Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, khẳng định việc đổi mới kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm 14 Lớp Đêm 1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng : Nguyễn Duy Quang (45) Thành viên 1 : Ngô Thị Lệ Quyên (47) Thành viên 2 : Võ Ngọc Quang (46)
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua một chặng đường đầy thử thách gay go, khó khăn hơn hai mươi năm vận động phát triển, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia đang phát triển và dần khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế Hướng tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để hội nhập cùng thế giới đưa xã hội vươn lên một tầm cao mới Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể, luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định Điều đó được khẳng định thông qua những chỉ số kinh tế vĩ mô ( tổng sản phẩm trong nước GDP, chỉ số tiêu dùng CPI, chỉ số lạm phát, ) luôn đạt được như mức dự kiến đề ra Tuy nhiên, đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, cùng với triển vọng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có trình độ trung bình vào năm 2020, chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề mâu thuẫn đã và đang tồn tại cũng như
dự báo trước những khó khăn sẽ gặp phải trong tương lai
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, khẳng định việc đổi mới kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mac- Lênin luôn là nền tảng vững chắc, là kim chỉ nam dẫn đường Nhận thức được tầm quan trọng này, đặc biệt là quy luật phủ định biện chứng đối với phát triển kinh tế,cứ sau mỗi lần phủ định là kinh tế sẽ phát triển thêm một bước Nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài: "Vận dụng quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho bài Tiểu luận môn Triết học
Bài tiểu luận gồm 2 phần chính như sau:
1 Cơ sở lý thuyết: Quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật
2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay
Trang 31 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng, phủ định của phủ định
- Phủ định là thay thế sự tồn tại của sự vật này bằng sự tồn tại của sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển
- Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ một mắt khâu của quá trình tự phát triển của sự vật đưa đến sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn cái cũ, lỗi thời bị phủ định Phủ định biện chứng không chỉ phủ định – loại bỏ các yếu tố tiêu cực, lỗi thời (chứa trong cái cũ), có hại cho sự tồn tại tiếp theo của sự vật (cái mới) mà nó còn là sự khẳng định – lưu trữ các yếu tố tích cực, tiến bộ chứa trong cái
cũ, có lợi cho sự tồn tại tiếp theo của sự vật (cái mới) Phủ định biện chứng gắn liền với giải quyết mâu thuẫn là bước nhảy về chất xảy ra bên trong sự vật, mang tính khách quan, tính kế thừa Phủ định biện chứng đối lập với phủ định siêu hình và hàm chứa trong mình phủ định của phủ định
+ Cái cũ là cái đã và đang tồn tại nhưng không còn hợp quy luật hay hợp thời, càng ngày càng có nhiều yếu tố thoái bộ, tiêu cực và sức sống của nó bé dần, đang bị phủ định
+ Cái mới là cái chưa từng tồn tại, bây giờ mới tồn tại, hợp quy luật hay hợp thời, càng ngày càng có nhiều yếu tố tiến bộ tích cực và sức sống của nó lớn dần đang được khẳng định
+ Cái cũ và cái mới xét trong quan hệ lẫn nhau, quy định lẫn nhau, chính những yếu tố, bộ phận tích cực, có lợi cho sự tồn tại tiếp theo trong cái cũ được cải tạo lại thành những yếu tố cấu thành nên cái mới Vì vậy cần phân biệt cái cũ với cái truyền thống, cái mới với cái quái dị.Cái cũ cái mới luôn xung đột, đấu tranh lẫn nhau nhưng cuối cùng cái mới sẽ tất thắng và thay thế cái cũ
- Phủ định của phủ định là phạm trù triết học chỉ sự xác lập lại cái cũ, tức khẳng định lại cái đã bị phủ định ở một trình độ cao hơn trong quá trình tự phát triển của bản thân sự vật.Trong phủ định của phủ định, cái cũ bị phủ định trong lần phủ
Trang 4định thứ nhất đưa đến sự ra đời của cái mới, cái mới chứa sự phủ định mình trong lần phủ định sau Lần phủ định nào làm xuất hiện cái mới mà trong cái mới này có lặp lại cái cũ đã bị phủ định trong lần phủ định thứ nhất, làm cho sự vật dường như vận động quay trở về cái ban đầu nhưng ở một trình độ cao hơn thì lần phủ định đó được gọi là phủ định của phủ định Ngoài tính khách quan và tính kế thừa (vì cũng
là phủ định biện chứng), phủ định của phủ định còn mang tính chu kỳ
Qua nhiều lần phủ định biện chứng (có cả phủ định của phủ định) sự vật loại dần cái tiêu cực, tích lũy cái tích cực làm cho cái mới ra đời quay về với cái cũ, cái khẳng định quay trở lại cái bị phủ định ở một trình độ cao hơn Phát triển, vì vậy, mà diễn ra theo khuynh hướng xoắn ốc tiến lên
