1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT và đấu TRANH của NHỮNG cái đối lập của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật vào PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH tế VIỆT NAM HIỆN NAY

49 2,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Những lý luận chung của quy luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập của phép biện chứng duy vậtQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được coi là hạt nhân củaph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-o0o -TIỂU LUẬN MÔNTRIẾT HỌC

Đề tài:VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA NHỮNG CÁI ĐỐI LẬP CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH

TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY.

GVHD : TS.Bùi Văn MưaLớp_Khóa : Đêm 1_K24

Nhóm trưởng : Phan Tấn LựcThành viên 1 Nguyễn Văn HảiThành viên 2 Nguyễn Thị Hồng Loan

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy conngười, đặc biệt trong hoạt động kinh tế, chẳn hạn như cung cầu, tích luỹ, tiêu dùng, tính kếhoạch hóa của từng xí nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuấthàng hóa Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Trong mỗi sựvật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trongcùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hìnhthành.Điều này cũng đúng với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành đượcnhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ

cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn chuyển tiếp này xuất hiện những mẫu thuẫn mànhững mâu thuẫn này đang hiện diện và tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triểnnền kinh tế đất nước Việc nhận thức rõ vấn đề này và giải quyết chúng có ý nghĩa

vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay Đây

là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bằng những kiến thức tích

lũy được trong thời gian vừa qua nhóm em chọn đề tài: "Vận dụng quy luật thống

nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay" với bố cục gồm hai phần chính:

- Phần I Những lý luận chung của quy luật thống nhất và đấu tranh của những

cái đối lập của phép biện chứng duy vật

- Phần II Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập

của phép biện chứng duy vật vào thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I

1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

DUY VẬT 1

1.1 Các mặt đối lập 1

1.2 Sự thống nhất của các mặt đối lập 1

1.3 Đấu tranh của các mặt đối lập 1

1.4 Chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn biện chứng) 1

1.5 Mâu thuẫn biện chứng 2

1.6 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật – Nguyên tắc phân tích mâu thuẫn (phân đôi cái thống nhất) 2

2 VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA NHỮNG CÁI ĐỐI LẬP CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 3

2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN 3

2.2 Mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 4

2.3 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 5

2.4 Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế 7

2.5 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và văn hóa 8

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

PHỤ LỤC 13

Trang 4

1 Những lý luận chung của quy luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập của phép biện chứng duy vật

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được coi là hạt nhân củaphép biện chứng duy vật, bởi vì nó nghiên cứu về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổbiến của mọi quá trình vận động và phát triển, theo đó nguồn gốc của mọi quá trìnhvận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.1.1 Các mặt đối lập

Sự vật là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môitrường.Sự tương tác này làm cho các yếu tố tạo nên bản thân sự vật có một sự biếnđổi nhất định, trong đó có vài yếu tố (biến đổi) trái ngược nhau.Những yếu tố tráingược nhau (bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các mặtđối lập trong sự vật.Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng [1, 121]

1.3 Đấu tranh của các mặt đối lập

Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau,tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hay loại bỏ lẫnnhau Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng, trong đó thủtiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập [1, 122]

1.4 Chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn biện chứng)

Sự thống nhất của các mặt đối lập mang tính tương đối gắn liền với sự ổn địnhcủa sự vật; sự đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vậnđộng, thay đổi của bản thân sự vật Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng vớiquá trình thống nhất các mặt đối lập chuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt Điều

Trang 5

này làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các mặt đối lập.Khi điều kiện kháchquan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành hiện thực, các mặt đối lập tựthực hiện quá trình chuyển hóa.Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết khi các mặtđối lập phủ định chính mình để biến thành cái khác Có hai phương thức chuyểnhóa: một là, mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia ở một trình độ mới;hai là, cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa thành những cái thứ ba nào đó mà quyluật khách quan và điều kiện, tình hình cho phép [1, 122]

