Mục đích nghiên cứu Phân tích để làm rõ khả năng và hiện thực của nợ công ở nước ta trong điều kiện hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp để ổn định tình hình nợ công; nâng ca
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG
VÀ HIỆN THỰC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm 19 Lớp D1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng: Lê Ngọc Thương Thành viên 1: Lê Trần Mai Trang Thành viên 2: Thái Bình Phương Trang
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 01 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Cơ sở lý luận của triết học về cặp phạm trù khả năng và hiện thực 2
1.1.1 Khái niệm cặp phạm trù khả năng và hiện thực 2
1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và hiện thực.2 1.2 Cơ sở lý luận về nợ công 3
CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 4
2.1 Khả năng 4
2.2 Hiện thực 7
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 9
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam những năm qua trải qua những bất ổn kéo dài bởi sự ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới Mặc dù nền kinh tế có giai đoạn tăng trưởng cao, đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới, nhưng những diễn biến tiêu cực gần đây của lạm phát, tỉ giá, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và nợ công tăng nhanh làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô
Khủng hoảng nợ công châu Âu mà đỉnh điểm là khủng hoảng nợ công của
Hy Lạp là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia về tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô, về quản lý nợ công Tính đến cuối năm
2014, nợ công Việt Nam đã gần vượt hạn mức, chiếm khoảng 60,3% GDP; có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy chúng ta cần một cuộc cải cách để đưa ngân sách trở về trạng thái cân bằng nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế Để hiểu một cách chính xác và đưa ra những biện pháp khả thi để ổn định tình hình nợ công vì vậy em chọn đề tài “ Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực để phân tích tình trạng nợ công Việt Nam hiện nay” để làm rõ điều đó
Mục đích nghiên cứu
Phân tích để làm rõ khả năng và hiện thực của nợ công ở nước ta trong điều kiện hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp để ổn định tình hình
nợ công; nâng cao tính minh bạch, khả năng giám sát và quản lý nợ công; ổn định nền kinh tế vĩ mô trong tương lai ở Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Cơ sở lý luận của triết họcvề cặp phạm trùkhả năng và hiện thực
1.1.1 Khái niệm cặp phạm trù khả năng và hiện thực
“Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ cái ( sự vật, hiện tượng, quá trình) chưa có, chưa có nhưng sẽ có, sẽ tới khi điều kiện tương ứng hội đủ” [1,137]
“Khả năng bao gồm khả năng ảo ( phi khả năng ) và khả năng thực (tức khả năng mà xác suất hiện thực hoá nó trong điều kiện xác định khác không) Khả năng thực thì bao gồm cả khả năng tất nhiên ( khả năng gần hay khả năng xa) và khả năng ngẫu nhiên” [1,137]
“ Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái ( sự vật, hiện tượng, quá trình) hiện có, đang tồn tại thực sự” [1,137]
“Hiện thực bao gồm hiện thực khách quan ( vật chất ) và hiện thực chủ quan (tinh thần)” [1,137]
Ví dụ: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đinh, đục,….đó là hiện thực
Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn Cái bàn chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng nó sẽ xuất hiện khi ta sử dụng các vật trên để làm ra nó
Như vậy dấu hiện căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực ở chổ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại
1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và hiện thực
Tính thống nhất của khả năng và hiện thực: “Hiện thực (bao gồm cả bản than và điều kiện tồn tại của sự vật) sinh ra nhiều khả năng có mức độ tất yếu hiện thực hóa khác nhau Khi hiện thực biến đổi sẽ làm biến đổi các khả năng (bao gồm cả sự biến đổi mức độ hiện thực hóa của khả năng).” [1,138]
Sự chuyển hóa giữa khả năng và hiện thực
Trang 5+ Khi điều kiện hội đủ, khả năng biến thành hiện thực mới; hiện thực mới sinh ra các khả năng mới hay thay đổi mức độ hiện thực hóa của các khả năng cũ… Quá trình cứ thế tiếp diễn mãi Do vậy, phát triển là quá trình chuyển hóa giữa khả năng và hiện thực
+ Điều kiện tác động đến quá trình hiện thực hóa khả năng: Trong tự nhiên, quá trình hiện thực hóa khả năng có thể xảy ra hoàn toàn khách quan nhưng có trường hợp vẫn có sự can dự ít nhiều của con người Trong xã hội, quá trình hiện thực hóa khả năng đòi hỏi cả điều kiện khách quan lẫn điều kiện chủ quan, tức khả năng sẽ không bao giờ được hiện thực hóa nếu không thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu thấu sự vật phải lấy hiện thực làm đối tượng nhận thức; phân tích điều kiện tồn tại của hiện thực để phát hiện