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải hiểu đúng khuynh hướng phát triển xoắn ốc của nó
+ Phát triển là xác định đúng cái mới, cái cũ trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, phân biệt được cái cũ với cái truyền thống, cái mới với cái quái dị
+ Coi quá trình vận động, phát triển của sự vật là một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, lâu dài giữa cái cũ và cái mới, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ thắng
+ Thấy được xu hướng vận động, phát triển xoắn ốc tiến lên của sự vật xảy ra trong thế giới
- Trong hoạt động thực tiễn để đạt được hiệu quả phải:
+ Hiểu rõ xu hướng vận động, phát triển của sự vật là một chuỗi các lần phủ định biện chứng, bao gồm phủ định của phủ định từ đó đưa ra các đối sách thích hợp
+ Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, biện pháp, vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ,
Trang 5đúng mức độ vào tiến trình vận động của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật hoặc lợi ích của chúng ta
2 VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Năm 2013 khép lại với những vui buồn lẫn lộn khi lạm phát được kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp Sang 2014, tình hình được kỳ vọng sẽ sáng sủa hơn Điều kì vọng này có đúng không Hãy cùng xem xét qua số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố năm 2014 sau đây
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tăng 5.93%, cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% được chính phủ đề ra trong năm nay, trong đó mức tăng trưởng của quý sau luôn cao hơn quý trước (quý I tăng 5.06%; quý II tăng 5.34%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,96%)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014 thấp chỉ bằng 1/4 CPI bình quân năm trong thời kỳ 2002-2013 (tăng 9,32%) So với kế hoạch (mục tiêu tăng 7%), CPI năm nay thấp chưa bằng một nửa, với ý nghĩa là vượt rất xa so với kế hoạch, điều thường ít xảy ra, không phải năm nào cũng đạt được, thậm chí hàng chục năm mới
có một vài năm.Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát đã được thực hiện thành công
Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013 Trong đó, mức tăng của kim ngạch xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, còn khu vực DN trong nước đã đạt được mức tăng cao nhất từ năm 2012, đóng góp 3.5điểm phần trăm vào mức tăng chung Năm 2014, vẫn có tỷ lệ nhập siêu thấp, ước khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu chưa phải là
sự cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế, mà chủ yếu do nhập khẩu tăng
Trang 6chậm (ước tăng khoảng 12.1% trong năm 2014) Khi nền kinh tế khởi sắc, tín dụng tăng, đầu tư tăng, sức mua thị trường nội địa tăng lại, thì nhập siêu sẽ tăng mạnh Nguyên nhân nhập siêu từ cơ cấu kinh tế, nên việc giảm nhập siêu chưa phải là hiện tượng kinh tế đáng mừng
Đóng góp lớn vào tăng trưởng năm nay là khối doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) , thu hút được 20,2 tỷ USD Nhân tố chính giúp thu hút được dòng vốn ngoại này chính là nguồn lao động dồi dào và nhân công giá rẻ Tuy nhiên, một bất cập được chỉ ra là năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng giảm Theo cơ quan thống kê, năng suất lao động giai đoạn 2001 - 2010 chỉ tăng 4,3%, thấp hơn so với mức 5,2% thời kỳ 1991-2000 So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam cũng thua kém, chẳng hạn thấp hơn Trung Quốc 3 lần, Malaysia 6 lần, Singapore gần 20 Năng suất lao động tăng thấp hơn mức tăng lương
sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng
Số liệu mới nhất cũng ghi nhận việc số vốn do các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, dù số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 5% và số giải thể, ngừng hoạt động tăng 9% so với cuối năm
2013 Đồng thời, tạo ra hơn 1 triệu việc làm cho người lao động nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đã giảm so với năm 2013
Lạm phát giữ ở mức thấp song nguy cơ tăng cao trở lại vẫn tiềm ẩn khi mức tăng thấp năm qua chủ yếu do thắt chặt chính sách tài khóa, tổng cầu nền kinh tế yếu Thời gian tới, giá cả hàng hóa có thể phải chịu các cú sốc từ việc các hàng hóa
cơ bản trong nước được điều chỉnh theo giá thị trường, lạm phát từ yếu tố tiền tệ cùng lúc có thể xuất hiện sau độ trễ nới lỏng bội chi ngân sách, tăng nợ công
Tạm khép lại bức tranh kinh tế 2014 với cả gam màu sáng và tối Sang năm