1.5 Mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn biện chứng, tức sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tồntại khách quan, phổ biến và đa dạng.Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua giaiđoạn sinh thành (sự xuất hiện của các mặt đối lập) – hiện hữu (sự thống nhất và đấutranh của các mặt đối lập) – giải quyết (sự chuyển hóa của các mặt đối lập) Mâuthuẫn biện chứng được chia thành: mâu thuẫn bên trong – mâu thuẫn bên ngoài;mâu thuẫn cơ bản – mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu – mâu thuẫn thứyếu; mâu thuẫn trong tự nhiên – mâu thuẫn trong xã hội (đối kháng và không đốikháng) – mâu thuẫn trong tư duy (phân biệt mâu thuẫn biện chứng trong tư duy vớimâu thuẫn lôgích);… Các mâu thuẫn khác nhau có vai trò không giống nhau đối với

sự vận động, phát triển của bản thân sự vật, đồng thời có phương thức giải quyếtcũng khác nhau.Sự tác động của mâu thuẫn biện chứng lên bản thân sự vật là nguồngốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới [1, 122]

- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biệnchứng (đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong,…)đang chi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vật

Trang 6

- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô vàphương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời sẽvận động dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào.

Trong thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:

- Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sựvật là những mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đốisách thích hợp

- Tìm hiểu và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất để canthiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển của bảnthân sự vật để lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn

sự thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các mặt đối lập và tạođiều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biệnchứng sớm được giải quyết; ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của sự vật phảidung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vi cho phép; (2) Khi điều kiện

đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín mùi phải cương quyết giải quyết nó, màkhông nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc,đúng chỗ và đúng mức độ… [1, 123]

2 Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật vào thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay

2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam bản thân nó là một mâuthuẫn, mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với định hướng XHCN Kinh tế thị trườngvận hành theo cơ chế thị trường do các quy luật khách quan tự phát chi phối và kếtquả nó thường phân hóa dữ dội đưa đến sự giàu nghèo, bất bình đẳng, bất côngtrong xã hội, xung đột tranh chấp giữa các tầng lớp người nhưng định hướng XHCN

là có sự dẫn dắt của nhà nước XHCN lèo lái hướng đến sự công bằng, hướng đến sựbình đẳng, hướng đến lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Vì vậynếu ta giải quyết không đúng mâu thuẫn này thì chúng ta sẽ dẫn đến tình trạng quá

đề cao định hướng XHCN, quá đề cao sự công bằng, bình đẳng mà làm mất đi động

Trang 7

lực phát triển kinh tế hay là quá chú ý đến lợi ích, đến sự phát triển kinh tế sẽ làmcho sự công bằng, bình đẳng, định hướng XHCN trong nền kinh tế mờ nhạt đi Vìquá tập trung phát triển kinh tế mà quên đi sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, đó

là một việc bất hợp lý cần phải giải quyết mâu thuẫn đó

Trong mâu thuẫn này nổi bật lên nhất chính là sự chênh lệch về thu nhập, dẫnđến sự phân hóa giàu nghèo Sự phân hóa này diễn ra khá sâu sắc, đặc biệt phải kểđến sự chênh lệch thunhập giữa nông thôn và thành phố, giữa thành phố và cácvùng miền và chênh lệch giữa các thành phần kinh tế.Nâng cao chất lượng tăngtrưởng là một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển - kinh tế - xã hội giaiđoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của ngườidân, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thuhẹp khoảng cách chênh lệch giữathành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư

2.2 Mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì kinh tế quyết định chính trị: “chính trị là sựbiểu hiện tập trung của kinh tế” [11, 311-312] Chính trị không phải là mục đích màchỉ là phương tiện để thực hiện mục đích kinh tế, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “bạolực chỉ là phương tiện, còn lợi ích kinh tế trái lại là mục đích, để thoả thuận nhữnglợi ích kinh tế thì quyền lực chính trị chỉ được sử dụng làm một phương tiện đơnthuần”

Ổn định kinh tế và đổi mới chính trị là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biệnchứng với nhau.Có ổn định thì mới có đổi mới và đổi mới là điều kiện để ổnđịnh.Hai mặt đó tác động qua lại với nhau và gắn bó chặt chẽ với đổi mới kinh tế vàtrên nền tảng của đổi mới kinh tế

Vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề chính trị, mà nó được xem xét, giảiquyết theo một lập trường chính trị nhất định Trong khi đề ra đổi mới chính trị,Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng Đổi mới chính trị không phải là đổi mới vô nguyên tắc, mà đổi mới là đểgiữ vững ổn định chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vaitrò tổ chức quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Đổi mới kinh tế không phải là

