1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng môn triết học Phép biện chứng duy vật

90 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Phép biện chứng PBC- PBC là lý luận và phương pháp nhận thức các sự vật, hiện tượng của thế giới trong sự vận động và phát triển của chúng - PBC là lý luận về mối liên hệ phổ biến - PBC

Trang 1

Biên soạn:

Nguyễn Nam Thắng, Giảng viên Chính

Trang 2

Nội dung

- Khái lược về phép biện chứng

- Hai nguyên lý của Phép biện chứng duy vật

- Ba quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật

- Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Trang 3

Khái lược về phép biện chứng

- Biện chứng là gì?

- Biện chứng chủ quan?

- Biện chứng khách quan?

- Phép biện chứng?

Trang 4

Phép biện chứng (PBC)

- PBC là lý luận và phương pháp nhận thức các sự vật, hiện tượng của thế giới trong sự vận động và phát triển của chúng

- PBC là lý luận về mối liên hệ phổ biến

- PBC là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Trang 5

Các hình thức cơ bản của PBC

- PBC ngây thơ, mộc mạc, chất phác

- PBC duy tâm khách quan

- PBC duy vật

Trang 6

PBC ngây thơ, mộc mạc, chất phác

- Có từ thời cổ đại, cả ở phương Đông và phương Tây

- Tạo nên một bức tranh chung về thế giới, trong đó mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ, quan hệ chằng chịt, thế giới là một chỉnh thể thống nhất

- Nhưng, chưa giải thích được cái gì đang liên hệ, các mảng mầu của bức tranh thế giới đó chưa được giải thích!

Trang 7

PBC duy tâm khách quan

- Xuất hiện từ thời cổ đại trong triết học duy tâm

- Platon (427-347 trước công nguyên)

- Sau này được phát triển trong triết học duy tâm cổ điển Đức

- Gioócgiơ V.Ph Hêghen (1770-1831)

- => Phương pháp biện chứng dựa trên lập trường duy tâm khách quan- Biện chứng của Ý niệm, Ý niệm tuyệt đối

Trang 9

Giắccơ Đềniđa – nhà triết học tư sản Pháp

Tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI vẫn phải có Mác, có phương pháp biện

chứng của Mác

Trang 10

Hai nguyên lý của phép biện

chứng duy vật

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Nguyên lý về sự phát triển

Trang 11

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Quan điểm siêu hình về mối liên hệ

Quan điểm duy vật biện chứng về mối

liên hệ

Nguồn gốc của mối liên hệ

Bản chất của mối liên hệ

Trang 12

Quan điểm siêu hình về mối liên hệ

Sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách biệt nhau, giữa chúng không có sự liên hệ, hoặc nếu có thừa nhận sự liên hệ thì đó chỉ là bề ngoài, thụ động, một chiều, không có sự chuyển hóa giữa các hình thức liên hệ

 Thực vật, động vật, con người,… không

có mối liên hệ với nhau

Trang 13

Quan điểm duy vật biện chứng về

mối liên hệ

Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều

có mối liên hệ chằng chịt với nhau

Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới

Trang 14

Nguồn gốc của mối liên hệ

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của mối liên hệ là ở cảm giác, tinh thần, ở

ý niệm hoặc ở ý niệm tuyệt đối

Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng nguồn gốc của mối liên hệ là ở tính thống nhất vật chất của thế giới

Trang 15

Bản chất của mối liên hệ

Mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng nên nó là khách quan

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại được là do

có liên hệ với sự vật, hiện tượng khác nên

nó là phổ biến

Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều loại mối liên hệ nên nó mối liên hệ là đa dạng và phong phú

Trang 16

Phân loại mối liên hệ

Một sự vật, hiện tượng có nhiều loại mối liên hệ:

- Mối liên hệ bên trong, bên ngoài;

- Mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp;

- Mối liên hệ tất nhiên, ngẫu nhiên….

- …

Tuy nhiên, sự phân loại mối liên hệ chỉ là tương đối

Một vấn đề đặt ra là: Vai trò của các mối liên hệ?

Mối liên hệ nào là quyết định? Mối liên hệ nào là quan trọng? Tại sao?