ra những khả năng tiềm ẩn trong hiện thực; xác định đúng các khả năng có mức độ hiện thực hóa cao để thấy được xu hướng vận động, phát triển của bản thân sự vật
Trong hoạt động thực tiễn, muốn thành công phải xuất phát từ hiện thực, phân tích hiện thực để thấy được sự hình thành, biến đổi, chuyển hóa thành hiện thực của những khả năng; phải nắm vững các điều HỆ ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện , biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào quá trình chuyển hóa khả năng – hiện thực để lèo lái sự vật vận động theo đúng quy luật
và hợp lợi ích chúng ta
1.2.Cơ sở lý luận về nợ công
Tại Việt Nam, theo luật quản lý nợ công ban hành ngày 29/06/2009 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2010: ” Nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”
Trang 6Cũng theo luật này:
Nợ chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành
CHƯƠNG II:KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG THỰC TRẠNG
NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Khả năng
Khả năng về nợ công của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như sự điều hành, phương hướng chiến lược của chính phủ, các biện pháp quản lý của cơ quan chuyên trách… và các yếu tố khách quan tác động như những biến động, chuyển biến của nền kinh tế trong nước và thế giới
Trong tương lai nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội rất là lớn, trong khi đó khả năng huy động nguồn nội lực của nước ta chưa đáp ứng đầy
đủ nên việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng Bên cạnh đó việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ,
nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.Trong đoạn
2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Chính phủ đã xây dựng các chiến lược, các biện pháp quản lý nợ công để đảm bảo sự ổn định kinh tế tập trung vào các chỉ tiêu trọng điểm sau:
Về chỉ tiêu huy động vốn: huy động vốn để “đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và tiếp tục đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng
Trang 7cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu quan trọng theo các Nghị quyết của Quốc hội trong từng giai đoạn”.[3,2]
Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP
Tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu giai đoạn 2016 - 2020 phát hành tối đa 500 nghìn
tỷ đồng trong đó dành khoảng 350 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển và phần còn lại dùng để đảo nợ
Huy động vốn vay để bổ sung cho thực hiện đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 550 nghìn tỷ đồng, bình quân tối đa 55 nghìn tỷ đồng/năm
Về chỉ tiêu cơ cấu nợ công trong tương lai: “cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, sử dụng vốn vay cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia, tăng cường hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ, với chi phí và mức độ rủi ro hợp lý.”[3,3]
Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020
Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, đồng tiền, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2011
-2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 đến 8 năm
Trang 8 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ
Về chỉ tiêu duy trì các chỉ sô nợ công: “Duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.” [3,3]
Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.Từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%
Theo tính toán nhằm dự báo mức nợ công/GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020 dựa trên các biến: tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tốc độ mất giá tiền tệ và lãi suất của các khoản nợ công thì trong mọi kịch bản về nền kinh tế, nợ công/GDP đều có xu hướng tăng dần theo thời gian do thâm hụt ngân sách cơ bản tiếp tục diễn ra và do tác động của sự mất giá nội tệ so với các ngoại tệ trong nợ công nước ngoài Tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng tốt hay xấu
Ví dụ: nếu thâm hụt ngân sách cơ bản được duy trì ở mức 1,0% GDP mỗi năm, nền kinh tế ở trạng thái tốt với mức tăng trưởng 6%, tỷ lệ lạm phát 6%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 4%, lãi suất trong nước 9% và lãi suất nước ngoài là 3% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ là 57,7% vào năm 2020 Ngược lại, nếu thâm hụt ngân sách cơ bản được duy trì ở mức 1,0% GDP mỗi năm, nhưng
Trang 9nền kinh tế có dấu hiệu xấu hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 4%, tỷ lệ lạm phát 8%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 6%, lãi suất trong nước 11% và lãi suất nước ngoài là 5% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng lên đến 68,5% vào năm