Trang 8

đổi mới một cách tùy tiện mà theo một định hướng chính trị nhất định Đó là sự dịchchuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xãhội công bằng, văn minh, tạo sự ổn định về chính trị Nắm được mẫu thuẫn này,Đảng và Nhà nước đã có những chiến lược cho phù hợp đảm bảo giữa phát triểnkinh tế và giữ vững an ninh chính trị:

- Chuyển từ quá trình phát triển về lượng (chỉ lo tăng trưởng) lên quá trình

phát triển về chất (thể hiện ở trình độ công nghệ cao trong các doanh nghiệp,chất lượng sản phẩm với thương hiệu Việt Nam, hình thành lực lượng laođộng và lực lượngquản lý chuyên nghiệp trình độ cao )

- Sớm chuyển từ hướng phát triển phiến diện hiện nay (nhiều vấn đề xã hội và

môi trường nặng nề) lên định hướng phát triển đồng thuận giữa kinh tế với

xã hội và môi trường, gọi là phát triển bền vững vì sự phát triển con người vàcộng đồng

- Thúc đẩy hình thành tổ chức và thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do

dân, vì dân trong các cấp Chỉ khi đi vào hướng kinh tế phát triển bền vững

và Nhà nước pháp quyền có hiệu quả thì mới có nội hàm "định hướng xã hộichủ nghĩa" trên thực tế

- Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các Hội trong thực hiện chiến

lược phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu "nhân dân làm chủ" của Đảng đã đềra

Tiền đề của việc thực hiện các giải pháp trên là một bước đổi mới tư duykinh tế chính trị dựa trên vận dụng phép biện chứng giữa kinh tế với chính trị Đồngthời đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý theo phương pháp hệ thống khắc phụctình trạng cục bộ, địa phương Yêu cầu này phải bắt đầu từ quá trình đào tạo cán bộcao cấp và từ công tác tổ chức - cán bộ

2.3 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, lực lượng sản xuất là một yếu tốluôn thay đổi, quyết định quan hệ sản xuất.Khi lực lượng sản xuất phát triển đến

Trang 9

một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ sẽ không còn phù hợp và chính quan

hệ sản xuất này kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Quá trình mẫu thuẫngiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra gay gắt và quyết liệt, tác độngvào nền tảng vật chất của đời sống xã hội, đó là nền sản xuất vật chất

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội phát triển dựa trên một phương thức sản xuấtnhất định, là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan

hệ sản xuất tương ứng.Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làđộng lực thúc đẩy sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới.Phương thức sản xuất mới rađời tạo tiền đề vật chất tối cần thiết cho sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũbằng hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ cao hơn

Chúng ta đã nhận thức rõ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn pháttriển Về đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng,

đã chuyển từ công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuấthiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” sang công thức “cónền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuấttiến bộ phù hợp” Sự “phù hợp” ở đây trước hết là phù hợp với trình độ phát triểnlực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và định hướng xã hội chủnghĩa

Nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,Đảng và Nhà nước đã tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độkhoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệsản xuất mới Đã đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trìnhhiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển một số ngành côngnghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải, khai thác vật liệu, xây dựng, chế biến; ứng dụng

Trang 10

những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin; pháttriển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Thực hiện đổi mới

mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ

2.4 Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế

Nền kinh tế nước ta có năm thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh

tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vàonhau, tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sởhữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng lớp xãhội nhất định Các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.Tính thống nhất biểu hiện ở chỗ các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợpthành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nằm trong

hệ thống phân công xã hội có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau cả "đầu vào" và "đầura" Các thành phần kinh tế đều hoạt động trong một môi trường thống nhất, cùngphát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế biểu hiện ở xu hướng vận động khácnhau, mang bản chất kinh tế khác nhau, biểu hiện lợi ích kinh tế khác nhau Ngoài

ra, ngay trong nội bộ mỗi thành phần kinh tế cũng có mâu thuẫn do sự vi phạm hợpđồng, vì lợi ích cục bộ, chiếm dụng vốn của nhau, vi phạm bản quyền sở hữu phátminh, nhãn mác, giành thị trường, … Những mâu thuẫn của nền kinh tế nhiều thànhphần chỉ được giải quyết dần dần trong quá trình xã hội hóa sản xuất theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10 năm 2014, cả nước có gần834.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, có tới96% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ Loại hình kinh tế tập thể - hợp tác xã

có gần 14.000, và 4,6 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp,thủy sản thu hút 35% lượng lao động trong các đơn vị kinh tế hành chính sựnghiệp Phải nói rằng, thời gian qua khi nền kinh tế khủng hoảng khu vực này tuy

