Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Đề tài “Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Đề tài “Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được
nghiên cứu sinh ấp ủ từ lâu Kết cấu gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, ba chương, 8 tiết, phục lục, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo Phần chính của luận án tập trung vào ba chương với dung lượng
148 trang đã trình bày những vấn đề cơ bản mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu, để trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi mà bản thân nghiên cứu sinh đặt ra và cần phải giải quyết, đó là: Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì ai sẽ là người chống ? chống những vấn đề gì ? và chống bằng cách nào ?
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Độc quyền hoặc khống chế thị trường là ước mơ của hầu hết các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mà không phải đương đầu với cạnh tranh Thực tế cho thấy, việc hình thành các doanh nghiệp độc quyền trên thị trường rất dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao, làm ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội cũng như người tiêu dùng Khi có vị trí độc quyền, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị trường theo quyền lực thị trường của mình
Nhận thức rõ những tác động tiêu cực của độc quyền doanh nghiệp tạo ra, Đảng ta chủ trương “thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp”, đồng thời “hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước” Tuy nhiên, tình hình độc quyền doanh nghiệp vẫn tồn tại với nhiều diễn biến phức tạp Trong khi đó, hoạt động chống độc quyền doanh nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vẫn tồn tại; hoạt động chống ấn định giá sản phẩm bất hợp lý chưa hiệu quả, các hiện tượng tăng giá, bảo hộ, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và lợi dụng để phục vụ cho một số nhóm người, người dân không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà xã
Trang 2hội tạo ra đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế, xã hội của nước ta Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện những công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam Với sức mạnh kinh tế của mình, các công ty này có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền để thực hiện quyền lực thị trường của
họ Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường, thiết lập
vị trí độc quyền sẽ diễn ra Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực hạn chế dễ bị tổn thương, hoặc bị thao túng trở thành những công ty con, công ty vệ tinh cho các tập đoàn đó Những điều trên đặt ra những nghi ngại xung quanh vấn đề chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Dưới góc độ lý luận, đây là vấn đề phức tạp, có liên quan
và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu trong xã hội dưới nhiều giác độ, phạm vi khác nhau
và đạt những kết quả nhất định Yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề trên, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp trong chống độc quyền doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền kinh tế ổn định và
phát triển Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: "Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay" làm luận án tiến sĩ kinh tế
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chống độc
quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN Đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta Từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian tới
* Nhiệm vụ:
- Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề chung về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp, luận án tập trung vào xây dựng khái niệm trung tâm và nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN Khảo sát kinh nghiệm các nước trong chống độc quyền doanh nghiệp, từ đó rút ra một số bài học đối với Việt Nam
- Đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, với việc chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong
Trang 3chống độc quyền doanh nghiệp, và những vấn đề đặt ra trong chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế của nước ta.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT trường định hướng XHCN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu chống
độc quyền nói chung mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chống độc quyền trong nền KTTT định hướng XHCN
- Phạm vi nghiên cứu: về mặt không gian được xác định là
trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2005 đến nay; về mặt nội dung: tập
trung vào những vấn đề cơ bản về chống độc quyền doanh
nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN, trong đó tập trung vào xây dựng quan niệm và nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nên KTTT định hướng XHCN
Đánh giá đúng thực trạng về chống độc quyền doanh nghiệp, làm rõ những thành tưu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản về chống độc quyền trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần bổ sung làm phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận, thực tiễn để các cấp tham khảo trong chỉ đạo xây dựng môi trường cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập cho các nhà trường đại học ở nước ta hiện nay
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Các công trình khoa học nước ngoài nghiên cứu về độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp
Trang 4* Các công trình nghiên cứu liên quan đến độc quyền, độc quyền doanh nghiệp
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến độc quyền, độc quyền doanh nghiệp như tác phẩm “Kinh tế
học” của P.A Samuelson Michael E Porter với các công
trình:“Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh”, “Lợi thế
cạnh tranh quốc gia” Ben W.F Depoorter trong cuốn “5400 Regulation of natural monopoly”của Center for Advanced
Studies in Law and Economics University of Ghent, Faculty Tác giả Patrick Rey và Paul Seabright với cuốn sách“The
activities of a monopoly firm in adjacent competitive markets: Economic consequences And Implications For Competition Policy” Đề tài,“Firms with market power: monopoly” của Ali
Emami Tác giả Ferguson, Paul R với cuốn sách“Business
economic: the application of economic theory”.
