1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN hóa từ NHỮNG THAY đổi về LƯỢNG dẫn đến NHỮNG THAY đổi về CHẤT và NGƯỢC lại của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật vào PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH tế VIỆT NAM

18 3,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận triết học VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI CỦA PHÉP BIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận triết học

VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ

VIỆT NAM

Nhóm 10 Lớp Đêm 1 Khóa 24 thực hiện

Nhóm trưởng : Lê Thị Minh Loan Thành viên 1 : Nguyễn Thị Bích Liệu Thành viên 2 : Lê Thị Uyên Linh

Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa

Trang 2

TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 201

MỤC LỤC

I Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại 5

1.6 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng 7 1.7 Sự tác động trở lại của chất đối với lượng 8

2 Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại 8

3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất 9 II.Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại vào phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam 9

1 Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

2 Nền kinh tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới: 11

Trang 3

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 17 ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC 18

LỜI MỞ ĐẦU

Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu, lắm chông gai Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu:

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo Từ

“sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu “Thanh sắt” và

“cây kim” là hình ảnh sinh động thể hiện cho mối quan hệ giữa “lượng” và

“chất”, quá trình chuyển hóa từ thanh sắt thành cây kim tức là quá trình thanh sắt tích lũy về lượng và trong quá trình đó những thuộc tính mới ra đời cùng với một

sự vật khác tức là cây kim “Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – sự vận động và phát triển bao giờ cũng diễn ra theo quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại Quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, chúng ta muốn thành

Trang 4

công thì không nên chủ quan, nóng vội khi chưa hội đủ về mặt lượng cũng như

sự chậm chạp, thiếu kiên trì, không dám làm trong quá trình tích lũy khiến cho không thể dẫn tới sự thay đổi về mặt chất hay nói cách khác là không đạt được thành quả như ý

Hiện nay xã hội phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh của nền kinh tế, chúng ta cần phải áp dụng mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” một cách chính xác và đúng đắn Có như thế thì công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh

tế đất nước mới có những bước tiến quan trọng và thành công

Bài tiểu luận với đề tài “Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam” sẽ phần nào giải thích cụ thể và sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” cũng như cách vận dụng mối quan hệ này vào nền kinh tế Việt Nam

Bài tiểu luận được kết cấu với bố cục gồm 02 phần

- Phần I: Những lý luận chung về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về

lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

- Phần II: Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn

đến những thay đổi về chất và ngược lại vào phân tích thực trạng nền kinh

tế Việt Nam

Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thầy Bùi Văn Mưa, nhưng vì năng lực còn hạn chế cùng thời gian hạn hẹp nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy xem xét và chỉ bảo để nhóm chúng em có cái nhìn hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 5

I Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm về lượng

“Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị về mặt quy mô, tốc độ, trình độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính (chất) của nó” [1,124]

Trong cuộc sống lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như cân nặng một vật 600kg, chiều dài con đường 100m, nước sôi

ở 1000C, … Bên cạnh đó, có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ học thức của con người,khả năng sáng tạo, tính

kỷ luật và trách nhiệm, Trong những trường hợp đó, chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường con đường trừu tượng và khái quát hoá

1.2 Định nghĩa về chất

“Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật (hiện tượng, quá trình), đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nó với các sự vật khác”[1,124]

Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác, ví dụ như tính lỏng của nước quy định tính chất của nước giúp phân biệt nước ở trạng thái hơi và trạng thái rắn

Trang 6

Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan

hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại

sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản

Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật

1.3 Độ

“Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa xuất hiện” [1,124] Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động

Trang 7

1.4 Điểm nút

Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là điểm nút “Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn)

mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản [1,124] Ví dụ,

0 độ C và 100 độ C là điểm nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về chất)

1.5 Bước nhảy

“Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra Bước nhảy là sự thay đổi gián đoạn và thể hiện tính đột biến về chất trong tiến trình thay đổi liên tục và thể hiện tính tiệm tiến về lượng của bản thân sự vật” [1, 124]

Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau Những hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy.Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật

1.6 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

“Chất và lượng thống nhất với nhau trong độ”[1,125] Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng

Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định còn lượng là mặt biến đổi hơn Sự vận động và phát triển của sự vật luôn bắt đầu từ

sự thay đổi về lượng Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn tới sự thay đổi về chất ngay lập tức Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn

Trang 8

nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy Thời điểm mà ở đó diễn ra bước nhảy gọi là điểm nút

1.7 Sự tác động trở lại của chất đối với lượng

Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại thụ động mà có sự tác động ngược trở lại đối với lượng, chất mới sẽ tạo thành một lượng mới cho phù hợp với nó để

có sự thống nhất giữa chất và lượng Khi ta bị bệnh nếu không uống đủ liều thuốc sẽ làm cho bệnh không những không hết mà bị nặng thêm, đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì phải đổi liều lượng và loại thuốc chữa bệnh