Trang 11

đóng góp vào GDP khiêm tốn, nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn là tạo doanh thu bán

lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các

hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa nhiều so với dân

số và quy mô nền kinh tế Việt Nam.Hơn nữa, các doanh nghiệp tư nhân Việt Namcòn rất nhỏ, thiếu vắng những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tầm quốc gia cũngnhư quốc tế.Nguyên nhân là do các thể chế hỗ trợ thị trường còn kém hiệu quả; hệthống các giải pháp, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu trọng tâm, quy mô chưa

đủ lớn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn khókhăn…

Những giải pháp được Chính phủ thực hiện trong thời gian qua (Nghị quyết02/2013) và việc Quốc hội hạ thuế suất thuế TNDN cơ bản xuống còn 22% và 10%với Doanh nghiệp tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội đã góp phầntháo gỡ một số khó khăn cho các doanh nghiệp, nhưng những dấu hiệu phục hồichưa rõ rệt.Tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanhvẫn cao Chi phí lãi vay cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi và hàng tồnkho cao thường là các lý do chính dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặcgiải thể, và số này chủ yếu là ở khu vực tư nhân

Để đảm bảo bình đẳng các thành phần kinh tế Đảng và Nhà nước đã xác địnhđổi mới thể chế nền kinh tế đã được xác định là một trong ba khâu đột phá.Mục tiêucủa đổi mới thể chế là làm cho thị trường vận hành tốt hơn, đầy đủ hơn Hiện Đề ánnghiên cứu cải cách thể chế kinh tế VN giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030, đãđược Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển

2.5 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và văn hóa

Văn hóa chính là cái nôi nuôi dưỡng mọi sự phát triển.Văn hóa tạo ra môitrường sống và không gian tinh thần để nâng đỡ các không gian chính trị và khônggian kinh tế.Chính bởi vậy, sự phát triển về kinh tế và chính trị phụ thuộc đáng kểvào không gian tinh thần đó.Văn hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng sâusắc Nếu có bề dày kinh nghiệm văn hoá, chúng ta sẽ có khả năng đồng cảm với

Trang 12

những cộng đồng khác trong quá trình tương tác Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến mỗicộng đồng trở nên tinh tế hơn trong các hành vi tìm kiếm lợi ích của mình.

Nếu không gian tinh thần lạc hậu, con người sẽ nảy sinh tâm lý tự mãn vềnhững giá trị của mình, rất khó khăn trong việc nhận ra cái mới và tiếp cận cái mới,

và do đó, sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển.Ngược lại, sự phát triển quá nhanh sẽ khôngtạo điều kiện cho sự ngưng tụ của các kinh nghiệm văn hóa và tạo ra trạng thái hờihợt về mặt văn hoá Điều này sẽ khiến cho các hành vi tìm kiếm lợi ích của mỗicộng đồng trở nên khó chấp nhận trong mắt những cộng đồng khác

Về văn hóa, Đảng luôn chủ trương: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện

về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật"[10] Văn hóa là động lực, đóng góp trong mọi mặt của sức mạnh mềm, giúp kinh tếphát triển, trong đó trực tiếp nhất là giáo dục.Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam

có đặc trưng lớn là phát triển nhằm mục đích nâng cao văn hóa cho nhân dân.Vănhóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế; là một trong 3 nhiệm

vụ lớn nhất của cách mạng Việt Nam, đồng thời với phát triển kinh tế và xây dựngđảng

Văn hóa là động lực của phát triển Văn hóa với tư cách là sức mạnh mềm, sứcmạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của một dân tộc, đóng vai trò to lớn thúc đẩy sựphát triển của cả dân tộc nói chung và của nền kinh tế nói riêng.Nhìn tổng thể, việcphát triển văn hóa ở nước ta cho đến nay về cơ bản chưa thích ứng với phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cần thúc đẩy cải cách thể chế vănhóa để giải quyết mâu thuẫn và độ vênh giữa kinh tế và văn hóa Vừa qua, Trungương đã có nghị quyết về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong

