Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng, sự xung đột bên ngoài giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính quy luật.

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn.

Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến.

Trong quan điểm của triết học Mác rõ ràng vật chất tự thân vận động, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào một lực lượng siêu nhiên nào, kể cả con

người. Chính vì vậy mà khi thừa nhận mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động thì nó đã bao hàm mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan, nó không những không lệ thuộc vào ý thức của con người mà còn chi phối, quy định cả hoạt động thực tiễn của con người.

Mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn hình thành, phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong sự vật quy định.

Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn, cho nên vận động chính là ở chỗ mâu thuẫn đó cứ luôn nảy sản sinh và đồng thời tự giải quyết lấy. Như vậy, mâu thuẫn là thuộc tính khách quan tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không còn nữa. Khẳng định tính phổ biến của mâu thuẫn là trong mọi sự vật hiện tượng cũng như trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng đều có mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong nguyên tử có mâu thuẫn giữa hạt nhân mang điện tích dương và các ê-léc-tơ-ron bao quanh mang điện tích âm. Trong sinh vật học có mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, di truyền và biến dị. Trong xã hội có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối kháng. Trong tư duy cũng có mâu thuẫn giữa biết và chưa biết, giữa đúng và sai. Mâu thuẫn tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng, mà còn phổ biến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng. Chủ nghĩa tư bản từ khi ra đời tới lúc diệt vong đều mang đầy mâu thuẫn và ở các giai đoạn phát triển của nó, hình thức và trình độ mâu thuẫn biểu hiện khác nhau. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn, vì trong cùng một lúc có rất nhiều mặt

đối lập. Quá trình tác động chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, trong tất cả các sự vật đều tồn tại mâu thuẫn, sự vật hiện tượng khác nhau thì chứa đựng những mâu thuẫn khác nhau, bản thân sự mâu thuẫn cũng có sự vận động và biến đổi khác nhau trong từng giai đoạn. Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau:

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Như vậy, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cho thấy mối liên hệ khách quan cơ bản, tất yếu và phổ biến của các sự vật hiện tượng, nó qui định nguồn gốc, động lực phát triển tất yếu của thế giới vật chất. Đó chính là qui luật thống nhất và đấu tranh giữa của các mặt đối lập, một trong những qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lênin vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w