2 Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

“Mọi sự vật hiện (hiện tượng, quá trình) đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển; mọi sự vật nằm trong quá trình vận động, phát triển đều được đặc trưng bằng chất và lượng; chất và lượng thống nhất với nhau trong độ” [1,125]

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến đổi Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật “Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong

độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đổi căn bản; khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra” [1,125]

Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới

có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó

Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới và điểm nút mới, tiếp tục một vòng quay vận đông và phát triển khác Như vậy, có thể thấy “sự thay

Trang 9

đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất, và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi

về lượng là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới” [1, 125]

3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất

Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật ta phải tìm cách nắm bắt được phương thức vận động, phát triển của nó bằng cách xác định được đúng độ

và điểm nút của sự vật, tính chất, quy mô, tiến độ bước nhảy có thể xảy ra và hiểu rằng chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá điểm nút, còn nếu lượng chưa vượt quá điêm nút thì chất vẫn là chất cũ, chưa thay đổi căn bản được Trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại quan điểm tả khuynh (chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy) cũng như quan điểm hữu khuynh (bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy) Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì sự tích lũy thay đổi về lượng, muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ

II Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại vào phân tích thực trạng nền kinh

tế Việt Nam

1 Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn phá qua nhiều cuộc chiến tranh, tức là có xuất phát điểm rất thấp về kinh tế, nên thời kỳ quá độ ở nước ta lâu dài và đầy khó khăn

Trước đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, muốn có ngay CNXH, chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được tiến hành rập khuôn theo mô hình của Liên Xô (một nước đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm

Trang 10

cao hơn nước ta rất nhiều), thủ tiêu kinh tế thị trường, duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp… Như vậy, chúng ta đã thực hiện bước nhảy (tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản) mà chưa kịp tích lũy đủ về lượng (trình độ phát triển của lực lượng sản xuất), hậu quả là vào thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, nền kinh tế của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng, đời sống nhân dân

vô cùng khó khăn

Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh dấu một dấu mốc lớn trong nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội.Tại Đại hội này, Đảng ta đã xác định: “Trong nhận thức cũng như trong

hành động chúng ta chưa thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đang tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và sử dụng đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” (Văn kiện đại hội Đảng VI) [3] Tuy nhiên, từ Đại hội VI đến

Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn chưa được sử dụng Chỉ đến Đại hội IX, Đảng ta

mới chủ trương: “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(Văn kiện đại hội Đảng IX) [4] Tại Đại hội

này, Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng, mục tiêu của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa là “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để

xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”(Văn kiện đại

hội Đảng IX) [4]

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải sử dụng kinh tế thị trường là vì nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng nền sản xuất xã hội của chủ nghĩa tư bản mà trong đó, kinh tế thị trường

Trang 11

là nền tảng, thì vẫn cần phải sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, làm tăng

sự giàu có cho xã hội (quá trình tích lũy về lượng để thực hiện bước nhảy thay đổi về chất), mà chủ nghĩa xã hội đích thực phải là một xã hội giàu có và ở trình

độ cao hơn chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên nền kinh tế thị trường này cần phải được

“định hướng xã hội chủ nghĩa” vì mục tiêu cuối cùng của chúng ta là xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa, do đó nó cần có một nền kinh tế phù hợp với

mục tiêu “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng

được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng

về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước

xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”(Văn kiện đại hội Đảng XI)

[5]

Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Điều đó có nghĩa là khi chúng ta chưa tích luỹ được đầy đủ những điều kiện vật chất cho CNXH thì chúng ta chưa thể nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất XHCN mà chúng ta cần phải có một thời kỳ quá độ phát triển trình độ lực lượng sản xuất (thời kỳ tích lũy về lượng) để phù hợp với phương thức sản xuất mới của chủ nghĩa xã hội qua đó thực hiện bước nhảy tiến lên chủ nghĩa xã hội

2 Nền kinh tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới:

Nhờ việc nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh

tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới (1986) đã có nhiều sự phát triển vượt bậc Giữa thập niên bảy mươi, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, tuy nhiên, giai đoạn này Đảng ta đã mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, muốn đốt cháy giai đoạn đưa nền kinh tế nước ta tiến lên

thẳng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ

nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.” (Nghị

Ngày đăng: 18/10/2015, 22:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh và Bùi Xuân Thanh, 2014, Triết học, Tiểu ban Triết học Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr.124-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, <http://dangcongsan.vn&gt Khác
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, <http://dangcongsan.vn&gt Khác
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, <http://dangcongsan.vn&gt Khác
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, <http://dangcongsan.vn&gt Khác
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1976), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, <http://dangcongsan.vn&gt Khác
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1986), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, <http://dangcongsan.vn&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w