đó có quan điểm chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chếthị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đàotạo Tương tự như vậy, các hoạt động khác trên lĩnh vực văn hóa cũng cần vận dụngquan điểm ấy, phân định rõ ràng việc gì phải bao cấp, việc gì phải xã hội hóa cácnguồn tài chính, xây dựng thị trường các ấn phẩm văn hóa, có cạnh tranh về chấtlượng với giá cả hợp lý, phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên lĩnh vực và sản

Trang 13

phẩm phù hợp Trong khi đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển công nghiệp văn hóa, cảicách thể chế văn hóa phù hợp cơ chế thị trường, để không mất phương hướng, chủđộng định hướng cho các hoạt động và sản phẩm văn hóa, cần đặc biệt quan tâmxác định và xây dựng giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, làm tâm điểm cho cáchoạt động văn hóa đa dạng.

Trang 14

KẾT LUẬN

Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển nên đểnắm được bản chất của sự vật ta cần phải hiểu rõ tính thống nhất và nhận thức cácmặt đối lập của chúng Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, trong khi nhận thức và hoạtđộng thực tiễn phải có phương pháp luận phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâuthuẫn một cách cụ thể Việc giải quyết mâu thuẫn chỉ có thể tiến hành bằng conđường đấu tranh giữa các mặt đối lập khi điều kiện đã chín muồi

Quy luật vận động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài những quy luật trên Thực tiễn kinh

tế đất nước từ khi chuyển sang mô hình kinh tế mới đã và đang chứng minh tínhkhách quan khoa học, tính hiệu quả cao của cơ chế mới đó Vận dụng q uy luậtthống nhất và đấu tranh của những cái đối lập của phép biện chứng duy vật mộtcách hiệu quả vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ViệtNam đã giúp đất nước vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không thểkhắc phục do nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để lại.Chúng ta đã có một nềnkinh tế thị trường phát triển năng động hội nhập vào quốc tế với những thành tựu tolớn, tạo niềm tin trong nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, kiên định theo con đườngchủ nghĩa xã hội mà đảng và nhà nước ta đã lựa chọn Tuy nhiên bên cạnh nhữngmặc tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại, chúng ta cũng không thể tránh khỏinhững mâu thuẫn vốn có của nó Vì vậy việc nhận thức rõ những mặt đối lập, nhữngquy luật của nền kinh tế thị trường là hết sức cần thiết, giúp chúng ta linh hoạt đưa

ra những kế sách phát triến kinh tế - xã hội phù hợp giải quyết được những mâuthuẫn vốn có trong nền kinh tế thị trường, từ đó đã đưa đất nước ngày phát triểnkhẳng định được vị trí của mình trên khu vực và thế giới, ổn định kinh tế tiến lên xãhội chủ nghĩa

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết học, Tp Hồ Chí Minh, 2014

2 Đảng CSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 1991), Đại hội VII của đảng, 1991

3 Đảng CSVN, Cương lĩnh bổ sung, phát triển của đảng về quốc phòng an ninh và

đối ngoại, 2011

4 Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Đại hội VI, VII, VIII, IX

5 Kim Ngọc, Triển vọng kinh tế thế giới 2020, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội,

2005

6 Lútvích Phoiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức

7 Nghị quyết 02-NQ-CP Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường,

giải quyết nợ xấu, 07/01/2013

8 Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

9 Phát triển kinh tế tư nhân tăng nội lực cho nền kinh tế, trien-kinh-te-tu-nhan-tang-noi-luc-cho-nen-kinh-te-373361.vov

http://vov.vn/kinh-te/phat-10 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày

26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp (TNDN)(Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóaVIII) tháng 7 năm 1998)

11 V.I.Lênin,Toàn tập, NXB Tiến bộ, M, 1977, T.42, tr.311-312.

Trang 16

PHỤ LỤC Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

TẠP CHÍ CỘNG SẢN

Lê Hữu Nghĩa GS, TS Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương

TCCS - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã yêu cầu phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có quan hệ

“giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”(1) Việc nhận thức, vận dụng mối quan hệ này phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bản chất quy luật và sự thể hiện trong điều kiện thực tiễn cụ thể