Trang 17

Ý nghĩa phương pháp luận

- Quan điểm toàn diện

- Quan điểm lịch sử - cụ thể

Trang 18

Quan điểm toàn diện

- Phải xem xét tất cả các mối liên hệ, các khâu trung

gian của sự vật, hiện tượng

- Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của

từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng

- Xem xét sự vật phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, cào bằng các loại liên hệ của sự vật, hiện

tượng

- Toàn diện khác với ngụy biện, phiến diện, chiết

trung chủ nghĩa

Trang 19

Quan điểm lịch sử - cụ thể

Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những khoảng không gian và thời gian với những điều kiện nhất định, mang dấu ấn của khoảng không gian, thời gian đó

Do vậy, khi xem xét nó phải chú ý đến điều kiện ra đời, những mối liên hệ cụ thể của nó, nghĩa là phải có quan điểm lịch sử - cụ thể

Trang 20

Nguyên lý về sự phát triển

Quan điểm siêu hình cho rằng:

- Phát triển là sự tăng lên đơn thuần về số lượng hay khối lượng mà không có sự thay đổi về chất

- Phát triển là quá trình tăng lên liên tục, không có

bước quanh co, thăng trầm

- Nguồn gốc của phát triển do “bên ngoài” quyết định

Trang 21

Quan điểm duy vật biện chứng

Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới

Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

Nguồn gốc của sự phát triển là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng, do mâu thuẫn của nó quy định

Trang 22

Bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống, nhưng

khuynh hướng chung là đi lên, tiến bộ

theo đường xoáy ốc

Trang 23

Ý nghĩa phương pháp luận

 Phải có quan điểm phát triển khi xem xét, nhận thức sự vật, hiện tượng

 Quan điểm phát triển có 2 yêu cầu cơ bản:

- Xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động, phát triển không ngừng, phải vạch ra được xu hướng biến đổi của chúng

- Phải phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn, tìm phương pháp nhận thức và tác động phù hợp nhằm đạt mục tiêu nhu cầu thực tiễn

Trang 24

Ba quy luật cơ bản của PBCDV

1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

và ngược lại (Quy luật lượng chất)

2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của

các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn biện chứng)

3 Quy luật phủ định của phủ định

Mỗi quy luật nói lên một mặt vận động

của sự vật, hiện tượng trong thế giới

Trang 25

Khái luận về quy luật

 Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

 Quy luật có tính khách quan, con người chỉ có thể nhận thức, chứ không thể xóa bỏ được quy luật

 Quy luật hình thành trong sự vận động của các

sự vật, hiện tượng

 Quy luật được phát hiện bởi nhận thức khoa học

Trang 26

Phân loại quy luật (căn cứ vào phạm vi)

Quy luật riêng: tác động trong phạm vi nhất định của sự vật, hiện tượng cùng loại

Quy luật chung: tác động trong nhiều loại

sự vật, hiện tượng khác nhau (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng)

Quy luật phổ biến: tác động trong tất cả các lĩnh vực (từ tự nhiên đến xã hội và tư duy)

Trang 27

Phân loại quy luật (căn cứ vào đối tượng)

 Quy luật tự nhiên: nảy sinh và tác động trong giới

tự nhiên, kể cả ở con người, không thông qua hoạt động có ý thức của con người VD: vật lý, hóa

học, hóa sinh…

 Quy luật xã hội: nảy sinh và tác động trong xã

hội, do hoạt động của con người có ý thức mà có, nhưng nó có tính khách quan và thường biểu hiện thành xu hướng

 Quy luật tư duy: chỉ ra mối quan hệ nội tại của

các khái niệm, phạm trù phán đoán hình thành nên

hệ thống tri thức về thế giới Các quy luật này rõ nhất trong toán học, logic học, triết học

Triết học nghiên cứu tất cả các lĩnh vực nói trên, nên các quy luật của triết học là phổ biến

Trang 28

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

Vị trí, vai trò

Đây là quy luật cơ bản nhất trong 3 quy luật cơ bản, giữ vị trí hạt nhân của phép biện chứng duy vật

Quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật

Không những thế, nó còn là cơ sở để giải thích các quy luật và các vấn đề khác của phép biện chứng duy vật

Trang 29

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

Nội dung

Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mâu thuẫn, những thuộc tính, những khuynh hướng đối lập trong bản thân mình; các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập đó liên hệ qua lại, phủ định lẫn nhau tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và

sự ra đời của cái mới (GT, tr 175)

Trang 30

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

 Mặt đối lập

- Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng làm tiền đề tồn tại cho nhau

- Mặt đối lập là khách quan, tạo nên sự tồn tại của sự vật

- Sự tồn tại của các mặt đối lập là phổ biến (nguyên tử có (-) và (+), xã hội có thống trị

và bị trị, tư duy có chưa biết và biết)

Trang 31

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

 Mâu thuẫn biện chứng

- Là các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất và đấu tranh, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

- Quy định sự tồn tại của sự vật, sự chuyển hóa của các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc sự tồn tại của sự vật

- Khách quan, phổ biến

- Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất , một chỉnh thể thì không tạo nên mâu thuẫn biện chứng

Trang 32

Quy luật thống nhất và đấu tranh

- Trong xã hội: Tự nhiên – xã hội, tồn tại xã hội – ý thức xã hội, bị trị - thống trị

- Trong tư duy: chưa biết – biết

- Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay

cả sự di động một cách máy móc và đơn giản sở

dĩ thực hiện được là vì, một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó (Ph

