VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật vào phân tích hoạt động cấp tín dụng c
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật vào phân tích hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Nhóm: 20 Lớp: Đêm 1 Khóa 24 thực hiện:
Nhóm trưởng: Đặng Quang Vinh Thành viên 1: Nguyễn Thị Mai Trâm Thành viên 2: La Quốc Nhã Quyên
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015
Trang 2Giới thiệu tổng quan về đề tài 1
Phần I: Cơ sở lý luận 2
Chương I: Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng 2
Chương II: Lýthuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập 2
I Thốngnhất, đấu tranh và vai trò của chúng đối với sự phát triển 3
1 Thốngnhất của các mặt đối lập 3
2 Đấu tranh của các mặt đối lập 3
3 Vai trò của sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập đối với sự phát triển 3 II Sự kết hợp biện chứng các mặt đối lập 4
Chương III: Ý nghĩa phương pháp luận 4
Phần II: Vận dụng lý luận vào thực tiễn 5
I Mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng 5
1 Các mặt đối lập lợi nhuận - rủi ro cấp tín dụng 5
2 Sự tồn tại và nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn 6
II Giải quyết mâu thuẫn -Cách tiếp cận nguyên nhân để xây dựng giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng 7
Kết luận 10
Trang 31 Giới thiệu tổng quan về đề tài
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực : tự nhiên, xã hội và tư duy con người Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Trong mỗi một sự vật hình thành không phải chỉ một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành Nhưng cũng chính vì có mâu thuẫn, có đấu tranh, có thống nhất giữa các mặt đối lập với nhau, thì sự vật hiện tượng mới có thể vì đó mà phát triển, đến một tầm cao hơn
Trong cuộc sống của chúng ta có muôn vàn mâu thuẫn, các mặt đối lập cũng vì thế
mà đối kháng nhau, vận dụng quy luật kết hợp biện chứng các mặt đối lập một cách nhuần nhuyễn, giúp chúng ta có thể giải quyết được vấn đề trong công việc, cũng như trong đời thường
Chính vì vậy mà nhóm chúng tôi quyết định chọn xây dựng đề tài: “Vận dụng
quy luật thống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật vào phân tích hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng”.
Qua đó, chúng tôi cũng muốn chia sẻ mâu thuẫn phát sinh trong công việc của mình đồng thời thông qua vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập để
đề xuất hướng giải quyết
Bố cục bài tiểu luận gồm hai phần chính: Phần cô đọng những tư tưởng triết học về quy luật thống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật
và Phần vận dụng những tư tưởng triết học đó vào lĩnh vực hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Trang 4Phần I: Cơ sở lý luận
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng
Chương I: Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn: Phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất
và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.Và nhân tố tạo thành mâu thuẫn chính là mặt đối lập [10,97]
Mặt đối lập: Sự vật là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môi trường Sự tương tác này làm cho các yếu tố tạo nên bản thân sự vật có một
sự biến đổi nhất định, trong đó có vài yếu tố (biến đổi) trái ngược nhau Những yếu tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập trong sự vật Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng [1,121]
Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử
Mâu thuẫn biện chứng mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua giai đoạn sinh thành (sự xuất hiện các mặt đối lập) - hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) - giải quyết (sự chuyển hóa của các mặt đối lập) Mâu thuẫn biện chứng được chia thành: mâu thuẫn bên trong-mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản-mâu thuẫn không
cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu-mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn trong tự nhiên-mâu thuẫn trong xã hội (đối kháng và không đối kháng)-mâu thuẫn trong tư duy (phân biệt mâu thuẫn biện chứng trong tư duy với mâu thuẫn logic); Các mâu thuẫn khác nhau có vai trò không giống nhau đối với sự vận động, phát triển đối với bản thân sự vật, đồng thời có phương thức giải quyết cũng khác nhau [1,122]
Trang 5Chương II: Lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời [10,99]
I Thống nhất, đấu tranh và vai trò của chúng đối với sự phát triển
1 Thống nhất của các mặt đối lập
Là các mặt đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau ( mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho
sự tồn tại của mình).[1,121]
2 Đấu tranh của các mặt đối lập
Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hay loại bỏ lẫn nhau [1,122]
3 Vai trò của sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập đối với sự phát triển