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiệnthành một quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội loài người - quy luật

về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đây là quy luật do C Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm củaông Đây là quy luật cơ bản, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhânloại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đếncao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, quy

định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự

Trang 17

thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực

lượng sản xuất phát triển Cần quan niệm sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử

-cụ thể, trong quá trình, trong trạng thái động Do bản tính của mình, lực lượng sảnxuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối

ổn định, biến đổi chậm hơn Vì vậy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai

mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất C Mác đã chứng minh vai trò

quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất đồng thời cũng chỉ ratính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sảnxuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tácđộng đến lợi ích của người sản xuất, từ đó hình thành một hệ thống những yếu tốhoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất

Có thể coi quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất là quy luật cơ bản nhất, quy luật gốc của sự phát triển xã hội.Sự biến đổi, phát triển xã hội xét đến cùng là bắt nguồn từ quy luật này.

Khác với quy luật của tự nhiên, quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người,tồn tại và tác động thông qua hoạt động của con người, gắn với điều kiện thực tiễn,hoàn cảnh lịch sử - cụ thể Vì vậy việc nhận thức và vận dụng quy luật xã hội nóichung, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất nói riêng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng quốcgia dân tộc, từng giai đoạn phát triển của đất nước và sự biến đổi của tình hình quốctế

Ở nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, một nước tuy đã trải qua giaiđoạn phát triển trung bình của chủ nghĩa tư bản, trong thời kỳ nội chiến, chống thùtrong giặc ngoài, V.I Lê-nin và những người bôn-sê-vích cũng đã tưởng rằng có thểbằng “chính sách cộng sản thời chiến” tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản Nhưngcuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mùa xuân năm 1921 đã cho thấy sai lầm đó V.I.Lê-nin viết: “Chúng ta chưa tính toán đầy đủ mà đã tưởng là - có thể trực tiếp dùngpháp lệnh của nhà nước vô sản, để tổ chức theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, trong mộtnước tiểu nông, việc nhà nước sản xuất và phân phối sản phẩm Đời sống thực tế đãvạch rõ sai lầm của chúng ta”(2) V.I Lê-nin đã phê phán bệnh ảo tưởng lúc bấy giờ

Trang 18

vì không sát thực tiễn trong việc vận dụng quy luật Người đã quyết định chuyển

sang chính sách kinh tế mới (NEP) thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng chế

độ thuế lương thực, khuyến khích phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thịtrường, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, cá thể, tư bản tư nhân, chính sách tônhượng, cho phép sử dụng chuyên gia tư sản

Còn ở Trung Quốc trong thời kỳ 1957 - 1960 - thời kỳ tiến hành “3 ngọn cờ hồng”,

“công xã nhân dân”, “đại nhảy vọt” - đó là thời kỳ bệnh chủ quan, duy ý chí ghêgớm đã phá hoại lực lượng sản xuất của một nước còn nghèo nàn lạc hậu Rõ ràngviệc nhận thức, vận dụng không đúng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất, không phù hợp với quy luật và điều kiện thực tiễn đã phảitrả giá đắt như thế nào

Ở nước ta trong thời kỳ từ Đại hội IV (năm 1976) đến trước Đại hội VI (năm 1986)của Đảng, chúng ta đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và bệnh bảo thủtrì trệ do vi phạm các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Chúng ta đã thoát ly khỏi điềukiện thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu

nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho lực

lượng sản xuất phát triển.Nhưng hậu quả thì ngược lại

Đúng như văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lựclượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà

cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(3) Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốntạo ra một quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâuthuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâmvào khủng hoảng kinh tế - xã hội Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốnxóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế

tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quanliêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của đất nước Chúng ta vừa chủ quan nóng vội,vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và cản trở bước tiến của cách mạng

Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng quy

Trang 19

luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng những quy luậtcủa sản xuất hàng hóa; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.Cuộc sống dạy

cho chúng ta một bài học thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật.