2020 Còn trong trường hợp nền kinh tế duy trì ở mức độ trung bình với mức tăng trưởng 5%, tỷ lệ lạm phát 7%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 5%, lãi suất trong nước 10% và lãi suất nước ngoài là 4% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ là 62,9% vào năm 2020
0
20
40
60
80
100
Nợ công
Ước tính diễn biến nợ công giai đoạn 2014-2020
2.2 Hiện thực
Tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay, mặc dù được đánh giá là vẫn đang ở ngưỡng an toàn so với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ,
Úc, Brazil, Nhật, Mỹ và rất nhiều nước châu Âu Tuy nhiên, mức gia tăng nợ công/đầu người lại đang gây lo ngại Tính trên dân số hơn 90 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD (gần 20 triệu đồng) Tốc độ tăng của nợ công khoảng gần 700 triệu USD/tháng, tương đương gần 100USD/người
Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực (Indonesia: 24,4%; Thái Lan 45,9%; Philippines 50,2%; Lào 46,3%; Malaysia 54,6%) Dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần gây áp lực lớn tăng quy mô nợ công nhanh hơn tăng trưởng kinh tế; Tốc độ tăng năng suất lao động giảm từ 4,1%/năm (2002-2007) xuống 3,2%/năm
Trang 10(2008-2014) Bên cạnh đó thu ngân sách không mấy khả quan đang làm tạo áp lực trả nợ không nhỏ, nhất là trả những khoản nợ vay trong nước Áp lực càng lớn hơn khi những năm gần đây, kinh tế khó khăn, thu ngân sách cũng khó Thậm chí, việc vay tiếp để trả nợ đã được nhắc tới
Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện nay cũng chưa tính tới các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước Trong trường hợp các doanh nghiệp này không có khả năng trả nợ hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả thì cũng ảnh hưởng lớn đến tài chính quốc gia Theo đánh giá: Nếu tính cả nợ tiềm ẩn của DNNN thì tỷ lệ nợ công của VN có thể trên 100% GDP, vượt xa
so với ngưỡng nợ công 65% GDP được đặt ra trong chiến lược phát triển tài chínhđến năm 2020.Kết quả trên chưa tính tới các khoản vay của các Doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ có thể phải đứng ra trả nợ trong tương lai
Tuy vậy, quản lý nợ công của chính phủ cũng đem lại một số thành tựu quang trọng:
Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách.Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP.Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiệnmôi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia đềuđược đầu tư bằng nguồn vốn vay công
Thứ hai, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn nằm tronggiới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.Việc xử lí nợ quá hạn các khoản nợ cũ thông qua Câu lạc bộ Paris, Luân Đôn…là một thành công lớn, đưa tỷ lệ tổng số nợ nước ngoài từ mức rất cao, gần 150% GDPnăm
1993 trở về mức an toàn 41,5% vào năm 2011; nghĩa vụ trả nợ tương ứng từ mức195,8% xuống còn khoảng 4,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời làm giảmđáng kể nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam, tạo điều kiện khai thông quan hệ tài chính – tíndụng với các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nước ngoài
Trang 11Thứ ba các hình thức huy động vốn vay ngày càng đa dạng, linh hoạt, tạo tiềnđề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính.Bên cạnh việc huy động vốn ưu đãi ODA, vay thương mại nước ngoài, vay quaphát hành trái phiếu Chính phủ trong nước là công cụ huy động vốn có hiệu quả củanhà nước Mặt khác, trong năm 2005, Chính phủ đã phát hành trái phiếu quốc tế đợt 1với tổng trị giá 750 triêu USD dành cho các dự án đóng tàu, đây là hình thức tương đốimới ở Việt Nam Ngoài việc trực tiếp phát hành
nợ, trong thời gian qua Chính phủ đãthực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn
Thứ tư, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ giáđồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệnên đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rấtnhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững; Đảng và Chính phủ đang nỗ lực trong công cuộc quản lý, định hướng để
nợ công Việt Nam ổn định hơn trong tương lai, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước Qua phân tích làm rõ ta rút ra được những nguyên nhân căn bản làm cho nợ công Việt Nam ngày càng tăng cao như :tăng vay nợ đầu tư phát triển dẫn đến tăng nhanh nợ công; thị trường vốn chưa phát triển nên phải tăng vay từ các nguồn vốn ngắn hạn tạm thời khác, chi phí huy động vốn cao;nhiều khoản vay ngoài nước đến hạn trả nợ gốc vào năm 2015 – 2020; trong khâu huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và cân đối với các nguồn vốn đầu tư khác, chưa bám sát vào các hạn mức nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định mức vay phù hợp với khả năng trả nợ; chưa gắn trách nhiệm giữa người quyết định vay và người sử dụng có hiệu quả vốn vay;; quan trọng nhất là công tác tổ chức và quản lý nợ công còn phân tán nhiều đầu mối ở các bộ, ngành, địa phương;năng lực giám sát nợ