Trang 33

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

Sự thống nhất của các mặt đối lập

- Trạng thái hai mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau không tách rời nhau

- Đồng nhất là sự phát triển ngang nhau, các yếu tố giống nhau của các mặt đối lập,

- VD: Từ tính của thanh nam châm, tri thức, kinh tế thị trường…

- Thống nhất là đòi hỏi phải có sự chuyển hóa

của các mặt đối lập

Trang 34

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

Sự đấu tranh của các mặt đối lập

- Là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó

- Đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự vận động và phát triển của sự vật

- Đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong một thể thống nhất của sự vật, hiện tượng

Trang 35

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

 Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

- Sự vật là một thể thống nhất của các mặt đối lập (trạng thái cân bằng của các yếu tố, thuộc tính…), nhưng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến =>do tính quy định nên dần dần hình thành nên sự khác nhau, tới một mức độ nhất định => hình thành sự khác nhau cơ bản và mặt đối lập

=> hình thành mâu thuẫn biện chứng (có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập)

- Trong điều kiện nhất định, mâu thuẫn đó được giải quyết (chuyển hóa) tạo nên sự vật mới.

- Trong sự vật mới có sự thống nhất mới và tiếp tục phát sinh mâu thuẫn biện chứng của các mặt đói lập mới.

- Quá trình này diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại => tạo thành

Trang 36

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

 Tính chất của quy luật

- Do sự tích lũy về lượng của từng mặt đối lập để dẫn tới sự chuyển hóa về chất của toàn bộ sự vật

- Là sự hình thành và giải quyết mâu thuẫn biện chứng

- Tiến trình này diễn ra khách quan, bên trong sự vật, hiện tượng

- Đây là cơ sở để rút ra phương pháp luận “phân đôi cái thống nhất để nhận thức các mặt đối lập”

Trang 37

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

Phân loại mâu thuẫn

- Mâu thuẫn bên trong, bên ngoài

- Mâu thuẫn cơ bản, không cơ bản

- Mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu

- Mâu thuẫn đối kháng, không đối kháng

Các mâu thuẫn trên có thể chuyển hóa, do

đó sự phân loại như trên chỉ mang tính tương đối

Trang 38

Quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập

 Ý nghĩa phương pháp luận

- Muốn nhận thức được sự vật phải phát hiện ra

mâu thuẫn vì mâu thuẫn là bản chất của sự vật,

hiện tượng

- Phải nhận thức được ít nhất 2 mặt đối lập của sự vật mới có thể hiểu đầy đủ về nó

- Phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau, bản chất khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, do đó cách giải quyết cũng khác nhau, tránh dập khuôn, máy móc, duy ý chí trong cách giải quyết mâu thuẫn

- Muốn thay đổi bản chất của sự vật thì phải giải

Trang 39

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

Vị trí, vai trò

- Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Quy luật này nêu lên cách thức ra đời

chất mới từ sự vật cũ là thông qua bước

nhảy, mà nguyên nhân của nó là do sự

phát triển về lượng vượt qua độ của nó

gây nên, xảy ra tại điểm nút

Trang 40

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

Nội dung

Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần

về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng

(GT, tr.166)

Trang 41

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

Chất là gì? Làm thế nào để xác định được chất của sự vật

Chất của sự vật là sự thống nhất hữu cơ

của những thuộc tính của nó, làm cho nó

là nó chứ không phải là cái khác, đó là

tính quy định khách quan vốn có của sự

vật, hiện tượng

Chất còn gắn liền với kết cấu, tổ chức của các yếu tố tạo nên sự vật

Trang 42

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

 Lượng là gì?

 Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính cua sự vật

 Để biết được lượng của sự vật thì phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, lọc bỏ đi những yếu tố khác nhau, chỉ giữ lại những mặt, những thuộc tính giống nhau của sự vật, hiện tượng

Trang 43

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

 Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

- Chất và lượng là 2 mặt của một sự vật

- Không có chất, lượng thuần túy tách rời sự vật

- Một sự vật có vô vàn chất lượng, chứ không phải chỉ có một chất lượng

- Mọi chất lượng đều có vô vàn những mức độ khác nhau về số lượng, như sắc thái của màu sắc, độ cứng, mềm, độ bền… và mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất, nhưng chúng đều

có thể đo được và nhận thức được

Trang 44

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

Trong mối quan hệ giữa chất và lượng của

sự vật thì lượng thường xuyên biến đổi hơn,

và không phải mọi sự biến đổi của lượng đều làm thay đổi về chất của sự vật

Lượng biến đổi trong một khoảng giới hạn

mà chưa kéo theo sự thay đổi về chất của sự vật thì được gọi là “độ”, sự vật khác nhau có

độ khác nhau

Không có sự thay đổi về lượng thì không có

Ngày đăng: 16/03/2015, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w