Từ sự trình bày trên đây, có thể rút ra một số sai lầm phổ biến trong nhận thức vàvận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất, tức mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtkhông phù hợp thực tiễn

- Không hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan hệ sản xuất

mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực lượng sảnxuất, muốn tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sảnxuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điềukiện kinh tế còn lạc hậu, mới giành được chính quyền

- Nhận thức quan hệ sản xuất không trong chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu, nhất

là muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu tưnhân nằm ngoài bản chất của chủ nghĩa xã hội cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coinhẹ quan hệ tổ chức - quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân củangười lao động

- Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệhàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triểncủa lực lượng sản xuất

- Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuấtkhác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùngsâu, vùng xa ) với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằngquan hệ sản xuất

Tóm lại, những sai lầm có tính phổ biến trên đây chính là do nhận thức không đúngbản chất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất, những điềukiện tác động của nó, không tính đến điều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cụckhông tránh khỏi rơi vào thất bại

Trang 20

Công cuộc đổi mới là quá trình ngày càng nhận thức và vận dụng đúng đắn hơn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn Việt Nam và quốc tế

Tại Đại hội VI - Đại hội khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ

quan duy ý chí do vi phạm quy luật khách quan mà trước hết và chủ yếu là quy luật

quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Từ đó Đạihội đã rút ra bài học quan trọng là “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôntrọng và hành động theo quy luật khách quan”, phải “làm cho quan hệ sản xuất phùhợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy

sự phát triển của lực lượng sản xuất” Công cuộc đổi mới xét về thực chất chính làquay trở về với quy luật, với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-ninphù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp hơn với quy luật khách quan, trong

gần 30 năm qua nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó có thành tựu về nhận thức vàvận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất ở nước ta

- Chúng ta đã nhận thức rõ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn phát triển

Về đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đãchuyển từ công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991)sang công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại

và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) Sự

“phù hợp” ở đây trước hết là phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, phùhợp với thực tiễn Việt Nam và định hướng xã hội chủ nghĩa

- Không ngừng hoàn thiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ

chức kinh doanh và hình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạt động

Trang 21

theopháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trướcpháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Thực hiện chủ trương trên, trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã banhành nhiều chính sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan hệ sảnxuất để khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềmnăng của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động Đó là những chính sách,pháp luật liên quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhànước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể,đến phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và phát huy hiệuquả của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế hỗn hợp

Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiệncác mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổchức - quản lý và phân phối Đã ban hành Luật Đất đai (sửa đổi năm 2013), quyđịnh về sở hữu và đại diện chủ sở hữu, phân định quyền của người sở hữu, quyềncủa người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vựckinh tế; xác định vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua định hướng, điềutiết, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển và các lựclượng vật chất Thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối theo kết quả laođộng, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn, trí tuệ và các nguồn lựckhác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

- Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệ sảnxuất mới Đã đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiệnđại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển một số ngành côngnghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải, khai thác vật liệu, xây dựng, chế biến; ứng dụngnhững thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin; pháttriển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Thực hiện đổi mới

mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 22

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoạilực, tiếp thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, về kinh tế tri thức, văn minhcủa thế giới; kinh nghiệm quốc tế để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất vàcủng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhànước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợptác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương, như ASEAN,APEC, ASEM, WTO , thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA ), xúctiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệuquả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình

độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

170 nước, quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp địnhthương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng

Tuy nhiên trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc

lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu thuẫn mới, sự không phù hợp mới

giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cản trở sự phát triển của cả lựclượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất

Mặc dù đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nước có thu nhậptrung bình thấp, song thực chất vẫn là nước nghèo, kinh tế còn lạc hậu, nguy cơ tụthậu xa hơn về kinh tế so với thế giới và khu vực ngày càng lớn Mục tiêu đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó cóthể đạt được Hiện nay các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế tác, phụ trợ cònkém phát triển, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP Năng suất lao động, hiệu quả, chấtlượng, sức cạnh tranh thấp, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) rất thấp Lực lượng sảnxuất yếu kém như vậy sẽ quy định trình độ, chất lượng của quan hệ sản xuất mà

chúng ta gọi là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không thể hoàn thiện được.

