nhất giữa chúng sẽ không có bất kỳ sự “tự vận động”tất yếu , sẽ không có bất kỳ sự phát triển nào

Đấu tranh của các mặt đối lập:

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời

sự đấu tranh chuyển hóa giữa chúng Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trongmột sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bênnhau mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát trển của bảnthân sự vật Đấu tranh của các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng đượchiểu là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của các mặtđối lập “Đấu tranh” giữa các mặt đối lập trong thế giới khách quan diễn radưới nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng, có cả trong tự nhiên, xã hội

và tư duy

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đốikháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến tiến với quan hệ sản xuất lạchậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt Chỉ thông qua các cuộc cáchmạng xã hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyếtmâu thuẫn một cách căn bản

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp, diễn ra từthấp đến cao và gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng.Thông thường, khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xungkhắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau Tất nhiên không phảibất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn Chỉ có những khác nhautồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiềunhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ấy

Trang 30

mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn Khi hai mặt đối lập của mộtmâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt nó biến thành độc lập Sựvật cũ mất đi, sự vật mới hình thành Sau khi mâu thuẫn được giải quyết, sựthống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặtđối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâuthuẫn, mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới xuất hiện Cứ như thế, đấu tranhgiữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao.Chính vì vậy, Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa

các mặt đối lập” [11;379].

Quá trình phát triển của mâu thuẫn vừa có thống nhất vừa có đấu tranh.Thống nhất và đấu tranh có quan hệ chặt chẽ với nhau, không có thống nhấtthì không có đấu tranh Nhưng hai mặt đó có tính chất và tác dụng khác nhau:thống nhất là điều kiện của đấu tranh, đấu tranh là nguồn gốc của sự pháttriển; thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối

Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập, Lênin chỉ ra rằng: “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tạivới ý nghĩa là chính nó - nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng

ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan” Songbản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời, nghĩa là nó tồn tạitrong trạng thái đứng im tương đối của sự vật hiện tượng Còn sự đấu tranhgiữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nó diễn ra thường xuyên, liên tục trongsuốt quá trình tồn tại của sự vật Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũngnhư khi chuyển hoá nhảy vọt về chất Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạonên tính chất tự nhiên, liên tục của sự vận động, phát triển của sự vật Lêninviết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặtđối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối Sự đấu tranh của cácmặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động

là tuyệt đối” [11; 379-280]

Trang 31

Thống nhất tương đối và đấu tranh tuyệt đối liên hệ khăng khít với nhau.Không thể tuyệt đối hóa mặt này mà phủ nhận mặt kia Tuyệt đối hóa đấutranh sẽ dẫn tới tả khuynh Tuyệt đối hóa tính tương đối của thống nhất sẽ dẫntới hữu khuynh Mỗi sự vật và hiện tượng đều là sự thống nhất và đấu tranhcủa các mặt đối lập, trong đó đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực của sự phát triển.

1.2.3 Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

Như chúng ta đã biết, không phải bất kỳ sự đấu tranh của các mặt đối lậpđều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đốilập phát triển đến mức độ nhất định, hội tụ tất cả các điều kiện cần thiết mớidẫn đến sự chuyển hoá, bài trừ phủ định lẫn nhau Trong giới tự nhiên,chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xãhội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạtđộng có ý thức của con người Chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là lúcmâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ

là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc, mà đây là quá trình diễn rahết sức phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian Tùy mỗi sự vật, hiện tượng

mà có sự chuyển hóa khác nhau Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoátheo hai phương thức:

Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia

và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiếnđấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn

Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thànhhai mặt đối lập mới hoàn toàn

Trang 32

Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phongkiến), xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản(chế độ tư bản chủ nghĩa).

Hay: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa

Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sựvật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, nhữngthuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranhchuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn.Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới Mâu thuẫn đượcgiải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình hành Sự vật mới lại nảy sinh cácmặt đối lập và mâu thuẫn mới

Các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh chuyển hoá và phủđịnh lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn, tiến bộ hơn Cứ như vậy mà các sựvật, hiện tượng trong thế gới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổikhông ngừng Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trìnhvận động phát triển của sự vật, hiện tượng Với câu nói nổi tiếng của Hêraclitcàng minh chứng rõ điều này: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng mộtdòng sông”

Chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của sự vận động vàphát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đốilập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng C.Mác khẳng định rằng: Cái cấuthành bản chất của sự vật biện chứng, chính là sự cùng tồn tại của hai mặtmâu thuẫn, sự đấu tranh của hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thànhmột phạm trù mới Vậy mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, cáckhuynh hướng đối lập Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lậpquy định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại,

Trang 33

cũng như sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xunglực của sự sống Như vậy, ta thấy rằng chính mâu thuẫn là nguồn gốc, là độnglực của sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.

1.2.4 Một số loại mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như trong tất

cả các giai đoạn phát triển của chúng Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng.Tính phong phú, đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặcđiểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình

độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại

+ Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệtcác mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong chính bản thân sự vật,quyết định bản chất, xu thế vận động của chính bản thân sự vật Mâu thuẫnbên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bênngoài chỉ là tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét

Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vậnđộng và phát triển Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoàikhông ngừng tác động qua lại lẫn nhau Việc giải quyết mâu thuẫn bên trongkhông thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâuthuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong

+ Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định

sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trìnhtồn tại các sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cănbản về chất Mỗi sự vật, hiện tượng có một hoặc nhiều mâu thuẫn cơ bản tùytừng giai đoạn phát triển khác nhau

Trang 34

Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phươngdiện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đónảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.Trong cùng một sự vật, hiện tượng mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơbản tồn tại gắn liền với nhau và mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối củamâu thuẫn cơ bản.

+ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của

sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâuthuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn pháttriển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sựvật chuyển sang giai đoạn phát triển mới

Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạnphát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâuthuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việctừng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu

+ Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫntrong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoànngười có khuynh hướng xã hội đối lập nhau về lợi ích cơ bản

Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội

có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ tạm thời

Việc phân biệt các nhóm mâu thuẫn ảnh hưởng đến việc lựa chọn cáchthức giải quyết mâu thuẫn, xây dựng mục tiêu và phương pháp hành động

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn

Việc nghiên cứu quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn

Trang 35

Quy luật mâu thuẫn đem lại phương pháp luận khoa học cho việc xemxét và giải quyết các vấn đề, phương pháp phân tích, giải quyết mâu thuẫn

Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải phápđúng cho hoạt động thực tiễn, phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫncủa sự vật Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhấtnhững mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đốilập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đốilập đó V.Lênin viết: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộphận của nó…, đó là thực chất… của phép biện chứng” [11; 378] Mâu thuẫn

là hiện tượng phổ biến, nó tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dướinhiều hình thức khác nhau: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài,mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâuthuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Trong hoạt động thực tiễn, mâu thuẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau, việc phân tích mâu thuẫn có ý nghĩa rất quan trọng Khi phân tích mâuthuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xemxét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xétquá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tácđộng qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng Chỉ cónhư thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vậnđộng, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn

Như chúng ta đã biết trong mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một mâuthuẫn mà cùng một lúc có thể có rất nhiều mâu thuẫn Việc giải quyết mâuthuẫn là tất yếu, nhưng không thể cùng một lúc chúng ta giải quyết được tất

cả các mâu thuẫn Chính vì thế mà phải xác định xem mâu thuẫn nào phải giảiquyết trước Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bất cứ địa phương nào, cơ quan nào,thường trong một lúc có nhiều công việc trọng yếu Trong một thời gian đó,lại có một công việc trọng yếu nhất và vài ba việc trọng yếu vừa Người lãnh

Trang 36

đạo trong địa phương hoặc cơ quan đó phải xem xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặtcông việc cho đúng Việc chính, việc gấp thì làm trước Không nên luộmthuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào làm việc ấy, thành thử việc nào cũng

là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp”

Ví dụ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa

xã hội hiện thực ở Liên xô và Đông Âu là: Tiến hành cải tổ không theo mộttrình tự rõ ràng, đã có sự phê phán đối với “sự trì trệ” nhưng không xác địnhđược mâu thuẫn nào cần được giải quyết trước, và chúng được thực hiện theo

sự nhất quán nào, vào thời gian nào, trong điều kiện nào Từ đó dẫn đến hiệntượng luống cuống, hỗn độn, mất ổn định của nhà nước và xã hội

Trong hoạt động thực tiễn, phát hiện và nhận thức mâu thuẫn là rất quantrọng, không nên lảng tránh và che dấu mâu thuẫn Việc đấu tranh giải quyếtmâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn Phải tìm raphương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫnchỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi Một mặt, phải chống thái độchủ quan, nóng vội; mặt khác phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan

để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi Mâu thuẫnkhác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau Phải tìm ra các hìnhthức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâuthuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể

Mâu thuẫn được giải quyết bằng quá trình đấu tranh theo quy luật kháchquan Cho nên trong đời sống xã hội chúng ta phải coi hành vi đấu tranh làchân chính

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
[4] Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
[6] Doãn Chính (2002), Đại cương Triết học Trung Quốc, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2002
[11] Nguyễn Tiến Dũng (2008), Lịch sử Triết học Phương Tây, Nxb Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Triết học Phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2008
[12] Trần Đức Hiến (2002), “Về mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng”, Tạp chí Triết học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng”
Tác giả: Trần Đức Hiến
Năm: 2002
[18] C.Mác - Ăngghen - Lênin, Về những vấn đề Triết học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những vấn đề Triết học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[19] Đặng Hữu Toàn (2002), Khái niệm “logos” trong lịch sử Triết học Heraclit, Tạp chí Triết học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm “logos” trong lịch sử Triết học Heraclit
Tác giả: Đặng Hữu Toàn
Năm: 2002
[20] Đặng Hữu Toàn (2002), Quan niệm của Heraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, Tạp chí triết học tháng 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm của Heraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập
Tác giả: Đặng Hữu Toàn
Năm: 2002
[21] Trấn Thành (2004), Sự kết hợp các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội, Tạp chí Triết học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kết hợp các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội
Tác giả: Trấn Thành
Năm: 2004
[27] Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (2006), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Triết học
Tác giả: Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
[28] Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (Viện Triết học) (1998), Lịch sử phép biện chứng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập I, II, III, IV, V, VI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phép biện chứng
Tác giả: Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (Viện Triết học)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 6 Khác
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 7 Khác
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 8 Khác
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 9 Khác
[13] V.I.Lênin (1980), toàn tập Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ Macxcova, tập 23 Khác
[14] V.I.Lênin (1981), toàn tập Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ Macxcova, tập 29 Khác
[15] V.I.Lênin (1977), toàn tập Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ Macxcova, tập 42 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w