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến chống độc quyền doanh nghiệp
X.Nicitin với cuốn “Chính sách chống độc quyền ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển” Howard D Marshall
với cuốn sách “Business and government: The problem of
power”; hay Stephen J.K Walters, “Enterprise, government, and the public”; tác giả Christopher: “Outline of the U.S Economy” dịch “Phác thảo nền kinh tế Mỹ”
2 Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp
* Các công trình đề cập đến độc quyền, độc quyền doanh nghiệp
Đề tài: “Tác động của cạnh tranh và độc quyền trong nền
kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại tới xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Học viện Chính trị quốc gia Trần Văn Hiền với luận án kinh tế “Lý luận của Lênin về phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền tư bản và những biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay” TS Bùi
Văn Huyền:“Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam” Cuốn sách: “Cấu trúc thị trường - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Dần.
Trang 5* Các công trình tiêu biểu liên quan đến chống độc quyền doanh nghiệp
Bùi Hà với đề tài: “Độc quyền và chống độc quyền trong
nền kinh tế thị trường”, và “Các hình thức và biện pháp khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong nền kinh tế thị trường Luận án kinh tế:“Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Quốc Dũng Viện nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương với cuốn: “Các vấn đề pháp lý và
thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” Đồng Thị Hà:“Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Đinh Thị Mỹ Lan với cuốn “Luật chống độc quyền Nhật Bản, kinh nghiệm thực thi” “Chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới”
của Đặng Minh Đức Tác giả Đinh Thị Mỹ Loan: “Kiểm soát
tập trung kinh tế- kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” Tác giả Bùi Nguyễn Anh Tuấn với cuốn “Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển”
Đặng Vũ Huân: “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” Lê Anh Tuấn
với cuốn “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam” Các bài viết trên các tạp chí như: Nguyễn Như Phát,
“Độc quyền và xử lý độc quyền”; tác giả Khánh An, “Phải kiểm soát chặt hơn những doanh nghiệp độc quyền”; Phạm Văn
Chung, “Độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp”; Lê Văn Hưng “Cần có các quy định cho doanh nghiệp Nhà nước
trong việc thực hiện luật Cạnh tranh”.
* Các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh của chống độc quyền doanh nghiệp
Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn trong cuốn “Phân
tích và luận giải các quy định của pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền
để hạn chế cạnh tranh” Đoàn Trung Kiên với bài“Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam” Trần Anh Tú với bài “Nhận diện
Trang 6độc quyền hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam” Phạm
Hoài Huấn trong cuốn sách “Pháp luật chống lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá”.
Bài viết của Đào Văn Tú “Độc quyền và vấn đề kiểm soát
giá độc quyền ở Việt Nam” Và “Kiểm soát giá đối với hàng hóa và dịch vụ độc quyền ở Việt Nam hiện nay” của Lê Việt
Thành Trần Minh Đạo với bài: “Quản lý giá trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam Bài viết của Nguyễn Hữu Huyên “Nhận dạng Cac - ten theo luật Cạnh tranh của các nước phát triển”
3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Có thể nói, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết với các cách tiếp cận, mức
độ, phạm vi và mục đích nghiên cứu khác nhau, ít nhiều cũng
là cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nhiều công trình khoa học lại đề cập vấn đề chống độc quyền và các khía cạnh trong chống độc quyền doanh nghiệp dưới góc độ luật học, luận giải những vấn đề cụ thể của khoa học pháp luật Vì vậy, đây là những khoảng trống để nghiên cứu sinh cần làm rõ trong đề tài của mình
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1.1 Những vấn đề lý luận chung về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
1.1.1 Quan niệm về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp
* Dưới góc nhìn của các nhà kinh tế học tư sản
Các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ủng hộ độc quyền của tư bản dân tộc trong thương mại quốc tế Chủ nghĩa trọng nông lên án đặc quyền và độc quyền phong kiến, họ chủ trương Nhà nước không can thiệp vào kinh tế Trường phái tư sản cổ điển đề cao tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế.Trường phái Tân cổ đưa ra lý thuyết vừa cạnh tranh vừa độc quyền Trường phái Áo không chủ trương phát triển độc quyền một cách vô hạn, mà chủ trương Chính phủ phải sử dụng lực lượng điều tiết để hạn chế và giảm bớt độc quyền Trường phái chính hiện đại cho rằng, những thất bại
mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó không hiệu quả là ảnh hưởng của độc quyền
* Dưới góc nhìn của các nhà kinh tế học Mác-xít
C.Mác đã nhìn thấy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tích tụ và tập trung tư bản do cạnh tranh tạo ra tất yếu sẽ dẫn tới
sự hình thành của các tổ chức độc quyền Độc quyền được Ph.Ăngghen diễn đạt “Tổ chức độc quyền (tư bản) là sự liên minh giữa những nhà tư bản nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa nào đó, nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao” V.I.Lênin xem độc quyền là đặc điểm kinh tế nổi bật nhất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn mới Ông khẳng định, nguồn gốc của độc quyền là cạnh tranh,
là tích tụ, tập trung tư bản mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Độc quyền này về thực chất
là một hình thức liên minh giữa những nhà tư bản nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao đúng như Ph.Ăngghen đã chỉ ra
* Quan niệm của các nhà khoa học Việt nam
Trang 8Theo Hoàng Đình Cán, độc quyền kinh tế là tình trạng tập trung lực lượng (thực lực) kinh tế vào tay một hoặc một số người, làm cho những người đó có quyền lực lớn đối với quá trình tái sản xuất xã hội Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng, độc quyền, đó là tình trạng chỉ có một hay một ít người (hoặc tổ chức) độc chiếm thị trường Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường, độc quyền là số ít xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa đi giành lợi nhuận độc quyền cao đã liên doanh lại độc chiếm thị trường và sản xuất độc quyền một loại hàng hóa X nào đó Theo Nguyễn Văn Ngọc, một doanh nghiệp trở thành độc quyền khi nó là người bán duy nhất đối với sản phẩm của mình
và nếu sản phẩm đó không có sản phẩm thay thế gần gũi Viện
nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho rằng: Độc
quyền trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Luật Cạnh tranh của Việt Nam, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan Nguyễn Vân Nam cho rằng, độc quyền của một doanh nghiệp quy định trong Luật Cạnh tranh phải được hiểu
là thứ quyền lực trên thị trường của doanh nghiệp khi kinh doanh một sản phẩm xác định đối với người tiêu thụ, đối với đối thủ cạnh tranh, đặt trong thị trường liên quan
Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng, độc quyền là một hiện tượng kinh tế khách quan, phản ánh sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh Khi có vị trí độc quyền, thị trường sẽ trao cho doanh nghiệp quyền lực của mình, “khả năng tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định” Theo đó, độc quyền doanh nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ quyền lực của doanh nghiệp trong việc chi phối đầu vào, đầu ra của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường
Độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có những đặc điểm cơ bản là:
Một là, sự tập trung vào trong tay một hoặc một số doanh
nghiệp nắm phần lớn việc sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa nào
đó để bảo đảm vị trí độc quyền trong một ngành hoặc một lĩnh vực
Hai là, khi xác lập được vị trí độc quyền, doanh nghiệp có
xu hướng lạm dụng vị trí đó nhằm thu lợi nhuận độc quyền
Ba là, doanh nghiệp lợi dụng độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nghiệp, phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp
Trang 9Bốn là, có khả năng định giá thị trường, buộc đối thủ cạnh tranh
và người tiêu dùng phải tuân theo, giá cả đó gọi là giá cả độc quyền
Năm là, có khả năng ngăn cản sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp khác, nhằm củng cố vị trí độc quyền của doanh nghiệp
1.1.2 Các hình thức độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ nhất, căn cứ theo nguồn gốc hình thành gồm:
- Độc quyền được hình thành do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất
- Độc quyền có nguồn gốc từ sự can thiệp của Nhà nước
- Độc quyền tự nhiên:
Thứ hai, căn cứ theo mức độ chi phối của doanh nghiệp đối
với thị trường, độc quyền có các dạng sau:
- Độc quyền bán
- Độc quyền mua
- Độc quyền hạn chế bán và độc quyền hạn chế mua
- Độc quyền song phương:
1.1.3 Nguyên nhân hình thành độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, độc quyền được hình thành từ quá trình cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Thứ hai, Nhà nước chủ trương hình thành độc quyền Nhà
nước trên một số lĩnh vực
Thứ ba, độc quyền hình thành từ đòi hỏi của quy mô đầu tư
và kỹ thuật, công nghệ sản xuất
Thứ tư, độc quyền hình thành từ sự tồn tại các rào cản trên thị trường
1.2 Khái niệm, nội dung và sự cần thiết chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Khái niệm về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tổng thể các cách thức, biện pháp được Nhà nước XHCN và các chủ thể kinh tế sử dụng để quản lý, kiểm soát và ngăn chặn các hành vi độc quyền của doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh
tế, đồng thời góp phần giải quyết hài hòa các lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trang 10Thực chất đây là sự tác động của Nhà nước và các chủ thể kinh tế đối với những doanh nghiệp có hành vi độc quyền gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, trong đó Nhà nước và các chủ thể kinh tế là chủ thể của hoạt động chống độc quyền doanh nghiệp Đối tượng của hoạt động chống độc quyền là các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện các hành vi lợi dụng độc quyền gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế
Các cách thức, biện pháp chống bao gồm: Biện pháp pháp chế; kinh tế; giáo dục
Mục đích chính của hoạt động chống độc quyền doanh nghiệp là nhằm xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giải quyết hài hòa các lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh tế
1.2.2 Nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Một là, chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
của doanh nghiệp
Hai là, chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp độc quyền
Ba là, chống ấn định giá sản phẩm bất hợp lý nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao
Bốn là, thực hiện kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế
của các doanh nghiệp có xu hướng hình thành vị trí thống lĩnh,
Trang 11* Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sớm ban hành Luật Chống độc quyền và luôn khuyến khích cạnh tranh
Hoa Kỳ còn đưa cạnh tranh vào khu vực cung ứng dịch vụ công, tạo cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, khuyến khích cạnh tranh giữa các công ty của Chính phủ
Đề cao vai trò của Ủy ban Thương mại Liên bang trong chống độc quyền doanh nghiệp
Tính nghiêm minh, răn đe của pháp luật, nhất là những hành vi vi phạm luật Chống độc quyền ngày càng được thực thi một cách nghiêm túc
* Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu cũng sớm xây dựng một chính sách cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp
Đưa cạnh tranh vào thực thi trong các lĩnh vực chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân độc quyền đảm nhiệm, với các giải pháp xóa bỏ các rào cản về luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động, hoàn tất thị trường nội khối
Liên minh Châu Âu rất coi trọng vai trò của cơ quan quản lý Liên minh Châu Âu còn sử dụng khá hữu hiệu các biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính
Bên cạnh đó, sự can thiệp khá mạnh của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tôn trọng trên thực tế
* Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản cũng sớm ban hành luật Chống độc quyền (07/1947), và tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh Chính phủ Nhật đã từng bước tiến hành các biện pháp thu hẹp phạm vi sở hữu và kinh doanh của Nhà nước
Nhật Bản đặt trọng tâm vào cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm sự khác biệt về giá giữa trong nước và ngoài nước, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, kết hợp hài hòa các thiết chế
và cơ cấu quốc tế, sắp xếp lại cơ cấu ngành, khuyến khích tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới và những hoạt động phù hợp với chính sách cạnh tranh
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tách Chính phủ ra khỏi doanh nghiệp; huy động vốn ngoài nhà nước với tỷ lệ sở hữu khác nhau Trung Quốc đã hình thành
Trang 12cơ quan quản lý và giám sát tài sản nhà nước ở cả cấp trung ương
và địa phương để giải phóng hầu hết sự can thiệp chủ sở hữu của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Đưa cơ chế cạnh tranh vào ngành độc quyền bằng cách mở cửa cho khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia, tạo cạnh tranh trong nội bộ ngành
Dùng pháp luật để giám sát và quản lý thay vì bằng mệnh lệnh hành chính trước đây
Tuy vậy, trong hoạt động chống độc quyền doanh nghiệp, Trung Quốc còn tồn tại những hạn chế
1.3.2 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam từ kinh nghiệm chống độc quyền doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
Một là, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó sớm ban
hành Luật Chống độc quyền và thực thi một cách nghiêm túc, làm
cơ sở cho các doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng
Hai là, phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức xã hội trong chống độc quyền doanh nghiệp nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Ba là, xây dựng chính sách cạnh tranh lành mạnh với một
thị trường mở, mang tính cạnh tranh cao cùng với sự tham gia
của các thành phần, các doanh nghiệp
Bốn là, kết hợp chặt chẽ các biện pháp kinh tế, hành chính
trong chống độc quyền doanh nghiệp
Năm là, tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính và quản
lý kinh doanh của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm bớt tính độc quyền của các doanh nghiệp