Chúng ta chưa chú ý toàn diện, đồng bộ trong xây dựng, hoàn thiện các mặt của

Trang 23

quan hệ sản xuất.Vẫn còn xu hướng nặng về thay đổi chế độ sở hữu hơn là cải tiến,đổi mới quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm Chưa thể gọi quan hệ sản xuất hiện

nay ở nước ta là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (theo đúng nghĩa của từ đó) bởi

vì nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đang thực hiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa có lực lượng sản xuất công nghiệp hiệnđại làm cơ sở cho quan hệ sản xuất mới Vì vậy không nên nóng vội trong xây dựngquan hệ sản xuất, song cũng không được coi nhẹ việc xây dựng quan hệ sản xuấttừng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) và trong Hiến pháp năm 2013 đều xác định vai trò chủ

đạo của kinh tế nhà nước Tuy nhiên trong thực tế hiện nay kinh tế nhà nước chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo, bởi vì nhìn chung năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp,

chưa làm gương để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp nhànước rơi vào tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,làm thất thoát tài sản nhà nước, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội Doanhnghiệp nhà nước hiện chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhànước, 60% tín dụng các ngân hàng thương mại và 70% vốn ODA, nhưng khu vựcnày chỉ đóng góp 37% - 38% GDP

Các doanh nghiệp nhà nước có hệ số ICOR cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân(trong giai đoạn 2006 - 2010 nếu tính toán từ vốn đầu tư, hệ số ICOR của khu vựcnhà nước là 9,68 còn khu vực ngoài nhà nước là 4,01, tăng hơn giai đoạn 2000 -

2005 theo vị trí tương ứng là 6,94 (nhà nước) và 2,93 (ngoài nhà nước) Suất sinhlời trên vốn của doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp tư nhân.Quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, phân định không rõ thẩm quyền

và trách nhiệm của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu, nhất là trong quản lý vốn, do

đó thời gian qua nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan, ngoài ngành nhiều, bị “lợi íchnhóm” chi phối, vi phạm pháp luật, nợ xấu tăng lên (tính đến cuối năm 2012, nợ xấucủa doanh nghiệp nhà nước chiếm 11,82% tổng nợ xấu của các tổ chức hệ thống tíndụng và 5,05% dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước)

Trang 24

Khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ bé, yếu kém, nhiều hợp tác xã trong nông nghiệp

mang tính hình thức, chỉ làm khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất, quỹkhông chia trong hợp tác xã rất nhỏ bé, trình độ khoa học - công nghệ, quy mô vàtrình độ quản lý rất thấp, không cạnh tranh được với các hộ sản xuất cá thể Tỷtrọng của kinh tế tập thể trong GDP nhỏ bé, giảm liên tục từ 10,1% năm 1995xuống còn 5,22% năm 2011

Khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế,

đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho người lao động.Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặpnhiều bất lợi về cạnh tranh, nguồn vốn và cả bị phân biệt đối xử trong thực tế do cơchế, chính sách Trong những năm gần đây do suy giảm kinh tế nên hàng vạn doanhnghiệp tư nhân, cá thể bị giải thể hoặc ngừng hoạt động Tiềm năng của kinh tế tưnhân rất lớn nhưng chưa được tạo điều kiện để phát triển mạnh và đóng góp nhiềuhơn cho xã hội

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế quan trọng trong

đóng góp vào tăng trưởng GDP, thu hút nguồn lao động Tỷ trọng của khu vực FDI

đã tăng liên tục từ 4,2% năm 1991 lên 18,97% năm 2011 Tuy nhiên khu vực nàycũng có những hạn chế, như chưa đầu tư vào các lĩnh vực có công nghệ cao, côngnghệ nguồn, phần lớn còn là công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu, gia công, lắpráp, ít đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có lợi nhuận kém hấpdẫn Các doanh nghiệp FDI khai thác nguồn tài nguyên, thị trường, nhân lực rẻ tạiViệt Nam để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận của họ, thậm chí có cả hiện tượng

“chuyển giá”, hạch toán lỗ nhằm trốn thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Những hạn chế, yếu kém trên đây của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản xuất

đã cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.Tình hình trên đây có cả nguyên

nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về khách quan, việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa với đa hình thức sở hữu, quản lý, phân phối, đathành phần kinh tế là mô hình kinh tế chưa có tiền lệ trong lịch sử, phải vừa làm vừarút kinh nghiệm

Ngày đăng: 18/10/2015, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w