Sự thống nhất mang tính tương đối gắn liền với sự ổn định của sự vật; Sự đấu tranh mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vận động, thay đổi của bản thân sự vật Trong sự tồn tại của sự vật, vừa có sự đấu tranh đồng thời vừa có sự thống nhất giữa các mặt đối lập của nó [10,122]
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng, đó là cả một quá trình Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện khách quan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành hiện thực, các mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyển hóa Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hoá giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển [1,100]
Trang 6Trong việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng, không thể không tính tới yếu tố thống nhất giữa các mặt đối lập Vận dụng nhuần nhuyễn giữa sự đấu tranh và sự thống nhất, trong cái riêng có cái chung, trong cái đấu tranh có cái tương đồng để đạt được sự thống nhất biện chứng là một trong những phương pháp giải quyết mâu thuẫn độc đáo,
“ Đó là phương pháp giải quyết mâu thuẫn thông qua việc kết hợp biện chứng các mặt đối lập”[4,45]
II Sự kết hợp biện chứng các mặt đối lập
Sự kết hợp giữa các mặt đối lập xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người Việc kết hợp giữa các mặt đối lập với tư cách là một hoạt động của con người trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể phải được tiến hành một cách tự giác, có chọn lọc, đáp ứng được nhu cầu lợi ích của chủ thể nhưng phải tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn, “ hoà nhập” chứ không “ hoà tan” hai mặt đối lập, vì như thế là thủ tiêu mâu thuẫn Nói tóm lại “ Sự kết hợp này phản ánh đúng đắn tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh[6,28].Có như vậy, sự vật hiện tượng mới chuyển sang một tầm cao mới, đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể Điều này được nhận thấy rõ từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống
Chương III: Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn để đạt được hiệu quả phải:
+ Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sự vật là những mậu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp
+ Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức
độ vào tiến trình vận động phát triển của bản thân sự vật để lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết; ngược lại muốn
Trang 7duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa xung đột của các mặt đối lập trong phạm
vi cho phép; (2) Khi điều kiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín mùi phải cương quyết giải quyết nó, mà không chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc , đúng chỗ và đúng mức độ…[1,124]
Phần II: Vận dụng lý luận vào thực tiễn
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Trong cuộc sống của chúng ta vốn luôn tồn tại song song nhiều mâu thuẫn, có đấu tranh, có thống nhất, đó là quy luật
Từ lý thuyết cho ta phương pháp để nhận thức những mâu thuẫn tồn tại ở thực tiễn cuộc sống, điển hình như mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro thực sự là một vấn đề muôn thuở Điều này dể dàng được nhận thấy trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mà cụ thể là mâu thuẫn cơ bản giữa lợi nhuận và rủi rotrong việc cấp tín dụng
I Mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Chúng ta đã biết hoạt động chính và cũng là việc thực hiện chức năng cơ bản nhất của ngân hàng là nhận tiền gửi và cấp tín dụng với mục đích cuối cùng là lợi nhuận
1 Các mặt đối lập lợi nhuận - rủi ro cấp tín dụng
Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp dưới các hình thức không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm và các hình thức khác Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi suất tiền gửi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội
Nghiệp vụ cấp tín dụng: Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cấp tín dụng Ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn và điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh
Trang 8Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vốn trong kinh doanh hoặc trong tiêu dùng Lợi nhuận: là mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi - lãi suất tiền vay Trong đó lãi suất tiền vay luôn lớn hơn lãi suất tiền gửi Thông thường, lãi suất tiền vay sẽ bằng lãi suất tiền gửi cộng với một biên độ lãi suất nào đó, tùy theo quy định của Tổ chức tín dụng Và lợi nhuận ngân hàng chính là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức phải trả, trừ đi các chi phí nghiệp vụ khác
Rủi ro cấp tín dụng: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế họach đầu tư cũng như kế họach thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn, khó mở rộng quan hệ với khách hàng và với các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp, gián tiếp tác động làm lợi nhuận thấp thậm chí rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng
2 Sự tồn tại và nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn
Hai mặt đối lập được thể hiện rõ trong hoạt động cấp tín dụng như sau
Hai mặt đối lập tồn tại trong sự thống nhất: Lợi nhuận từ cấp tín dụng và Rủi ro vỡ
nợ luôn tồn tại không thể tách rời nhau Lợi nhuận từ lãi tín dụng do khách hàng đồng
ý vay và chấp nhận lãi vay là yếu tố khách quan, thêm vào đó rủi ro vỡ nợ từ yếu tố khả năng trả nợ/ thiện chí trả nợ của khách hàng (khả năng trả nợ có thể thay đổi theo quá trình sử dụng vốn, thiện chí trả nợ có thể thay đổi theo thời gian) là yếu tố khách quan Sự tồn tại song song giữa hai mặt đối lập này mang tính khách quan, thống nhất Hai mặt đối lập đấu tranh lẫn nhau:
Một mặt ngân hàng thu được lợi nhuận trong phần chênh lệch giữa Lãi huy động phải trả và Lãi cho vay nhận được, càng cho vay nhiều/ lãi suất vay càng cao thì lợi nhuận càng lớn
Trang 9Mặt khác rủi ro gắn với khoản vay là tất yếu không thể loại bỏ được Cấp tín dụng càng lớn/ lãi suất vay càng cao khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng càng giảm
Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau, ngân hàng luôn phải cân nhắc để đưa ra chính sách để đạt lợi nhuận mong muốn nhưng phải nỗ lực hạn chế hoặc chịu rủi ro
Chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của mâu thuẫn trên nhưng làm thế nào để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận chính là cách thức để giải quyết mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
II Giải quyết mâu thuẫn - Cách tiếp cận nguyên nhân để xây dựng giải pháp
nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng
Tiếp cận mối quan hệlợi nhuận - rủi ro tín dụng từ phía rủi ro: nguyên nhân phát sinh chủ yếu là từ phía khách hàng vay và từ phía ngân hàng
Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía khách hàng :
+ Do khách hàng kinh doanh thua lỗ, vốn tự có thấp, do đó vốn kinh doanh chủ yếu là từ vốn vay ngân hàng
+ Trình độ quản lý của các lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
+ Gía cả thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của khách hàng
+ Sử dụng vốn sai mục đích, dùng vốn lưu động đầu tư vào tài sản cố định, thiết bị sản xuất, do đó luân chuyển vốn không lành mạnh, doanh thu không trả được nợ và lãi đến hạn
+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như lừa đảo, bị chiếm dụng vốn, hàng hóa tiêu thụ chậm…
Nguyên nhân từ phía ngân hàng :
+ Cơ chế tín dụng hiện hành cho phép doanh nghiệp được vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh kém lành mạnh với một số ngân hàng, tác động tiêu cực đến chất lượng tín dụng, vì nó tạo cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng tiền vay không đúng mục đích, tạo tiền đề cho những rủi ro tín dụng
Trang 10+ Khả năng thẩm định cho vay còn sơ sài, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, trình độ quản lý chưa thực sự sâu sát, kiểm tra chưa thường xuyên, nên chưa phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý sớm các sai sót trong họat động tín dụng
+ Một số cán bộ tín dụng còn quá coi trọng tài sản thế chấp và sai lầm khi coi tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn tín dụng, nên khi khách hàng không có khả năng thanh toán, thị trường bất động sản lên xuống gập ghềnh, dẫn đến khó hoặc tốn chi phí, thời gian xử lý phát mại tài sản và nợ thu hồi về không đủ trả gốc và lãi
+ Mối liên hệ và sự phối hợp của các cấp, các ngành đối với họat động kinh doanh của ngân hàng còn hạn chế, nên việc xử lý tài sản thế chấp, thi hành án, phát mại tài sản còn chậm, để ngày qua ngày, lãi lại chồng lãi, là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chưa được xử lý nhanh chóng dứt điểm
Giảm rủi ro không phải là ngân hàng sẽ không cho vay đối với những khách hàng lớn, vay tiền nhiều mà hoạt động kinh doanh của họ tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng
độ rủi ro lớn Mà ngân hàng phải nhìn thẳng vào các vấn đề, các nguyên nhân chính phát sinh để hạn chế rủi ro
Mối quan hệ giữa Lợi nhuận và Rủi ro là một mâu thuẫn biện chứng, là hai mặt của một vấn đề Chính vì thế, để kết hợp hai mặt đối lập nêu trên, các đơn vị kinh doanh, cụ thể ở đây là các Ngân hàng thương mại, cần phải đề ra những phương án hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, có như vậy mới tăng lợi nhuận cho ngân hàng, giải quyết được mâu thuẫn Một số biện pháp hiện đang được các ngân hàng áp dụng như sau:
+ Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng: Ngân hàng càng phải chú trọng đến khách hàng hơn, bởi khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo
an toàn cho họat động của ngân hàng Do vậy ngân hàng phải thực hiện nghiên cứu khách hàng, xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn và có hiệu quả
+ Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ: Trong quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng Cán bộ tín dụng – các bộ phận liên quan – cấp trên