2015, kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo thuận lợi hơn và môi trường vĩ mô trong nước dần đi vào ổn định Kinh tế Việt Nam kỳ vọng cải thiện đáng kể hơn nữa.Tuy nhiên, để đạt được điều đó, cần có cái nhìn ở khía cạnh khác bằng cách vận dụng quy luật phủ định của phủ định sau đây
Trang 72.2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ của phép duy vật biện chứng vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay
Quy luật phủ định của phủ định là phạm trù triết học dùng để chỉ sự xác định lặp lại cái cũ, tức khẳng định lại cái đã bị phủ định, ở một trình độ cao hơn trong quá trình tự phát triển của bản thân sự vật Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, những cái cũ vẫn còn tồn tại tiêu cực, yêu cầu cần phải giải quyết triệt để để kinh tế Việt Nam thoát khỏi vòng lẩn quẩn như hiện nay, vẽ nên bức tranh kinh tế 2015 sáng sủa hơn Trong khuôn khổ bài tiểu luận cho phép, chúng tôi xin điểm qua những vấn đề căn bản sau đây:
Thứ nhất, Kinh tế vĩ mô có ổn định hơn, rõ nét nhất là lạm phát thấp được
cho là chỉ số đáng mừng nhất của năm nay Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, việc kiểm soát lạm phát năm nay chỉ được coi là thành công trọn vẹn nếu tăng trưởng được cải thiện rõ, nhưng ở mức 5,93% thì sự thành công chỉ mới một nửa Cần thấy rõ, bản chất lạm phát quá thấp không phải do năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, làm cho chi phí sản xuất và giá thành hạ Thu nhập hạn chế làm người dân thắt lưng, buộc bụng, luồng vốn thu hẹp làm doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất, chi tiêu công hạn chế, nên đã làm giảm sức ép tăng giá
Lạm phát năm 2015 sẽ tiếp tục ổn định do tác động của yếu tố cầu kéo lên lạm phát là không đáng kể (tổng cầu thấp); các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát do giá cả hàng hóa thế giới dự báo ổn định trong năm 2015; xuất khẩu tiếp tục tăng, cán cân thanh toán thặng dư, tỷ giá ổn định Ðây là tiền đề quan trọng để tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam có đặc thù riêng, không giống các quốc gia trên thế giới Do vậy, lạm phát lúc này xuống thấp, nhưng có khả năng lại tăng lên Việc phủ định này cho thấy Việt Nam cần khẩn trương tiến hành đổi mới mô hình tăng
Trang 8trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế bằng những thể chế hỗ trợ phù hợp, nếu không, sẽ bỏ
lỡ cơ hội đi tới tương lai bằng con đường bằng phẳng
Thứ hai, Nợ xấu còn 3,7 -4.2 %, đó là nhờ sự nỗ lực chung, trực tiếp là Ngân
hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (TCTD), chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó
có bán nợ xấu cho VAMC1 Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất lớn, dòng tín dụng vẫn bị tắt nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa
và nhỏ Đồng thời, các con số nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đúng sự thật Xử lý nợ xấu cần nhìn thẳng vào sự thật, hiện việc xử lý này đang dựa trên nguồn số liệu nhảy múa, nợ xấu của ngân hàng vẫn chưa được công bố chính xác, đầy đủ
Ngoài ra, Việt Nam nói riêng, các nước trên thế giới nói chung đang lo ngại
nợ xấu từ các doanh nghiệp Trung Quốc lây lan Rõ ràng, việc các DN Trung Quốc đẩy mạnh vay nợ tại các quốc gia khác chắc chắn nợ này sẽ tác động không tốt lên nền kinh tế của nước đó, trường hợp xấu nhất là sắp tới đây tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó có thể sẽ đi xuống
Như vậy, để năm 2015 chúng ta tin tưởng rằng nợ xấu sẽ được đưa về mức
an toàn đến cuối năm như mục tiêu đã đề ra thì chỉ với những cố gắng của ngành Ngân hàng trong xử lý nợ xấu là chưa đủ bởi vì nợ xấu là vấn đề của nền kinh tế đòi hỏi cần có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt trong việc phục hồi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ trong xây dựng cơ bản, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản,… Nếu các giải pháp nêu trên không được triển khai đồng bộ thì việc xử lý nợ xấu không triệt để và không đạt kết quả như mong muốn Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần phải rà soát một số rủi ro do nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc có mặt và phải nỗ lực giải quyết triệt để vấn đề
1 VAMC là công cụ đặc biệt của nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Trang 9Thứ ba, Nợ công được cho rằng vẫn an toàn vì ‘trong giới hạn cho phép’
mặc dù thừa nhận là nợ công có tăng nhanh trong thời gian qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết chính phủ của ông sẽ ‘dứt khoát kiểm soát nợ công’ trong giới hạn 65% GDP mà Quốc hội đã đặt ra Nhưng, con số đó có thực sự an toàn hay không?
" Nếu cộng thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước vào thì con số nợ công Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều chứ không phải 65% GDP Ngoài ra tình hình nợ công thực tế của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với con số thống kê Thời gian gần đây
có tình trạng các địa phương, thậm chí cấp xã, cũng có thể có những khoản nợ doanh nghiệp như thường Khi họ muốn làm công trình này nọ họ sẽ thuê doanh nghiệp làm với cam kết sẽ có tiền ngân sách trả
Ngoài ra, khả năng trả nợ của Việt Nam được cảnh báo là rất đáng lo ngại Khu vực công đầu tư không hiệu quả và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài chính Họ không làm ra được của cải – nhân tố có thể trả nợ trong tương lai Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm ăn kém hiệu quả thì sẽ không đảm bảo phần nợ rất lớn của khối này sẽ được họ tự trả chứ không phải nhà nước đứng ra trả cho họ
Vấn đề thứ ba trong khả năng trả nợ của Việt Nam là việc họ vay để đảo nợ, tức là phát hành trái phiếu vay tiền trong nước để trả những khoản nợ đã đến hạn Tuy nhiên các khoản vay để trả nợ như vậy không làm ra sản phẩm để trả nợ.Chưa
kể việc huy động trái phiếu trong nước để trả nợ nhiều như vậy còn làm ‘mất đi nguồn tín dụng có tiềm năng để cho doanh nghiệp vay’, vay theo kiểu trái phiếu như vậy thì thời hạn trả nợ đến rất nhanh chỉ trong vòng 2, 3 năm càng làm việc trả nợ thêm khó khăn Không có vốn vay thì càng dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp
mà doanh nghiệp không cải thiện thì tình hình kinh tế không khá lên được
Sau khi dành hết tiền để chi thường xuyên và trả nợ thì ngân sách chỉ còn lại 3% thì ‘làm sao đáp ứng nhu cầu đầu tư công’ Không có tiền đầu tư công, Nhà nước lại đi vay tiếp Như vậy tạo thành cái vòng lẩn quẩn rất khó cho Việt Nam
Trang 10Trong thời gian tới nếu không cương quyết cắt giảm chi thường xuyên và cải thiện mạnh mẽ quản lý nợ công thì rất khó cho kinh tế Việt Nam khởi sắc."2
Như vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phải quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công Trong đó quản lý chặt chẽ nợ công vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP (quy định không quá 65% GDP), nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định không quá 55% GDP) và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định không quá 25%)…
Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, từng bước điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách theo hướng lành mạnh hơn, tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, triệt để tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên… Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 80% tổng thu; tỷ trọng chi đầu tư khoảng 25-30%, chi thường xuyên khoảng 50-55%, chi trả nợ khoảng 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước và bội chi khoảng 4% GDP
Ngoài 3 vấn đề trên, chúng ta cũng cần phủ định một số vấn đề có tầm quan
trọng không kém Đó là tổng vốn đầu tư phát triển xã hội có thể đạt được mức 30%
GDP không khi nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tư của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng Ngay cả trường hợp đạt mức tăng tín dụng cả năm 2014 là 12%, thì tổng vốn đầu tư vẫn chưa thể đạt mức 30% GDP Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã được đánh giá đúng chưa? Khi dựa trên tính khả tín của số liệu công bố Nhưng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 6%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4% Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nước ta cần được đánh giá đúng thực chất hơn Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô
2 Trích trao đổi của Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan với trang BBC Vietnamese.